Tài liệu Nhiễm nấm histoplasma capsulatum trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS: Báo cáo một trường hợp và tổng quan y văn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 138
NHIỄM NẤM HISTOPLASMA CAPSULATUM
TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS:
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ TỔNG QUAN Y VĂN
Võ Triều Lý*, Cao Ngọc Nga*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm nấm Histoplasma capsulatum là một bệnh nhiễm trùng cơ hội quan trọng trên bệnh
nhân nhiễm HIV tiến triển với tỉ lệ mắc bệnh và tử vong vẫn còn cao, đặc biệt ở các quốc gia có nguồn thu nhập
thấp. Gánh nặng thật sự của bệnh này vẫn chưa biết được đầy đủ. Biểu hiện lâm sàng có thể nhầm lẫn với các
nhiễm trùng cơ hội khác như bệnh do nấm Talaromyces marneffei hay nhiễm lao. Kỹ thuật chẩn đoán và phương
pháp điều trị vẫn còn chưa sẵn có ở các quốc gia có nguồn thu nhập thấp. Đông Nam Á không được xem là vùng
dịch tễ chính của Histoplasma capsulatum. Do đó, tác nhân gây bệnh này có thể bị sao lãng, không được chẩn
đoán kịp thời, làm gia tăng tỉ lệ tử vong. Từ một trường hợp nhiễm nấm Histoplasma capsulatum trên bệnh nh...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm nấm histoplasma capsulatum trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS: Báo cáo một trường hợp và tổng quan y văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 138
NHIỄM NẤM HISTOPLASMA CAPSULATUM
TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS:
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ TỔNG QUAN Y VĂN
Võ Triều Lý*, Cao Ngọc Nga*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm nấm Histoplasma capsulatum là một bệnh nhiễm trùng cơ hội quan trọng trên bệnh
nhân nhiễm HIV tiến triển với tỉ lệ mắc bệnh và tử vong vẫn còn cao, đặc biệt ở các quốc gia có nguồn thu nhập
thấp. Gánh nặng thật sự của bệnh này vẫn chưa biết được đầy đủ. Biểu hiện lâm sàng có thể nhầm lẫn với các
nhiễm trùng cơ hội khác như bệnh do nấm Talaromyces marneffei hay nhiễm lao. Kỹ thuật chẩn đoán và phương
pháp điều trị vẫn còn chưa sẵn có ở các quốc gia có nguồn thu nhập thấp. Đông Nam Á không được xem là vùng
dịch tễ chính của Histoplasma capsulatum. Do đó, tác nhân gây bệnh này có thể bị sao lãng, không được chẩn
đoán kịp thời, làm gia tăng tỉ lệ tử vong. Từ một trường hợp nhiễm nấm Histoplasma capsulatum trên bệnh nhân
AIDS ở Bệnh Việt Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM, chúng tôi muốn tổng hợp y văn để có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm
dịch tễ, sinh bệnh học, biểu hiện lâm sàng, chẩn đoán cũng như cách thức điều trị tác nhân gây bệnh này.
Đối tượng và phương pháp: Tổng quan y văn nhân một ca lâm sàng hiếm gặp.
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận một trường hợp bệnh do nấm Histoplasma capsulatum được chẩn đoán và điều
trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đây là một bệnh nhân nam, 38 tuổi, mới phát hiện nhiễm HIV, 4 tế bào TCD4+,
chưa điều trị ARV. Có biểu hiện sẩn nhiều ở da, suy hô hấp, thiếu máu nặng. Chưa kịp điều trị đặc hiệu thì thân
nhân xin về vì tình trạng bệnh nặng. Cấy máu ra Histoplasma capsulatum.
Kết luận: Bệnh do nấm Histoplasma capsulatum là một trong những nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên cơ
địa nhiễm HIV/AIDS. Tỉ lệ tử vong do mầm bệnh này vẫn còn cao nhưng vẫn chưa được chú ý ở các vùng lưu
hành thấp. Liposomal amphotericin B trong giai đoạn tấn công và Itraconazole trong giai đoạn duy trì là chọn lựa
thích hợp để điều trị tác nhân gây bệnh này.
Từ khóa: HIV/AIDS, thuốc ARV, tế bào TCD4+, Histoplasma capsulatum, Amphotericin B, Itraconazole.
ABSTRACT
HISTOPLASMOSIS IN HIV/AIDS PATIENTS: A CASE REPORT AND REVIEW OF THE LITERATURE
Vo Trieu Ly, Cao Ngoc Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 138 - 143
Background: Histoplasmosis is an important infectious disease among patients with advanced HIV infection
with high morbidity and mortality rate, particularly in resource-limited settings. The true burden of HIV-
associated histoplasmosis is not fully known. The clinical performances could be misdiagnosed with some other
opportunistic infections such as Talaromycosis or Tuberculosis. The diagnostic tools and therapeutics have still
not been made available in the low- income nations. The South-East Asian region is not known to be a major
endemic area for histoplasmosis. As a result of that, this pathogen could be neglected, which caused late diagnosis
and increased the mortality rate. We report a case of Histoplasmosis in AIDS patients at the Hospital for Tropical
Diseases and a literature review of Histoplasmosis in order to make more understanding of epidemiology,
pathogenesis, clinical performances, diagnosis and treatment of this pathogen.
Methods: A case report and review of the literature.
* Bộ môn Nhiễm – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Võ Triều Lý ĐT: 0907411200 Email: votrieulytinandk@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 139
Results: We report a case of Histoplasmosis diagnosed and treated at the Hospital for Tropical
Diseases. It was a male patient, 38 years old, newly diagnosed HIV infection, 4 TCD4+, absence of ARV
treatment. The patient had skin papular lesions, respiratory failure, and severe anemia. The patient was
discharged - requested from relative - due to severe manifestations before any specific treatment. The blood
culture was positive with H. capsulatum.
Conclusion: Histoplasmosis is one of the most common opportunistic infections in HIV/AIDS patients. This
condition is still neglected in the low-endemic areas inspite of the high mortality rate. Liposomal amphotericin B
in the induction therapy and Itraconazole in the maintenance therapy could be a good option for treatment.
Keywords: HIV/AIDS, ARV, TCD4+, Histoplasma capsulatum, Amphotericin B, Itraconazole.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Histoplasma capsulatum là nấm lưỡng hình,
phát triển trong đất giàu phân dơi và gia cầm.
Nhiễm nấm Histoplasma capsulatum xảy ra khi hít
phải bào tử đính nhỏ (microcondia) vào phổi. Tại
đây, tiểu bào tử đính sẽ chuyển thành nấm hạt
men gây bệnh (pathogenic yeast-phase
organisms)(12). Nhiễm nấm Histoplasma
capsulatum lan tỏa được Samuel Darling mô tả
đầu tiên vào năm 1905(6). Sau đó, tác nhân gây
bệnh này được phân lập ở tất cả các châu lục.
Tuy nhiên, khu vực bệnh lưu hành cao tập trung
ở thung lũng sông Mississippi, Ohio, Caribbean,
Miền Nam Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ, Nam
Phi. Bệnh do nấm Histoplasma capsulatum là một
trong những bệnh chỉ điểm quan trọng của
AIDS. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á không
phải là vùng lưu hành cao của tác nhân gây bệnh
này. Do vậy, tình hình nhiễm nấm Histoplasma
capsulatum chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Chúng tôi ghi nhận một trường hợp nhiễm nấm
Histoplasma capsulatum trên bệnh nhân AIDS, mô
tả và tổng hợp y văn về các đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị tác nhân gây
bệnh này; Từ đó, hy vọng giúp chẩn đoán bệnh
sớm hơn và khởi động điều trị thuốc kháng nấm
kịp thời(1,12).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Báo cáo một trường hợp hiếm gặp và tổng
hợp y văn.
GIỚI THIỆU BỆNH ÁN
Bệnh nhân Đ.H.H, nam, 38 tuổi, nghề
nghiệp: buôn bán. Địa chỉ: Quận 12, TP.HCM.
Lý do nhập viện
Sốt + sẩn da ở mặt và thân người.
Bệnh sử
15 ngày.
Ngày 1-7: sốt, ớn lạnh, không rõ nhiệt độ, ăn
kém, nổi vài sẩn da ở mặt, không ngứa, không
mủ, tự mua thuốc uống không rõ loại, sốt và sẩn
da không cải thiện.
Ngày 8-15: sốt còn dao động, sẩn da nổi ở
mặt và lưng, ngực, tính chất tương tự nên
đến khám và nhập viện tại bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới.
Tiền căn
Mới phát hiện nhiễm HIV 1 tháng, nghi do
quan hệ tình dục không bảo vệ, chưa điều trị
ARV, TCD4+ 4 tế bào/mm3 máu.
Không ghi nhận tiền căn nhiễm trùng cơ hội
hay bệnh lý nội - ngoại khoa gì đặc biệt.
Khám lâm sàng
13h 20.03.17: Bệnh nhân tỉnh, thể trạng suy
kiệt (BMI: 15.6), sinh hiệu: t0 39,50C, mạch rõ,
nhanh 104 lần/phút, huyết áp 100/60 mmHg, thở
25 lần/phút, co kéo cơ liên sườn, SpO2 94% (oxy
mũi 3 lít/phút), niêm hồng vừa, hạch ngoại vi
không sờ chạm. Họng sạch, không giả mạc. Phổi
thô, không ran. Sẩn da ở mặt và thân người,
không giả mạc, không mủ. Gan to 3cm hạ sườn
phải. Lách không sờ chạm.
Các cơ quan khác không ghi nhận bất
thường.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 140
Xét nghiệm tại thời điểm nhập viện
Công thức máu: Bạch cầu: 8990 tb/uL,
Neutrophil: 8400 tb/uL (93,4%), Lymphocyte: 340
tb/uL (3,4%), Hb: 8,9%, tiểu cầu: 17000 tb/uL.
AST/ALT: 88/78 IU/mL.
Sinh hóa máu: chưa gì lạ.
Phết sang thương da: nấm hạt men nội và
ngoại bào.
Chẩn đoán lúc nhập viện
Theo dõi nhiễm nấm da/AIDS.
Xử trí: Itraconazole 400mg/ngày.
Diễn tiến sau khi nhập viện
Sau nhập viện 1 ngày, bệnh nhân tỉnh, đừ,
sốt cao dao động, thở co kéo cơ liên sườn, tần
số 28 lần/phút, SpO2 94%/oxy mask, mạch
nhanh 120 lần/phút, huyết áp 90/60 mmHg.
Tình trạng bệnh nặng. Thân nhân xin xuất
viện theo yêu cầu.
Kết quả cấy máu và cấy sang thương da
(24.03.2017): Histoplasma capsulatum.
BÀN LUẬN
Dịch tễ học
Histoplasma capsulatum phân bố khắp nơi
trên thế giới. Tuy nhiên, bệnh do nấm
Histoplasma capsulatum không được phân loại
vào nhóm bệnh cần chú ý. Do đó, dữ liệu về tỉ lệ
hiện mắc, mới mắc cũng như thông tin về tỉ lệ tử
vong vẫn chưa được xác định rõ, ngay cả ở các
khu vực bệnh lưu hành cao.
Nhiễm nấm Histoplasma capsulatum xảy ra
ở hầu hết các khu vực Châu Mỹ. Ở Bắc Mỹ, tác
nhân gây bệnh này phân bố chủ yếu ở thung
lũng sông Mississippi và Ohio. Trung Mỹ và
Nam Mỹ, Nam Phi cũng ghi nhận là khu vực
lưu hành cao của nhiễm nấm Histoplasma
capsulatum(4).
Ở khu vực bệnh lưu hành cao, bệnh do nấm
Histoplasma capsulatum xảy ra khoảng 2–25% các
trường hợp nhiễm HIV. Trước thời kỳ điều trị
ARV, nhiễm nấm Histoplasma capsulatum có biểu
hiện lâm sàng và dưới lâm sàng chiếm 12/100
người-năm ở nhóm bệnh nhân nhiễm HIV.
Ngày nay, với điều trị ARV hiệu quả, bệnh do
nấm Histoplasma capsulatum ít được ghi nhận
trên bệnh nhân nhiễm HIV ở Hoa Kỳ. Tỉ lệ tử
vong liên quan đến nhiễm nấm Histoplasma
capsulatum ở bệnh nhân AIDS chiếm khoảng
10% và có thể tăng đến 40% ở các bệnh viện
không chuyên khoa. Điều này có thể liên quan
đến thiếu kinh nghiệm nhận diện các biểu hiện
lâm sàng của bệnh, ảnh hưởng đến chẩn đoán
bệnh trễ và khởi động thuốc kháng nấm không
kịp thời(1,8). Bệnh nhân này sống tại Tp. Hồ Chí
Minh và không đến các vùng có yếu tố dịch tễ
gợi ý nhiễm nấm Histoplasma capsulatum. Từ đó
cho thấy, Histoplasma capsulatum có thể gây bệnh
ở mọi khu vực và gây khó khăn trong chẩn đoán
bệnh ban đầu.
Sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ
Histoplasma capsulatum được tìm thấy trong
đất. Mầm bệnh này phát triển tốt nhất trong môi
trường có nồng độ nitrogen cao, đặc biệt trong
phân chim hoặc dơi. Chim không phải là ổ chứa
mầm bệnh do nhiệt độ cơ thể quá cao. Phân
chim được xem là nguồn dinh dưỡng chủ yếu
của Histoplasma capsulatum(3).
Nhiễm nấm Histoplasma capsulatum xảy ra
khi hít phải bào tử đính nhỏ vào phổi hoặc tình
trạng tái hoạt động ổ nấm tồn trại trước đó trong
phổi khi ký chủ bị suy giảm miễn dịch. Sau khi
cư trú tại phổi, Histoplasma capsulatum kích thích
đại thực bào, tế bào hình sao và neutrophil. Khả
năng tồn tại nội bào của vi nấm tùy thuộc vào
hoạt động của từng loại tế bào bạch cầu khác
nhau. Neutrophil có chức năng kiềm hãm sự
phát triển của nấm (fungistatic activity) và tế bào
hình sao có chức năng tiêu diệt nấm (fungicidal
activity) trong khi Histoplasma capsulatum có thể
tồn tại trong đại thực bào. Đại thực bào làm nấm
lan tỏa đến nhiều cơ quan khác nhau thông qua
hệ thống thực bào đơn nhân (mononuclear
phagocyte system), bao gồm lách, gan, tủy
xương và hạch bạch huyết. Để kiểm soát sự phát
triển nấm nội bào, ký chủ phải khởi động các
phản ứng tiền viêm (proinflammatory
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 141
responses) và miễn dịch tế bào đóng vai trò quan
trọng. Vì vậy, nhiễm HIV tiến triển hay mắc các
bệnh lý gây suy giảm miễn dịch tế bào là yếu tố
nguy cơ cao nhiễm nấm Histoplasma capsulatum
lan tỏa(1,9).
Phơi nhiễm với nguồn có phân chim và dơi
làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của dân số
chung, bao gồm khám phá hang động, chặt
rừng, chăn nuôi trang trại. Một nghiên cứu tiến
cứu trên bệnh nhân nhiễm HIV cho thấy tiếp xúc
với chuồng gà làm tăng nguy cơ nhiễm nấm
Histoplasma capsulatum(10).
Một số nghiên cứu ghi nhận các yếu tố nguy
cơ độc lập của ký chủ liên quan đến nhiễm nấm
Histoplasma capsulatum gồm số lượng tế bào
TCD4+ <200/mm3, TCD8+ <650/mm3, không điều
trị ARV hoặc điều trị ARV dưới 6 tháng, tiền sử
nhiễm Herpes simplex, không điều trị dự phòng
thuốc kháng nấm (fluconazole) và giới tính
nam(8,11).
Hình 1: Chu kỳ phát triển của nấm Histoplasma
capsulatum(7)
Biểu hiện lâm sàng
Nhiễm nấm Histoplasma capsulatum ở bệnh
nhân AIDS xảy ra khi TCD4+ <200 tế bào/mL,
với 95% biểu hiện nhiễm trùng lan tỏa. Tỉ lệ tử
vong khoảng 39% ở vùng bệnh lưu hành và 58%
ở các vùng bệnh không lưu hành. Các trường
hợp tử vong thường biểu hiện như sốc nhiễm
trùng, đông máu nội mạch lan tỏa, tổn thương
nhiều cơ quan (thận, gan, phổi), ly giải cơ vân
hay hội chứng thực bào máu
(hemophagocytosis syndrome)(1).
Chẩn đoán có thể nhầm lẫn do các triệu
chứng lâm sàng không đặc hiệu. Các biểu hiện
thường gặp như sốt, mệt mỏi, sụt cân, thiếu máu
kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Các triệu
chứng hô hấp như ho, khó thở quan sát được
50% các trường hợp. 25% trường hợp ghi nhận
gan, lách, hạch to. Các biểu hiện tiêu hóa, thần
kinh, da niêm ít gặp hơn (10-20% các trường
hợp). Do bức tranh lâm sàng không đặc hiệu,
nhiễm nấm Histoplasma capsulatum cần chẩn
đoán phân biệt với nhiễm lao ở các nước không
nằm trong vùng dịch tễ của Histoplasma
capsulatum(1,13). Biểu hiện lâm sàng của bệnh
nhân này khá tương đồng với y văn. Bệnh nhân
nhập viện vì sốt kéo dài, gan to, sẩn da. Tuy
nhiên, các triệu chứng này không đặc trưng cho
nhiễm nấm Histoplasma capsulatum, và cần chẩn
đoán phân biệt với các nhiễm trùng cơ hội khác
như lao lan tỏa hoặc nhiễm nấm P.marneffei.
Chẩn đoán
Nhuộm các mô và các dịch cơ thể trực tiếp
bằng MMG (May-Grünwald-Giemsa) là một
phương pháp chẩn đoán nhanh và chính xác. Ở
các thể nhiễm trùng lan tỏa, phết máu ngoại
biên, mô sinh thiết, tủy đồ có thể được sử dụng
để phân lập mầm bệnh. Tuy nhiên, kết quả thay
đổi theo từng loại bệnh phẩm, độ nặng của bệnh
cũng như kinh nghiệm của người đọc. Ngoài ra,
một số kỹ thuật nhuộm đặc biệt như PAS và
Gomori Grocott có thể giúp loại trừ một số chẩn
đoán quan trọng như C. glabrata, P. marneffei,
Leishmania, Trypanosoma và những giả ảnh do
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 142
nhuộm (staining artifacts)(5).
Phân lập Histoplasma capsulatum trên môi
trường nuôi cấy thường chậm, khoảng vài tuần
(1-6 tuần). Môi trường thạch Sabouraud thường
được ủ vài tuần giữa 250C và 300C. Hình ảnh bào
tử đính nhỏ và bào tử đính lớn là hình ảnh đặc
trưng của nấm Histoplasma capsulatum. Tuy
nhiên, do khả năng lây nhiễm cao, kỹ thuật phân
lập tác nhân gây bệnh này cần được thực hiện ở
phòng thí nghiệm có độ an toàn sinh học cao từ 2
đến 3 (Biosafety Laboratory (BSL) level 2 or a
BSL 3). Kỹ thuật sinh học phân tử PCR dựa
trên đoạn mồi DNA có sẵn trên thị trường có
thể được sử dụng để chẩn đoán. Độ đặc hiệu
của các kỹ thuật chẩn đoán trên đạt 100%
trong khi độ nhạy thay đổi từ 85 đến 90% tùy
thuộc vào tải lượng nấm và kinh nghiệm
phòng thí nghiệm(1,5). Kỹ thuật phát hiện
kháng thể bằng phương pháp miễn dịch
khuếch tán (immunodiffusion) hoặc cố định
bổ thể (complement fixation) có độ nhạy thấp
trên cơ địa suy giảm miễn dịch (50-70%)(13).
Ngoài ra, việc phát hiện kháng nguyên
Histoplasma capsulatum lưu hành trong máu có
thể được thực hiện bằng phương pháp miễn
dịch men (EIA- enzyme immunoassay) với giá
trị chẩn đoán cao (độ nhạy 92%, độ đặc hiệu 99
%, giá trị tiên đoán dương 91% và giá trị tiên
đoán âm 99,5%). Tuy nhiên, kỹ thuật này chưa
được thương mại hóa và chỉ được sử dụng trong
các nghiên cứu tại Hoa Kỳ(5). Bệnh nhân này
được chẩn đoán xác định dựa vào bằng chứng vi
sinh. Kết quả phân lập trong máu và sang
thương da chậm, sau 4 ngày nhập viện, làm trì
hoãn chẩn đoán xác định và điều trị kịp kháng
nấm không kịp thời.
Như vậy, để chẩn đoán nhiễm nấm
Histoplasma capsulatum, bên cạnh kỹ thuật vi sinh
thường qui, cần áp dụng các kỹ thuật sinh học
phân tử, phương pháp miễn dịch men nhằm
nâng cao khả năng chẩn đoán bệnh sớm hơn.
Điều trị
Giai đoạn điều trị tấn công nhiễm nấm
Histoplasma capsulatum mức độ trung bình hoặc
nặng cần khởi động bằng Liposomal
amphotericin B với 3 mg/kg truyền tĩnh mạch
mỗi ngày ít nhất 2 tuần hoặc cho đến khi lâm
sàng cải thiện. Các lựa chọn thay thế bao gồm
deoxycholate amphotericin B. Điều trị duy trì
bằng Itraconazole 200 mg uống 3 lần/ngày trong
3 ngày, sau đó 200mg uống 2 lần/ngày trong ít
nhất 12 tháng. Liều lượng Itraconazole cần được
điều chỉnh dựa vào tương tác thuốc với ARV và
nồng độ Itraconazole trong máu. Đối với các
trường hợp nhiễm nấm nhẹ, không lan tỏa, giai
đoạn điều trị tấn công và duy trì có thể chỉ sử
dụng Itraconazole với 200 mg uống 3 lần/ngày
trong 3 ngày, sau đó 200mg uống 2 lần/ngày
trong ít nhất 12 tháng(14). Dựa vào một số yếu tố
lâm sàng và xét nghiệm ban đầu có thể giúp
đánh giá mức độ nặng của bệnh nhằm khởi phát
thuốc kháng nấm thích hợp, giúp giảm tử vong
và tác dụng phụ do thuốc. Theo Benson CA và
cs, nhiễm nấm Histoplasma capsulatum nặng khi
có một trong các tiêu chuẩn sau: nhiệt độ >390C,
huyết áp tâm thu <90 mmHg, áp lực oxy trong
máu động mạch <70 mmHg, giảm cân trên 5%
trọng lượng cơ thể, điểm Karnofsky <70,
haemoglobin <10 g/dL, neutrophil <1000/mm3,
tiểu cầu <100 000/mm3, aspartate
aminotransferase >2,5 lần giá trị bình thường,
bilirubine máu hoặc creatinine máu >2,5 lần giá
trị bình thường, albumine máu < 3,5 g/dL, rối
loạn chức năng đông máu, tổn thương cơ quan
hậu viêm màng não(2).
Điều trị dự phòng thứ phát được chỉ định
cho các trường hợp nhiễm nấm Histoplasma
capsulatum nặng hoặc viêm màng não trong ít
nhất 12 tháng với 200 mg uống 1 lần/ngày.
Ngưng điều trị dự phòng thứ phát khi điều trị
azole >1 năm, cấy máu tìm nấm âm tính, nồng
độ kháng nguyên 150 tế
bào/mm3 ≥6 tháng, có đáp ứng với thuốc ARV.
Liệu pháp ARV cần được khởi động nhanh
chóng sau giai đoạn tấn công mặc dù đã ghi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 143
nhận một số trường hợp xuất hiện hội chứng
viêm phục hồi miễn dịch. Tuy nhiên, các biểu
hiện thường thường nhẹ và không cần thiết
ngưng điều trị ARV(14).
Điều trị dự phòng nguyên phát thường được
chỉ định khi TCD4+ <150 tế bào/mm3 và thuộc
nhóm nguy cơ cao liên quan phơi nhiễm nghề
nghiệp hoặc sống trong vùng bệnh lưu hành
(>10 trường hợp/100 bệnh nhân-năm). Phác đồ
được lựa chọn là Itraconazole 200 mg uống 1
lần/ngày cho đến khi TCD4+ ≥150 tế bào/mm3
trong ít nhất 6 tháng sau điều trị ARV(14).
KẾT LUẬN
Nhiễm nấm Histoplasma capsulatum vẫn còn
là vấn đề sức khỏe công cộng trên bệnh nhân
nhiễm HIV/AIDS. Biểu hiện lâm sàng có thể
tương tự với nhiễm lao và các nhiễm trùng toàn
thân khác. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh này vẫn
chưa được chú ý ngay cả ở các khu vực có bệnh
lưu hành. Việt Nam không thuộc vùng dịch tễ
của bệnh nên rất dễ bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm
với các tác nhân nhiễm trùng cơ hội khác. Kỹ
thuật phát hiện kháng nguyên nấm bằng
phương pháp miễn dịch men có giá trị chẩn
đoán cao, nhanh chóng, có thể sử dụng để phát
hiện nhiễm nấm Histoplasma capsulatum sớm
hơn. Liposomal amphotericin B và Itraconazole
là các thuốc kháng nấm đầu tay được sử dụng để
điều trị tác nhân gây bệnh này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adenis AA, Aznar C, Couppie P (2014), "Histoplasmosis in
HIV-Infected Patients: A Review of New Developments and
Remaining Gaps". Curr Trop Med Rep, 1, pp. 119-128.
2. Benson CA, Kaplan JE, Masur H, Pau A, Holmes KK (2004),
"Treating opportunistic infections among HIV-infected adults
and adolescents: recommendations from CDC, the National
Institutes of Health, and the HIV Medicine
Association/Infectious Diseases Society of America". MMWR
Recomm Rep, 53 (Rr-15), pp. 1-112.
3. Brandt BL, Warnock D (2011), "Histoplasma, Blastomyces,
Coccidioides, and other dimorphic fungi causing systemic
mycoses ". Manual of Clinical Microbiology, 10th edition,
Washington DC, pp. 1902-18.
4. CDC (2013), "Histoplasmosis in a state where it is not known to
be endemic--Montana". MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 62 (42),
pp. 834-7.
5. Couppie P, Aznar C, Carme B, Nacher M (2006), "American
histoplasmosis in developing countries with a special focus on
patients with HIV: diagnosis, treatment, and prognosis". Curr
Opin Infect Dis, 19 (5), pp. 443-9.
6. Darling ST (1906), "A protozoan general infection producing
pseudotubercles in the lungs and focal necroses in the liver,
spleen, and lymph nodes.". JAMA, 46, pp. 1283-1285.
7. Gary EK (2017), "Microbiology Laboratory Manual". Creative
Commons Attribution 4.0 International License.
8. Hajjeh RA, Pappas PG, Henderson H, Lancaster D, Bamberger
D M, et al (2001), "Multicenter case-control study of risk factors
for histoplasmosis in human immunodeficiency virus-infected
persons". Clin Infect Dis, 32 (8), pp. 1215-20.
9. Kroetz DN, Deepe G S (2012), "The role of cytokines and
chemokines in Histoplasma capsulatum infection". Cytokine, 58
(1), pp. 112-7.
10. McKinsey DS, Spiegel RA, Hutwagner L, Stanford J, Driks MR,
et al (1997), "Prospective study of histoplasmosis in patients
infected with human immunodeficiency virus: incidence, risk
factors, and pathophysiology". Clin Infect Dis, 24 (6), pp. 1195-
203.
11. Nacher M, Adenis A, Blanchet D, Vantilcke V, Demar M, et al
(2014), "Risk factors for disseminated histoplasmosis in a cohort
of HIV-infected patients in French Guiana". PLoS Negl Trop Dis,
8 (1), pp. e2638.
12. Wang JS (1996), "Case report and review of disseminated
histoplasmosis in South-East Asia: clinical and epidemiological
implications". Tropical Medicine and International Health, pp. 35-
42.
13. Wheat J (1995), "Endemic mycoses in AIDS: a clinical review".
Clin Microbiol Rev, 8 (1), pp. 146-59.
14. Wheat LJ, Freifeld AG, Kleiman MB, Baddley JW, McKinsey
DS, et al (2016), "Clinical practice guidelines for the
management of patients with histoplasmosis: 2016 update by
the Infectious Diseases Society of America". Clin Infect Dis, 45
(7), pp. 807-25.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhiem_nam_histoplasma_capsulatum_tren_benh_nhan_nhiem_hivaid.pdf