Tài liệu Nhiễm khuẩn vết mổ khi sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 67
NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Võ Hữu Ngoan*, Phạm Văn Đông*, Trần Minh Dũng*, Thạch Minh Hoàng*, Đỗ Quốc Định*,
Nguyễn Chí Tâm*, Bùi Ngọc Thanh Thảo*, Phan Thị Thanh Đức*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ là mối lo ngại của các phẫu thuật viên và các bác sĩ điều trị sau mổ, là
nguyên nhân kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, thậm chí gây tử vong. Cùng với kiểm soát nhiễm
khuẩn, kỹ thuật mổ, kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật được xem là một biện pháp hữu hiệu hạn chế tình
trạng nhiễm khuẩn vết mổ.
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan khi tuân thủ sử dụng
kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 331 bệnh nhân được phân loại phẫu thuật sạch, sạch nhiễm
trong tháng 01 năm 2017 tại 07 khoa Ngoại bệnh viện...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm khuẩn vết mổ khi sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 67
NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Võ Hữu Ngoan*, Phạm Văn Đông*, Trần Minh Dũng*, Thạch Minh Hoàng*, Đỗ Quốc Định*,
Nguyễn Chí Tâm*, Bùi Ngọc Thanh Thảo*, Phan Thị Thanh Đức*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ là mối lo ngại của các phẫu thuật viên và các bác sĩ điều trị sau mổ, là
nguyên nhân kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, thậm chí gây tử vong. Cùng với kiểm soát nhiễm
khuẩn, kỹ thuật mổ, kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật được xem là một biện pháp hữu hiệu hạn chế tình
trạng nhiễm khuẩn vết mổ.
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan khi tuân thủ sử dụng
kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 331 bệnh nhân được phân loại phẫu thuật sạch, sạch nhiễm
trong tháng 01 năm 2017 tại 07 khoa Ngoại bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch nhiễm khi tuân thủ sử dụng kháng
sinh dự phòng trong phẫu thuật là 4,2%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiên cứu được
thực hiện trước đây tại bệnh viện Chợ Rẫy. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ là phẫu thuật sạch
nhiễm (OR = 3,38), sử dụng kháng sinh dự phòng không đúng liều (OR = 5,67) và không đúng thời điểm (OR =
7,24). Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ không có sự khác biệt ở các khoa Ngoại trong nhóm nghiên cứu.
Kết luận: tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch nhiễm không làm tăng tỷ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn vết mổ, kháng sinh dự phòng.
ABSTRACT
SURGICAL SITE INFECTION WITH USING ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS AT CHO RAY HOSPITAL
Vo Huu Ngoan, Pham Van Đong, Tran Minh Dung, Thach Minh Hoang, Đo Quoc Đinh,
Nguyen Chi Tam, Bui Ngoc Thanh Thao, Phan Thi Thanh Đuc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 67 - 71
Background: Surgical site infection (SSI) is concern of surgeons and postoperative care physicians, is
because that bring to long period of hospitalization, augmentation of hospital fees, even fatality. Beside infection
control and surgical technology, antibiotic prophylaxis compliance is effective method to limit surgical site
infection.
Objectives: The aim of study was to identify SSI and the related factors in clean wound and clean
contaminated wound operations with antibiotic prophylaxis compliance.
Method: A descriptive cross-sectional study done at 7 surgical departments at Cho Ray hospital in January,
2017.
Results: There were 331 cases were enrolled. The result showed that the rate of SSI was 4.2%. The related
factors to SSI were clean contaminated wound operations, wrong dose and time of antibiotic prophylaxis. There
was no significant difference of SSI rate with antibiotic prophylaxis compliance but the wrong dose of prophylactic
* Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Ths BS. Võ Hữu Ngoan ĐT: 0901835523, Email: bsvhngoan@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 68
antibiotic and the unsuitable time of prophylactic antibiotic injection increased risk of SSI. There was no
significant difference in SSI rate in the different surgical departments at Cho Ray hospital.
Conclusions: The antibiotic prophylaxis compliance did not increase the rate of SSI.
Key words: Surgical site infection, antibiotic prophylaxis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ là mối lo ngại của các
phẫu thuật viên và các bác sĩ điều trị sau mổ, là
nguyên nhân kéo dài thời gian nằm viện, tăng
chi phí điều trị, thậm chí gây tử vong(2). Tỷ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ từ 2 - 15% tùy điều kiện(1).
Cùng với kiểm soát nhiễm khuẩn, kỹ thuật mổ,
kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật được
xem là một biện pháp hữu hiệu hạn chế tình
trạng nhiễm khuẩn vết mổ. Tuy nhiên, các phẫu
thuật viên vẫn lo ngại tình trạng nhiễm khuẩn
sau phẫu thuật nên có xu hướng thay đổi kháng
sinh hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài sau phẫu
thuật đã làm gia tăng tỷ lệ đề kháng kháng sinh
và xuất hiện các loại vi khuẩn đa kháng. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời
câu hỏi liệu việc sử dụng kháng sinh dự phòng
theo đúng phác đồ có làm tăng tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ sớm hay không?
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sớm và
các yếu tố liên quan khi tuân thủ sử dụng kháng
sinh dự phòng ở bệnh nhân phẫu thuật sạch,
sạch nhiễm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân được phân loại phẫu thuật sạch,
sạch nhiễm tại 07 khoa ngoại bệnh viện Chợ Rẫy
gồm: Ngoại thần kinh nữ (3B1), Ngoại thần kinh
nam (3B3), Ngoại tiêu hóa (4B1), Ngoại gan mật
tụy (4B3), Ngoại tiết niệu (5B1), Ngoại chỉnh
hình (5B3) và Ngoại lồng ngực (7B1).
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân được phân loại phẫu thuật
sạch, sạch nhiễm tại 7 khoa Ngoại trong tháng 01
năm 2017.
Đối tượng loại trừ
Bệnh nhân có phân loại nhiễm khuẩn vết mổ
sai.
Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu thu thập dựa vào hồ sơ. Phân loại
nhiễm khuẩn vết mổ theo tiêu chuẩn của Trung
tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và
hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2012. Xử lý số liệu
theo phần mềm SPSS 20.0 for Windows.
KẾT QUẢ
Có 331 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu.
Tuổi trung bình là 51,7 ± 12,3 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ
là 1,12/1. Đa số bệnh nhân (62,2%) ở độ tuổi lao
động (16 - 60 tuổi). Số phẫu thuật sạch là 217
chiếm 65,6%, 114 trường hợp phẫu thuật sạch
nhiễm, chiếm 34,4%.
Có 312 trường hợp (94,3%) sử dụng kháng
sinh dự phòng. Trong đó, 227 trường hợp
(72,8%) sử dụng theo hướng dẫn sử dụng kháng
sinh bệnh viện. Có 17 trường hợp không sử
dụng kháng sinh dự phòng ở các trường hợp
phẫu thuật sạch và 2 trường hợp không sử dụng
kháng sinh dự phòng ở các trường hợp phẫu
thuật sạch nhiễm.
Có 206 trường hợp (62,2%) sử dụng kháng
sinh sau phẫu thuật. Trong số đó, 137 trường
hợp (66,5%) sử dụng theo hướng dẫn sử kháng
sinh dự phòng hoặc có bằng chứng nhiễm khuẩn
cần sử dụng kháng sinh, 69 trường hợp sử dụng
kháng sinh sau phẫu thuật không theo hướng
dẫn chiếm tỷ lệ 33,5%.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ 4,2% (14 trường
hợp) và 95,8% (317 trường hợp) không có tình
trạng nhiễm khuẩn vết mổ trong bệnh viện.
Có 24,5% trường hợp sử dụng kháng sinh
dự phòng thiếu liều, thường là Cefazolin hoặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 69
Ceftazidim (Bảng 1).
Bảng 1: Liều kháng sinh dự phòng
Bảng 2: Mối liên quan giữa loại phẫu thuật và kháng
sinh trước phẫu thuật
Loại
phẫu thuật
Kháng sinh trước phẫu thuật
p
Có Không
Sạch 195 (92%) 17 (8%)
< 0,05 Sạch nhiễm 117 (98,3%) 2 (1,7%)
Tổng số 312 (94,3%) 19 (5,7%)
Nhận xét: Vẫn còn 2 trường hợp phẫu thuật
sạch nhiễm nhưng không được dùng kháng sinh
dự phòng và chỉ có 17 trường hợp phẫu thuật
sạch không dùng kháng sinh dự phòng.
Bảng 3: Mối liên quan giữa loại phẫu thuật và nhiễm
khuẩn vết mổ
Nhận xét: Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
cao hơn 3,38 lần ở nhóm bệnh nhân phẫu
thuật sạch nhiễm.
Bảng 4: Mối liên quan giữa liều kháng sinh và nhiễm
khuẩn vết mổ
Nhận xét: Sử dụng kháng sinh dự phòng
không đúng liều làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
vết mổ lên 5,67 lần.
Sử dụng kháng sinh dự phòng không đúng
thời điểm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
lên 7,24 lần (Bảng 5).
Không có sự liên quan giữa khoa điều trị và
nhiễm khuẩn vết mổ với p > 0,05 (Bảng 6).
Bảng 5: Mối liên quan giữa thời điểm dùng kháng
sinh và nhiễm khuẩn vết mổ
Bảng 6: Mối liên quan giữa khoa điều trị và nhiễm
khuẩn vết mổ
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ là một biến chứng
thường gặp trong ngoại khoa. Tại Hoa Kỳ,
nhiễm khuẩn vết mổ trung bình là 4,1% (dao
động từ 2 - 5%) trong số 30 triệu trường hợp
phẫu thuật mỗi năm(6). Một nghiên cứu dịch tễ
trên diện rộng đã chỉ ra có ít nhất 2% số bệnh
nhân phẫu thuật bị nhiễm khuẩn vết mổ, trong
khi các dữ liệu khác cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn
vết mổ dao động trong khoảng 3 đến 20% tùy
theo mức độ nguy cơ. Theo báo cáo điều tra năm
2005 của Bộ Y tế với quy mô 19 bệnh viện trên
toàn quốc thì tỷ lệ nhiễm khuẫn vết mổ chiếm
6,8%(1). Nghiên cứu cắt ngang tiến hành từ tháng
5 đến tháng 7 năm 2009 về tình trạng nhiễm
khuẩn vết mổ tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh
viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho kết
quả tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 3,0%. Tỷ
lệ này tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh ở
miền Bắc giai đoạn tháng 11 năm 2009 đến tháng
2 năm 2010 thậm chí lên tới 7,5%(1). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
chiếm 4,2%, giảm 2% so với năm 2015 nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Liều kháng sinh Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Đúng liều 231 69,8
Sai liều 81 24,5
Không sử dụng 19 5,7
Tổng 331 100
Loại phẫu thuật
Nhiễm khuẩn vết mổ
OR p
Có Không
Sạch 5 (2,4%) 207 (97,6%)
3,38
(2,8- 3,7)
<0,01 Sạch nhiễm 9 (7,6%) 110 (92,4%)
Tổng số 14 (4,2%) 317 (95,8%)
Liều kháng sinh
Nhiễm khuẩn vết mổ
OR p
Có Không
Đúng 6 (2,6%) 229 (97,4%)
5,67
(4,9- 6,2)
<0,05 Sai 8 (10,4%) 69 (89,6%)
Tổng số 14 (4,5%) 298 (95,5%)
Thời điểm dùng
kháng sinh
Nhiễm khuẩn vết mổ
OR p
Có Không
Đúng 4 (1,7%) 226 (98,3%)
7,2
(6,9-
8,3)
<0,05 Sai
10
(12,2%)
72 (87,8%)
Tổng số 14 (4,5%) 298 (95,5%)
Khoa
Nhiễm khuẩn vết mổ
p
Có Không
Ngoại thần kinh nữ 0 (0%) 49 (100%)
> 0,05
Ngoại thần kinh nam 0 (0%) 47 (100%)
Ngoại tiêu hoá 8 (14,3%) 48 (85,7%)
Ngoại gan mật tuỵ 2 (4,4%) 43 (95,6%)
Ngoại tiết niệu 1 (2,6%) 38 (97,4%)
Ngoại chỉnh hình 2 (2,7%) 73 (97,3%)
Ngoại lồng ngực 1 (5%) 19 (95%)
Tổng 14 (4,2%) 317 (95,8%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 70
Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật được
dùng với mục đích đạt được nồng độ tối đa
trong huyết thanh và trong mô vào thời điểm
rạch da và được duy trì trong suốt thời gian phơi
nhiểm (giữa lúc rạch da và đóng ổ bụng) để
ngăn ngừa những đợt nhiễm khuẩn có thể xảy ra
trong thời gian đó. Kháng sinh dự phòng đã
được chứng minh có khả năng làm giảm tỷ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ trong các thử nghiệm lâm
sàng, qua đó sẽ giảm được số ngày nằm viện và
chi phí điều trị cho bệnh nhân(3). Tuy nhiên, sử
dụng kháng sinh dài ngày sau phẫu thuật trở
thành một thói quen của các phẫu thuật viên
trong nhiều năm qua. Mặt khác, điều kiện môi
trường bệnh viện, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện vẫn chưa tạo được tâm lý yên tâm cho các
phẫu thuật viên khi tuân thủ sử dụng kháng
sinh dự phòng. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
72,8% sử dụng theo hướng dẫn sử dụng kháng
sinh bệnh viện và tỷ lệ tuân thủ kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật 66,5%. Đây là một kết
quả sau 18 tháng thực hiện chương trình quản lý
kháng sinh (Antimicrobial Stewardship - AMS)
nói chung và giám sát sử dụng kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật nói riêng vì trước đây
phần lớn các trường hợp phẫu thuật đều sử
dụng kháng sinh không theo hướng dẫn sử
dụng kháng sinh bệnh viện (83%) và sử dụng
kháng sinh không hợp lý sau phẫu thuật
(85,8%)(7). Theo thống kê của bệnh viện, năm
2016 có hơn 42.000 trường hợp được phẫu thuật,
trong số đó có khoảng 50% là phẫu thuật sạch,
sạch nhiễm. Vì vậy, hạn chế sử dụng kháng sinh
không cần thiết sau phẫu thuật đã tiết kiệm được
một khoảng tiền rất lớn cho người bệnh. Chưa
kể các lợi ích khác từ việc hạn chế tình trạng đề
kháng, đa kháng kháng sinh, giảm thời gian nằm
viện và giảm những tác dụng không mong
muốn do kháng sinh gây ra.
Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết
mổ
Theo phân tích gộp từ 5 nghiên cứu của
Deverick J Anderson et al (2013), tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ tùy vào loại phẫu thuật như: phẫu
thuật sạch có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 1,3% -
2,9%, phẫu thuật sạch - nhiễm (2,4% - 7,7%),
phẫu thuật nhiễm (6,4% - 15,2%), phẫu thuật bẩn
(7,1% - 40%)(3). Theo Trung tâm kiểm soát và
phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phẫu
thuật sạch có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ từ 1 -
5%, phẫu thuật sạch - nhiễm có nguy cơ nhiễm
khuẩn vết mổ 5 - 10%. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi có sự liên quan giữa loại phẫu thuật và
nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật sạch nhiễm sẽ
có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn phẫu thuật
sạch. Từ đó, cần phân loại phẫu thuật cho tất cả
trường hợp phẫu thuật nhằm đánh giá nguy cơ
nhiễm khuẩn để có biện pháp phòng ngừa
nhiễm khuẩn một cách hiệu quả. Kết quả nghiên
cứu Fennessy B.G et al cho thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ còn tùy thuộc vào quy mô của
bệnh viện. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh
viện có giảng dạy dưới 500 giường là 6,4% so với
8,2% ở bệnh viện có trên 500 giường(3). Trong khi
đó, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa
hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Y Tế, phục vụ cho
nhân dân từ 23 tỉnh thành phía Nam, là môi
trường giảng dạy thực hành cho nhiều học viên
như bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, chuyên
khoa, bác sĩ nội trú cùng với số giường bệnh
thực kê trên 2700 giường.
Ngoài ra, nhiễm khuẩn vết mổ còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố thuộc về
bệnh nhân (tình trạng miễn dịch, chế độ dinh
dưỡng, bệnh lý kèm theo), liên quan đến phẫu
thuật có cấy ghép hay không, liên quan đến vi
khuẩn và liên quan đến kháng sinh dự phòng.
Kháng sinh dự phòng có thể phòng ngừa 30%
nhiễm khuẩn vết mổ(4). Kháng sinh dự phòng
phải cho với liều có thể đạt được một nồng độ
trong mô có hiệu quả trước khi vết mổ có thể bị
lây nhiễm. Liều kháng sinh hiệu quả được tính
theo cân nặng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần
cho kháng sinh dự phòng đúng thời gian để đạt
được nồng độ tối đa tại thời điểm mong muốn,
thường cho kháng sinh dự phòng khoảng 30 - 45
phút trước khi rạch da (cùng thời điểm khởi mê),
nếu cho sớm quá thì không đạt được liều tối đa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 71
tại thời điểm mong muốn, còn nếu cho muộn
quá thì không hiệu quả. Nhiều công trình nghiên
cứu của các tác giả cho thấy sử dụng kháng sinh
dự phòng đúng liều và đúng thời gian đã giúp
hạ thấp tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ một cách rõ
rệt. So sánh tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa 2
nhóm bệnh nhân dùng kháng sinh dự phòng
đúng liều, đúng thời gian và dùng kháng sinh
dự phòng sai liều, không đúng thời gian cho
thấy kết quả có sự khác biệt rất rõ rệt nên các tác
giả đều nhận định rằng dùng kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật không đúng liều và
không đúng thời gian là không an toàn(5). Sử
dụng kháng sinh dự phòng đúng bao hàm đúng
thuốc, đúng liều, đúng đường và đúng thời
điểm. Điều này giúp cho nồng độ kháng sinh đạt
được tối đa tại vị trí vết mổ ở thời điểm rạch da
giúp hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ trong thời
gian hậu phẫu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn ở bệnh
nhân phẫu thuật sạch nhiễm và bệnh nhân sử
dụng kháng sinh dự phòng không đúng liều,
không đúng thời gian. Ngoài ra, giám sát chặt
chẽ sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật giúp
giảm chi phí điều trị, giảm tình trạng đề kháng
và đa kháng kháng sinh, góp phần giảm thời
gian nằm viện.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ khi tuân thủ sử
dụng kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn là
4,2%. Tỷ lệ này không có sự khác biệt với nhóm
bệnh nhân sử dụng kháng sinh kéo dài sau phẫu
thuật. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn vết
mổ là phẫu thuật sạch nhiễm, sử dụng kháng
sinh dự phòng không đúng liều và không đúng
thời điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.
Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ - BYT ngày 27
tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
2. Anderson DJ (2013). Surveying the Surveillance: Surgical Site
Infections Excluded by the January 2013 Updated Surveillance
Definitions. Infection Control and Hospital Epidemiology,
35(5), pp 570 – 573.
3. Fennessy BG, O’sullivan MJ, Fulton GJ, Kirwan WO,
Redmond HP (2006). Prospective study of use of perioperative
antimicrobial therapy in general surgery, Surgical Infections.
Surgical Infections, 7(4), pp. 355-360.
4. Kirby JP, Mazuski JE (2009). Prevention of surgical site
infection. Surgical Clinics of North America, 89(2), pp. 365 – 369.
5. Lê Thị Anh Thư, Đặng Thị Vân Trang (2011). Những rào cản
trong áp dụng hướng dẫn sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân
ngoại khoa tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí
Minh, 15(2), tr. 35 – 38.
6. Mangram AJ, Horan TC (1999). Guideline for prevention of
surgical site infection, Hospital Infection Control Practices
Advisory Committee. Infection Control and Hospital
Epidemiology, 20(4), pp. 250 – 280.
7. Tôn Thanh Trà (2015). Thực trạng sử dụng kháng sinh tại
bệnh viện Chợ Rẫy. Báo cáo hội nghị thường niên Bệnh viện
Chợ Rẫy 2015.
Ngày nhận bài báo: 15/02/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhiem_khuan_vet_mo_khi_su_dung_khang_sinh_du_phong_tai_benh.pdf