Tài liệu Nhật Bản sự kết tinh của các nền văn hóa: Nhật Bản sự kết tinh của các nền văn hóa
Nhật Bản thường được biết đến với cái tên:Xứ sở mặt trời mọc hay Xứ sở Hoa anh
đào. Đất nước này là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục câu
Âu và câu Á phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido,
Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn
đảo nhỏ khác.Với nền văn hóa đa màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật
Bản luôn có những lễ hội diễn ra xuyên suốt trong năm. Đến Nhật Bản có rất nhiều
nơi thu hút du khách, và bạn không thể ghé thăm Tokyo - nơi được xem là bận rộn
nhất trên thế giới, hay thành cổ Nara và Kyoto ...
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có
nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài
đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói
tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại ...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhật Bản sự kết tinh của các nền văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật Bản sự kết tinh của các nền văn hóa
Nhật Bản thường được biết đến với cái tên:Xứ sở mặt trời mọc hay Xứ sở Hoa anh
đào. Đất nước này là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục câu
Âu và câu Á phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido,
Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn
đảo nhỏ khác.Với nền văn hóa đa màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật
Bản luôn có những lễ hội diễn ra xuyên suốt trong năm. Đến Nhật Bản có rất nhiều
nơi thu hút du khách, và bạn không thể ghé thăm Tokyo - nơi được xem là bận rộn
nhất trên thế giới, hay thành cổ Nara và Kyoto ...
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có
nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài
đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói
tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi
làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ
hai là người Trung Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines
và người Thái.
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật
đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà
trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật
truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami,
ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như
bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền
thống khác như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật
Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.
Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng
cách gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là
một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao
đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc
nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng
và không được viết tay trên đó. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích
sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi
hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc
tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và
luôn luôn nên nở nụ cười.
1. Tư tưởng và Tôn giáo
Thần đạo (Shintò) là một tôn giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ
xưa ở Nhật Bản. Người ta thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi là có năng lực linh
thiêng trong tự nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông bão,
các vị anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện tại.
Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh của Hoàng tộc đã trở thành một phần
quan trong của giáo lý Thần đạo. Từ Thần đạo (Shintò) chỉ những nghi lễ tế thần và
đền thờ được thấy xuất hiện rất sớm, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ thứ XII thuật ngữ
này mới mang ý nghĩa chỉ một loại giáo lý tôn giáo nhất định. Thần đạo có một quá
trình kết hợp lâu dài với Phật giáo dưới dạng tín ngưỡng Thần Phật tập hợp. Đầu thế
kỷ XIX một phong trào Thần đạo phục cổ đã nổi lên và dần chiếm ưu thế, Phật giáo bị
tách ra khỏi Thần đạo vì bị coi là một tôn giáo ngoại lai. Sau cải cách Minh Trị và đặc
biệt trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Thần đạo được các nhà chức trách đưa lên
thành quốc giáo. Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II quân Đồng Minh đã chiếm đóng
Nhật Bản, giải thể Thần đạo Nhà nước- một tổ chức Thần đạo được coi là có liên quan
đến việc cổ súy tư tưởng dân tộc cực đoan và chủ nghĩa quân phiệt. Theo Hiến pháp
Nhật Bản sau chiến tranh, Thần đạo không còn được hưởng bất kỳ một đặc quyền nào
và tồn tại bình đẳng như các tôn giáo khác. Ngày nay trong ý thức dân chúng Thần
đạo tồn tại song song và đôi khi hoà trộn với Phật giáo. Nhiều người Nhật kết hôn
theo nghi thức Thần đạo và được mai táng theo nghi thức Phật giáo.
Theo thống kê, Nhật Bản là quốc gia Phật giáo có hơn 85% dân số theo Đạo Phật.
Hiện ở Nhật Bản có 75.000 chùa với gần 200.000 sư. Phật giáo được truyền vào Nhật
Bản khoảng năm 552 sau công nguyên từ vương quốc Bách Tế (nay thuộc Triều
Tiên). Lúc bấy giờ quốc vương Bách Tế đã cử một sứ đoàn mang đến biếu Thiên
hoàng Nhật Bản một pho tượng Phật quý và một số sách kinh điển nhà Phật. Tuy lúc
đầu có gặp một số khó khăn, song nhờ được sự bảo trợ của Nữ hoàng Suiko (593-
628), đặc biệt là của Thái tử Shotoku (574- 622), Phật giáo được truyền bá rộng khắp
đất nước. Đầu thế kỷ thứ IX Phật giáo Nhật Bản chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc
cung đình. Đến thời Hei-an (794- 1185) đã xuất hiện và phát triển hai tông phái lớn là
Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông. Bước vào thời Kamakura (1185-1333) Phật giáo
trên quần đảo này phát triển rực rỡ với sự truyền bá của hàng loạt các tông phái mới
khác từ Trung Quốc như Thiền tông (Zen), Tào Động tông, Tịnh Thổ tông... đem lại
hy vọng được giải thoát cho đông đảo các tầng lớp dân chúng. Dưới thời Tokugawa
(1603-1867), do sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nhằm ngăn chặn ảnh hưởng
của Kitô giáo, Phật giáo và sinh hoạt của hệ thống chùa chiền trên khắp Nhật Bản
cũng gặp nhiều trở ngại. Trong thời Minh Trị, chính sách quốc giáo hoá Thần đạo đã
làm cho Phật giáo phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, không ít chùa chiền,
tượng Phật bị huỷ hoại. Sau Thế chiến thứ II, xuất hiện hàng loạt tổ chức tôn giáo mới
với tư cách những phong trào Phật giáo mà một số tổ chức lớn trong đó là Soka
Gakkai, Risshò Kòseikai, Reiyùkai...Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản,
Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm
giàu nền nghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản.
Kitô giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển đến
đầu thế kỷ XVII. Những tín đồ đầu tiên là những người đang cần một biểu tượng tinh
thần mới trong một xã hội có nhiều biến động rối ren, những người hy vọng làm giàu
trong buôn bán hay muốn có kỹ nghệ mới, nhất là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của phương
Tây. Tuy nhiên, chính quyền Tokugawa (1603-1867) cho rằng Kitô giáo là nguy cơ đe
doạ sự ổn định của trật tự vừa được thiết lập nên đã cấm nó hoạt động. Kitô giáo bị
cấm cho đến tận giữa thế kỷ XIX- khi Nhật Bản lại mở cửa ra thế giới bên ngoài.
Trong số tín đồ Kitô giáo ở Nhật Bản hiện nay tín đồ Tin lành nhiều hơn tín đồ Thiên
chúa.
Ngoài Thần đạo và Phật giáo ra, Nho giáo, du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ
VI cũng góp phần rất lớn vào việc tạo ra cái gọi là tư tưởng Nhật Bản. Tương tự ở
Việt nam và Triều tiên, Nho giáo đã giúp Nhật Bản tạo ra thiết chế chính trị chặt chẽ
và tạo ra một xã hội có đẳng cấp trên dưới. Cho đến thời điểm hiện bây giờ Nho giáo
vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Nhật Bản. Bên cạnh đó còn phải kể đến Cơ
đốc giáo. Một tôn giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ nửa cuối thế kỷ XVI và được
phát triển đến đầu thế kỷ XVII. Tôn giáo này đã tạo ra một luồng gió mới thổi vào xã
hội phong kiến Nhật bản. Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tạo nên một nước
Nhật Bản cường thịnh như hiện nay.
Có thể nói đặc điểm cơ bản cuả tôn giáo Nhật Bản là sự uyển chuyển linh hoạt. Tất cả
đã được Nhật Bản hoá để cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.
2. Phong tục, tập quán, thói quen
Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật
Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại
thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng
ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia
chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo
dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai
cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn
cứ vào lợi tức của họ.
Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai
trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng.Thời xưa, Nhật Bản theo chế độ
mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ samurai phát triển,
người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được
du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng,
người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ
vai trò lớn hơn một chút. Theo căn bản, người nữ vẫn là người của "bên trong" (uchi
no) và người nam vẫn là người của "bên ngoài" (soto no). Phạm vi của người phụ nữ
là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người chồng là người đi kiếm sống và
đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có
chồng thường bị nam giới coi như "có khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại
là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng
(Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á.
Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào
đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều
trong xã hội, nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có
quan niêm phân biệt và suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ.
- Kimono: Một nét văn hóa Nhật Bản
Dù bản sắc văn hóa khác nhau, mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống đặc
trưng. Có lẽ trong đời mình, không một phụ nữ Nhật Bản nào lại không sắm cho mình
ít nhất một bộ Kimono nhưng ít ai biết được rằng bộ trang phục này lại có nguồn gốc
từ nước láng giềng Trung Hoa.
Kimono là một trong những niềm tự hào của người Nhật và là một trong những biểu
tượng của đất nước này. Về cơ bản, Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định
bằng một vành khăn rộng cố định vào người cùng với một số dây đai và dây buộc.
Hình ảnh các bộ trang phục có hình dạng giống Kimono mà phụ nữ Nhật Bản mặc
ngày nay đã xuất hiện trong tranh của các họa sĩ Trung Quốc từ những năm đầu của
thế kỷ thứ nǎm. Các thiếu nữ mặc những bộ quần áo chất liệu mềm, nhẹ thoải mái với
váy ngắn có độ dài chỉ đến đầu gối đi kèm áo hoặc một jacket dài thay cho cả quần.
Các phục trang này cũng gần giống như loại quần áo giới chủ điền Nhật Bản mặc
thười đó. Nhận thức tính thuận tiện của loại trang phục này, giới chủ điền Nhật Bản đã
chọn ra hai loại áo quần làm trang phục truyền thống: áo rộng xẻ tà, mặc với quần
dành cho nam và áo quấn cùng váy dài dành cho nữ.
Đầu thế kỷ 7, một dạng quần áo lót chất cotton đan có hình dạng gần giống Kimono
ngày nay được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc, nó được xem là kiểu Kimono
trung gian để chuyển sang kiểu Kimono truyền thống như ngày nay. Trong suốt thời
kỳ Vua Heian cầm quyền ở Nhật Bản (794-897), Kimono vẫn chưa được xem là một
loại trang phục phổ biến ở Nhật Bản, bởi nó vẫn bị cho là trang phục du nhập từ nước
ngoài. Tuy nhiên, một mốc quan trọng được đánh dấu, đó là vào năm 894, người Nhật
Bản chính thức cho ra đời một bộ Kimono theo kiểu của riêng mình. Đó là một áo dài
đến gót, có cánh tay xẻ và để dài quết đất. Trang phục này đặc biệt được các quý bà,
quý cô ưa chuộng trong các dịp lễ lạt, họ thường mặc nhiều lớp cùng một lúc, thậm
chí có thể đến 20 lớp. Nhưng không vì quá nhiều lớp như vậy mà màu sắc và chất liệu
bị xem nhẹ. Ngược lại, chúng được lựa chọn hết sức kỹ càng từng lớp một, sự phối
màu giữa các lớp cũng hết sức được chú trọng. Sự phân biệt màu sắc giữa các lớp thể
hiện ở cổ áo, gấu tay và chân váy mặc bên trong. Trang phục của nam giới cũng gần
giống của nữ, tuy nhiên được may kèm với một quần chẽn bên trong.
Khi tầng lớp võ sĩ đạo lên nắm quyền ở Nhật Bản thời Kamakura (1192-1333) và
Muromachi (1338-1573), họ đã đưa Kimono từ vị trí lễ phục trở thành trang phục
thường ngày. Để phân biệt với các trang phục ngày tưhường, các võ sĩ đạo đã chọn
hakama làm trang phục khi lên võ đài. Hakama bao gồm một quần dài mặc với một áo
chất liệu mềm có dải rút ở ống tay. Ngày nay, hakana vẫn được các võ sĩ mặc trong
các cuộc thi đấu võ thuật, đặc biệt là môn kendo.
Một thay đổi đáng kể đối với trang phục Kimono xảy ra vào thời trị vì của vua Edo
(1603-1868) khi ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của obi (một khăn rộng thắt
ngang bụng), nhằm làm cho trang phục phù hợp hơn với các hoạt động thờng ngày
của người phụ nữ Nhật. Kể từ đó, kiểu dáng của Kimono có thay đổi chút ít. Ngày
nay, đa số các phụ nữ Nhật Bản xem quần áo tây là thường phục thì Kimono vẫn được
mặc trong các dịp nghi lễ, cới xin, tang ma, tiệc mừng năm mới và một số ngày lễ
khác.
Trải qua thời gian, hình dáng của obi cũng phần nào thay đổi. Đầu tiên nó được thiết
kế ra chỉ để làm cho Kimono được gọn lại, ngày nay obi có mặt trong trang phục phụ
nữ Nhật như một phụ liệu không thể thiếu, với chức nǎng thẩm mỹ là chủ yếu. Obi
được phân loại dựa vào chất liệu làm nên nó, bề rộng của bản obi hoặc các kiểu thắt
dùng riêng cho các dịp nghi lễ khác nhau. Hình nơ là kiểu thắt phổ biến nhất, thường
xuất hiện trong trang phục của nam, nữ chưa lập gia đình hoặc các cô, cậu bé học sinh.
Thông thường một obi có độ rộng 15cm và chiều dài hơn 1m. Một obi dùng với
Kimono mặc thường ngày được đan bằng sợi lanh loại tốt hoặc tơ lụa và thường có
bản bé hơn các obi đi kèm lễ phục.
Cách thắt obi cũng là vấn đề gây sự tò mò đối với những ai có ý định tìm hiểu vǎn hóa
Nhật Bản. Đến nay, tổng cộng có tất cả 300 kiểu thắt khác nhau, nhưng trong đó chỉ
có một số kiểu phổ biến hơn cả, tiêu biểu nhất là kiểu taiko (hình xoáy trông như một
cái trống). Kiểu thắt này thường xuất hiện trên trang phục của những phụ nữ có chồng,
trong khi hình nơ lại được các thiếu nữ chưa chồng ưa chuộng. Để thắt được obi,
người ta phải thiết kế cho nó một chân đế. Chân đế Obi-ita có dạng dẹt, ôm lấy phần
eo người mặc, giúp giữ áo Kimono đúng vị trí và tạo một nền vững chắc cho obi. Đế
Obi-makura hay còn gọi là obi gối đệm, tức là một lớp đệm được thiết kế lồng vào
phía trong dây obi để tạo cho nó một hình dáng cứng cáp hơn. Obi-age thường được
làm từ chất cao su, dùng để đỡ obi-makura. Trước đây, các obi có màu sắc bất kỳ, chỉ
cần phù hợp với sở thích của người mặc, nhưng từ khi xuất hiện obi-age, nhất thiết
màu của obi phải cùng tông với phần còn lại của áo. Obi-jime là dây được may bằng
lụa, hoặc satin có viền dùng để thắt vòng quanh obi. Obi -dome là một que hình cái
xiên có tác dụng thắt obi-jime được chặt hơn. Thực chất Obi -dome chỉ là một phụ
liệu làm cho trang phục Kimono đẹp hơn chứ hoàn toàn không mang tính bắt buộc.
Không chỉ là trang phục của quý bà, quý cô, Kimono còn là trang phục của nam giưới
và trẻ em. Kimono của nam giới thường có màu sắc nhã nhặn hơn của nữ, thậm chí
chỉ có một màu, không hoa văn, họa tiết. Trong các dịp nghi lễ, đàn ông thường mặc
một loại Kimono may bằng lụa đen được trang bị trên đó nhiều nóc nhà màu trắng
(nǎm nóc nhà được vẽ ở năm vị trí trên áo là hai vai, hai ngực và đường nối cầu vai
phía sau lưng), tiếng Nhật gọi là áo kuro-montsuki. Áo kuro-montsuki được thắt bằng
dải lụa trắng. Cổ áo có thể may bằng vải trắng, xám hoặc nâu. Người ta còn khoác
thêm vào bên ngoài kuro-montsuki một áo choàng lửng (cũng bằng lụa đen). Trẻ em
Nhật thường mặc Kimono trong các lễ hội mùa hè và hội pháo bông. Một dịp khác mà
trẻ em Nhật không thể không mặc Kimono là lễ hội Shichigosan, được tổ chức vào
ngày 15/11 hàng năm. Shichigosan có nghĩa là "bảy, năm, ba". Vì vậy Shichigosan
còn được gọi là lễ hội của những trẻ em tuổi ba, năm, bảy; vào dịp này, trẻ em Nhật ở
các tuổi này sẽ mặc Kimono và đi cầu nguyện ở các nhà thờ đạo Shinto. Trẻ em gái
mặc Kimono màu mè, tóc buộc cao, trong khi các bé trai chỉ mặc kuro-montsuki.
Trang phục Kimono bao giờ cũng đi kèm với guốc gỗ, mùa đông có thêm vớ len ngắn
đến nửa ống chân, mùa hè thì các loại vớ có chất liệu mỏng và thoáng hơn.
Nói đến đất nước Phù Tang, người ta nghĩ ngay đến xứ sở của hoa anh đào và áo
Kimono. Phụ nữ Nhật Bản vốn nổi tiếng vì sự dịu dàng và khả năng chiều chồng lại
càng duyên dáng hơn trong trang phục Kimono truyền thống. Và Kimono mãi vẫn là
niềm tự hào của người Nhật...
- Ngày tết Nhật Bản
Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật là khi chào đón vị thần
Toshigamisama đến thăm nhà. Những phong tục tập quán đón Tết của Nhật Bản cũng
ít nhiều có những điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét
đặc sắc riêng của mình.
Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây Tùng (kadomatsu) trước cửa. Tương
truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây Tùng này. Ngày
xưa người ta thường dựng cây Tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc
chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng
cây Tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Ngày 29 có số 9 trong tiếng Nhật cùng âm
đọc với chữ “khổ”, còn trang trí cây vào đêm giao thừa được gọi là “Hitoyokazari”
được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.
Ngoài ra trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ
đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng Tùng tượng
trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam, có âm đọc giống như "đời đời"
trong tiếng Nhật, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo
ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói
lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và
xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người Nhật thường lấy tôm hùm làm đồ trang sức vì nó có
hình dạng giống như cụ già khom lưng, ví với cảnh giàu sang phú quý, cả nhà trường
thọ Để đón Tết người Nhật cũng làm vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ vào những ngày
cuối năm, tiếng Nhật gọi là “Osouji”. Lần vệ sinh này sẽ làm sạch tất cả mọi ngóc
ngách nhỏ nhất trong nhà mà quanh năm không có thời gian để dọn dẹp. Trong khi đó,
các bà mẹ cũng chuẩn bị những món ăn ngày Tết như làm bánh Tết và nấu món ăn
tổng hợp. Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết.
Làm bánh trong ngày 29 bị cho rằng ắt phải ăn bánh khổ, nghĩa là quanh năm phải
nếm trải khổ đau. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết” và “đồ nấu tổng
hợp”. Món Tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như
rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ Người Nhật
dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn tết là xuất
phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.
Bánh tết thập cẩm và món ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh nấu lẫn trong một nồi càng
giàu ý nghĩa tượng trưng hơn. Đây là những đồ cúng, đồng thời cũng là món ăn dành
cho nhiều người, để nhiều người được hưởng lộc thần linh và niềm sung sướng.
Những lát cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận của mọi thành viên
trong gia đình. Còn những của khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh tẩy trừ tà khí.
Đêm 30 Tết, cả nhà quây quần ăn bữa tất niên, rồi cùng ngồi đón giao thừa. Đúng 12
giờ đêm, tiếng chuông nhà chùa thông qua kênh truyền hình truyền đi khắp cả nước.
Người Nhật tin rằng 108 tiếng chuông chùa sẽ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Trong tiếng
chuông ngân nga, mọi người chúc tụng nhau và cùng ngồi vào chỗ của mình. Chủ nhà
ngồi trên cùng, rút quạt ra tuyên đọc lời chúc mừng năm mới, cả nhà đồng thanh chúc
tụng, sau đó cùng ăn bánh tết, uống rượu thần.
Người ta tin rằng vị thần Toshigamisama sẽ truyền cho gia chủ một nguồn sinh lực
mới vào những chiếc bánh Tết nên sau khi cúng thần, những chiếc bánh này sẽ được
chia ra cho mọi người cùng thưởng thức để tiếp nhận nguồn sinh l ực. Nguồn sinh lực
này được gọi là (toshidama) có nghĩa là sức mạnh của thần Toshigamisama. Đây cũng
chính là nguồn gốc của (toshidama) có nghĩa là lì xì. Người ta thường cho quà, bánh
hoặc tiền cho trẻ con khi chúng đến thăm và chúc Tết để cầu mong cho chúng được
khỏe mạnh, gia tộc được an khang thịnh vượng.
Xuất hành đầu năm, đi lễ chùa, cầu may cho cả năm cũng là một công việc trọng đại
của người Nhật Bản. Tiếng Nhật gọi là (Hatsumoude). Mỗi năm sẽ có một hướng tốt
khác nhau gọi là (ehou) nên mỗi năm người ta chỉ đi đền chùa ở hướng tốt của năm đó
thôi. Khi viếng chùa, việc đầu tiên là rửa tay và súc miệng. Sau đó người đi lễ sẽ tiến
đến tung vào hòm công đức trước điện thờ mấy đồng tiền, gọi là tiền hương hoa dâng
lên thần phật, chắp tay lạy 2 lễ, vỗ tay 2 phát, chắp tay lại cầu nguyện và cuối cùng lạy
1 lễ. Hành lễ xong, mọi người nộp tiền rút thẻ hoặc mua một mũi tên thần, cầu mong
thần linh che chở cho mình được sống một năm yên ổn. Kể từ mồng 1 trở đi, cấp dưới
đi chúc Tết cấp trên, bạn bè thân thích và bà con phường xóm cùng chúc tết lẫn nhau,
người đi kẻ lại vô cùng tấp nập. Người Nhật coi đây là cuộc thăm viếng đầu Xuân, và
gọi 3 ngày đầu tháng giêng là “ba ngày chúc tụng”. Tháng giêng trở thành tháng hòa
thuận. Nhà nhà đều để sổ ký tên và bút chì trước cổng, khách đi chúc Tết sẽ để lại địa
chỉ hoặc gài danh thiếp vào trong cuốn sổ, ý nói đã đến nhà. Cũng có người khi đi
chúc Tết mang theo nhiều chiếc khăn tay nhỏ có đề tên mình, tặng cho mỗi nhà một
chiếc.
Tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm
mới của người Nhật. Nhật Bản là nước phát hành thiếp chúc mừng năm mới nhiều
nhất trên thế giới. Phương pháp đưa thiếp mừng của bưu điện Nhật rất đặc biệt. Trước
hết tập trung toàn bộ các thiếp chúc mừng năm mới rồi đem gửi đến nhà người nhận
vào đúng ngày mồng 1 Tết. Ngày này, mọi người ngồi ngắm những tấm thiếp chúc tết
muôn hình muôn vẻ từ mọi nơi gửi đến, ôn lại quá khứ, chờ đón tương lai. Đây quả
thực là sự hưởng thụ đặc biệt. Thiếp chúc mừng năm mới khởi nguồn từ Trung Quốc,
nhưng người Nhật Bản đã sáng tạo thêm tục lệ mà Trung Quốc không có, đó là nếu
năm ấy trong nhà có người qua đời, họ sẽ không được nhận hay gửi thiệp năm mới
cho bất kỳ ai. Tập tục này ra đời từ Phật giáo. Phật giáo chủ trương, trong thời kỳ để
tang không đến những nơi vui chơi giải trí, không ồn ào ầm ĩ hoặc chè chén linh đình,
mà cầu nguyện cho người chết vào chốn vĩnh hằng bằng sự tĩnh tâm và việc làm thầm
lặng của mình.
Đến ngày mồng 4 tháng giêng, các cơ quan, xí nghiệp bắt đầu làm việc. Ngày này, các
công sở, công ty đều chuẩn bị bữa tiệc đơn giản để các đồng sự nâng cốc chúc nhau.
Sau đó, mọi người lại trở về với những công việc thường ngày
- Phong tục để bảng tên trước nhà ngôi nhà Nhật Bản
Những tấm bảng tên hình chữ nhật với những chữ Hán (kanji) đậm đề tên chủ nhà.
Một số bảng còn ghi cả địa chỉ. Bảng tên được gắn bên ngoài cửa nhà hay trên cột
cổng nhà. Đôi khi chúng biến mất, bởi vì có người dị đoan rằng đánh cắp bảng tên sẽ
giúp thi đỗ.
Bảng tên chủ nhà trở nên phổ biến vào hậu bán thế kỷ thứ 19. Mãi cho đến thời ấy chỉ
có người thuộc giai cấp trên (võ sĩ đạo) mới được phép có tên họ gia đình. Sau khi
“dân thường” được phép có tên họ, người ta bắt đầu có tập quán treo bảng tên ngoài
cửa nhà. Tập quán này càng phổ biến khi dịch vụ bưu chính lan rộng ra khắp mọi
miền đất nước. Vào thời ấy, đa số nhà cửa thường dân đều làm bằng gỗ cho nên cho
nên bảng têngia đình cũng được làm bằng gỗ. Nhiều bảng thật thô sơ đơn giản - chỉ là
một miếng gỗ nào đó còn lại sau khi làm nhà xong, mang tên gia đình chủ nhân.
- Một số lễ hội tiêu biểu
Mặc dầu là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, nhưng những lễ hội hàng năm của
Nhật Bản vẫn còn như nguyên vẹn. Mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang
đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi vùng. Tham gia vào những lễ hội này
chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và con người tại đây, cũng như thêm
yêu mến đất nước hoa anh đào.
Ở Nhật Bản trong một năm có rất nhiều những ngày diễn ra các sự kiện sinh hoạt văn
hoá lễ nghi có tính định kỳ. Những ngày này được chia một cách tương đối làm hai
loại: Lễ hội (Matsuri) và ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji). Lễ hội (Matsuri) là cái
vốn có của Nhật Bản, bắt nguồn từ những tín ngưỡng Thần đạo, còn ngày lễ hàng năm
(Nenchù gyòji) là khái niệm rộng hơn chỉ các sự kiện văn hoá diễn ra định kỳ theo
mùa trong năm, rất nhiều trong số đó là những ngày lễ có nguồn gốc từ Phật giáo hay
từ Trung Quốc. Ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji) được diễn ra gắn với từng mùa tạo
thành một thứ lịch về các ngày lễ hàng năm. Có những lễ hội (Matsuri) cũng là những
sự kiện trong lịch những ngày lễ hàng năm, nhiều sự kiện ngày lễ trong năm mang cả
tính chất của lễ hội. Sau đây là một vài trong số những lễ hội và ngày lễ hàng năm
điển hình.
Lễ hội búp bê (Hina matsuri) được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng Ba. Các gia đình
có con gái bày một bộ búp bê Hina (gồm có búp bê hình Thiên hoàng, Hoàng hậu,
những người hầu và nhạc công trong bộ trang phục cung đình cổ xưa), tổ chức ăn
bánh hishimochi và uống rượu shirosake (sake trắng) để mừng ngày hội.
Ngày trẻ em (Kodomo no Hi) diễn ra vào mồng 5 tháng Năm. Ngày xưa gọi là tết
Đoan ngọ và trở thành ngày nghỉ toàn quốc ở Nhật Bản từ năm 1948. Mặc dù gọi là
ngày trẻ em nhưng thực ra đó là ngày lễ dành cho các bé trai. Các gia đình có con trai
thường treo trên nóc nhà mình những dải cờ hình cá chép tượng trưng cho sức mạnh
và trong nhà bày búp bê hình võ sĩ và áo giáp.
Lễ Bon (Urabon, Obon) được tổ chức vào tháng Bảy (có vùng lại tổ chức vào tháng
Tám) từ ngày 13 đến 15. Đây là dịp để người Nhật tưởng nhớ linh hồn tổ tiên đã
khuất. Theo nghi lễ truyền thống, người ta chuẩn bị đón tổ tiên về nhà bằng cách lau
chùi nấm mộ, dọn đường đi từ mộ về nhà và cúng những con ngựa và trâu bằng rơm
bện như phương tiện đi lại rồi đốt lửa hay thắp đèn lồng từ mộ đến nhà để chỉ lối cho
linh hồn tổ tiên và người thân đã chết biết lối đi về, làm cỗ cúng gia tiên tại nhà và cử
hành điệu nhảy Bon đặc biệt có tên là odori quanh khu vực cư dân. Bon là một dịp lễ
quan trọng trong năm, các thành viên trong gia tộc dù có sống xa nhau bao nhiêu thì
ngày này cũng cố trở về tụ họp bên nhau để làm lễ cúng tổ tiên ông bà.
Lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân) vào dịp rằm tháng bảy âm lịch hằng
năm là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Nhật Bản cũng có
một lễ hội mang ý nghĩa tương tự, Thường gọi là Obon diễn ra vào tháng 8 dương
lịch. Tại lễ hội, các gia đình Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một đợt
nghỉ khá dài, gọi là kỳ nghỉ Obon. Kỳ nghỉ này thực sự là những ngày gia đình đối với
những người Nhật Bản. Trong dịp này, hầu hết những người đang ở xa đều về thăm
cha mẹ, ông bà của mình, hoặc đi viếng mộ những người thân trong gia đình. Đây còn
là lễ hội của toàn nước Nhật, mang sắc màu linh thiêng và một chút huyền bí được tổ
chức tại cố đô Kyoto thơ mộng.
Lễ hội Obon mang ý nghĩa là linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở lại nơi
trần thế, nó cũng giống như ngày rằm tháng bảy là ngày Xá tội vong nhân (hay còn
gọi là Lễ Vu lan) ở nước ta. Việt Nam ta có tục đốt vàng mã để dâng đến Tổ tiên, ông
bà và những người đã khuất, thì ở Nhật Bảnphong tục này cũng gần như vậy. Đồ cúng
của các gia đìnhNhật Bản là những chiếc bánh khảo, làm từ bột gạo nhiều màu sắc
cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều chủng loại được trình bày rất đẹp mắt. Trong
dịp lễ Obon, một số lễ hội pháo hoa lớn cũng được tổ chức ở các nơi trên đất nước
Nhật Bản.
Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người Nhật Bản tổ chức để kỷ niệm Lễ hộiObon
này. Đặc biệt nhất là Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất
quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp Obon) vào đêm 16 tháng 8. Lễ
hội này thu hút rất nhiều người Nhật Bản cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế
giới đến chiêm ngưỡng. Trong Lễ dâng lửa linh thiêng này, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt
lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ. Đây
chính là hình ảnh tuyệt vời giữa đêm mùa hè của Cố đô Nhật Bản. Các đám lửa được
sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở năm ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ
Đại (Daimonji), Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi
nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với Chùa Vàng, và kết thúc bằng đám lửa có
hình Torii, có nghĩa là Cổng lên trời. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn
gốc Lễ dâng lửa này, nhưng đa số cho rằng, phong tục này bắt đầu vào thời
Muromachi (1336-1573). Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và
những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn
lửa. Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa của Lễ hộiObon sẽ được tổ chức ở
chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Các điệu múa truyền thống thường diễn ra
trong khoảng một tiếng đồng hồ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhat_ban_su_ket_tinh_cua_cac_nen_van_hoa_8669_2181352.pdf