Tài liệu Nhận xét về sử dụng thuốc chống thải ghép ở ca ghép hai phổi từ ngừời cho sống đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 103: TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
118
NHẬN XÉT VỀ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG THẢI GHÉP Ở
CA GHÉP HAI PHỔI TỪ NGƢỜI CHO SỐNG ĐẦU TIÊN
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Đỗ Quyết1; Bùi Văn Mạnh2; Trần Viết Tiến2
Nguyễn Trường Giang1; Tô Vũ Khương2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: ức chế miễn dịch sau ghép phổi là vấn đề cơ bản trong ghép phổi.
Tháng 2 - 2017, ca ghép phổi đầu tiên từ 2 người cho sống đã thành công tại Việt
Nam. Mục tiêu: nhận xét kết quả áp dụng phác đồ điều trị ức chế miễn dịch cho bệnh
nhân ghép phổi từ người cho sống đầu tiên thành công. Đối tượng và phương pháp:
mô tả ca bệnh; bệnh nhân nam 7 tuổi nhận phổi từ 2 người cho sống cùng huyết
thống, được điều trị chống thải ghép bằng basiliximab dẫn nhập và 3 thuốc ức chế miễn
dịch duy trì. Thu thập diễn biến lâm sàng, chức năng phổi và nhận xét kết quả. Kết quả:
điều trị chống thải ghép với dẫn nhập bằng basiliximab và 3 thuốc ức chế miễn dịch duy trì
cyclosporine, cellcept và corticoid có hi...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét về sử dụng thuốc chống thải ghép ở ca ghép hai phổi từ ngừời cho sống đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 103, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
118
NHẬN XÉT VỀ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG THẢI GHÉP Ở
CA GHÉP HAI PHỔI TỪ NGƢỜI CHO SỐNG ĐẦU TIÊN
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Đỗ Quyết1; Bùi Văn Mạnh2; Trần Viết Tiến2
Nguyễn Trường Giang1; Tô Vũ Khương2
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: ức chế miễn dịch sau ghép phổi là vấn đề cơ bản trong ghép phổi.
Tháng 2 - 2017, ca ghép phổi đầu tiên từ 2 người cho sống đã thành công tại Việt
Nam. Mục tiêu: nhận xét kết quả áp dụng phác đồ điều trị ức chế miễn dịch cho bệnh
nhân ghép phổi từ người cho sống đầu tiên thành công. Đối tượng và phương pháp:
mô tả ca bệnh; bệnh nhân nam 7 tuổi nhận phổi từ 2 người cho sống cùng huyết
thống, được điều trị chống thải ghép bằng basiliximab dẫn nhập và 3 thuốc ức chế miễn
dịch duy trì. Thu thập diễn biến lâm sàng, chức năng phổi và nhận xét kết quả. Kết quả:
điều trị chống thải ghép với dẫn nhập bằng basiliximab và 3 thuốc ức chế miễn dịch duy trì
cyclosporine, cellcept và corticoid có hiệu quả và an toàn. Tình trạng toàn thân và chức năng
phổi hồi phục tốt, không có đợt thải ghép cấp. Kết luận: phác đồ điều trị ức chế miễn dịch
với dẫn nhập bằng basiliximab và 3 thuốc ức chế miễn dịch duy trì cyclosporine, cellcept và
corticoid phù hợp cho bệnh nhân sau ghép phổi từ người cho sống.
* Từ khóa: Ghép phổi; Ức chế miễn dịch.
Remark on the Results of Immunosuppressive Protocol for the
First Case of Living Lung Transplantation at 103 Military Hospital
Summary
Introduction: Immunosuppression after lung transplant is a main issue in lung
transplantation. The first lung transplantation from 2 living donors was successful in
Vietnam in Febuary 2017. Objectives: To remark on the results of immunosuppressive
protocol of the first case of living lung transplantation. Subjects and method: A case
study; a man 7 years old received the lung from 2 living related donors. Basiliximab for
induction and cyclosporine, cellcept and corticoid for maintaining were given. The clinical
and lung function charateristics were collected. Results: The above anti-rejection protocol
showed effective and safe. The patient’s condition and lung function were smoothly
recovered without episodes of acute rejection. Conclusions: Basiliximab for induction and
cyclosporine, cellcept and corticoid for maintaining are proper immunosuppressive
protocol for living donor lung transplant patient.
* Keywords: Lung transplantation; Immunosuppressive drugs.
1. Học viện Quân y
2. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Mạnh (drmanhbui@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 04/10/2018
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
119
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép phổi hiện nay là biện pháp được
ưu tiên lựa chọn và là hy vọng duy nhất
cho rất nhiều bệnh nhân (BN) bị bệnh
phổi giai đoạn cuối, trong vài thập niên
qua ghép phổi ngày càng phát triển và
được chấp nhận rộng rãi hơn. Kết quả
ghép phổi hiện nay đã có cải thiện rõ rệt
nhờ tiến bộ về kỹ thuật ngoại khoa, vi
sinh cũng như hiểu biết về miễn dịch
trong ghép phổi. Thời gian sống thêm của
phổi ghép hiện nay được kéo dài đáng
kể. Mặc dù đã có cải thiện đáng kể về
thời gian sống thêm ngắn hạn và trung
hạn, nhưng kết quả ghép dài hạn vẫn còn
nhiều hạn chế do vấn đề thải ghép mạn
tính còn được gọi là hội chứng bít tắc tiểu
phế quản tận (Bronchiolitis Obliterans
Syndrome - BOS) [1, 4]. Vì vậy, việc dùng
thuốc chống thải ghép ở BN ghép phổi
đến nay còn nhiều khó khăn và chưa
đồng thuận cao. Ngày 21 - 02 - 2017, tại
Bệnh viện Quân y 103 đã thực hiện thành
công ca ghép phổi từ người cho sống đầu
tiên tại Việt Nam. Đến nay, sau hơn một
năm theo dõi, BN vẫn khỏe mạnh với
chức năng hai phổi bình thường. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục
tiêu: Nhận xét sử dụng thuốc chống thải
ghép ở ca ghép hai thùy phổi từ hai người
cho sống cùng huyết thống đầu tiên tại
Bệnh viện Quân y 103.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- BN nam, 7 tuổi, chẩn đoán giãn phế
quản lan tỏa bẩm sinh, biến chứng suy hô
hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ III;
được ghép 2 thùy phổi từ 2 người cho
sống cùng huyết thống ngày 21 - 02 - 2017
tại Bệnh viện Quân y 103.
- Người hiến: bố đẻ 28 tuổi và bác ruột
30 tuổi.
- Người nhận được khám lâm sàng,
xét nghiệm đánh giá chức năng các cơ
quan; điều trị và kiểm soát nhiễm trùng
(hô hấp); điều chỉnh dinh dưỡng (đường
tiêu hóa, tĩnh mạch); hướng dẫn và tập
hô hấp liệu pháp (3 tuần).
- Phương pháp ghép: lấy thùy dưới
phổi trái của bố, thùy dưới phổi phải của
bác; cắt 2 phổi của BN; ghép 2 thùy phổi
của 2 người cho vào 2 bên.
Bác Người nhận Bố
Hình 1: Mô hình ghép 2 thùy phổi từ
2 người cho sống.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Quy trình điều trị ức chế miễn dịch trước
và sau ghép [4]:
- Dẫn nhập: basiliximab (simulec) ngày
mổ và ngày 4 sau mổ (10 mg).
- Thuốc ức chế miễn dịch duy trì gồm
3 thuốc:
+ Ngày mổ và ngày 1 sau mổ: prograf
truyền tĩnh mạch 0,05 - 0,1 mg/kg,
sau đó chuyển uống, nồng độ mục tiêu
10 - 13 ng/ml.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
120
Do dùng prograf không thuận tiện cho
BN nên đã chuyển sang dùng cyclosporine
từ ngày thứ 2 sau ghép:
. Neoral liều khởi đầu 40 mg/ngày 2 lần
(6 mg/kg/ngày), nồng độ mục tiêu C0
200 - 250 ng/ml trong 2 tuần đầu, sau đó
giảm dần 150 - 200 rồi 100 - 150 ng/ml
sau 3 tháng.
. Cellcept: 20 - 25 mg/kg/ngày, chia 2 lần
cách 12 giờ.
. Corticoid: ngày 1, 2, 3: solumedrol
15 mg x 2 lần/ngày (2,5 mg/kg/ngày);
ngày 4 - 7: 12 mg x 2 lần/ngày (uống);
ngày 8 - 13: 8 mg x 2 lần/ngày (uống);
ngày thứ 14: prednisolone 7 mg, ngày 2 lần.
Từ ngày thứ 15 sau mổ, giảm dần liều
corticoid, mỗi ngày 0,5 mg, cụ thể như sau:
ngày 15 sau ghép: prednisolone 6,5 mg,
ngày 2 lần; ngày 16 sau ghép: prednisolone
6 mg, ngày 2 lần; ngày 17 sau ghép:
prednisolone 5,5 mg, ngày 2 lần; ngày 18
sau ghép: prednisolone 5 mg, ngày 2 lần;
ngày 19 sau ghép: prednisolone 4,5 mg,
ngày 2 lần; ngày 20 sau ghép: prednisolone
4 mg, ngày 2 lần. Sau đó duy trì 4 mg/ngày
đến hết tháng thứ 6 sau ghép. Sau 6 tháng,
tiếp tục giảm 0,5 mg/ngày đến khi còn
1,5 mg/ngày dùng duy trì kéo dài.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hình 1: Hình 2: Hình 3:
X quang phổi ghép 1 ngày sau mổ. X quang phổi ghép 3 tháng sau mổ. X quang phổi ghép 6 tháng sau mổ.
Ngay sau phẫu thuật, phổi ghép tái tưới máu và hoạt động tốt. Trên X quang 2 thùy
phổi đã nở tối đa theo kích thước lồng ngực của BN. Hình ảnh X quang chụp sau 3, 6 tháng
(hình 2, 3) cho thấy kích thước và nhu mô phổi ghép hoàn toàn bình thường.
Bảng 1: Diễn biến lâm sàng sau mổ.
Thông số
Triệu chứng lâm sàng
Sốt
Tăng
tiết đờm
Mức độ
vận động
Ran phổi
Thở oxy
hỗ trợ
Cân nặng
(kg)
Ngày 1 sau mổ Có Nhiều Ngồi Rải rác Thở máy 11,5
1 tuần sau mổ Không Ít Đi lại tại chỗ Không Ngắt quãng 12,0
1 tháng sau mổ Không Không Bình thường Không Không 12,5
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
121
3 tháng sau mổ Không Không Bình thường Không Không 14,0
6 tháng sau mổ Không Không Bình thường Không Không 15,0
Triệu chứng thải
ghép cấp
Không Không Không Không Không Không
Khả năng hồi phục của phổi ghép tốt và thuận lợi. Hai phổi ghép chỉ tăng tiết không
đáng kể trong vài ngày đầu và BN hầu như không cần thở oxy hỗ trợ sau 1 tuần phẫu
thuật (ngắt quãng, lưu lượng thấp). Chức năng phổi ghép tốt, nên sức khỏe BN phục
hồi rất nhanh, khả năng tự vận động phục hồi sớm, cân nặng tăng khá nhanh. Sau
ghép, chúng tôi chưa ghi nhận các dấu hiệu của đợt thải ghép phổi cấp.
Bảng 2: Diễn biến khí máu động mạch và điện giải sau ghép.
Xét nghiệm Trƣớc mổ Ngày 1 Ngày 3 Ngày 7
Khí máu động mạch
pH 7,46 7,37 7,40 7,38
PaO2 77 80 132 129
PaCO2 46 37,2 36,5 33,5
HCO3 26,7 21,9 22 20
SaO2 95 95 98 - 100 99 - 100
Điện giải
Na
+
136 142 136 131
Cl
+
102 104 101 95
K
+
4,4 4,0 4,2 4,5
Sau ghép phổi, ngay ở ngày thứ nhất sau mổ, các thành phần khí máu động mạch
(pH, PaO2, PaCO2, HCO3) thay đổi rất nhanh về gần như bình thường, sau 1 tuần đã
hoàn toàn bình thường.
BÀN LUẬN
Người nhận là bệnh nhi nam, 7 tuổi,
có dị tật bẩm sinh (cả tay và chân đều có
6 ngón). Từ khi mới 2 tháng tuổi, BN đã bị
những đợt ho, khạc đờm nhiều và liên tục
phải điều trị tại bệnh viện, bệnh có giai
đoạn tạm ổn định nhưng ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe. BN nhập Bệnh viện
Quân y 103 trong tình trạng gày, suy dinh
dưỡng nặng (7 tuổi nhưng chỉ nặng 11 kg,
cao 0,95 m, BMI 12,2), khó thở mức độ
nặng (mMRC 4 điểm), tần số thở 28 chu
kỳ/phút, tím môi và niêm mạc, đang có
đợt nhiễm trùng đường hô hấp dưới tiến
triển (sốt nhẹ, ho khạc đờm đục, ran nổ
rải rác 2 phổi), nhịp tim nhanh thường
xuyên (110 lần/phút). Kết quả xét nghiệm
khí máu trước ghép cho thấy có giảm PaO2
(77 mmHg), tăng nhẹ PaCO2 (46 mmHg).
Tuy nhiên, sau phẫu thuật, BN phục hồi
rất nhanh. Ngay sau phẫu thuật, phổi
ghép được tái tưới máu và hoạt động tốt.
Trên hình ảnh X quang (hình 1) cho thấy
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
122
2 thùy phổi mới được ghép vào 2 bên đã
nở gần hoàn toàn theo kích thước lồng
ngực của BN. Những ngày đầu, 2 thùy
phổi ghép dường như hơi lớn hơn so với
kích thước khoang lồng ngực của người
nhận, tuy nhiên không ghi nhận biểu hiện
xẹp hay viêm phổi ở cả 2 bên. Đến
ngày thứ 7 và 14, hai thùy phổi ghép đã
nở hoàn toàn theo kích thước lồng ngực
của BN. Các hình ảnh X quang chụp sau
3, 6 tháng (hình 2, 3) cho thấy kích thước
và nhu mô phổi cả 2 bên hoàn toàn bình
thường.
Về việc sử dụng các thuốc ức chế
miễn dịch: đây là ca ghép phổi đầu tiên tại
Việt Nam nên chưa có phác đồ chuẩn
như các trung tâm ghép trong cả nước.
Chúng tôi áp dụng phác đồ ức chế miễn
dịch dựa trên khuyến cáo của Hội ghép
Tim - Phổi Quốc tế [1]. Phác đồ ức chế
miễn dịch cho BN bao gồm: điều trị dẫn
nhập với basiliximab (10 mg/ngày: ngày 0 và 4
sau mổ); cyclosporine (neoral) với nồng
độ mục tiêu C0 200 - 250 ng/ml trong 2
tuần đầu, sau đó giảm dần 150 - 200 rồi
100 - 150 ng/ml sau 3 tháng; cellcept
20 - 25 mg/kg/ngày và solumedrol
2,5 mg/kg/ngày, sau đó giảm dần liều.
Phác đồ ức chế miễn dịch gồm dẫn nhập
và ức chế miễn dịch duy trì với CNI,
mycophenolate mofetil và corticoid là
phác đồ phổ biến được áp dụng rộng
nhất hiện nay [1, 4]. Phác đồ điều trị dẫn
nhập với các kháng thể kháng IL-2
(basiliximab, daclizumab) hiện nay sử
dụng rộng rãi nhất và an toàn trong ghép
tim phổi [1, 4], trong đó basiliximab sử
dụng nhiều hơn [4]. Với CNI, có thể dùng
cyclosporine hoặc tacrolimus. Liều lượng
cyclosporine và nồng độ mục tiêu cần đạt
cần dựa vào đặc điểm của mỗi BN cụ thể,
thời gian sau ghép và tiền sử nhiễm
trùng..., có thể có sự khác nhau giữa các
trung tâm ghép, nhưng nhìn chung nồng
độ C0 thường 100 - 450 ng/ml và C2 từ
800 - 1.400 ng/ml [4, 5]. Phác đồ của
chúng tôi áp dụng cũng tương đồng với
những nghiên cứu đã công bố. Theo dữ
liệu của Hội Ghép tim phổi Quốc tế, hiện
nay corticoid vẫn là thuốc được sử dụng
rộng rãi ở hầu hết các trung tâm ghép tim
- phổi, nhất là trong 5 năm đầu sau ghép
[6]. Liều corticoid ban đầu có thể từ 500 -
1.000 mg, tiêm tĩnh mạch, sau đó giảm
dần liều xuống còn 5 - 10 mg/ngày sau
nhiều tuần [4, 6]. Như vậy, việc sử dụng
corticoid của chúng tôi tương tự như các
nghiên cứu trên. Kết quả theo dõi trong
hơn 1 năm đầu sau ghép cho thấy BN có
tiến triển rất tốt: chức năng phổi nhanh
chóng trở về bình thường và không xảy
ra đợt thải ghép cấp. Theo nhiều nghiên
cứu, sau ghép phổi, mỗi BN thường gặp
phải ít nhất 1 đợt thải ghép cấp [2, 3]. Tuy
nhiên, ở BN này, sau hơn 1 năm theo dõi
chúng tôi chưa ghi nhận có đợt thải ghép
cấp. Kết quả này có thể do BN nhận phổi
cho từ người 2 cho sống cùng huyết
thống và trẻ tuổi (< 30 tuổi), được chuẩn
bị chu đáo trước mổ, dự phòng và kiểm
soát nhiễm trùng nghiêm ngặt, chăm sóc,
điều trị hậu phẫu và điều trị ức chế miễn
dịch tích cực.
KẾT LUẬN
Ca ghép 2 thùy phổi từ hai người hiến
sống cùng huyết thống đầu tiên tại Bệnh
viện Quân y 103 đã thành công. Bước
đầu chúng tôi nhận thấy phác đồ ức chế
miễn dịch bao gồm điều trị dẫn nhập bằng
basiliximab và ức chế miễn dịch duy trì
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
123
CNI (cyclosporine), cellcept và corticoid
với liều lượng và nồng độ mục tiêu đã áp
dụng là phù hợp, hiệu quả và an toàn.
Sau hơn một năm theo dõi, đến nay BN
phục hồi sức khỏe tốt, chức năng 2 phổi
ghép bình thường và không xảy ra các
đợt thải ghép cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christie J.D, Edwards L.B, Kucheryavaya
A.Y et al. The Registry of the International
Society for Heart and Lung Transplantation:
29
th
adult lung and heart-lung transplant
report 2012. International Society of Heart and
Lung Transplantation. J Heart Lung Transplant.
2012, 31, pp.1073-1086.
2. Hopkins P.M, Aboyoun C.L, Chhajed
P.N et al. Prospective analysis of 1,235
transbronchial lung biopsies in lung transplant
recipients. J Heart Lung Transplant. 2002, 21,
pp.1062-1067.
3. Husain A.N, Siddiqui M.T, Holmes E.W
et al. Analysis of risk factors for the development
of bronchiolitis obliterans syndrome. Am J
Respir Crit Care Med. 1999, 159, pp.829-833.
4. Jenna L. Scheffert1, Kashif Raza.
Immunosuppression in lung transplantation.
Journal of Thoracic Disease. 2014, 6 (8),
August.
5. Morton J.M, Aboyoun C.L, Malouf M.A
et al. Enhanced clinical utility of de novo
cyclosporine C2 monitoring after lung
transplantation. J Heart Lung Transplant.
2004, 23, pp.1035-1039.
6. Shitrit D, Bendayan D, Sulkes J et al.
Successful steroid withdrawal in lung
transplant recipients: Result of a pilot study.
Respir Med. 2005, 99, pp.596-601.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_ve_su_dung_thuoc_chong_thai_ghep_o_ca_ghep_hai_phoi.pdf