Tài liệu Nhận xét thực trạng cắt đốt nội soi trong chẩn đoán bướu bàng quang không xâm lấn cơ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 199
NHẬN XÉT THỰC TRẠNG CẮT ĐỐT NỘI SOI
TRONG CHẨN ĐOÁN BƯỚU BÀNG QUANG KHÔNG XÂM LẤN CƠ
Hồ Xuân Tuấn*, Nguyễn Văn Ân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm đánh giá tình hình hiện nay của cắt đốt nội soi trong chẩn đoán ung thư BQ không xâm
lấn cơ tại khoa niệu Bệnh viện Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh án về bướu BQ có kích thước nhỏ (<3cm) được
nghĩ có khả năng là ung thư BQ không xâm lấn cơ và được điều trị bằng phương pháp cắt đốt nội soi. Ghi nhận
về kết quả hình ảnh học (siêu âm, MSCT hệ niệu, nội soi BQ), tường trình phẫu thuật, phiếu đề nghị kết quả
GPB, kết quả trả lời kết quả GPB từ tháng 4/2016 đến 4/2017.
Kết quả: Lựa chọn được 62 TH ở khoa niệu bệnh viện Bình Dân. Các BN có bướu BQ “nhỏ” hay được cho
là ung thư BQ không xâm lấn cơ và đã không được cắt đốt nội soi đúng mức, không được đề nghị xét nghiệm giải
phẫu bệnh thích hợp, dẫn đến k...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét thực trạng cắt đốt nội soi trong chẩn đoán bướu bàng quang không xâm lấn cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 199
NHẬN XÉT THỰC TRẠNG CẮT ĐỐT NỘI SOI
TRONG CHẨN ĐOÁN BƯỚU BÀNG QUANG KHÔNG XÂM LẤN CƠ
Hồ Xuân Tuấn*, Nguyễn Văn Ân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm đánh giá tình hình hiện nay của cắt đốt nội soi trong chẩn đoán ung thư BQ không xâm
lấn cơ tại khoa niệu Bệnh viện Bình Dân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh án về bướu BQ có kích thước nhỏ (<3cm) được
nghĩ có khả năng là ung thư BQ không xâm lấn cơ và được điều trị bằng phương pháp cắt đốt nội soi. Ghi nhận
về kết quả hình ảnh học (siêu âm, MSCT hệ niệu, nội soi BQ), tường trình phẫu thuật, phiếu đề nghị kết quả
GPB, kết quả trả lời kết quả GPB từ tháng 4/2016 đến 4/2017.
Kết quả: Lựa chọn được 62 TH ở khoa niệu bệnh viện Bình Dân. Các BN có bướu BQ “nhỏ” hay được cho
là ung thư BQ không xâm lấn cơ và đã không được cắt đốt nội soi đúng mức, không được đề nghị xét nghiệm giải
phẫu bệnh thích hợp, dẫn đến không được trả lời kết quả giải phẫu bệnh đầy đủ, khiến cho về sau có những hậu
quả nghiêm trọng cho các BN bị ung thư BQ.
Kết luận: Cập nhật về phương pháp cắt đốt nội soi đúng đắn để chẩn đoán và điều trị bướu BQ, nhằm phát
hiện sớm những TH đã bị xâm lấn cơ. Cũng cần thông tin về những yêu cầu cần thiết về kết quả giải phẫu bệnh
bướu BQ cho các bác sĩ giải phẫu bệnh.
Từ khóa: bướu BQ, ung thư BQ không xâm lấn cơ, cắt đốt nội soi bướu BQ
ABSTRACT
PRELIMINARY REMARKS ON TRANSURETHRAL RESECTION OF BLADDER TUMOR FOR
DIAGNOSIS OF NON-MUSCLE INVASIVE BLADDER CANCER
Ho Xuan Tuan, Nguyen Van An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 199 - 202
Objective: To evaluate the current situation for diagnosis non-muscle invasive bladder cancer (NMIBC) at
urology departments in the Binh Dan Hospital.
Methods: This is a retrospective study. We collect patients who had medical files of small (<3cm) bladder
tumor which was supposed as possibility of NMIBT and were treated by transurethral resection of bladder tumor
(TURBT). Imagery results (Ultrasound, MSCT, endocystoscopy, ect). TURBT records, histological proposals of
urologists and answering of pathologist were noted.
Results: We have collected 62 medical records from Binh Dan hospital. All of them supposed to be NMIBT
were not to be treated appropriately, not to be noted pathology proposals suitable, and not to be replied on
pathology records properly.
Conclusion: We need to improve our manner for diagnosis and treatment of NMIBT. Urologists also
provide their needs of histological proposals to pathologists properly.
Keywords: Bladder tumor; Non-muscle invasive bladder cancer (NMIBC); transurethral resection of
bladder tumor (TURBT)
* Bệnh Viện Bình Dân, Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS Hồ Xuân Tuấn ĐT 0906332759 Email: dr.xuantuan79@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 200
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hầu hết bướu BQ là bệnh lý ác tính (hay ung
thư) chiếm tỉ lệ khoảng 80%, đây là bệnh lý khó
điều trị trong khi số người mắc bệnh mỗi ngày
một gia tăng. Ở các BN bị ung thư BQ có khoảng
75% đến 85% là bệnh giới hạn ở lớp niêm mạc
(giai đoạn Ta, CIS) hoặc dưới niêm mạc (giai
đoạn T1)(1,2,3,5). Các giai đoạn này được gọi chung
là ung thư BQ nông. Hiện nay thuật ngữ này
không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó là
ung thư BQ không xâm lấn cơ. Trong số đó có
70% ở giai đoạn Ta, 20% ở giai đoạn T1 và 10% ở
giai đoạn CIS(6,7).
Phương pháp phẫu thuật cắt đốt nội soi này
có một vai trò hết sức quan trọng vì có thể lấy
trọn tổn thương nhìn thấy được có thể điều trị
khỏi bệnh cho BN mà bảo tồn được cơ quan cho
cơ thể(4). Điều đặc biệt quan trọng nữa được nhắc
đến trong phẫu thuật này là BN được lấy mẫu
thử kết quả giải phẫu bệnh lý nhằm chẩn đoán
và phân giai đoạn bệnh học, giúp phẫu thuật
viên có thể theo dõi và tiên lượng tốt hơn cho BN
có bướu BQ “nông”(9,10). Tuy nhiên thực trạng
ngày nay thì phương pháp này được áp dụng và
thực hành như thế nào? Thể hiện được đúng vai
trò của nó hay chưa, và kết quả giải phẫu bệnh lý
có thực sự đáp ứng được nhu cầu trong chẩn
đoán và hỗ trợ điều trị bướu BQ nhỏ này hay
không? Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu
“Nhận xét thực trạng cắt đốt nội soi chẩn đoán
bướu bàng quang nông không xâm lấn cơ”.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các BN được chẩn đoán bướu BQ kích
thước nhỏ hơn 3cm và ít hơn 3 bướu tại bệnh
viện Bình Dân từ tháng 4/2016 đến 4/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt TH lâm sàng.
Tất cả những BN được chẩn đoán bướu BQ
trên lâm sàng nghĩ là bướu BQ chưa xâm lấn cơ
và có khả năng điều trị khỏi bằng CĐNS.
Kích thước lớn nhất nhỏ hơn 3cm, xác định
trên MRI hoặc MSCT hoặc SÂ hoặc hình ảnh soi
BQ.
Số lượng bướu BQ ≤ 3.
Không chọn các trường hợp bướu BQ ngay
từ đầu đã biết khả năng là bướu BQ xâm lấn cơ
hoặc ăn lan ra ngoài thành BQ hoặc đã di căn.
Vì tính chất khó chẩn đoán và phức tạp trong
tiến triển, bướu BQ dạng Cis chưa được đề cập
trong nghiên cứu này.
Phương pháp thực hiện
Hồi cứu hồ sơ bệnh án và phân tích các biến
số nghiên cứu ghi nhận trong hồ sơ bệnh án,
tường trình phẫu thuật, phiếu yêu cầu về giải
phẫu bệnh lý.
KẾT QUẢ
Trong 62 TH từ tháng 4/2016 đến tháng
4/2017 tại các khoa niệu bệnh viện Bình Dân.
Nghiên cứu cho thấy 48 TH là nam và 14 TH nữ,
nam gấp 3,5 lần nữ. tuổi trung bình là 60.
Bảng 1: Tóm tắt đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm Giá trị
Tổng số BN 62
Tuổi trung bình 60,13 ± 15,9
Giới tính: Nam
Nữ
48 (79,1%)
14 (20,9%)
Trong 62 TH được mô tả trong nghiên cứu
của chúng tôi có 19 TH chiếm 30,7% được ghi
nhận trong tường trình phẫu thuật chỉ cắt một
khối bướu chính yêu cầu đọc kết quả GPBL. Có
11 TH chiếm 17,7% được phẫu thuật cắt khối
bướu chính và lấy thêm mẫu đáy bướu, trong
phiếu gửi GPB phẫu thuật viên cũng ghi chú gửi
đọc kết quả hai mẫu: (1) khối bướu chính, (2)
mẫu đáy bướu. Có 32 TH chiếm 51,6% được
phẫu thuật cắt khối bướu chính, cắt rìa bướu và
cắt đáy bướu làm margin. Phiếu yêu cầu giải
phẫu bệnh ghi nhân xin đọc kết quả có 3 mẫu
bệnh phẩm: (1) khối bướu chính, (2) rìa bướu, (3)
đáy bướu, và xác nhận có tế bào cơ trong mẫu
đáy bướu hay không và có tế bào ác xâm nhập
vào lớp cơ hay không.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 201
Bảng 2: Đặc điểm bướu BQ nông.
Đặc điểm bướu bàng quang Giá trị
Số lượng
bướu
Một bướu 55 TH
(88,7%)
Trung bình
1,3 ± 1,03
(bướu) Nhiều bướu (2 hoặc
3)
7 TH
(11,3%)
Kích thước
bướu
Nhỏ hơn 1cm 12 TH (19%) Trung bình
13,6 ± 2,3
(mm)
Từ 1 – 2cm 36 TH (58%)
Từ 2 – 3cm 14 TH (23%)
Cách CĐNS
lấy mẫu
Cắt khối bướu chính 19 TH
(30,7%)
Cắt bướu chính và
đáy bướu
11 TH
(17,7%)
Cắt bướu chính, rìa
và đáy bướu
32 TH
(51,6%)
Số lượng bướu trung bình là 1,3 ± 1,03
(bướu). Các bướu quan sát được trong nghiên
cứu dao động từ 1 – 3 bướu. Nhiều nhất là 1
bướu với 55 TH, chiếm 88,7%.
Kích thước bướu trung bình là 13,6 ± 2,3
(mm). Bướu nhỏ nhất là 5mm, bướu lớn nhất là
29mm. Số bướu có kích thước từ 10 đến 20mm
nhiều nhất có 36 TH chiếm (58%).
Bảng 3: Phân loại GPBL bướu BQ nông.
Đặc điểm giải phẫu
bệnh bướu bàng quang
Giá trị
Bản chất bướu Lành tính 5 TH (8%)
Ác tính 57 TH
(92%)
Phân loại mô học bướu TCC (Transitional
Cell Carcinoma)*
54 TH
(87,2%)
SCC (Squamous Cell
Carcinoma)**
3 TH (4,8%)
Khác:
Polyp bọng đái
Xơ hóa mạn tính
Viêm BQ tuyến
Lạc nội mạc tử cung
5 TH (
6,4%)
1 TH (1,6%)
2 TH (3,2%)
1 TH (1,6%)
1 TH (1,6%)
Độ biệt hóa bướu Độ biệt hóa tốt 19 TH
(33,3%)
Độ biệt hóa vừa 28 TH
(49,1%)
Độ biệt hóa kém 10 TH
(17,6%)
Ghi chú: (*), (**) kết quả giải phẫu bệnh lý của bệnh nhân
được đọc theo tiêu chuẩn phân loại mô học của WHO năm
1973.
Bảng 4: Kết quả GPB sau CĐNS
Kết quả GPBL Giá trị
Không xác định được giai đoạn bướu 18 TH (29%)
Ung thư BQ chưa xâm lấn cơ 35 TH (56,5%)
Ung thư BQ xâm lấn cơ 4 TH (6,5%)
Bướu lành tính 5 TH (8%)
BÀN LUẬN
Nhìn chung hơn phân nửa các phẫu thuật
viên đều có nhìn nhận và tính toán vấn đề xâm
lấn cơ trong những bướu BQ nông hay bướu BQ
nhỏ, tuy nhiên cũng nhiều tình huống được ghi
nhận BN chỉ được làm với mục tiêu cắt sạch tổn
thương nhìn thấy trong khi soi BQ, chưa đề cập
đến vấn đề biên an toàn phẫu thuật và vấn đề
xâm nhập của tế bào ung thư vào trong lớp cơ
BQ. Và đây thực sự là vấn đề tồn tại quan trọng
trong việc chẩn đoán về mặt bệnh học của các
BN được chẩn đoán bướu BQ nông hiện nay,
việc kết hợp trong chẩn đoán dựa vào phẫu
thuật cắt đốt nội soi để phân biệt giữa hai thái độ
điều trị. Nếu ung thư còn chưa xâm lấn vào lớp
cơ BQ thì có thể điều trị khỏi bệnh và bảo tồn
được cơ quan cho BN, khác hoàn toàn với những
BN có tế bào ung thư xâm nhập vào lớp cơ BQ,
thái độ điều trị lúc đó sẽ khác. BN có thể phải cắt
bỏ BQ. Vấn đề về chất lượng cuộc sống, dự hậu
sống còn toàn bộ của ung thư BQ, khả năng tái
phát và tiến triển ảnh hưởng rất nhiều vào thời
điểm chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh(8).
19 TH các phẫu thuật viên có ý cắt đến lớp cơ
BQ nhưng không cắt bờ biên phẫu thuật để làm
margin, nên không thể khẳng định được biên
phẫu thuật có an toàn hay không. Không yêu cầu
nhà GPB đọc có lớp cơ trong mẫu thử. Vì cách
ghi phiếu GPB không đầy đủ nên thông tin. Bác
sĩ GPB cũng không có chủ ý đọc có lớp cơ trong
mẫu thử. Điều này khiến những TH này không
thể kết luận được đúng mức giai đoạn bệnh và
cũng khó khăn trong việc quyết định điều trị
tiếp theo.
32 TH được cắt đốt với 3 mẫu: mẫu khối
bướu lồi vào trong BQ, mẫu rìa bướu làm
margin và mẫu đáy bướu xem có hiện diện của
tế bào ác tính trong cơ BQ hay không. Kết quả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 202
cho thấy có 2 TH bướu lành tính, 3 TH bướu đã
xâm lấn cơ và có chỉ định cắt toàn bộ BQ, trong 3
TH này có 1 TH sau phẫu thuật có bờ biên phẫu
thuật (margin) dương tính. 27 TH có kết quả
GPB chỉ rõ được bản chất của bướu, độ biệt hóa,
độ ác của bướu và xác định bướu này không
xâm lấn cơ. Tuy nhiên cũng có 6 TH trong số này
ghi nhận có bờ biên phẫu thuật dương tính và
được chỉ định cắt đốt lại lần 2 sau đó(1).
Như vậy trong nghiên cứu này ban đầu BN
được chẩn đoán với bướu BQ nông nhưng kết
quả GPB đã chứng minh có 4 TH đã có xâm lấn
cơ, và đó càng thể hiện vai trò về chẩn đoán giai
đoạn bướu rõ ràng để điều trị tích cực hơn cho
BN. Không TH nào được phân độ mô học theo
tiêu chuẩn của WHO 2004(7). Toàn bộ được phân
độ theo tiêu chuẩn của WHO năm 1973.
Việc chẩn đoán Tis hay CIS khá khó khăn
hiện nay do tính chất phức tạp trong tiên triển và
CIS là sang thương dạng phẳng nên khó phát
hiện hơn so với các sang thương dạng nhú khác.
Với phương tiện kỹ thuật áp dụng trong nghiên
cứu này chúng tôi sử dụng ánh sáng trắng trong
soi BQ chẩn đoán và trong lúc phẫu thuật nội soi
cắt đốt bướu nên càng dễ bỏ sót các tổn thương
nghi ngờ CIS. GPB không ghi nhận được TH nào
có kết quả là CIS(2).
KẾT LUẬN
Thực trạng CĐNS trong chẩn đoán ban đầu
của bướu BQ hiện nay còn nhiều thiếu sót cả
trong cách thức tiến hành phẫu thuật và đề nghị
kết quả GPB. Gần nửa các TH thu thập được
trong nghiên cứu cho thấy thực hiện chưa đúng
quy cách.
Vấn đề về GPB cũng đáng được quan tâm vì
hiện tại các trung tâm GPB vẫn còn sử dụng các
tiêu chuẩn về phân loại mô học cũ của WHO
năm 1973 thay vì tiêu chuẩn mới năm 2004.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali MH, Ismail IY, Eltobgy A, at al (2010), "Evaluation of
second-look transurethral resection in restaging of patients
with nonmuscle-invasive bladder cancer", J Endourol, in 24
(12), 2047-2050.
2. Babjuk M, Bohle A, Burger M, at al (2017), "EAU
Guidelines on Non-Muscle-invasive Urothelial Carcinoma
of the Bladder: Update 2016", Eur Urol, in 71 (3), 447-461.
3. Babjuk M, Oosterlinck W, Sylvester R, at al (2009), "(EAU
guidelines on non-muscle-carcinoma of the bladder)", Actas
Urol Esp, Guia clinica del carcinoma urotelial no misculo
invasivo de la Asociacion Europea de Urologia., in 33 (4),
361-371.
4. Brausi M, Witjes JA, Lamm D, at al (2011), "A review of
current guidelines and best practice recommendations for
the management of nonmuscle invasive bladder cancer by
the International Bladder Cancer Group", J Urol, in 186 (6),
2158-2167.
5. Clark PE, Agarwal N, Biagioli MC, at al (2013), "Bladder
cancer", J Natl Compr Canc Netw, in 11 (4), 446-75.
6. Epstein JI, Amin MB, Reuter VR, at al (1998), "The World
Health Organization/International Society of Urological
Pathology consensus classification of urothelial
(transitional cell) neoplasms of the urinary bladder.
Bladder Consensus Conference Committee", Am J Surg
Pathol, in 22 (12), 1435-1448.
7. Humphrey PA, Moch H, Cubilla AL, at al (2016), "The 2016
WHO Classification of Tumours of the Urinary System and
Male Genital Organs-Part B: Prostate and Bladder
Tumours", Eur Urol, in 70 (1), 106-119.
8. Palou J, Rodriguez-Rubio F, Huguet J, at al (2005),
"Multivariate analysis of clinical parameters of
synchronous primary superficial bladder cancer and upper
urinary tract tumor", J Urol, in 174 (3), 859-861; discussion
861.
9. Ro JY, Staerkel GA, Ayala AG (1992), "Cytologic and
histologic features of superficial bladder cancer", Urol Clin
North Am, in 19 (3), 435-453.
10. Schmitz-Drager BJ, Droller M, Lokeshwar VB, at al (2015),
"Molecular markers for bladder cancer screening, early
diagnosis, and surveillance: the WHO/ICUD consensus",
Urol Int, in 94 (1), 1-24.
Ngày nhận bài báo: 06/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 13/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_thuc_trang_cat_dot_noi_soi_trong_chan_doan_buou_ban.pdf