Tài liệu Nhận xét kết quả điều trị của tocilizumab trong bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát kháng trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 4/2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 300
NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TOCILIZUMAB
TRONG BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN TỰ PHÁT KHÁNG TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 1/2008 ĐẾN THÁNG 4/2016
Đặng Thị Ngọc Diễm*, Nguyễn Thị Thanh Lan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Tocilizumab trong điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát (VKTNTP) kháng
trị ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 4/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca với 29 trường hợp VKTNTP kháng trị được dùng Tocilizumab và
được theo dõi đáp ứng sau 3, 6, 12, 18, 24 tháng dựa trên thang điểm JADAS-27 tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ
tháng 1/2008 đến tháng 4/2016.
Kết quả: Tỉ lệ VKTNTP kháng trị là 4,7%, tỉ lệ nữ/nam là 2,2/1, tuổi khởi phát trung bình là 6,2 ± 3,2 tuổi,
thời gian từ lúc chẩn đoán đến lúc kháng trị 28 ± 28,2 tháng. Thể lâm sàng chủ yếu đa khớp và hệ thống, với đa
khớp ưu th...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét kết quả điều trị của tocilizumab trong bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát kháng trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2008 đến tháng 4/2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 300
NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TOCILIZUMAB
TRONG BỆNH VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN TỰ PHÁT KHÁNG TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 1/2008 ĐẾN THÁNG 4/2016
Đặng Thị Ngọc Diễm*, Nguyễn Thị Thanh Lan*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Tocilizumab trong điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát (VKTNTP) kháng
trị ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 4/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca với 29 trường hợp VKTNTP kháng trị được dùng Tocilizumab và
được theo dõi đáp ứng sau 3, 6, 12, 18, 24 tháng dựa trên thang điểm JADAS-27 tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ
tháng 1/2008 đến tháng 4/2016.
Kết quả: Tỉ lệ VKTNTP kháng trị là 4,7%, tỉ lệ nữ/nam là 2,2/1, tuổi khởi phát trung bình là 6,2 ± 3,2 tuổi,
thời gian từ lúc chẩn đoán đến lúc kháng trị 28 ± 28,2 tháng. Thể lâm sàng chủ yếu đa khớp và hệ thống, với đa
khớp ưu thế, chiếm 75,8%; số khớp viêm trung bình 7,2 ± 4,9 khớp, khớp gối, cổ chân, cổ tay, khớp bàn ngón là các
khớp bị ảnh hưởng nhiều. VS trung bình tại thời điểm kháng trị 70,3 ± 35,1 mm, IL6 là cytokine tăng chủ đạo,
RF(+) ở 13,8% bệnh nhi, ANA(+) ở 10,3% bệnh nhi, đa số các bệnh nhân đều tổn thương xương giai đoạn II, III
theo Steinbrocker, chiếm 89,3%. Tất cả bệnh nhân đều có hoạt tính bệnh (HTB) nặng theo thang điểm JADAS-27,
với điểm số trung bình 23,3 ± 7 điểm tại thời điểm kháng trị. Sau điều trị với Tocilizumab ở tháng thứ 6, 100%
bệnh nhi đạt được cải thiện HTB theo JADAS-27. Trước điều trị, hầu hết bệnh nhân đều dùng corticoid với liều
cao, trung bình 0,8 ± 0,9 mg/kg/ngày; sau điều trị với Tocilizumab, 55,2% bệnh nhi ngưng được corticoid, thời
điểm ngưng corticoid trung bình là 12 ± 7,8 tháng. Tác dụng phụ của Tocilizumab thường gặp là viêm nhiễm hô
hấp (12,5%),rối loạn tiêu hóa (10%). Các tác dụng phụ nặng phải ngưng điều trị hay gây tử vong là sốc phản vệ
và nhiễm trùng nặng, chiếm tỉ lệ lần lượt là 6,6% (2 trường hợp) và 6,2% (1 trường hợp). Không ghi nhận các
biến chứng buộc phải ngưng điều trị khác như lao, viêm gan siêu vi, thủng loét dạ dày – ruột.
Kết luận: Tất cả bệnh nhân đều có HTB nặng tại thời điểm kháng trị theo JADAS-27, 100% bệnh nhân đạt
được cải thiện HTB sau tháng thứ 6 khi điều trị với Tocilizumab. Các tác dụng phụ của Tocilizumab có thể kiểm
soát được, thường không nguy hiểm tính mạng, và tự hồi phục.
Từ khóa: Viêm khớp thiếu niên tự phát kháng trị, Tocilizumab, JADAS-27.
ABSTRACT
RESULTS OF REFRACTORY JUVENILE IDIOPATHIC ARTHRITIS TREATMENT WITH
TOCILIZUMAB AT CHILDREN’S HOSPITAL 2 FROM JANUARY 2008 TO APRIL 2016
Dang Thi Ngoc Diem, Nguyen Thi Thanh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 300 - 308
Objectives: To assess the effectiveness of Tocilizumab in treating refractory juvenile idiopathic arthritis
(JIA) at Children’s Hospital 2 from January 2008 to April 2016.
Methods: Case series. 29 refractory JIA cases were treated with Tocilizumab and evaluated after 3, 6, 12, 18,
24 months, based on JADAS-27 scale at Children’s Hospital 2 from January 2008 to April 2016.
* Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Đặng Thị Ngọc Diễm ĐT: 0938078293 Email: ngocdiem121188@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 301
Results: Rate of refractory JIA was 4.7%, girl/boy ratio was 2.2 / 1, the average onset age was 6.2 ± 3.2 years,
time from diagnosis to resistance was 28 ± 28.2 months. Major clinical types were polyarticular JIA and systemic
JIA in with polyarticular JIA was more common, accounting for 75.8%. The average active joint count (AJC) was
7.2 ± 4.9 joints; knee, ankle, wrist, finger joint goals were the most affected joints. Average VS was 70.3 ± 35.1
mm, IL6 was a key cytokine, RF was (+) in 13.8% of patients, ANA was (+) in 10.3% of patients. The majority of
patients (89.3%) had phase II, III bone lesions according to Steinbrocker. All patients had severe disease activity
based on JADAS-27 scale, with the average score was 23.3 ± 7 point, at the time of treatment resistance. After 6-
month treatment with Tocilizumab, 100% of patients achieved improvement in disease activity according to
JADAS-27. Before treatment, most patients were treated with high-dose corticosteroid, average dose was 0.8 ± 0.9
mg/kg/day; after 12 ± 7.8 months treatment with Tocilizumab, 55.2% of patients were discontinued
corticosteroids. Common side effects of Tocilizumab were respiratory infections (12.5%), dyspepsia (10%). Serious
side effects of treatment which lead to discontinue were fatal anaphylaxis 6.6% (2 cases) and serious infections,
6.2% (1 case). No other complications forced to stop treatment, such as tuberculosis, hepatitis, gastrointestinal
ulcer perforation had been reported.
Conclusions: All patients in our research had severe disease activity at the time of treatment resistance
according JADAS-27, 100% of patients achieved improvement in disease activity after 6 months being treated
with Tocilizumab. The side effects of Tocilizumab can be controlled, not life-threatening, and self-recovery.
Key words: Refractory juvenile idiopathic arthritis, JADAS-27, Tocilizumab.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp thiếu niên tự phát (VKTNTP) là
một bệnh khớp mạn phổ biến ở trẻ em. Bệnh
được định nghĩa theo Hiệp hội thấp khớp học
quốc tế (ILAR) là viêm khớp không rõ nguyên
nhân khởi phát trước 16 tuổi và kéo dài ít nhất 6
tuần sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác
gây viêm khớp mạn. Hầu hết bệnh nhân viêm
khớp thiếu niên thể hệ thống và thể đa khớp cần
phải được phối hợp thêm nhóm thuốc điều trị cơ
bản hay nhóm thuốc làm thay đổi diễn tiến bệnh
(DMARDs) với NSAIDs và, hoặc glucocorticoid.
Những bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ
điều trị chuẩn ở bậc thứ hai (DMARDs,
Corticoid toàn thân), hoặc có đáp ứng nhưng lệ
thuộc Corticoid được xem là kháng trị(3).
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về đặc
điểm của nhóm VKTNTP kháng trị, đặc biệt về
liệu pháp sinh học (LPSH) trong điều trị như các
thuốc ức chế TNF-alpha, kháng interleukin 6
(Tocilizumab). Các thuốc ức chế TNF-alpha đã
được chứng minh hiệu quả trong điều trị
VKTNTP kháng trị, và được sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Từ năm 2011, cơ quan quản lý
thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận
dùng Tocilizumab trong điều trị viêm khớp
thiếu niên tự phát kháng trị thể hệ thống(11), năm
2013 được dùng điều trị cho thể đa khớp ở trẻ
em(5). Tại Việt Nam, ở trẻ em bị VKTNTP kháng
trị, Tocilizumab đã được dùng và cho thấy có
hiệu quả trong thời gian đầu theo dõi(10). Tuy
nhiên, theo dõi những tác dụng phụ và đánh giá
đáp ứng trong thời gian sau đó chưa được ghi
nhận trong nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của
Tocilizumab ở nhóm bệnh nhân VKTNTP kháng
trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 ở các thời điểm sau
điều trị 3, 6, 12, 18 tháng và sau 24 tháng dựa
trên thang điểm JADAS-27 và một số cận lâm
sàng khác. Từ đó, có cơ sở để can thiệp sớm
LPSH cho nhóm bệnh nhân VKTNTP kháng trị.
Với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao
gồm
Xác định tỉ lệ các đặc điểm về dịch tễ học,
lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm viêm
khớp thiếu niên tự phát kháng trị trước khi
điều trị với Tocilizumab.
So sánh chỉ số hoạt tính bệnh dựa trên thang
điểm JADAS-27 trước và sau điều trị
Tocilizumab 3, 6, 12, 18 tháng và sau 24 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 302
Xác định tỉ lệ các tác dụng phụ trong quá
trình điều trị với Tocilizumab.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ nhập viện vào khoa Tim mạch
bệnh viện Nhi đồng 2, được chẩn đoán
VKTNTP (tiêu chuẩn ILAR), có biểu hiện
kháng trị trong thời gian nghiên cứu từ tháng
1/2008 đến tháng 4/2016.
Cỡ mẫu
Trong thời gian nghiên cứu, có 30 trường
hợp thỏa tiêu chuẩn kháng trị, đồng ý điều trị
với Tocilizumab, trong số này có 1 bé bị sốc phản
vệ sau lần truyền đầu tiên nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu trên 29 bé còn lại.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn đưa vào
Tất cả bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán
VKTNTP và thỏa tiêu chuẩn kháng trị, đồng ý
điều trị bằng Tocilizumab, và thời gian điều trị
tối thiểu là 3 tháng.
Tiêu chuẩn loại ra
• Các bệnh án và hồ sơ ngoại trú hồi cứu
thỏa tiêu chuẩn VKTNTP kháng trị nhưng
không có đầy đủ thông tin theo mẫu bệnh án
soạn sẵn hoặc bệnh nhân đã bỏ tái khám sau 1
hay 2 đợt truyền Actemra.
• Có chống chỉ định của Tocilizumab: Phản
ứng quá mẫn với thành phần thuốc.
• Bệnh nhân kháng trị thuộc nhóm ít khớp
giới hạn.
• Loại trừ các bệnh nhân đang bị nhiễm
trùng, viêm gan B hay C tiến triển, lao, số lượng
bạch cầu trung tính < 2000/mm3, tiểu cầu < 100
000/mm3, ALT hay AST > 1,5 lần giới hạn trên
của giới hạn bình thường theo tuổi, bệnh nhân
suy thận, tổn thương phổi mạn tính.
Nội dung nghiên cứu
Tham khảo bệnh án lưu trữ và hồ sơ tái
khám ngoại trú của bệnh nhân VKTNTP đến
khám hoặc nhập viện vào khoa Tim mạch
Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/2008 đến
tháng 04/2016.
Chọn ra các bệnh nhân VKTNTP kháng trị
và thu thập số liệu trong bệnh án lưu trữ và
phiếu tái khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 theo
mẫu soạn sẵn.
Thăm khám bệnh nhân và phỏng vấn bệnh
nhân hoặc cha mẹ theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
Đánh giá khi bệnh nhân tái khám định kỳ để
truyền thuốc vào các thời điểm 3, 6, 12, 18, 24
tháng sau truyền Tocilizumab.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tỉ lệ kháng trị là 4,7%. Tuổi khởi phát bệnh
trung bình 6,2 ± 3,2. Phân bố giới tính với nữ
chiếm 69%, nam chiếm 31%. Thời gian bệnh là 28
± 28,2 tháng. Phân bố thể lâm sàng với nhóm đa
khớp RF (-) chiếm 62,1%, nhóm RF (+) chiếm
13,8% và nhóm hệ thống chiếm 24,1%. Tại thời
điểm kháng trị, IL6 và TNF- α đều tăng, với IL-6
là cytokine tăng chủ đạo. ANA(+), chiếm 10,3%;
RF(+), chiếm 13,8%. Tổn thương xương theo
phân giai đoạn Steinbrocker chủ yếu ở giai đoạn
2 và 3 chiếm lần lượt 62,1% và 27,2%. Thay đổi
điện di đạm chủ yếu là giảm albumin máu
(51,7%), tăng α2 globulin (96,5%), và giảm A/G
(58,6%); tốc độ lắng máu trung bình 70,3 mm,
điểm số JADAS-27 trung bình 23,3 điểm.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu.
N (%) m ± SD [n(min-max)]
Dịch tễ học
Tỉ lệ kháng trị
Tỉ lệ điều trị với Tocilizumab
Tuổi hiện tại
52 (4,7)
30 (2,7)
10,8 ± 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 303
N (%) m ± SD [n(min-max)]
Giới tính: nữ / nam
Tuổi khởi phát bệnh
Thời gian chẩn đoán bệnh (tháng)
20 (69) / 9 (31)
6,2 ± 3,2
28 ± 28,2
Lâm sàng
Thể VKTNTP
Đa khớp RF(+)
Đa khớp RF(-)
Hệ thống
Số khớp viêm hoạt động
Thời gian cứng khớp (phút)
4 (13,8)
18 (62,1)
7 (24,1)
7,2 ± 4,9
30 (0-150)
Cận lâm sàng
TNF-α (pg/ml)
IL-6 (pg/ml)
Số bệnh nhi tăng TNF-α
Số bệnh nhi tăng IL-6
Cytokine chủ đạo
ANA (+)
RF (+)
Tổn thương xương (Steinbrocker)
GĐ 1
GĐ 2
GĐ 3
GĐ 4
Thay đổi điện di đạm
Albumin giảm
α2 globulin tăng
A/G giảm
Gamma globulin tăng
23 (79,3)
24 (82,8)
IL6
3 (10,3)
4 (13,8)
2 (7,2)
18 (62,1)
8 (27,2)
1 (3,4)
15 (51,7)
28 (96,5)
17 (58,6)
9 (31)
11,8 (3-118)
261 (5,6-1288)
Chỉ số đánh giá HTB:
PGA (điểm)
PtGA (điểm)
VS (mm)
AJC (khớp)
Tổng điểm JADAS-27 (điểm)
5,5 ± 1,4
5,7 ± 1,5
70,3 ± 35,1
7,2 ± 4,9
23,3 ± 7
So sánh hoạt tính bệnh dựa trên thang
điểm JADAS-27 và một số chỉ số cận lâm
sàng trước và sau điều trị Tocilizumab 3, 6,
12, 18 và 24 tháng.
Điểm số từng thành phần PGA, PtGA, VS,
AJC, và tổng điểm JADAS-27 giảm dần qua
các tháng, giảm có ý nghĩa thống kê sau 3, 6
tháng điều trị với Tocilizumab, p < 0,001. Từ
tháng thứ 6, điểm số các thành phần trên khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 2: So sánh điểm số HTB JADAS-27 qua các thời điểm theo dõi.
PGA (điểm) PtGA (điểm) VS (mm) AJC (khớp) JADAS-27
T0 5,5 ± 1,4 5,7 ± 1,5 70,3±35,1 7,2 ± 4,9 23,3 ± 7
*:
p
<
0
,0
0
1
#
:
p
<
0
,0
5
T3 2,31* 2,9* 32,9* 1,1* 7,32*
T6 0,7* 1,4* 26
0,5
#
2,91*
T12 0,5 0,9* 17,8 0,6 1,18
T18 1 1,2 27,3 0,2 2,55
T24 0,88 0,2
#
25,2 0,2 1,73
Thay đổi điểm số JADAS-27
Hiệu điểm JADAS-27 ở tháng 3, 6, 12, 18, 24
so với trước điều trị lần lượt là -16; -20,5; -21; -24;
-21,8 điểm, đều đạt được cải thiện bệnh theo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 304
Bulatovic (cải thiện bệnh đạt được khi hiệu số
tháng sau so với tháng trước dưới -5,5 điểm, tiến
triển xấu hơn khi hiệu số trên + 1,7 điểm). Sau
tháng thứ 6, 100% bệnh nhi đạt được cải thiện
HTB so với trước điều trị Tocilizumab.
Trung bình của hiệu điểm số JADAS-27 ở
tháng thứ 3 so với trước điều trị, tháng thứ 6
so với tháng thứ 3, tháng 12 so với tháng 6 lần
lượt là -16,03; -4,29; -2,69. Như vậy, kết hợp 2
biểu đồ, ta thấy, cải thiện HTB nhanh nhất
trong 3-6 tháng đầu, những tháng sau HTB cải
thiện chậm hơn.
Thay đổi Hemoglobin và số lượng tiểu cầu
qua các tháng
Bảng 3: Thay đổi Hemoglobin và số lượng tiểu cầu
Hemoglobin (g%) Tiểu cầu (/mm
3
T0 11,4 480 000
T3 12
#
370 000*
T6 12,7
#
330 000
#
T12 12,8 330 000
T18 12,5 430 000
T24 12,6 370 000
#: p < 0,05; *: p < 0,001
Nồng độ hemoglobin sau 3, 6 tháng gia tăng
có ý nghĩa thống kê (p< 0,05), tiểu cầu giảm sau 3
và 6 tháng có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Điều trị trước và sau kháng trị - Xác định tỉ
lệ các tác dụng phụ của thuốc
Điều trị trước và sau khi chẩn đoán kháng trị
Hầu hết các bệnh nhi đều được điều trị với
corticoid và DMARDs trước khi được điều trị
Tocilizumab, có 28/29 bệnh nhi sử dụng
corticoid, chiếm 96,5%, với liều trung bình 0,8 ±
0,9 mg/kg/ngày. Sau một liệu trình truyền
Tocilizumab, có 16/28 (55,2%) bệnh nhân ngưng
được corticoid; những bệnh nhi còn lại giảm
được liều corticoid, giảm đến liều trung bình
0,42 ± 0,28 mg/kg/ngày. Sau điều trị 3-6 tháng,
các bé chỉ dùng DMARDs duy nhất là MTX.
Bảng 4: Điều trị trước và sau dùng Tocilizumab.
Trước điều trị Sau điều trị
Liều (mg/kg/ngày) % Thời gian (tháng) Liều (mg/kg/ngày) %
Corticoid 0,8 ± 0,9 96,5 13,9 ± 9,7
(1- 40)
0 (ngưng cor) 55,2
0,42 ± 0,28* (*: p < 0,001) 44,8
MTX 10 ± 3 96,5 7,6 ± 6,7 10 ± 3 96,5
Kết hợp DMARDs 32,1 0(ngưng DMARDs khác) 100
Xác định tỉ lệ các tác dụng phụ của thuốc:
Có 2 bé bị sốc phản vệ, chiếm 6,6%; 1 bé
ngay từ lần đầu tiên truyền thuốc; 1 bé ở lần
truyền thứ 5. Có 1/16 bé bị nhiễm trùng nặng
ở liều thứ 15, chiếm 6,2%. Sau 6 tháng điều trị,
xuất hiện các tác dụng phụ trên đường hô hấp,
chiếm 12,5%. Các tác dụng phụ trên đường
tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau thượng vị,
chiếm 10%. Có 1/29 trường hợp có giảm bạch
cầu hạt, chiếm 3,4%, có 1/29 trường hợp có rối
loạn lipid máu, chiếm 3,4%, tăng men gan có
2/29 trường hợp, chiếm 6,4%.
Bảng 5: Tỉ lệ các tác dụng phụ của thuốc Tocilizumab
N (%)
TDP nặng Sốc phản vệ 2 (6,6)
TDP buộc phải
ngưng điều trị
Nhiễm lao, viêm
gan siêu vi
Nhiễm trùng nặng 1 (6,2)
TDP thường gặp
Viêm hô hấp 2 (12,5)
Rối loạn tiêu hóa 3 (10)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 305
N (%)
TDP trên cận lâm
sàng
Giảm bạch cầu hạt 1 (3,4)
Rối loạn lipid máu 1 (3,4)
Tăng men gan 2 (6,4)
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tỉ lệ VKTNTP kháng trị trong dân số
VKTNTP là 4,7%, so với nghiên cứu Nguyễn
Thị Kim Yến (10,9%)(10) thì tỉ lệ này thấp hơn,
có lẽ thời gian theo dõi khác nhau. Tuy nhiên,
so với thế giới, kết quả là tương đương nhau
(5-10%)(2). Tuổi khởi phát bệnh trung bình
trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,2 ± 3,2
tuổi, tương tự nghiên cứu về VKTNTP kháng
trị của Imagawa(8) là 7 tuổi. Phần lớn các
nghiên cứu về bệnh VKTNTP đều ghi nhận trẻ
gái bị nhiều hơn trẻ trai, với tỉ lệ nữ/nam
khoảng 2/1-3/1(2). Đối với nhóm VKTNTP
kháng trị, thể hệ thống và thể đa khớp RF(-)
thường gặp hơn(2,10), tương tự với chúng tôi.
Mức tăng IL6 trong nghiên cứu của chúng tôi
trung vị là 261 pg/ml (5,6-1288pg/ml), cao hơn
Imagawa (18,9pg/ml)(8), Nguyễn Thị Kim Yến
(54,65 pg/ml)(10), có thể do HTB của các bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi nặng
hơn. IL-6 là cytokine chủ đạo; nghiên cứu của
tác giả Tôn Thất Hoàng(12) cũng ghi nhận IL-6
là cytokine chính trong VKTNTP. Bệnh nhân
có yếu tố tiên lượng kém thì nồng độ IL-6 cao
hơn nhóm bệnh nhân không có yếu tố
tiên lượng kém(12).
Đa số các bệnh nhi lúc chẩn đoán kháng trị
đều biểu hiện rối loạn điện di đạm. Kết quả này
tương tự kết quả của Nguyễn Thị Kim Yến(10)
trên nhóm kháng trị. Những bệnh nhân có HTB
nặng liên quan đến đảo ngược tỉ lệ A/G, với rối
loạn này gặp ở hơn ¾ bệnh nhi có HTB nặng(2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương
xương chủ yếu ở giai đoạn II và III, tương tự
nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Yến(10), trên nhóm
VKTNTP kháng trị.
Đánh giá HTB tại thời điểm kháng trị dựa
trên thang điểm JADAS-27
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm
trung bình là 23,3 ± 7 điểm, từ 12 đến 42,9
điểm, 100% bệnh nhi có mức điểm JADAS27 ở
phân độ HTB nặng(6,7,9,12).
So sánh hoạt tính bệnh dựa trên thang
điểm JADAS-27 và một số chỉ số cận lâm
sàng trước và sau điều trị Tocilizumab 3, 6,
12, 18 và 24 tháng
Từ kết quả trên cho thấy, HTB cải thiện rõ
nhất trong 3-6 tháng đầu, sau 3 tháng có 96,5%
bệnh nhi cải thiện bệnh và sau 6 tháng có
100% bệnh nhi cải thiện HTB; những tháng
sau duy trì mức ổn định đã đạt được so với
tháng trước đó, theo tác giả Bulatovic(6). Trong
nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Yến(10), sau 3
tháng điều trị với Tocilizumab, HTB của bé cải
thiện trên điểm ACRPedi 30 có 92% bệnh nhi.
Trong nghiên cứu của Imagawa(8), cải thiện
ACRPedi 30 sau 3 tháng chiếm 94,7%, sau 12
tháng là 94,1%, ACRPedi 50 sau 3 tháng là
95%. Trong nghiên cứu của Baranov(4), sau 1
tháng, có sự cải thiện ở 82% bệnh nhi, và sau 3
tháng điều trị Tocilizumab, tất cả bệnh nhi đều
đạt được cải thiện bệnh. Các nghiên cứu cho
thấy hiệu quả của Tocilizumab sau hơn 6
tháng hướng đến tình trạng bệnh không hoạt
tính và duy trì cải thiện bệnh(4).
Nồng độ hemoglobin gia tăng và số lượng
tiểu cầu giảm có ý nghĩa thống kê sau 3-6
tháng đầu từ khi truyền thuốc. Trong nghiên
cứu Baranov(4), số lượng hemoglobin tăng dần
từ 9,2g% lên 10,5g%, 11,7g% sau 3 tháng và 12
tháng, số lượng tiểu cầu sau 3 tháng, 12 tháng
giảm từ 480000/mm3 xuống 320000/mm3 và
300000/mm3. Sau truyền Tocilizumab, cải thiện
lâm sàng và cận lâm sàng rõ ràng trong 3-6
tháng đầu, những tháng sau đó, các chỉ số đạt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 306
đến mức ổn định và duy trì cải thiện bệnh ở
mức không HTB.
Điều trị trước và sau kháng trị - Xác định tỉ
lệ các tác dụng phụ của thuốc
Điều trị trước và sau dùng Tocilizumab
Lúc kháng trị, các bệnh nhân đều phải sử
dụng corticoid liều cao, thời gian dùng kéo dài,
không ngưng hay giảm được liều, dù đã kết hợp
với MTX và DMARDs khác. HTB tăng lại khi
giảm hay ngưng corticoid để chuyển sang
NSAIDs. Đối với các trường hợp kháng trị,
corticoid liều cao có thể kiểm soát được HTB
trong đợt cấp, nhưng không ngăn ngừa tiến triển
hủy xương, hay sụn khớp, không làm giảm tỉ lệ
tàn phế ở trẻ, hơn nữa, khi sử dụng thuốc lâu dài
dẫn đến những tác dụng phụ nặng không thể
đảo ngược được, đặc biệt là lùn, chậm dậy thì,
suy tuyến thượng thận, loãng xương và rối loạn
nội tiết(1). Do đó, các bệnh nhân VKTNTP kháng
trị cần phải nâng bậc điều trị với các DMARDs
sinh học càng sớm càng tốt. Trong nghiên cứu
Imagawa(8), các bệnh nhân trước điều trị dùng
corticoid với liều trung bình 0,16 mg/kg/ngày (từ
0,02 đến 0,3 mg/kg/ngày), thấp hơn rất nhiều so
với liều trong nghiên cứu của chúng tôi, do
nhóm bệnh của chúng tôi thời gian điều trị kéo
dài, không có điều kiện dùng LPSH sớm.
Sau khi được điều trị với Tocilizumab, hơn
phân nửa bé ngưng được corticoid, chiếm 55,2%,
đa số ngưng được thuốc kháng viêm tác dụng
nhanh nhiều tác dụng phụ này sau 6 tháng – thời
điểm mà hầu hết bệnh nhi đạt được sự cải thiện
bệnh trên lâm sàng và cận lâm sàng.
Xác định tỉ lệ các tác dụng phụ của thuốc
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tác dụng
phụ thường gặp nhất là viêm nhiễm hô hấp trên,
chiếm 12,5%, tiếp đến là rối loạn tiêu hóa với các
triệu chứng nôn, buồn nôn, đau thượng vị, rối
loạn đi tiêu, chiếm 10%, xuất hiện sau khi truyền
Tocilizumab trong 3-6 tháng. Những tác dụng
phụ trên đường tiêu hóa có thể liên quan đến sử
dụng corticoid, NSAIDs. Trong phạm vi đề tài
này, chúng tôi chưa khảo sát được mối liên quan
giữa tác dụng phụ trên với từng thuốc được kết
hợp với LPSH. Tuy nhiên những bệnh nhân có
biểu hiện trên đường tiêu hóa có cải thiện lâm
sàng với các thuốc kháng axit dạ dày. Tác dụng
phụ thường gặp trên y văn là viêm đường hô
hấp, rối loạn tiêu hóa(8,11).
Nghiên cứu ghi nhận có 2 trường hợp sốc
phản vệ, buộc phải ngưng điều trị, chiếm 6,6%,
với 1 trường hợp bị ngay từ lần đầu tiên, trường
hợp còn lại bị ở liều Tocilizumab thứ 5, dù có cải
thiện ở tháng thứ 3 sau truyền, trường hợp này
có thể do phản ứng xảy ra chậm hoặc do cơ thể
bé xuất hiện kháng thể chống Tocilizumab theo
như y văn(8). Tác dụng phụ nhiễm trùng nặng,
trong nghiên cứu chúng tôi là 1 trường hợp viêm
phổi nặng, xuất hiện ở đợt truyền thuốc tháng
thứ 15, chiếm 6,2%. Bé này qua 3, 6, 12 tháng vẫn
đạt được sự cải thiện bệnh tốt. Tuy nhiên, bệnh
nhi tử vong sau đó do nhiễm trùng huyết, sốc
nhiễm trùng không khống chế được.
Các nhiễm trùng như lao, viêm gan siêu vi,
tác dụng nặng trên đường tiêu hóa như thủng dạ
dày ruột không gặp trong nghiên cứu của chúng
tôi, cũng như trong y văn(4,8).
Các bất thường trên cận lâm sàng như giảm
bạch cầu hạt, chiếm 3,4%,với số lượng neutrophil
từ 500 đến 1000/mm3, hồi phục về bình thường
sau 2 tuần, không liên quan nhiễm trùng khu trú
hay toàn thân, không cần điều trị, và vẫn tiếp tục
dùng Tocilizumab sau đó. Y văn thế giới, đây là
bất thường trên cận lâm sàng thường gặp nhất,
chiếm 41%(4), xuất hiện ở đợt đầu tiên và hồi
phục sau 1 tuần, trong nghiên cứu của chúng tôi,
tỉ lệ này thấp hơn, có thể do nhóm nghiên cứu
của chúng tôi tại thời điểm kháng trị HTB nặng
hơn, phản ứng viêm gia tăng nhiều, trong đó có
tăng số lượng bạch cầu nên sau đợt truyền đầu
tiên, số lượng neutrophil giảm xuống nhưng
chưa tới ngưỡng chẩn đoán giảm bạch cầu hạt.
Rối loạn lipid máu liên quan đến tăng nhẹ
cholesterol và LDL với tỉ lệ 3,4%, có 1 trường
hợp đến hết thời điểm theo dõi trong nghiên
cứu, trường hợp này không cần dùng thuốc hạ
lipid máu, bé tự hồi phục về giá trị bình thường,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 307
không cần điều chỉnh liều thuốc. Tăng men gan
AST và ALT trong nghiên cứu của chúng tôi có
2/29 trường hợp, xuất hiện sau những đợt truyền
đầu tiên, với giá trị lớn hơn 2 lần ULN theo tuổi,
không có những nguyên nhân khác của tăng
men gan như viêm gan siêu vi, nhiễm trùng,
điều trị là ngưng những thuốc cơ bản như MTX
có ảnh hưởng tới men gan, 2 trường hợp này sau
đó men gan trở về giá trị bình thường sau 3
tháng, bé tiếp tục các thuốc như cũ, và tiếp tục
truyền Tocilizumab, không ghi nhận tăng men
gan trên 2 bé này trong những đợt truyền thuốc
sau. Trên y văn(10,12) cũng ghi nhận các tác dụng
phụ trên cận lâm sàng thường gặp là giảm bạch
cầu hạt, giảm tiểu cầu không liên quan truyền
Tocilizumab, tăng men gan ALT trên 2,5 lần
ULN, rối loạn lipid máu với gia tăng cholesterol,
LDL. Các bất thường này thường tự giới hạn và
không cần điều trị.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ VKTNTP kháng trị là 4,7%, tuổi khởi
phát trung bình là 6,2 ± 3,2 tuổi. Thể lâm sàng
chủ yếu đa khớp và hệ thống. Số khớp viêm là
7,2 ± 4,9; VS trung bình là 70,3 ± 35,1 mm; IL6 là
cytokine tăng chủ đạo, đa số bệnh nhi đều tổn
thương xương giai đoạn II, III theo Steinbrocker.
Tại thời điểm kháng trị, 100% bệnh nhân đều có
HTB nặng với điểm số JADAS-27 trung bình là
23,3 ± 7 điểm.
Cải thiện bệnh được ghi nhận sau 3-6
tháng đầu truyền Tocilizumab; 100% bệnh
nhân đạt được cải thiện bệnh sau 6 tháng. Sau
điều trị Tocilizumab, 55,2% bệnh nhi ngưng
được corticoid.
Tác dụng phụ của Tocilizumab thường gặp
là viêm nhiễm hô hấp (12,5%), rối loạn tiêu
hóa (10%), giảm với các thuốc kháng axit dạ
dày. Các tác dụng phụ nặng phải ngưng điều
trị hay gây tử vong là sốc phản vệ (6,6%) và
nhiễm trùng nặng (6,2%). Không ghi nhận các
biến chứng buộc phải ngưng điều trị khác như
lao, viêm gan siêu vi, thủng loét dạ dày – ruột.
Các bất thường trên cận lâm sàng thường gặp
và tự giới hạn là giảm bạch cầu hạt, rối loạn
lipid máu, tăng men gan.
KIẾN NGHỊ
LPSH với anti-IL6 (Tocilizumab) tỏ ra có hiệu
quả và dung nạp tốt ở trẻ em, cần được xem xét
kết hợp sớm ở các trẻ VKTNTP kháng trị thể đa
khớp, thể hệ thống.
Trong thời gian điều trị với LPSH, đánh giá
HTB bằng điểm số JADAS-27 thường xuyên là
cần thiết để điều chỉnh các thuốc kháng viêm tác
dụng nhanh như steroid, NSAIDs và LPSH (liều
thuốc, thời gian truyền giữa các đợt).
Các tác dụng phụ hay gặp của Tocilizumab
có thể kiểm soát được, thường không nguy
hiểm tính mạng, tự hồi phục. Những tác dụng
phụ nặng khác có thể gây tử vong và buộc
phải ngưng điều trị (nhiễm trùng nặng, sốc
phản vệ) cần chú ý tầm soát ngay trong lần
ttruyền đầu tiên cũng như trong quá trình
truyền thuốc về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexeeva EI et al (2007), “Juvenile rheumatoid arthritis.
Etiology, Pathogenesis. Clinic, Algorithms for diagnosis and
treatment”, Guidelines for physicians, teachers, researchers Under
the general editorship of Academician of RAMS.
2. American College of Rheumatology (2002), “Guidelines for the
management of rheumatoid arthritis”, Arthritis Rheum, 46 (2),
328-374.
3. American College of Rheumatology (2011), “ACR 2011
Recommendations for the Treatment of Juvenile idiopathic
arthritis”, from:
4. Baranov AA (2011), “Biologic Therapy in Patients with Juvenile
Idiopathic Arthritis – A Unique Single Centre Experience at the
Scientific-Research Pediatric Centre in the Russian Federation”,
Clin Rheumatol, 32, 1153-1175.
5. Brunner HI et al (2012), “Efficacy and safety of Tocilizumab on
patients with polyarticular-course JIA: data from a phase 3
trial”, ACR abstracts, 64, 1597.
6. Butalovic CM, et al (2014), “Interpretation of the Juvenile
Arthritis Disease Activity Score: responsiveness, clinically
important differences and levels of disease activity in
prospective cohorts of patients with juvenile idiopathic
arthritis”, Rheumatology Oxford, Feb, 53(2), 307-312.
7. Consolaro A, Negro G, Martini A, et al (2012), “Targeting
Remission in Juvenile Idiopathic Arthritis in Routine Clinical
Care: Experience in 175 Newly Diagnosed Patients”, Clin Exp
Rheumatol, 30 (73), 157-162.
8. Imagawa T, Ozawa R, Miyamae T, et al. (2012), “Efficacy and
safety in 48-week treatment of Tocilizumab in children with
polyarticular course juvenile idiopathic arthritis with
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 308
polyarticular or oligoarticular onset”, Mod Rheumatol, 66, 109-
115.
9. Nguyễn Đình Toại, Nguyễn Thị Thanh Lan (2014), “Áp dụng
thang điểm JADAS-27 và khuyến cáo ACR-2011 để đánh giá
hoạt tính bệnh và phân nhóm điều trị trẻ viêm khớp thiếu niên
tự phát tại bệnh viện Nhi đồng 2”, Tạp chí Nội khoa Việt Nam
6/2015, chuyên ngành Nhi, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, 29-37.
10. Nguyễn Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Thanh Lan (2013), “Đặc
điểm viêm khớp thiếu niên tự phát kháng trị tại bệnh viện Nhi
đồng 2 từ 1/2008 đến 7/2013”, Tạp chí Nội khoa Việt Nam 6/2014,
chuyên ngành Nhi, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, 30-35.
11. NICE Technology Appraisal 238 (2015): The efficacy and safety
of Tocilizumab in children with active Systemic JIA.
12. Tôn Thất Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Lan (2015), “Khảo sát mối
liên quan giữa nồng độ IL-6 và TNF-α với hoạt tính bệnh của
trẻ VKTNTP tại bệnh viện Nhi đồng 2”, Tạp chí Nội khoa Việt
Nam 7/2016, chuyên ngành Nhi, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, 32-37.
Ngày nhận bài báo: 24/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo 21/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_ket_qua_dieu_tri_cua_tocilizumab_trong_benh_viem_kh.pdf