Tài liệu Nhận xét hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch/kem betaine 0,1% – polyhexanide 0,1% trong chăm sóc vết thương mạn tính tại Bệnh viện Trưng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
31
NHẬN XÉT HIỆU QUẢ DIỆT KHUẨN CỦA DUNG DỊCH/KEM BETAINE 0,1% –
POLYHEXANIDE 0,1% TRONG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH TẠI BỆNH
VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Phạm Trịnh Quốc Khanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét tình trạng nhiễm khuẩn vết thương trước và sau khi sử dụng dung dịch/kem betaine
0,1% - polyhexanide 0,1%.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca; tiến hành làm sạch mô hoại tử (nếu có) và cấy
dịch vùng mô viêm loét mạn tính; sử dụng dung dịch/kem betaine 0,1%- polyhexanide 0,1% (Prontosan) rửa vết
thương và thay băng thường quy, cấy lại dịch vết thương sau 4-7 ngày sử dụng dung dịch trên.
Kết quả: điều trị 30 bệnh nhân (14 nữ) gồm 18 ca loét bàn chân đái tháo đường, 7 ca vết thương cấp tính
chuyển mạn, 5 ca viêm mô tế bào. Kết quả cho thấy bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau hơn khi đắp hoặc
rửa vết thương bằng Prontosan; không ghi nhận trường hợp nào bị kích ứng da hoặc dị ứng. Kết quả ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch/kem betaine 0,1% – polyhexanide 0,1% trong chăm sóc vết thương mạn tính tại Bệnh viện Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
31
NHẬN XÉT HIỆU QUẢ DIỆT KHUẨN CỦA DUNG DỊCH/KEM BETAINE 0,1% –
POLYHEXANIDE 0,1% TRONG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH TẠI BỆNH
VIỆN TRƯNG VƯƠNG
Phạm Trịnh Quốc Khanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét tình trạng nhiễm khuẩn vết thương trước và sau khi sử dụng dung dịch/kem betaine
0,1% - polyhexanide 0,1%.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca; tiến hành làm sạch mô hoại tử (nếu có) và cấy
dịch vùng mô viêm loét mạn tính; sử dụng dung dịch/kem betaine 0,1%- polyhexanide 0,1% (Prontosan) rửa vết
thương và thay băng thường quy, cấy lại dịch vết thương sau 4-7 ngày sử dụng dung dịch trên.
Kết quả: điều trị 30 bệnh nhân (14 nữ) gồm 18 ca loét bàn chân đái tháo đường, 7 ca vết thương cấp tính
chuyển mạn, 5 ca viêm mô tế bào. Kết quả cho thấy bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau hơn khi đắp hoặc
rửa vết thương bằng Prontosan; không ghi nhận trường hợp nào bị kích ứng da hoặc dị ứng. Kết quả cấy khuẩn
trước khi sử dụng Prontosan: 6 trường hợp cấy khuẩn âm tính; 24 trường hợp cấy khuẩn (+), bao gồm các chủng
Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Proteus
mirabilis, Escherichia coli. Sau sử dụng Prontosan 4-7 ngày: 6/6 trường hợp cấy khuẩn âm tính trước đó có kết
quả cấy lần 2 âm tính; chỉ còn lại 5/24 trường hợp cấy khuẩn (+) trước đó có kết quả cấy lần 2 (+), các vi khuẩn
cấy được là Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis. Các vết thương có độ xuất
tiết dịch vừa phải; mô hạt tiến triển thuận lợi.
Kết luận: dung dịch/kem betaine 0,1%- polyhexanide 0,1% hiệu quả trong ngăn ngừa cũng như điều trị
nhiễm khuẩn vết thương mạn tính; qua đó, giúp cho tiến trình lên mô hạt diễn tiến thuận lợi.
Từ khóa: dung dịch/kem betaine 0,1%- polyhexanide 0,1%, vết thương mạn tính, cấy khuẩn.
REMARKS ON BACTERICIDAL EFFECTS OF BETAINE 0.1% – POLYHEXANIDE SOLUTION/GEL IN
CHRONIC WOUND CARE AT TRUNG VUONG HOSPITAL
Pham Trinh Quoc Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 5 - 2016: 31 - 35
ABSTRACT
Objective: Reviewing the status of infectious wounds before and after using solution/gel betaine 0.1%-
0.1% polyhexanide.
Methods: descriptive study; debridement (if any) and 1st culture of wound exudates; wound cleansings and
dressings with solution/gel betaine 0.1%- 0.1% polyhexanide (Prontosan), 2nd culture of wound exudates after 4-7
days of using that solution/gel.
Results: 30 patients (14 women) compose of 18 diabetic foot ulcers, 7 retarded wounds, and 5 cellulitis.
Results showed that patients do not completely feel the pain when dressings with Prontosan; not any cases of skin
irritation or allergic reactions. Results of 1st bacterial culture before using Prontosan: 6 cases of negative resultat,
24 positive cases, including Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,
Enterococcus faecalis, Proteus mirabilis, Escherichia coli. After 4-7 days of using Prontosan: 6/6 cases previously
had 1st negative cultures that had negative results of 2nd cultures; there is only 5/24 cases having 1st positive results
* Khoa Bỏng- Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện TrưngVương
Tác giả liên lạc: TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh ĐT: 0918 394 362 Email: ptqkhanh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
32
that have 2nd positive results: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, and Enterococcus faecalis. The
wound exudates are moderate; the development of granulation tissue is progressively facilitated.
Conclusion: solution/gel betaine 0.1%- 0.1% polyhexanide has effects in preventing and treating chronic
wound infections; thereby, the process of granulation tissue is progressively facilitated.
Keywords: solution/gel betaine 0.1% - 0.1% polyhexanide, chronic wounds, culture.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương mạn tính luôn là thách thức đối
với các bác sĩ ngoại khoa và nội khoa(1). Vấn đề
nhiễm khuẩn trong vết thương mạn tính góp
phần làm chậm tiến trình lành vết thương(3). Do
đó, một trong những yếu tố quan trọng của điều
trị vết thương mạn tính là phải loại bỏ yếu tố
nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương. Theo các
nghiên cứu nước ngoài, dung dịch/kem betaine
0,1% - polyhexanide 0,1% đã được ghi nhận có
khả năng phân hủy màng sinh học vi khuẩn và
ngăn cản sự hình thành màng sinh học vi khuẩn
trên vết thương mạn tính giúp cho quá trình
lành vết thương diễn tiến thuận lợi(8)(2)(9). Tuy
nhiên, tại Việt Nam, khả năng diệt vi khuẩn
khuẩn của dung dịch/kem betaine 0,1% -
polyhexanide 0,1% chưa được nghiên cứu nhiều
tại Việt Nam.
Tại Bệnh viện Trưng Vương trong hai
năm qua, chúng tôi ghi nhận hơn 500 trường
hợp có vết thương mạn tính cũng như các tổn
thương hoại tử mô mềm. Chính vì vậy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét hiệu
quả diệt khuẩn của dung dịch/kem betaine 0,1% –
polyhexanide 0,1% trong chăm sóc vết thương
mạn tính tại bệnh viện Trưng Vương” nhằm
giúp bác sĩ có thêm một chọn lựa cho điều trị
vết thương mạn tính cũng như các tổn thương
hoại tử mô mềm.
Mục tiêu nghiên cứu
Nhận xét tình trạng nhiễm khuẩn vết
thương trước và sau khi sử dụng dung
dịch/kem betaine 0,1% - polyhexanide 0,1%.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
30 bệnh nhân có vết thương mạn tính mới
nhập viện hoặc chuyển từ các khoa khác đến
khoa Bỏng - Tạo hình Thẩm mỹ.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Bệnh nhân có vết thương mạn tính +/- mô
hoại tử, chưa được sử dụng dung dịch/kem
betaine 0,1% – polyhexanide 0,1% điều trị
trước đó.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân dị ứng dung dịch/kem betaine
0,1% – polyhexanide 0,1% hoặc không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Kỹ thuật thực hiện
Trang thiết bị
Dụng cụ thay băng thường quy,
Dụng cụ cấy khuẩn,
Dung dịch/kem betaine 0,1% – polyhexanide
0,1% do công ty B.Braun sản xuất với tên gọi
Prontosan, đã được Hiệp Hội Thuốc và Thực
phẩm Hoa Kỳ công nhận và được Bộ Y tế Việt
Nam cho phép sử dụng rộng rãi.
Các bước tiến hành
Chọn lựa vết thương phù hợp với tiêu
chuẩn chọn bệnh.
Thực hiện đánh giá lâm sàng, loại bỏ mô
hoại tử và cấy khuẩn, lấy các biến số cần thu
thập.
Tiến hành thay băng với dung dịch/kem
betaine 0,1% – polyhexanide 0,1%: ghi nhận các
chỉ số và thực hiện các xét nghiệm theo các biến
số cần thu thập.
Theo dõi và ghi nhận các biến số trong thời
gian chăm sóc vết thương và thực hiện cấy
khuẩn sau 4-7 ngày sử dụng Prontosan.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
33
Các biến số thu thập
Tuổi, giới, bệnh nền
Phân loại vết thương
Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương trước
sử dụng dung dịch/kem betaine 0,1% –
polyhexanide 0,1%: cấy dịch vết thương.
Kết quả tại chỗ sau điều trị
+ Khảo sát cảm giác đau chủ quan của bệnh
nhân khi sử dụng Prontosan.
+ Khảo sát tình trạng nhiễm khuẩn sau
điều trị 4-7 ngày: dựa vào kết quả cấy dịch vết
thương.
+ Khảo sát tình trạng vết thương: xuất tiết,
mùi, màu sắc.
+ Khảo sát đặc điểm mô hạt.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU– BÀN LUẬN
Đặc điểm nhóm nghiên cứu
30 bệnh nhân
Tuổi
Tuổi trung bình: 54,07 tuổi; trẻ nhất: 21 tuổi,
cao tuổi nhất: 89 tuổi. Việt Nam là một nước
đang phát triển, đời sống người dân ngày càng
được nâng cao, tuổi thọ trung bình cũng tăng
lên kéo theo mô hình bệnh tật thay đổi; kèm
theo đó là các bệnh lý ở người lớn tuổi: tăng
huyết áp, tiểu đường, cũng như các biến
chứng của các bệnh lý trên: vết thương mạn
tính. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng
tôi cũng nằm trong quy luật trên, phù hợp với
nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới, ngoài
những vấn đề của các bệnh lý mạn tính, tình
trạng nhiễm khuẩn cũng chiếm tỉ lệ cao trong
mô hình bệnh tật nói chung.
Giới
16 nam/14 nữ. Nam và nữ chiếm tỉ lệ tương
đương.
Về loại vết thương
Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt
Nam đã và đang có chiều hướng gia tăng
nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền của cả
nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu
công nghiệp. Theo Tổ chức Y tế thế giới và
Liên đoàn Đái tháo đường, Việt Nam là một
trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái
tháo đường nhanh nhất thế giới. Rất nhiều
người bệnh và gia đình cũng như các cơ sở y
tế đang phải chịu những gánh nặng về kinh tế
cho chi phí rất lớn trong điều trị căn bệnh
này. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, số bệnh
nhân mắc đái tháo đường đã tăng đến 211%
với gần 5 triệu người mắc và cứ 10 ca thì có 6
ca được chuẩn đoán có biến chứng. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
các nhận định trên đa số (18 vết thương) vết
thương/bệnh nhân đái tháo đường; ngoài ra,
là 5 vết thương cấp tính chậm liền, 7 trường
hợp viêm mô tế bào.
Mô hoại tử ở bề mặt vết thương mạn tính là
môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển(1).
Mô hoại tử cần được loại bỏ sớm để tiến trình
lành vết thương diễn ra thuận lợi. Trong lô
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 9 vết
thương có mô hoại tử cần cắt làm sạch trước khi
sử dụng Prontosan.
Kết quả đánh giá
Cảm giác đau, kích ứng da, dị ứng: những
tiêu chí cần có của dung dịch/kem rửa vết
thương là không gây đau thêm cho bệnh nhân,
không gây kích ứng da, cũng như không gây dị
ứng cho bệnh nhân. Kết quả ghi nhận của
chúng tôi cho thấy bệnh nhân hoàn toàn không
cảm thấy đau hơn khi đắp hoặc rửa vết thương
bằng Prontosan; chúng tôi cũng không ghi nhận
trường hợp nào bị kích ứng da hoặc dị ứng;
điều này chứng tỏ Prontosan an toàn khi sử
dụng. Kết quả trên cũng phù hợp với ghi nhận
của Lenselink E., Andriessen A., đây là chất
thích hợp tuyệt hảo cho mô, không gây độc tế
bào, không kích ứng, không gây đau(7). Chỉ có
hai ca dị ứng được báo cáo; trong đó, một ca chỉ
được suy đoán dị ứng polyhexanide dựa trên
bệnh sử đơn thuần, một ca được chẩn đoán dị
ứng với polyhexanide thông qua việc việc xác
định chất trung gian chuyển hóa viêm IgE;
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016
34
trong khi đó, dị ứng với các chất sát khuẩn khác
được biết rõ qua việc xác định chất trung gian
chuyển hóa viêm IgE(4). Chưa có một nghiên cứu
nào về yếu tố quyết định dị ứng của
polyhexanide được thực hiện(6,7).
Cấy khuẩn
Trước khi sử dụng Prontosan
6 trường hợp cấy khuẩn âm tính. 24 trường
hợp cấy khuẩn (+), bao gồm các chủng
Staphylococcus epidermidis, Pseudomonas
aeruginosa, Staphylococcus aureus, Enterococcus
faecalis, Proteus mirabilis, Escherichia coli. Trong
quá trình liền vết thương, nhiễm khuẩn là biến
chứng nặng và hay gặp, làm chậm quá trình liền
vết thương; nguồn nhiễm khuẩn có thể xuất
phát từ môi trường xung quanh hoặc tại chỗ tổn
thương; các nội độc tố, ngoại độc tố và các men
do vi khuẩn tiết ra ở tổn thương có ảnh hưởng
tại chỗ và toàn thân(3). Về chủng loại vi khuẩn,
theo Christian Échinard, Jacques Latarjet (1995),
các vi khuẩn thường gặp thuộc nhóm Gram (+)
là Staphylococcus epidermidis và Streptococcus
nhóm D; các vi khuẩn thuộc nhóm Gram (-)
thường gặp là Pseudomonas aeruginosa,
Enterobacteries và Acinetobacter. Theo Charles
Marks (1997), tác nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm
trùng tại chỗ vết thương và nhiễm trùng toàn
thân là Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus
aureus. Theo Anturson M.G. (2002), các chủng vi
khuẩn thường gặp trong bỏng là Staphylococcus
aureus, các loài thuộc chủng Streptococcus,
Pseudomonas aeruginosa. Theo Cynthia Villarreal
và cộng sự (2002), ở thập kỷ 1990-1999, tác nhân
Gram (+) chiếm tỉ lệ vượt trội trong nhiễm trùng
vết thương, các chủng Enterococci chiếm vị trí
khiêm tốn hơn, Pseudomonas aeruginosa cũng
chiếm tỉ lệ cao trong thời gian này; theo Lipsky
B.A. và cộng sự (2012), vết thương cấp tính
thường tồn tại vi khuẩn thường trú ở da, như tụ
cầu và các trực trùng. Ở vết thương mạn tính
với môi trường đặc biệt thường có số lượng
cũng như các chủng vi khuẩn nhiều hơn ở vết
thương cấp tính. Vết thương mạn tính có liên
quan đến vi khuẩn kỵ khí và nhiều chủng vi
khuẩn cùng lúc trên vết thương(8). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận các
chủng vi khuẩn như các tác giả trên đã nêu.
Sau khi sử dụng Prontosan
6 trường hợp cấy khuẩn âm tính trước đó
cũng có kết quả cấy lần 2 âm tính (sau 4-7 ngày
sử dụng Prontosan). Với 24 trường hợp cấy
khuẩn (+), chỉ còn lại 5 trường hợp cấy khuẩn
(+), các vi khuẩn cấy được là Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus
faecalis. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận
định của Minnich K.E., dung dịch/kem betaine
0,1% – polyhexanide 0,1% được sử dụng rộng
rãi như là một tác nhân làm sạch trong điều trị
tại chỗ vết thương mạn tính. Trên thực nghiệm,
các nghiên cứu đã chứng tỏ dung dịch và kem
với nồng độ trên có tác dụng kháng khuẩn hiệu
quả, chúng có hiệu quả làm giảm sự tăng
trưởng trên các chủng vi khuẩn Aspergillus
brasiliensis, Staphylococcus epidermidis,
Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens,
Candida albicans, Staphylococcus aureus,
vancomycin-resistant Enterococcus faecalis,
Proteus mirabilis, Escherichia coli, methicillin-
resistant Staphylococcus aureus, Acinetobacter
baumannii, Enterobacter cloacae, và Enterobacter
faecalis(9,7,10). Theo Bjarnsholt T., màng sinh học vi
khuẩn làm châm tiến trình lành vết thương(2); có
nhiều nghiên cứu nước ngoài cho thấy
Prontosan có khả năng phân hủy và phòng
ngừa hình thành màng sinh học vi khuẩn trên
vết thương, đặc biệt là vết thương mạn tính;
polyhexanide là chất kháng khuẩn được sử
dụng rộng rãi trong thực tế như dung dịch rửa
kính áp tròng, băng vết thương, làm sạch hồ và
sử dụng trong thẩm mỹ.
Tình trạng xuất tiết tại vết thương
Các vết thương trong lô nghiên cứu của
chúng tôi có độ xuất tiết dịch vừa phải. Tình
trạng xuất tiết tại vết thương là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
Prontosan. Theo Kapalschinski N. và cộng sự,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
35
nồng độ albumin tại vết thương ảnh hưởng tới
hiệu lực kháng khuẩn của dung dịch/kem
betaine 0,1% – polyhexanide 0,1%; những vết
thương xuất tiết nhiều với nồng độ albumin cao
nên được lảm giảm tiết dịch để tăng hiệu quả
kháng khuẩn của chất trên(5). Với kết quả trên,
chúng tôi nhận thấy có thể do tình trạng xuất
tiết vừa phải ở các vết thương trong lô nghiên
cứu giúp cho tỉ lệ nhiễm khuẩn giảm rõ rệt sau
khi sử dụng Prontosan. Để có nhận định chính
xác chúng tôi cần thực hiện những nghiên cứu
sâu hơn.
Đặc điểm mô hạt
Các vết thương trong lô nghiên cứu đều có
tiến triển thuận lợi, các vết thương đều tự liền
tốt hoặc có kết quả mảnh da ghép, vạt da sống
tốt. Kết quả này phù hợp với nhận định của
Kevin E. Minnich, polyhexanide là một chọn lựa
trong điều trị vết thương mạn tính và vết
thương bỏng do dung dịch trên không làm
chậm tiến trình lành vết thương(9).
KẾT LUẬN
Việc sử dụng dung dịch/kem betaine 0,1% –
polyhexanide 0,1% trên vết thương mạn tính
giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn một cách hiệu
quả và cũng hiệu quả trong điều trị các trường
hợp nhiễm trùng, giúp cho tiến trình hình thành
mô hạt cũng như biểu mô hóa diễn tiến một
cách thuận lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baranoski S, Ayello EA, Langemo DK (2012). Wound
Assessment. Wound Care Essentials, Lippincott Williams &
Wilkins. Six Edition, pp. 101-125.
2. Bjarnsholt T (2013). The role of bacterial biofilms in chronic
infections. APMIS Supplementum, V. 136, pp. 1-51.
3. Gardner SE, Frantz RA (2012). Wound Bioburden and
Infection. Wound Care Essentials, Lippincott Williams &
Wilkins. Six Edition, pp. 126-156.
4. Gilliver S (2009). PHMB: a well-tolerated antiseptic with no
reported toxic effects. J. Wound Care, V. Activa Health
Supplement, pp. 9-14.
5. Kapalschinski N, Seipp HM, Onderdonk AB, Goertz O,
Daigeler A, Lahmer A, Lehnhardt M, Hirsch T (2013).
Albumin reduces the antibacterial activity of polyhexanide-
biguanide-based antiseptics against Staphylococcus aureus
and MRSA. Burns, V. 39, pp.1221-1225.
6. Kautz O, Schumann H, Degerbeck F, Venemalm L, Jakob T
(2010). Severe anaphylaxis to the antiseptic polyhexanide.
Allergy, V. 65(8), pp. 1068-1070.
7. Lenselink E, Andriessen A (2011). A cohort study on the
efficacy of a polyhexanide-containing biocellulose dressing in
the treatment of biofilms in wounds. J. Wound Care, V. 20(11),
pp. 536-539.
8. Lipsky BA, Embil JM, Joseph WS, Karchmer AW, Pinzur MS,
Senneville E (2012). 2012 Infectious Diseases Society of
America Clinical Practice Guideline for the Diagnosis and
Treatment of Diabetic Foot Infections. Oxford Journal of Clinical
Infectious Diseases, V.54(12), pp.132-173.
9. Minnich KE, Stolarick R, Wilkins RG, Chilson G, Pritt SL,
Unverdorben M (2012). The effect of a Wound Care Solution
containing Polyhexanide and Betaine on Bacterial Counts:
Results of an in vitro Study. Ostomy Wound Manage, V. 58(10),
pp. 32-36.
10. Valenzuela AR, Perucho NS (2008). The Effectiveness of a 0,1%
polyhexanide gel. Revista de Enfermeria, V. 31(4), pp. 7-12.
Ngày nhận bài báo: 08/8/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/8/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_hieu_qua_diet_khuan_cua_dung_dichkem_betaine_01_pol.pdf