Tài liệu Nhận xét giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong chẩn đoán sỏi đường mật chính: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
** Bộ môn Ngoại TQ Đại Học Y Dược TPHCM, BV NDGĐ TPHCM
NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
XOẮN ỐC TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH
Đỗ Đình Công*, Nguyễn Việt Thành**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá giá trị của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc (CLVT) trong chẩn đoán bệnh
lý sỏi đường mật chính.
Bệnh nhân và phương pháp: các bệnh nhân nghi ngờ sỏi đường mật chính trên lâm sàng được thực
hiện siêu âm bụng (SA) và chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc với lát cắt liên tục dày 4-mm, không dùng thuốc
cản quang. Sự hiện diện của sỏi được xác nhận bằng việc lấy sỏi trong mổ hoặc qua chụp đường mật trực
tiếp trong mổ hoặc hình chụp kerh sau mổ hoặc chụp đường mật xuyên gan qua da hoặc nội soi mật tụy
ngược dòng.
Kết quả: từ tháng 4/2004 đến tháng 11/200...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét giá trị chẩn đoán của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong chẩn đoán sỏi đường mật chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
** Bộ môn Ngoại TQ Đại Học Y Dược TPHCM, BV NDGĐ TPHCM
NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
XOẮN ỐC TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH
Đỗ Đình Công*, Nguyễn Việt Thành**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá giá trị của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc (CLVT) trong chẩn đoán bệnh
lý sỏi đường mật chính.
Bệnh nhân và phương pháp: các bệnh nhân nghi ngờ sỏi đường mật chính trên lâm sàng được thực
hiện siêu âm bụng (SA) và chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc với lát cắt liên tục dày 4-mm, không dùng thuốc
cản quang. Sự hiện diện của sỏi được xác nhận bằng việc lấy sỏi trong mổ hoặc qua chụp đường mật trực
tiếp trong mổ hoặc hình chụp kerh sau mổ hoặc chụp đường mật xuyên gan qua da hoặc nội soi mật tụy
ngược dòng.
Kết quả: từ tháng 4/2004 đến tháng 11/2004 có 41 bệnh nhân nghi ngờ sỏi đường mật được thực
hiện siêu âm bụng và cắt lớp vi tính xoắn ốc. Độ nhạy và độ đặc hiệu của CLVT trong chẩn đoán sỏi gan
là 82,75% và 100%. Độ nhạy này thấp hơn nhiều trong chẩn đoán sỏi ở vị trí ở cấp độ thùy hay phân thùy
gan (độ nhạy tương ứng của CLVT là 75% và 68,08%). Đối với sỏi ống mật chủ, độ nhạy và đặc hiệu của
CLVT là 70,07% và 100%.
Kết luận: chụp cắt lớp vi tính có độ nhạy không cao trong chẩn đoán sỏi gan, độ nhạy này còn thấp
hơn nữa khi chẩn đoán sỏi trong gan ở vị trí phân thuỳ. Tuy nhiên độ đặc hiệu của CLVT rất cao trong
chẩn đoán sỏi trong gan và sỏi ống mật chủ, dường như cao hơn hẳn siêu âm trong việc chẩn đoán sỏi
ống mật chủ mặc dù cần phải nghiên cứu với cở mẫu lớn hơn. Sự kết hợp siêu âm và cắt lớp vi tính làm
tăng đáng kể độ nhạy trong chẩn đoán sỏi đường mật chính. Do đó CLVT xoắn ốc có thể được dùng như
một phương pháp chẩn đoán ban đầu bổ xung cho siêu âm trong chẩn đoán sỏi đường mật chính vì giá
thành có thể chấp nhận được của phương pháp này..
SUMMARY
VALUE OF SPIRAL COMPUTER TOMOGRAPHY
IN THE DIAGNOSIS OF BILE DUCT LITHIASIS
Do Dinh Cong, Nguyen Viet Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005:
49 - 53
Purposes: To determine the value of spiral computer tomography (CT) in the diagnosis of bile duct
lithiasis.
Materials and Methods: patients suspected of having bile duct lithiasis based on clinical symptoms
were examined with ultrasound and spiral computer tomography with continued slices of 4mm thickness
and non-contrast. Presence or absence of biliary lithiasis were confirmed on the basis of findings at
surgery and/or intraoperative, postoperative cholangiography or percutaneous cholangiography or
endoscopic retrograde cholangiograpy.
Results: From 4/2004 to 11/2004, spiral CT were performed in 41 patients suspected of having bile
duct lithiasis. For intrahepatic lithiasis, the sensitivity and specificity of spiral CT are 82,75% và 100%.
* Bộ môn Ngoại TQ Đại Học Y Dược TPHCM, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hoá -Gan mật BV NDGĐ TPHCM
49
This specificity are lower in diagnosis of lobar and segmentary lithiasis (the specificity are 75% and
68,08%). For choledocholithiasis, the sensitivity and specificity of spiral CT are 70,07% và 100%.
Conclusions: The sensitivity of Spiral CT is low in the diagnosis of intrahepatic lithiasis, especially for
segmentary lithiasis. This sensitivity depends on biliary dilatation and density of calcium in lithiasis.
However the specificity of spiral CT for blie duct lithiasis is very high, probably markedly higher than the
specificity of ultrasound. Spiral CT could be used as a complementary investigator with US because the
combination of these two methods improve considerably the specificity for lithiasis diagnosis.
MỞ ĐẦU
Sỏi đường mật chính là bệnh lý thường gặp ở
nứớc ta. Từ lâu siêu âm là phương tiện không xâm hại
được dùng phổ biến bước đầu trong chẩn đoán xác
định sỏi đường mật chính ở bệnh nhân có triệu
chứng lâm sàng nghi ngờ. Tuy nhiên vì kết quả chẩn
đoán của siêu âm tùy thuộc nhiều vào người thực
hiện và không phải lúc nào cũng độ tin cậy đủ để
hướng dẫn cho việc điều trị. Trong thời gian gần đây
ở bệnh viện Nhân dân gia định, chúng tôi đã bắt đầu
thực hiện một số truờng hợp chẩn đoán bệnh lý sỏi
đường mật chính bằng chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc.
Nên chúng tôi muốn tổng kết đánh giá vai trò của
chụp điện tóan cắt lớp trong chẩn đoán bệnh lý sỏi
đường mật chính qua so sánh các giá trị chẩn đoán
của hai phương pháp này.
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Trong thời gian từ tháng 04 năm 2004 đến tháng
11 năm 2004, 41bệnh nhân (bn) gồm 24 nữ và 17
nam có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ sỏi đường mật
chính được thực hiện siêu âm bụng và chụp cắt lớp vi
tính xoắn ốc. Chẩn đoán sỏi được xác nhận qua việc
tìm thấy sỏi trong mổ hoặc bằng các phương pháp
chụp đường mật trực tiếp như chụp đường mật trong
mổ, chụp đường mật sau mổ qua kerh, chụp đường
mật xuyên gan qua da, nội soi mật tụy ngược dòng.
Siêu âm bụng được các bác sỉ siêu âm của bệnh
viện nhân dân gia định thực hiện với máy Toshiba
SaL 10A (đầu dò 8,5cm với tần số 2,25MHZ). Siêu âm
được thực hiện với lát cắt dọc và đưói sườn, mặt
phẳng cắt liên sườn chỉ được dùng khi cần thiết.
Chụp cắt lớp vi tính được thực hiện với các lát cắt
hình liên tục 4-7mm với MSCT Aquillon, thuốc cản
quang không được dùng trong đa số các trường hợp.
KẾT QUẢ
- 41 bệnh nhân gồm 24 nữ (58,50%), 17 nam
(41,5o%).
-Tuổi: từ 21 đến 86, tuổi trung bình 51,98.
-Bệnh lý sỏi đường mật thường phức tạp: thời
gian mắc bệnh lâu dài (trung bình 5, 4 năm). Đa số
bệnh nhân có tiền sử bệnh lý sỏi mật (30 bn
#73,20%): 31, 70% bệnh nhân (13bn) có viêm đường
mật và 41,50% bệnh nhân (17bn) có mổ sỏi mật
trong đó có bệnh nhân được mổ nhiều đến 5 lần.
-36/41bn được xác nhận có sỏi (87,80%): 10 bn
sỏi trong gan đơn thuần (24,40%), 19 bn sỏi trong
gan kết hợp với sỏi ống mật chủ (46,30%), 7 bn sỏi
ống mật chủ đơn thuần (17,10%).
Sỏi gan
-Sỏi đường mật chính được chẩn đoán trên chụp
điện tóan cắt lớp với tiêu chuẩn: bóng cản quang
(hình tròn, bầu dục hoặc nhiều cạnh) nằm trong
đường mật trong gan dãn hoặc trong ống mật chủ.
Đối với SA thì sỏi được chẩn đoán với tiêu chuẩn
bóng phản âm dày nằm trong đường mật dãn, có thể
có bóng lưng hoặc không. Với tiêu chuẩn chẩn đoán
như trên, chụp cắt lớp vi tính phát hiện 24/29 trường
hợp sỏi trong gan so với 25/29 trường hợp được phát
hiện qua siêu âm. Độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu
âm và chụp cắt lớp vi tính được thể hiện như sau
(bảng 1).
Bảng1
Giá trị chẩn đoán SA CLVT SA + CT
Độ nhạy
Độ chuyên
Giá trị tiên đoán dương
Giá trị tiên đoán âm
86,20%
91,66%
96,15%
77,33%
82,75%
100%
100%
70,58%
93,10%
83,33%
93,10%
83,33%
50
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
- Chẩn đoán vị trí sỏi ở mức độ thùy gan: 41
bệnh nhân có 36 thùy gan bị sỏi (36/82 # 43,90%).
CLVT phát hiện sỏi ở 27 thùy (27/36# 75%) so với SA
(31/36 thùy # 86,11%)
Độ nhạy, độ đăc hiệu của CLVT và SA trong chẩn
đoán vị trí sỏi ở thùy gan được tóm tắt trong bảng 2
Bảng 2
Giá trị chẩn đoán SA CLVT SA + CT
Độ nhạy
Độ chuyên
Giá trị tiên đoán dương tính
Giá trị tiên đoán âm tính
86,11%
86,95%
83,78%
88,88%
75%
86,95%
75%
81,63%
89,19%
88,09%
86,48%
84,09%
-Chẩn đoán vị trí sỏi ở phân thùy gan: 38 bệnh
nhân (loại trừ 3 bn vì không kiểm chứng được) có 47
thùy gan bị sỏi (47/152 # 30,92%). CLVT phát hiện
sỏi ở 32 thùy (32/47# 68,08%) so với 27 thùy trên SA
(27 /47 # 57,44%).
Độ nhạy và đặc hiệu của CLVT và SA trong chẩn
đoán sỏi vị trí phân thùy được tóm tắt trong bảng 3:
Bảng 3
Giá trị chẩn đoán SA CLVT SA + CT
Độ nhạy
Độ chuyên
Giá trị tiên đoán dương tính
Giá trị tiên đoán âm tính
57,44%
94,28%
81,81%
83,19%
68,08%
97,14%
91,42%
87,17%
70,73%
93,69%
80,55%
89,65%
Sỏi ống mật chủ
-26/41 bệnh nhân có sỏi ở ống mật chủ (63,41%),
CLVT phát hiện 19 truờng hợp sỏi ống mật chủ
(19/26# 70,07%) so với 20 trường hợp trên siêu âm
(20/ 26 #76,92 %). Độ nhạy, độ đặc hiệu của SA và
CLVT trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ được tóm tắt
trong bảng 4:
Bảng 4:
Giá trị chẩn đoán SA CLVT SA + CT
Độ nhạy
Độ chuyên
Giá trị tiên đoán dương
Giá trị tiên đoán âm
76,92%
80%
86,95%
75%
70,07%
100%
100%
68,18%
93,33%
80%
93,33%
80%
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc
phát hiện sỏi
Mổ cũ ở đường mật
Dùng phép kiểm X2 ta thấy không có sự liên quan
giữa tiền sữ mổ sỏi mật với việc không phát hiện sỏi
gan phải trên siêu âm, sỏi gan phải và trái trên CLVT,
phát hiện sỏi ống mật chủ trên siêu âm và CLVT
nhưng giữa tiền sử mổ và không phát hiện sỏi gan
trái trên siêu âm lại có liên quan (P<0,05) với tỷ số
khả năng 5,718 >1.
Dãn đường mật
+ Dùng phép kiểm X2 ta thấy việc không phát
hiện sỏi gan, sỏi ống mật chủ trên siêu âm, trên
CLVT có liên quan chặt với tình trạng dãn ống mật
chủ (kích thước ống mật chủ) (P<0,01) với tỷ số khả
năng >1 (8,835-20,663)
Hơi trong đường tiêu hóa và phát hiện
sỏi ống mật chủ
Dùng phép kiểm X2 ta thấy có sự liên quan giữa
hơi trong đường tiêu hóa với việc không phát hiện sỏi
gan trái, sỏi ống mật chủ trên siêu âm (P<0,01) với
tỷ số khả năng >1 nhưng hơi trong đường tiêu hoá
không cản trỡ chẩn đoán sỏi gan phải trên siêu âm,
sỏi gan và sỏi ống mật chủ trên CLVT.
Cản quang của viên sỏi
Việc phát hiện sỏi trên CLVT phụ thuộc vào
thành phần canxi trong viên sỏi. Chỉ có
70,03%(19/26) sỏi ống mật chủ và 68,08% (32/47) sỏi
ở các phân thuỳ gan là thấy được trên CLVT.
So sánh giữa CLVT và SA trong việc
phát hiện sỏi
Bảng 5:
CLVT SA
Gan có sỏi
Thùy gan có sỏi
Phân thùy gan có sỏi
Sỏi ống mật chủ
Nhiều hơn 2bn
Nhiều hơn 4bn
Nhiều hơn 5bn
Nhiều hơn 2bn
Nhiều hơn 3bn
Nhiều hơn 3bn
Nhiều hơn 4bn
Nhiều hơn 5bn
BÀN LUẬN
-Bệnh lý sỏi đường mật của chúng ta thường
phức tạp: thời gian mắc bệnh lâu dài (trung bình 5,4
năm), bệnh thường tái phát nhiều lần (73,20%) và
gần phân nữa (41,50%) số bệnh nhân có tiền sữ phẫu
thuật vì sỏi đường mật. Do đó vấn đề chẩn đoán sỏi
thường gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa đa số trường
hợp là sỏi trong gan (80,55%, trong đó 52,77% sỏi
trong lẫn ngòai gan) do đó vấn đề chẩn đoán hình
ảnh chính xác càng phải được đặt ra.
51
Sỏi ở gan
Với tiêu chuẩn chẩn đoán của CLVT và SA là
bóng cản quang trên CLVT hoặc bóng phản âm dầy
nằm trong đường mật trong hoặc ngòai gan dãn thì
SA và CLVT có độ đặc hiệu rất cao (91,66% đối với
SA và 100% đối với CLVT). Tuy nhiên độ nhạy của
siêu âm và cắt lớp vi tính không cao trong phát hiện
sỏi gan (86,20% và 82,75%)(độ nhạy của SA 68%
theo Amouyal 94, Kaokpessi 2001, độ nhạy của
CLVT là 63-81% theo Lim 91) nên dễ bỏ sót sỏi gan
(10/36 thuỳ gan # 27,80% đối với siêu âm và 9/36
thuỳ gan 25% đối với cắt lớp vi tính). Độ nhạy này
còn thấp hơn nhiều trong chẩn đoán sỏi ở vị trí chi
tiết hơn ở cấp độ thùy hay phân thùy gan (độ nhạy
tương ứng của SA và CLVT trong chẩn đoán sỏi
phân thùy gan là 54,77% và 68,08%). Do đó nếu chỉ
dựa trên CLVT và SA để làm căn cứ hướng dẫn phẫu
thuật thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ làm sạch
sỏi trong gan vỉ CLVT và SA bỏ sót rất nhiều (20/47
sỏi phân thuỳ gan không phát hiện trên siêu âm #
42,55% và 15/47 sỏi phân thuỳ gan không phát hiện
sỏi trên CLVT# 31,90%). Vì vậy CLVT cũng như SA
chỉ nên dùng như phương pháp bổ xunh cho nhan
trong chẩn đoán bước đầu bổ xung cho sỏi đường
mật chính.
Sỏi ống mật chủ
CLVT và SA đều có độ nhạy không cao trong
phát hiện sỏi ống mật chủ (độ nhạy tương ứng của
CLVT và SA là 70,07% và 76,92%) (CLVT có độ
nhạy 75% theo Pavone, độ nhạy của SA là 55%
theo Barone) (2,1) nên chắc chắn sẽ bỏ sót rất nhiều
trường hợp sỏi ống mật chủ (6/26 sỏi ống mật chủ
# 23,07% không phát hiện được trên siêu âm và
7/26 sỏi ống mật chủ bỏ sót trên CLVT # 26,92%).
Tuy nhiên độ đặc hiệu của CLVT rất cao 100% so
với SA chỉ có 80%. Vì vậy ở bn có triệu chứng lâm
sàng nghi ngờ sỏi đường mật chính mà trên CLVT
có bóng cản quang nằm trong ống mật chủ thì
chẩn đoán sỏi gần như chắc chắn trong khi hình
ảnh phản âm dầy trong ống mật chủ thì có thể lầm
với nguyên nhân khác (độ đặc hiệu của SA và
CLVT không khác nhau có ý nghĩa thống kê).
Các yếu tố ảnh hưởng đến viêc chẩn
đoán sỏi mật của CLVT và SA
Dãn đường mật trong và ngòai gan
Sỏi sắc tố cản quang nằm trong các ống mật
trong gan dãn hay ống mật chủ dãn là lý tưởng
nhất để khảo sát trên CLVT cũng như trên siêu âm
(phép kiểm X2, P<0,01). Khi đường mật không
dãn thì rất dễ bỏ sót sỏi trên SA hoặc CLVT (1,2,3).
Theo Itai(3) độ nhạy của CLVT trong khảo sát sỏi
thấp trong trường hợp sỏi hỗn hợp, trong trường
hợp ống mật không giãn hoặc giãn ít vì khi đó sỏi
và dịch mật có thể cùng đậm độ.
Hơi đường tiêu hoá
Hơi trong đường tiêu hoá cản trỡ sự khảo sát
sỏi ống mật chủ trên siêu âm (P<0,01 với tỷ số
khả năng >1), nhất là khi có mổ đường mật trước
đó, mà không cản trỡ CLVT. Tuy nhiên độ nhạy
của CLVT không cao hơn SA trong việc chẩn đoán
sỏi ống mật chủ như các tác giả khác(1,2,3). Điều
này có lẽ do phát hiện sỏi trên CLVT không bị cản
trỡ bởi hơi trong đường ruột nhưng lại phụ thuộc
vào mật độ canxi trong viên sỏi. Ngoài ra chúng tôi
còn ghi nhận hơi trong đường tiêu hoá cũng cản
trở sự khảo sát đường mật gan trái của siêu âm.
Cản quang của viên sỏi và đậm độ của
dịch mật
Chỉ có 70,03%(19/26) sỏi ống mật chủ và
68,08% (32/47) sỏi ở các phân thuỳ gan là có mật
độ canxi đũ thấy được trên CLVT.
Theo Itai(3) độ nhạy của CLVT trong khảo sát
sỏi thấp trong trường hợp sỏi hỗn hợp, trong
trường hợp ống mật không giãn hoặc giãn ít vì khi
đó sỏi và dịch mật có thể cùng đậm độ.
Khí đường mật
Khí đường mật cản trở sự khảo sát trên SA, đến
nổi không phải tất cả các vùng của cây đường mật
đều có thể khảo sát được bằng phương pháp này (3),
tuy nhiên chúng tôi không ghi nhận điều này (phép
kiểm X 2).
Mổ cũ của đường mật
Hơi trong đường tiêu hoá trong trường hợp mổ
52
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
cũ đường mật cản trỡ khảo sát ống mật chủ của SA,
vì vậy độ nhạy của CLVT trong khảo sát sỏi ống chủ
cao hơn SA (1,2,3), tuy nhiên chúng tôi không ghi nhận
điều này và mổ củ đường mật cản trở khảo sát sỏi gan
trái trên SA hơn là sỏi ống mật chủ, có lẽ do bn có mổ
cũ ở đường mật hơi ống tiêu hoá như dạ dày cản trỡ
nhiều siêu âm khảo sát đường mật gan trái hơn là
ống mật chủ.
-Qua việc so sánh, chúng tôi nhận thấy CLVT
không cung cấp thêm được các thông tin hơn hẳn
SA trong chẩn đoán sỏi mật. Tuy nhiên nếuy kết
hợp kết quả cùa SA va CLVT thì ta thấy độ nhạy
trong việc phát hiện sỏi gan, chẩn đoán sỏi ở vị trí
thuỳ và phân thuỳ gan, phát hiện sỏi ống mật chủ
được cải thiện đáng kể mặc dù độ đặc hiệu có giảm
đôi chút.
KẾT LUẬN
Chụp cắt lớp vi tính chưa thấy có vai trò nổi
bật hơn siêu âm bụng trong việc chẩn đoán sỏi
đường mật chính trong và ngoài gan như mong đợi
vì độ nhạy không cao, độ nhạy này còn thấp hơn
nữa khi chẩn đoán sỏi trong gan ở vị trí phân thuỳ
gan. Điều này có lẽ CLVT không bị ảnh hưởng bởi
hơi đường tiêu hoá trong việc chẩn đoán nhưng lại
phụ thuộc nhiều vào tình trạng dãn đường mật và
nhất là mật độ canxi trong viên sỏi. Tuy nhiên độ
đặc hiệu của CLVT rất cao trong chẩn đoán sỏi
trong gan và sỏi ống mật chủ, dường như cao hơn
hẳn siêu âm trong việc chẩn đoán sỏi ống mật chủ
mặc dù cần phải nghiên cứu với cở mẫu lớn hơn.
Độ đặc hiệu cao của CLVT trong chẩn đoán sỏi có
thể làm cho các thầy thuốc chuyên khoa gan mật
yên tâm trong việc chỉ định can thiệp lấy sỏi tránh
bớt nhầm lẫn hơn là chỉ dựa đơn thuần vào siêu
âm bụng. Sự kết hợp siêu âm và cắt lớp vi tính làm
tăng đáng kể độ nhạy trong chẩn đoán sỏi đường
mật chính. Do đó CLVT xoắn ốc có thể được dùng
như một phương pháp chẩn đoán ban đầu bổ xung
cho siêu âm trong chẩn đoán sỏi đường mật chính
vì giá thành có thể chấp nhận được của phương
pháp này..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baron RL (1987), Common bile duct stones.
Reassessement of criteria for CT diagnosis, Radiology,
162, pp. 419.
2. Pavone. P, Laghi. A, Lomanto. D, Fiocco. F,
Panebianco. V et al (1997), MRC in the evaluation of
CBD stones before laparoscopic cholecystectomie, Surg
Endosc, 11, pp. 982-985.
3. Yuji Itai, Tsutomu Araki, Shigeru Furui, Akira Tasaka,
Yutaka Atomi (1980), Computed Tomography and
Ultrasound in the diagnosis of intrahepatic calculi,
Radiology, 136, pp 399-405.
53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_xet_gia_tri_chan_doan_cua_chup_cat_lop_vi_tinh_xoan_oc.pdf