Tài liệu Nhận xét diễn biến sinh vật gay hại cây trồng, khuyến cáo và biện pháp phòng trừ: Nhận xét diễn biến sinh vật gay hại cây trồng, khuyến cáo và biện pháp phòng trừ: - (21/01/2009) Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt
1.Nhận xét diễn biến: - Họ thập tự: Mật độ sâu tơ trên cây trồng họ thập tự giảm nhẹ trên cả 2 giai đoạn ( 30 NST), nguyên nhân do Nhiệt độ xuống thấp đã ảnh hưởng đến khả năng phát dục của sâu tơ, tại địa bàn Phường 7 xuất hiện rệp gây hại trên cây bắp cải và cải thảo...
1.Nhận xét diễn biến:
- Họ thập tự: Mật độ sâu tơ trên cây trồng họ thập tự giảm nhẹ trên cả 2 giai đoạn ( 30 NST), nguyên nhân do Nhiệt độ xuống thấp đã ảnh hưởng đến khả năng phát dục của sâu tơ, tại địa bàn Phường 7 xuất hiện rệp gây hại trên cây bắp cải và cải thảo. Bệnh cháy lá tỷ lệ nhiễm giảm mạnh, bệnh sưng rễ giảm nhẹ, bệnh thối gốc ổn định trên cây sú nhưng nhiễm nặng trên cây cải thảo gần thu hoạch.
- Trên cây khoai tây: Bệnh mốc sương tỷ lệ nhiễm giảm mạnh, nguyên nhân do thời tiết khô ráo nên các biện pháp phòng trừ của bà con nông dân đã mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên m...
21 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nhận xét diễn biến sinh vật gay hại cây trồng, khuyến cáo và biện pháp phòng trừ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét diễn biến sinh vật gay hại cây trồng, khuyến cáo và biện pháp phòng trừ: - (21/01/2009) Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt
1.Nhận xét diễn biến: - Họ thập tự: Mật độ sâu tơ trên cây trồng họ thập tự giảm nhẹ trên cả 2 giai đoạn ( 30 NST), nguyên nhân do Nhiệt độ xuống thấp đã ảnh hưởng đến khả năng phát dục của sâu tơ, tại địa bàn Phường 7 xuất hiện rệp gây hại trên cây bắp cải và cải thảo...
1.Nhận xét diễn biến:
- Họ thập tự: Mật độ sâu tơ trên cây trồng họ thập tự giảm nhẹ trên cả 2 giai đoạn ( 30 NST), nguyên nhân do Nhiệt độ xuống thấp đã ảnh hưởng đến khả năng phát dục của sâu tơ, tại địa bàn Phường 7 xuất hiện rệp gây hại trên cây bắp cải và cải thảo. Bệnh cháy lá tỷ lệ nhiễm giảm mạnh, bệnh sưng rễ giảm nhẹ, bệnh thối gốc ổn định trên cây sú nhưng nhiễm nặng trên cây cải thảo gần thu hoạch.
- Trên cây khoai tây: Bệnh mốc sương tỷ lệ nhiễm giảm mạnh, nguyên nhân do thời tiết khô ráo nên các biện pháp phòng trừ của bà con nông dân đã mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên một số vùng bị ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh và gió mùa Đông Bắc nên bệnh đốm lá do Alternaria Sp phát triển khá mạnh. Mật độ ruồi đục lá tỷ lệ nhiễm tăng nhanh trên diện tích khoai tây > 60 NST, bệnh héo xanh do vi khuẩn ổn định.
- Trên cây cà rốt: Tỷ lệ nhiễm bệnh cháy lá chân trên cà rốt tăng nhanh so với kỳ trước, bệnh tập trung chủ yếu ở diện tích cà rốt > 50 NST.
- Trên cây hoa cúc: Tỷ lệ nhiễm bệnh rỉ sắt tăng nhẹ, bệnh tập trung chủ yêu trên diện tích cây tuổi lớn.
- Trên cây rau các loại: Tỷ lệ nhiễm ruồi hại lá trên cây rau các loại giảm nhẹ, nguyên nhân do thời tiết khô ráo nên các biện pháp phòng trừ của bà con nông dân đạt hiệu quả cao.
- Trên cây cà phê: Các loại sâu bệnh trên cây cà phê đều ổn định, riêng mật số ve sầu có xu hướng tăng.
- Tình hình khác: Tại địa bàn xã Xuân Thọ và Phường 11, hiện bệnh héo vàng do Fusarium đang gây hại nặng trên hoa Glayơn. Rải rác tại các khu vực điều tra, một số chân ruộng do ẩm độ đất không bảo đảm nên dịch hại các loại như bọ nhảy, ruồi dòi đục lá tăng nhẹ trên cây họ thập tự.
2.Khuyến cáo:
- Do nhiệt dộ thời tiết xuống thấp nên cây con các loại sinh trưởng và phát triển kém, cây hoa các loại chậm trổ hoa, bà con cần tăng phun xịt các loại phân bón lá giàu kali kết hợp các chế phẩm phát triển bộ rễ như Comcat, Yangkingsu và kích thích hoa trổ sớm bằng biện pháp tưới nhẹ nước vào buổi trưa khi thời tiết nắng.
- Đối với rệp gây hại trên cây bắp cải và cải thảo, đề nghị bà con sử dụng các loại thuốc như Baythroid 50SL, thuốc thảo mộc HCD 25BTN, hoặc một số loại thuốc thuộc Cypermethrin, sau khi thu hoạch, bà con cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
- Đối với bệnh héo vàng trên hoa Glayơn, đề nghị bà con xử lý đất bằng 2kg CuSO4, 2 - 3kg nấm Trichoderma và bón 300kg vôi / 1.000m2, sau trồng phun xịt trên lá các loại thuốc gốc đồng.
- Đề nghị bà con chú ý biện pháp giử ẩm thích hợp đối với diện tích cây con mới trồng. Trước và sau trồng nên chú ý biện pháp vệ sinh đồng ruộng, bón vôi đầy đu, cân đối trên từng loại cây, sử dụng biện pháp sử lý đất để phòng trừ một số đối tượng như bọ nhảy và ấu trùng bọ nhảy, sâu đất, sùng đất, có thể sử dụng các loại thuốc như Regent 0.3G, Nokarph 10H
Phòng trừ sâu bệnh hại cây dưa chuột
Nhiều bà con nông dân ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình đề nghị chúng tôi cho biết cây dưa chuột bị các loại sâu bệnh nào phá hại?
Trên ruộng nhiều lá bị đốm vàng, khô rụng, cây bị cằn cỗi, có khi chết lụi... chưa rõ phải đối phó ra sao? Chúng tôi thấy có rất nhiều loại sâu bệnh hại dưa chuột nhưng triệu chứng để nhận biết, cũng như mức độ gây hại, thời gian xuất hiện và cách phòng trừ rất khác nhau tùy theo loài sâu bệnh, giống cây và mùa vụ trồng. Những sâu bệnh chính thường gặp ở các vùng trồng dưa chuột có thể như sau: 1. Bệnh sương mai giả do nấm gây ra, gây hại chính ở thân lá, lá đốm vàng sau 3-4 ngày đốm chết mầu nâu đen, lá úa vàng, khô rụng, thân khối khô, cây trụi lá và khô chết. Bệnh xuất hiện nhiều khi nhiệt độ trung bình thấp 18-20oC trời âm u, có sương mù, mưa nhỏ ẩm độ cao trên 80%. 2. Bệnh phấn trắng do nấm gây ra, trên thân, lá phủ trắng như bột, lá sẽ vàng khô rụng sớm. 3. Bệnh khảm lá do virut gây ra. Lá có màu xanh vàng loang lổ, cây còi cọc, lá biến dạng nhỏ, thô và thường cây không ra quả. Bệnh do côn trùng chích hút như rệp lan truyền hoặc qua vết thương cơ giới. 4. Ruồi đục lá: Là một loài sâu hại sâu non ăn diệp lục ở giữa 2 lớp biểu bì lá, để lại những đường đục ngoằn ngoèo trên mặt phiến lá. Sâu xuất hiện gây hại từ đầu đến cuối vụ nhưng gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây ra hoa đến thời kỳ có quả. ở Vĩnh Phúc thường hại nặng vào tháng 3-5 và tháng 10-11. 5. Sâu ăn lá: Chúng hại búp, lá non. Gây hại nhiều ở vụ xuân hè và vụ thu đông ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh sau trồng 20-30 ngày. 6. Bộ trĩ: Xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã lớn. Bọ trĩ chích hút dịch cây ở lá, thân non làm cho lá bị xoăn, thô dòn, cây cằn cỗi. 7. Rệp: Xuất hiện nhiều trong điều kiện khô hanh, hạn hán. Chích hút dịch cây làm lá biến dạng, thô dòn.Cây cằn cỗi. Ngoài ra, còn thấy một số sâu khác gây hại như sâu khoang, ruồi đục quả, và nhện đỏ. Trước mắt, để đối phó phòng trừ các sâu bệnh hại dưa chuột (nhất là đối với hiện tượng bệnh sương mai giả có triệu chứng tương tự như triệu chứng lá cây đốm vàng, khô lụi ở ruộng mà bà con nêu ra) nên kiểm tra lại và chọn cách phòng trừ trước mắt như sau: - Kiểm tra ở giai đoạn cây con đến trước khi cây ra hoa: ở giai đoạn này trên cây dưa chuột trồng vụ xuân hè sớm và vụ thu đông thường bị bệnh sương mai giả, bọ trĩ, rệp gây hại và ruồi đục lá, sâu ăn lá. Chúng gây hại mạnh vào khoảng 20-30 ngày sau trồng. Cần theo rõi, phát hiện sớm, khi cần thiết có thể phun thuốc 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. - ở giai đoạn từ khi ra hoa đến thu hoạch: Các loại sâu bệnh nói trên thường phát sinh rộ, gây hại nặng, có mật độ sâu nhiều, tỷ lệ bệnh cao ở thời điểm cây ra hoa, có quả rộ đến thu hoạch quả đầu tiên. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho sâu, bệnh trong vụ xuân hè, cần phun thuốc phòng trừ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày Phun đúng loại thuốc cho từng loại sâu hay bệnh và phải ngừng phun thuốc để bảo đảm thời gian cách ly an toàn trước thu quả 10 ngày. Cách phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn bao thuốc. Tùy theo loài sâu bệnh đã phát hiện và ở mức cần thiết phải phun thuốc mà chọn lựa dùng các thuốc sau đây: a) Các loại thuốc thường dùng trừ cả rệp, bọ trĩ trên dưa chuột là Confidor 100 SL, Actara 25 MW. b) Các loại thuốc thường dùng trừ ruồi đục lá Vertimex 1,8 EC, Trigord 75 WP, Regent 800 WG. c) Các loại thuốc trừ sâu ăn lá: Pegasus 500 SC, Sherpa 25 EC, Sumicidin 20 EC, chế phẩm sinh học Bt v.v... d) Các thuốc thường dùng trừ bệnh sương mai giả: Alliette 80 WP, Rhidomil MZ 72 WP, Oxyclorua đồng 80 WP (Vidoc), Daconil 500 SC. e) Các thuốc thường dùng trừ bệnh phấn trắng: Anvil 5 SC, Vicarben-S-75 WP, Manage 5 WP. - ở giai đoạn sau thu hoạch đến khi trồng vụ sau: Thu gom tiêu hủy thân lá cây sau thu hoạch, cầy đất, phơi ải. Lên luống cao, rãnh thoát nước nhanh, chống đất quá trũng, ẩm ướt, đọng nước trước và sau khi trồng. Luân canh với trồng nước như cây lúa, hoặc các cây họ thập tự bắp cải, su hào, hoặc các cây khác không bị các loài sâu bệnh hại dưa chuột.
Kỹ thuật sản xuất khoai tây giống bằng phương pháp giảm đốt cành - (30/08/2007) Nguồn rau hoa quả Việt Nam
Theo tài liệu của CIP (Trung tâm khoai tây quốc tế – Centre International Potatoes) có thể sản xuất giống khoai tây bằng cách giâm các đốt cành vào hỗn hợp cát sạch: Phân chuồng đã ủ hoai mục với tỷ lệ 4 : 1, tưới nước và giữ ẩm không cho lá của đốt cành bị héo. Trong thời gian từ 15 – 20 ngày sẽ xuất hiện củ từ nách của đốt lá. Củ này có thể sử dụng làm giống cho vụ sau...
I. Phương pháp:
Theo tài liệu của CIP (Trung tâm khoai tây quốc tế – Centre International Potatoes) có thể sản xuất giống khoai tây bằng cách giâm các đốt cành vào hỗn hợp cát sạch: Phân chuồng đã ủ hoai mục với tỷ lệ 4 : 1, tưới nước và giữ ẩm không cho lá của đốt cành bị héo. Trong thời gian từ 15 – 20 ngày sẽ xuất hiện củ từ nách của đốt lá. Củ này có thể sử dụng làm giống cho vụ sau.
II. Kỹ thuật sản xuất:
Sau khi nghiên cứu tài liệu của CIP, bộ phận nghiên cứu Khoa học thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Ưng Dụng Kỹ Thuật Nông Nghiệp Lâm Đồng đã triển khai nghiên cứu, kết quả đạt được là khả quan. Có thể tóm tắt qui trình sản xuất củ bi theo phương pháp này để bà con nông dân có thể ứng dụng trên mảnh đất của mình như sau:
1. Kỹ thuật làm giá thể cát:
Cát mới ( chưa qua trồng trọt hay giâm các loại cây khác ) là giá thể tốt để sử dụng làm giá thể giâm phối trộn với phân chuồng hoai mục hoàn toàn theo tỷ lệ 4 cát : 1 phân chuồng. Trong trường hợp các củ ( đã qua sử dụng) thì có thể tái sử dụng bằng cách tưới đẫm dung dịch focmol 2% tủ kín bằng tấm ny lông trong vòng 3 ngày, sau đó trải mỏng ra cho khô dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 3 - 5 ngày để chất khử trùng bay hơi trước khi đem vào sử dụng. Dùng cát này trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục theo tỷ lệ 1 : 4 để làm giá thể. Có thể phối trộn theo công thức 2 là Cát : Phân chuồng : Trấu đốt theo tỷ lệ 3 : 1 : 1, công thức này cũng cho kết quả tốt.
2. Kỹ thuật thiết kế màng che phủ:
Thiết kế màng che phủ bằng lưới đen Thái cách giá thể từ 30-40 cm. Màng phủ được thiết kế tạm thời để che cho cành giâm không bị héo trong vòng từ 7- 10 ngày sau khi giâm. Có thể bố trí mỗi ô giâm bằng 2 lớp lưới đen trong mùa có ánh sáng mạnh. Khi giâm phải theo dõi cường độ ánh sáng để điều chỉnh tránh cho lá bị héo . Tưới phun sương cho ô giâm từ 3- 5 lần/ ngày, giữ cho cành giâm không bị héo trong vòng 7 ngày đầu, sau đó sẽ được tháo dần lưới ra để lá có thể quang hợp tạo củ .
3. Kỹ thuật lựa chọn và xử lý đốt giâm:
- Đối tượng : Cây khoai tây đang trồng ngoài đồng vào giai đoạn thành thục, tốt nhất là sau 25-35 ngày sau trồng.
- Cách cắt đốt : Lựa chọn những cây phát triển tốt, không sâu bệnh. Dùng dao lam sạch (xử lý bằng cồn ) cắt từ ngọn xuống chừa cây mẹ có 3 đến 4 cặp lá để không ảnh hưởng đến quá trình tạo củ và năng suất của cây. Bỏ từ trên đọt xuống khoảng 5cm, sau đó tiến hành cắt đốt , mỗi đốt dài 3,5 - 4 cm mang một lá không sâu bệnh. Các đốt tỉa ra được ngâm vào chậu có pha dung dịch Aripon + Sincocine 4% trong vòng 15 phút, sau đó vớt ra và tiến hành giâm vào ô.
Trước khi giâm, ô đựng giá thể phải được tưới đẫm dung dịch Aripon + Sincocine 4%, tiến hành giâm với mật độ dày trong ô cát với khoảng cách 3cm x 3cm. Với khoảng cách này mật độ có thể lên tới 1100 đốt/m2.
4. Kỹ thuật chăm sóc:
Dùng bình phun thuốc hay thiết kế vòi phun sương phun đều đặn 4- 5 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ đồng hồ. Bắt đầu từ 7 giờ 30 sáng à 9giờ 30 à 11giờ 30 à 13giờ 30 à 15 giờ 30.
Lượng phun có thể ít hơn vào những ngày mưa, theo dõi kỹ để tránh làm héo lá trong những ngày đầu do nắng.
Sau 7-10 ngày, tháo bỏ dần 1 lớp lưới đen, giảm bớt số lần tưới còn từ 2 à 3 lần/ ngày. Sau 18 ngày trở đi thì dỡ bỏ toàn bộ lưới, phun sương 2- 3 lần / ngày. Trong quá trình chăm sóc nên phun phòng các thuốc trừ nấm bệnh như Monceren, Zineb, Dithal …và các thuốc diệt rệp, sâu vẽ bùa như Cyper, Opunack, Trigard… với khoảng cách 1 tuần/lần.
Từ ngày 35 - 40 có thể tiến hành thu hoạch, nếu chăm sóc tốt, mỗi nách của đốt sẽ cho 1 củ, số lượng củ thu được trên một mét vuông có thể lên đến 800 - 1000 củ. Đặc biệt, củ hình thành theo phương pháp này chỉ có 1 mắt chồi, do đó nên bảo quản giống cẩn thận, khi mầm lên từ 1-3 cm thì có thể sử dụng làm nguồn giống trồng ngoài đồng.
Giống sản xuất từ phương pháp này liên quan chặt chẽ tới độ trẻ của cây mẹ, do vậy khi bà con nông dân trồng khoai từ đọt cấy mô thì có thể sử dụng phương pháp này để sản xuất thêm giống trồng trong chính vụ. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sản xuất củ giống trong thời gian ngắn ( 30 - 40 ngày), tận dụng được đọt tỉa đi trong quá trình trồng khoai tây vụ nghịch và nguồn giống tạo ra tương đối sạch bệnh do được kiểm soát ở một diện tích nhỏ ( giá thể giâm), hạn chế tối đa những mầm bệnh nghiêm trọng có thể nhiễm vào củ so với trồng diện tích đại trà ngoài đồng ruộng.
Kỹ thuật bảo quản và lưu kho khoai tây giống - (30/08/2007) Nguồn rauhoaqua Việt Nam
Bảo quản và lưu kho khoai tây giống là hai khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất khoai tây trên quy mô lớn...
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị kho bãi và bảo quản khoai tây đã được các giáo sư đầu ngành của trường đại học OREGON State nghiên cứu và áp dụng thành công.
I. Công tác chuẩn bị
Trước khi lưu kho khoai tây, cần thiết phải tiến hành kiểm tra, vệ sinh và sửa chữa lại toàn bộ các thiết bị kho bảo quản để đảm bảo hệ thống kho bãi đáp ứng yêu cầu. Dưới đây là một số bước quan trọng trong khâu chuẩn bị hệ thống kho bãi.
• Phải tiến hành lau chùi cẩn thận kho bãi đồng thời tiến hành vệ sinh máy móc thiết bị để loại bỏ bụi bẩn và các mẫu vụn khoai còn sót lại, có thể sử dụng máy áp suất hoặc máy hơi nước nếu cần.
• Khử trùng thiết bị và dây chuyền lưu kho bằng các chất liệu được chỉ định (tham khảo các chất sử dụng trong việc khử trùng ở phần chú ý).
• Tiến hành bão dưỡng định kỳ và sửa chữa các ống dẫn, các dây chuyền lưu kho khi cần thiết.
• Phải làm sạch bụi bẩn ở các cạnh quạt
• Tiến hành kiểm tra thiết bị giảm âm để bảo đảm không bị rung khi sử dụng
• Đảm bảo chắc chắn là tất cả các môtơ đã được tra dầu mỡ và hoạt động tốt, đồng thời các thiết bị dây nối cũng trong điều kiện tốt.
• Kiểm tra hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm và các thiết bị điều khiển.
• Làm ướt sàn nhà kho để duy trì độ ẩm của sàn nếu cần. Trước khi bảo quản khoai tây khoảng vài ngày cần vận hành toàn bộ hệ thống để làm ẩm và làm lạnh nhà kho ở nhiệt độ từ 130C- 160C.
Chú ý: Các chất có thể sử dụng để khử trùng thiết bị đề cập trong bước 2
• Đối với hợp chất có nồng độ amoni 5%: giải pháp pha loãng là tương đối an toàn nhưng hợp chất này nếu ở dạng cô đặc thì rất độc. Là hợp chất ăn mòn chậm.
• Đối với chất Hypochlorite nồng độ chất tẩy trắng 5,25%: có tác dụng khá nhanh, giá cả phải chăng nhưng hợp chất này có tính ăn da và bào mòn quần áo. Chỉ dùng ở tỷ lệ 1:50 khi pha loãng với nước. Để đạt hiệu quả tối ưu nên dùng chất tẩy trắng nồng độ 5,25%; 200 phần nước và 0,6 phần dấm trắng. Hợp chất này có tính ăn mòn mạnh.
• Đối với hợp chất Iôt: không sử dụng bên trong, sẽ hết tác dụng khi màu vàng nâu bay mất. Hợp chất iốt loãng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
• Hợp chất Phenol (Phenolic) đây là hợp chất có nhiều tác dụng phụ. Những hợp chất này có ghi rõ chữ “phenol” trong danh mục các chất pha trộn.
• Chất Formaldehyde (chất khử trùng): không được sử dụng rộng rãi, hợp chất này gây ngứa và có thể làm ngạt thở. Nói chung đây là hợp chất không chỉ định sử dụng.
• Chất Sunfat đồng đỏ: không được sử dụng rộng rãi; hầu hết được sử dụng làm ướt thùng và túi.
II. Khâu lưu kho
Mục đích cơ bản của việc lưu kho khoai tây chính là duy trì chất lượng khoai giống để đảm bảo tính ổn định cho nguồn cung trên thị trường rau tươi, đồng thời cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến khoai tây trong suốt thời gian còn lại của năm. Nếu khoai tây được lưu kho bảo quản tốt thì có thể hạn chế được tình trạng mất nước quá nhiều, khoai bị thối rữa hoặc lên mầm. Quá trình lưu kho còn giúp hạn chế lượng đường quá cao trong khoai tây là nguyên nhân của hiện tương khi chiên, rán hay chế biến khoai thường bị đen. Kho bảo quản phải được cách ly đúng tiêu chuẩn, có trần thấm nước ở ngoài và mái che ở trong; có trang bị van thông gió; duy trì độ ẩm đạt tiêu chuẩn và thiết bị điều khiển phải được thiết kế hoàn hảo để duy trì môi trường kho bãi đạt tiêu chuẩn đề ra. Nhiệt độ, độ ẩm và lưu lượng không khí là những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lưu kho. Nhiệt độ yêu cầu của kho được xác định phụ thuộc vào lượng khoai sẽ được lưu trong kho. Khoai tây giống nên giữ thường xuyên trong bóng tối vì chỉ cần một lượng ánh sáng nhỏ cũng có thể làm cho vỏ khoai biến thành màu xanh. Tuyệt đối không được duy trì ánh sáng vượt quá mức cần thiết. Hiện tượng vỏ ngoài của khoai bị xanh là do hình thành chất diệp lục và đây là hiện tượng có hại.Việc xanh vỏ khoai sẽ xảy ra chậm hơn khi khoai được bảo quản ở nhiệt độ < = 4,50c nhưng lại xảy ra rất nhanh khi ở nhiệt độ 200C.
Đôi khi khoai tây được giữ trong các thùng có lót rơm trong khoảng thời gian ngắn. Việc bảo quản khoai trong các thùng có lót rơm về đại thể có thể giúp khoai đỡ bị thâm và hạn chế những đốm đen nhưng lại dễ làm khoai bị thối do không khí không thể lưu thông được trong các thùng rơm này. Do vậy không nên bảo quản khoai quá lâu trong các thùng có lót rơm. Khoai tây mới thu hoạch xong chỉ nên bảo quản trong thời gian ngắn. Những giống khoai tây này rất dễ hỏng và dễ bị trầy xước vì lớp vỏ còn non. Khoai tây mới thu hoạch nếu không có những vết thâm thối thì có thể bảo quản được từ 4-5 tháng ở nhiệt độ 4,50C. Khoai tây nên được bảo quản trong vòng 4-5 ngày ở nhiệt độ 12,70C đến 18,30C để xử lý các vết trầy xước trước khi lưu kho. Đối với khoai cuối vụ, chúng ta cần tiến hành bảo quản ở độ ẩm 90-95%.
Từ đầu năm 2004 đến nay, trên địa bàn TP Đà Lạt, nông dân điêu đứng vì bệnh sưng rễ trên cây rau họ thập tự (như cải thảo, bắp cải, súp lơ...) làm nhiều nông dân rơi vào cảnh điêu đứng (Báo Thanh Niên đã phản ánh). Gần đây dư luận còn cho rằng bệnh đã chuyển sang cây khoai tây, xà lách... làm nhiều nông dân hoang mang. Ngày 6/9, ông Nguyễn Đức Cứ - Phó giám đốc trung tâm nông nghiệp Đà Lạt cho biết:
- Hiện nay trên toàn thành phố có 500- 600 ha trồng cây rau họ thập tự, 30 - 40% bị nhiễm bệnh, đặc biệt trong đó khoảng 50 ha bị nặng có nguy cơ mất trắng, tập trung nhiều ở các phường 8, 9, 11, 12... Một số nơi bệnh phát triển nhiều là do vệ sinh đồng ruộng kém, công tác gieo hạt chưa đạt yêu cầu tạo điều kiện lây lan dịch bệnh. Còn việc bệnh có chiều hướng chuyển sang các loại cây rau khác thì tôi khẳng định hoàn toàn không có vì đây là bệnh chuyên tính, chỉ xuất hiện ở cây rau họ thập tự.
* Hiện nay có loại thuốc nào đặc trị bệnh sưng rễ cây họ thập tự ?
- Ông Nguyễn Đức Cứ: Sau khi bệnh sưng rễ bắp cải xảy ra trên quy mô lớn ở Đà Lạt, trung tâm đã phối hợp với các cơ quan liên quan ở TP Hồ Chí Minh mời tiến sĩ Satoshi Yatagai - chuyên gia bảo vệ thực vật của Công ty Tohuku Seed (Nhật Bản) qua tìm hiểu, nghiên cứu và kết luận đây là bệnh sưng rễ do loại nấm Plasmodiophora brassicare W gây ra ở cây rau họ thập tự, đã từng xảy ra ở Nhật Bản từ những năm 1969 và rất khó tiêu diệt tận gốc. Tiến sĩ Satoshi khuyến cáo nên sử dụng thuốc Flusulfamide (loại thuốc áp dụng ở Nhật), nhưng theo Phòng nông nghiệp thì đây là thuốc có gốc clo và flour (hai chất khó phân hủy trong đất) nên không thể áp dụng vào cánh đồng rau ở Đà Lạt. Hiện chưa có một loại thuốc nào có thể đặc trị được bệnh này.
* Các ban ngành đã có những biện pháp gì để hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn này, thưa ông ?
- Phòng Nông nghiệp mở các lớp khuyến nông hướng dẫn bà con cách phòng chống bệnh; biện pháp tốt nhất hiện nay là trồng luân canh một loại cây khác với họ thập tự; trồng bó xôi hoặc cải củ trong vòng 1 tháng, cày dập rồi trồng bắp cải vì bào tử nấm chưa kịp sinh sôi đã bị phá hủy nên giảm mật độ của bệnh. Nông dân cũng có thể bón vôi chia làm 2 giai đoạn: trước và sau khi trồng 1 tháng, và việc này phải tiếp tục làm thường xuyên để tăng độ pH trong đất. Đối với những ruộng thấp thì chú ý việc thoát nước vì độ ẩm là một trong những lý do để bệnh phát triển nhanh. Còn biện pháp khử trùng đất cũng rất hiệu quả, nhưng không thể sử dụng được vì giá thành quá cao.
1. Thời vụ.
Vụ sớm: gieo cuối tháng tháng 7 đến đầu tháng 8;
Vụ chính: gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10;
- Vụ muộn: gieo tháng 11 đến giữa tháng 12.
Giống dùng cho vụ sớm thường là các giống địa phương: Phù Đổng, Lạng Sơn và giống KK Cross;
Giống dùng cho vụ muộn và vụ chính là NS Cross và KY Cross.
2. Vườn ươm.
Làm đất kỹ, bón lót 300-500kg phân chuồng mục + 5,6kg supephôtphat + 2-3kg phân kali sulphat cho 1 sào Bắc Bộ. Luống rộng 80-100cm, cao 25-30cm.
Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5-2cm. Hạt giống nên ngâm vào nước ấm 50oC trong 20 phút. Sau đó, ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ trước khi gieo. Lượng hạt gieo 1,5-2,0g/m2. Gieo xong, phủ lên một lớp rạ dày 1-2cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước. Trong 3-5 ngày sau gieo tưới 1-2 lần/1 ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần.
Nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3-4cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Không tưới phân đạm.
Tiêu chuẩn cây giống tốt: Phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn. Cây có 5-6 lá thật thì nhổ trồng.
3. Làm đất, bón lót, trồng.
- Nên trồng ở đất phù sa (sông Hồng), độ pH khoảng 6-6,5, đất giàu mùn (hàm lượng hữu cơ khoảng 1,5%). Nơi trồng rau sạch phải xa nguồn nước thải, các khu công nghiệp; cách đường quốc lộ ít nhất 100m. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động.
- Làm đất kỹ, lên luống rộng 100-120cm, rãnh luống 20-30cm, cao 20-25cm.
- Mật độ trồng:
KK Cross, KY Cross: 35.000 cây/ha (cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 50cm);
NS Cross: 30.000 cây/ha (cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 50cm).
4. Bón phân.
Chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục, tuyệt đối không dùng phân tươi. Lượng phân chuồng cho 1ha là 25-30 tấn phân chuồng mục (800kg-1000kg/sào Bắc Bộ) dùng bón lót.
- Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, cloruakali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.
5. Tưới nước.
Tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý để tưới. Có thể dùng nước giếng khoan đã được xử lý, nước phù sa sông lớn (sông Hồng, sông Đuống...).
- Sau khi trồng phải tưới nước ngay, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, sau đó 3-5 ngày tưới 1 lần;
- Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước;
- Khi cây trải lá bàng có thể tưới ngập rãnh, sau đó phải tháo nước ngay tránh ngập úng.
6. Phòng trừ sâu bệnh.
6.1. Sâu hại: Bao gồm tất cả các loại sâu hại có trên rau họ thập tự, trong đó có các loại sâu hại chính:
+ Sâu tơ (Plutella xylostella) là sâu gây hại nguy hiểm nhất. Chúng phát sinh và gây hại liên tục từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sâu rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:
- Phải xử lý cây giống trước khi trồng ra ruộng bằng cách nhúng từng bó cây con vào dung dịch thuốc Sherpa 20EC nồng độ 0,1% hoặc Regent 800 WG pha nồng độ 1g/10 lít nước, trong 5-10 giây rồi vớt ra để khô nước mới đem trồng;
- Khi cây lớn phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: Thuốc sinh học (BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2WP, Aztron 700 DMBU, Xentary 35 WDG...), thuốc hóa học (Sherpa 20EC, Atabron 5 EC, Regent 800WG, Pegasus 500 SC...) và thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Neembon A-EC Nimbecidin 0,03EC...). Nồng độ và lượng nước phải pha theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
Phải kết thúc phun thuốc trước thu hoạch ít nhất 10 ngày. Trong thời gian này, nếu sâu còn gây hại nặng, thì chỉ dùng nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc.
+ Trồng luân canh giữa rau cải bắp với lúa nước hoặc các nhóm rau khác họ (đậu, cà). Trên cùng ruộng, có thể trồng xen canh rau họ thập tự với cà chua để hạn chế gây hại của sâu tơ.
+ Các loại sâu khác như: Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera liture), rệp (Aphis sp.) thường phòng trừ kết hợp với sâu tơ. Nếu chỉ riêng có rệp hại nặng, thì dùng thuốc Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Trebon 10EC, Suprathion và Pegasus.
6.2. Bệnh hại: Trên rau cải bắp thường có các bệnh: thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia carotovora sp.), bệnh thối do nấm (Sclerotinia sclerotium), bệnh đốm lá (Cereospora sp.). Để phòng trừ, cần tránh ruộng quá ẩm, úng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh, làm cỏ, thu gom các lá già... làm cho ruộng sạch, thông thoáng.
Khi cần có thể dùng các thuốc:
- Trừ bệnh thối nhũn: Zineb Bul 80WP, Macozeb 80WP, Ridomil MZ 72 WP, Anvil 5SC, Aliette 80WP, Curzate MB 72WP;
- Trừ bệnh đốm lá: Score 250EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Antracol 70WP.
Khi sử dụng phải theo đúng hướng dẫn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly không dưới 10 ngày.
7. Thu hoạch.
Thu hoạch khi bắp cải cuộn chặt, loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, không ngâm nước, không làm giập nát.
Trên một số loại cây trồng...
Trên cây họ thập tự, mật độ sâu tơ ở diện cây từ 20 – 30 ngày sau trồng ổn định, do bà con có chủ động trong công tác phòng trừ. Ở giai đoạn cây trồng từ 60 ngày sau trồng trở lên mật độ sâu tăng nhẹ. Mật độ bọ nhảy và ruồi đục lá trên rau các loại tăng nhẹ, nhưng mức tăng không đáng kể. Tỷ lệ cây họ thập tự bị nhiễm bệnh cháy lá, thối gốc, thối hạch giảm nhẹ, riêng bệnh thối nhũn do vi khuẩn tăng trên cây cải thảo. Bệnh sưng rễ ổn định, tuy nhiên mức độ gây hại tùy thuộc rất nhiều vào đất đai từng ruộng và khả năng đầu tư chăm sóc của từng nông hộ.
Trên cây khoai tây trái vụ, bệnh mốc sương và héo xanh giảm nhẹ, mật độ ruồi dòi đuc lá trên cây khoai tây tăng nhẹ ở diện cây từ 60 ngày tuổi trở lên.
Trên cây cà rốt, tỷ lệ nhiễm bệnh cháy lá chân tăng nhẹ so với tuần trước, tuy nhiên tình hình sinh trưởng của cây rất kém, nhất là ở những chân đất thịt nặng, đồng thời bệnh thối nhũn vi khuẩn trên cây cà rốt cũng có chiều hướng tăng, do khâu vệ sinh đồng ruộng kém, mức độ lây lan do tàn dư vụ trước để lại rất cao, đây là nguyên nhân làm gia tăng bệnh hại cao nhất. Bệnh nấm coc trên cây hoa cúc tăng nhẹ ở diện cây chuẩn bị nở hoa và ở những vườn trồng trong nhà không thông thoáng. Ruồi hại lá trên rau các loại tăng nhẹ. Riêng tại một số khu vực xã Xuân Thọ do ảnh hưởng của mưa đá và mưa lớn nên một số rau ăn lá như bố xôi, bắp cải, cải thảo bị rách lá, giập lá, gẫy chồi, đọt non khá phổ biến.
Trên cây cà phê, tỷ lệ nhiễm bệnh rỉ sắt giảm, tỷ lệ nhiễm tập trung chủ yếu tại các vườn có chế độ thâm canh kém, tại các vườn này một số bệnh liên quan khác như rỉ sắt, đốm vòng, vàng lá, rụng lá, khô cành, rụng lá, quả non…thường kết hợp tấn công làm cây suy kiệt nặng và ngược lại những vườn có chế độ thâm canh tot hầu như các loại bệnh hại liên quan không phổ biến.
KHOAI TÂY-QUY TRÌNH KỸ THUẬT
SẢN XUẤT GIỐNG
Potato- Technical Procedure for Seed Multiplication
(Ban hành theo Quyết định số 4100 QĐ/BNN-KHCN, ngày29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định những biện pháp kỹ thuật sản xuất giống cấp nguyên chủng và cấp xác nhận của khoai tây (Solanum tuberrosum L.) bằng phương pháp nhân vô tính, áp dụng cho các vùng trồng khoai tây trong cả nước .
2. Yêu cầu về cách ly và đất trồng
2.1. Cách ly
Nơi sản xuất giống nguyên chủng phải cách xa vùng trồng khoai tây thương phẩm, các cây thuộc họ cà ít nhất 2000 m . Nơi cách ly tốt là vùng núi cao, ven biển, hải đảo không có hoặc rất ít rệp đào (Muzus persicae Sulzer) - môi giới chủ yếu truyền bệnh vi rút khoai tây.
Nơi sản xuất giống xác nhận phải tập trung thành khu riêng biệt. Ruộng sản xuất giống xác nhận phải cách ruộng sản xuất thương phẩm, ruộng khác giống ít nhất 3 m.
Nên nhân giống trong vụ xuân ở vùng không trồng khoai tây thương phẩm và các cây họ cà.
2.2. Đất trồng
Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, chủ động tưới tiêu, độ phì trung bình
Ruộng để nhân giống khoai tây trước đó ít nhất 6 tháng không trồng khoai tây hoặc các cây thuộc họ cà. Nên chọn ruộng có luân canh 1 vụ lúa nước.
3. Củ giống
3.1. Tiêu chuẩn củ giống
Củ giống để nhân khoai tây giống cấp nguyên chủng là củ giống siêu nguyên chủng, nhân giống cấp xác nhận là củ giống nguyên chủng đạt tiêu chuẩn khoai tây giống hiện hành. Trường hợp nhân giống có cùng cấp chất lượng thì chỉ được thực hiện một đời nhân.
Củ giống phải không có sâu bệnh hại, khi trồng đã có mầm, mầm mọc khoẻ, trên mầm chưa có lá và chưa hình thành củ.
3.2. Kỹ thuật cắt củ giống
Để tăng hệ số nhân, những củ giống có khối lượng trên 50g, có nhiều mầm có thể cắt thành những miếng nhỏ nhưng mỗi miếng cắt phải có khối lượng không nhỏ hơn 25g và có ít nhất 1 mầm khoẻ.
Dùng dao sắc, mỏng đã được khử trùng để cắt củ. Sau mỗi lần cắt phải nhúng lưỡi dao vào cồn để khử trùng. Có thể chấm bề mặt miếng cắt vào xi măng sạch và khô, để sau 12 giờ mới đem trồng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.1. Thời vụ
Vụ Đông: trồng 25/10-15/11 , thu hoạch vào cuối tháng 1- đầu tháng 2
Vụ Xuân: trồng trong tháng 12, thu hoạch vào cuối tháng 3. Vùng núi cao có thể trồng muộn hơn trong tháng 1, thu hoạch vào tháng 4.
Vùng khoai tây Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng có thể trồng khoai tây quanh năm, nhưng nên tránh nhân giống vào mùa mưa từ tháng 4-10.
4.2. Kỹ thuật làm đất lên luống
Cầy bừa khi đất vừa đủ ẩm. Làm đất nhỏ, san phẳng ruộng và nhặt sạch cỏ dại
Lên luống hàng đôi: Rộng luống 1,2-1,4 m kể cả rãnh tuỳ mức độ nông sâu của tầng canh tác, cao luống 20-25 cm, bề mặt luống 70-80 cm và rãnh 20-30 cm.
Lên luống hàng đơn: Rộng luống 0,7m, cao luống 20-25 cm và rãnh 20 cm.
4.3. Bón phân
4.3.1. Lượng phân bón cho 1 ha: Phân hữu cơ hoai mục 15-20 tấn, 120-150 kg N, 80-120 kg P2O5, 120-150 K2O. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp.
4.3.2. Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, toàn bộ phân lân, 1/3 phân đạm
Bón thúc lần 1: Sau mọc 10-15 ngày, 1/3 phân đạm, 1/2 phân kaly
Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 10-15 ngày, 1/3 phân đạm, 1/2 phân kaly
Không để phân bón tiếp xúc trực tiếp với củ giống và gốc cây.
4.4. Mật độ khoảng cách trồng
Trồng bằng củ giống nhỏ dưới 20g: Khoảng cách hàng đôi 35-40 cm, đặt củ giống cách nhau 15-20 cm. Mật độ trồng khoảng 8-10 vạn củ giống/ ha.
Trồng bằng củ giống từ 20g trở lên: Khoảng cách hàng đôi 35-40 cm, đặt củ giống cách nhau 25-30 cm. Mật độ trồng khoảng 5-6 vạn củ giống/ ha.
Độ sâu lấp đất từ 2-4 cm tùy thuộc vào đất trồng, độ dài mầm.
4.5. Xới vun
Lần 1: Sau mọc 10-15 ngày, xới nhẹ, bón thúc và vun kín gốc
Lần 2: Sau lần 1 từ 10-15 ngày, bón thúc, vét sâu rãnh luống và vun cao tạo vồng.
Vụ Xuân chỉ xới vun 1 lần khi cây mọc đều, cao khoảng 15-20 cm. Bón thúc 1 lần và vun cao tạo vồng.
4.6. Tưới nước
Tưới rãnh: Áp dụng với ruộng phẳng, cho nước ngập khoảng 1/2 rãnh và không được để tràn mặt luống, khi nước ngấm đều thì tháo cạn. Khi cây chưa mọc lên khỏi mặt đất, tưới nhẹ tránh làm hỏng củ giống. Tưới rãnh 2-3 lần trong một vụ khoai tây. Khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh vi khuẩn thì không tưới rãnh.
Tưới phun mưa, tưới trực tiếp vào gốc: Áp dụng với ruộng không bằng phẳng, xa nguồn nước. Tưới đủ ẩm, không làm dập gẫy thân lá, không làm mặt luống bị kết váng sau mỗi lần tưới.
Giữ độ ẩm đất khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần.
4.7. Sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
4.7.1. Bệnh vi rút khoai tây
Triệu chứng: Cây bị nhiễm vi rút nặng thường do các loại vi rút Y, vi rút A, vi rút cuốn lá hoặc hỗn hợp các loại trên gây ra. Vi rút Y và A làm cây phát triển chậm, cây lùn, lá co quắp mầu xanh đậm không đồng nhất, gây ra các vết đen chết trên lá và thân cây. Vi rút cuốn lá gây hiện tượng lá cuốn hình thìa từ gốc lên, lá cứng và giòn, toàn cây mầu vàng nhạt.
Các loại vi rút X, vi rút S và M là nguyên nhân gây bệnh vi rút dạng nhẹ. Cây bị bệnh có biểu hiện lá bị khảm, lá bị nhăn, cây phát triển chậm. Khi cây bị nhiễm vi rút ở mức độ nhẹ, dạng bệnh ẩn rất khó quan sát bằng mắt thường.
Các loại vi rút khoai tây kể trên truyền bệnh bằng phương pháp tiếp xúc giọt dịch qua vết thương và truyền bệnh nhờ côn trùng môi giới mà chủ yếu là rệp đào (Muzus persicae Sulzer). Bệnh vi rút truyền sang thế hệ sau qua củ giống.
Biện pháp phòng trừ: Dùng củ giống sạch bệnh. Đảm bảo quy định về cách ly với các cây ký chủ của rệp. Phun thuốc trừ rệp môi giới truyền bệnh. Nhổ bỏ cây bệnh và tiêu huỷ tàn dư. Khi nhổ bỏ cây bệnh bằng tay, người làm nhiệm vụ không để tay tiếp xúc với cây khoẻ.
4.7.2. Bệnh héo xanh do vi khuẩn
Triệu chứng: Cây bị bệnh héo đột ngột nên thân lá vẫn giữ mầu xanh, lát cắt ngang thân và củ có dịch nhầy tiết ra. Cây bị bệnh chết thối nhũn. Củ nhiễm bệnh thối nhũn có mùi khó chịu. Bệnh có thể gây héo và chết cây hàng loạt nhanh chóng.Vi khuẩn truyền bệnh qua củ giống, qua đất, qua tiếp xúc giọt dịch hoặc nước tưới nhiễm khuẩn. Bệnh do vi khuẩn Ralsonia solanacearum gây ra.
Biện pháp phòng trừ: Dùng củ giống sạch bệnh. Tưới nước đúng kỹ thuật. Không dùng phân chuồng tươi. Ruộng nhân giống khoai tây nên luân canh với lúa nước. Nhổ bỏ cây bệnh và tiêu huỷ tàn dư. Khi nhổ bỏ cây bệnh bằng tay, người làm nhiệm vụ không để tay tiếp xúc với cây khoẻ.
4.7.3. Bệnh mốc sương
Triệu chứng: Bệnh có thể gây hại trên lá, thân và củ. Ban đầu các vết bệnh nhỏ mầu nâu xuất hiện trên lá và thân, vết bệnh lớn lên nhanh chóng. Lá bị bệnh héo rũ xuống, có mầu đen và thối rữa khi gặp ẩm ướt. Vết bệnh trên thân lá có đường viền mầu vàng nhạt, trên thân và cuống lá có mầu đen. Bệnh có thể gây chết cây hàng loạt sau vài ngày. Cắt ngang củ bị bệnh có thể thấy các mô bào bị nâu thành vòng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ không khí thấp và ẩm độ cao. Bệnh do nấm Phytophthora infestans gây ra.
Biện pháp phòng trừ: Dùng củ giống sạch bệnh. Đảm bảo cách ly với các cây họ cà. Phun thuốc phòng bệnh định kỳ 10 ngày /lần từ sau trồng 45 ngày.
4.7.4. Bệnh héo vàng
Triệu chứng: Cây bị bệnh héo vàng từ từ rồi chết. Củ nhiễm bệnh bị thối khô trong kho bảo quản. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nấm Fusarium spp. , ngoài ra còn do nấm Rhizoctonia solani
Biện pháp phòng trừ: Dùng củ giống sạch bệnh. Nhổ bỏ cây bệnh và tiêu huỷ tàn dư.
4.7.5. Rệp đào (Muzus persicae Sulzer)
Tập tính sinh sống và phá hoại: Ký chủ phổ biến nhất của rệp đào là các cây họ cà, tiếp đến là cây họ thập tự và cây họ cúc. Rệp chích hút nhựa cây và là môi giới truyền bệnh vi rút. Cá thể rệp có cánh không cư trú ổn định trên ruộng khoai tây mà thường bay chuyền tìm thức ăn đến lúc sinh sản mới dừng chân ổn định, khiến bệnh vi rút có cơ hội phát tán rộng trên đồng ruộng. Ở nhiệt độ 23oC, vòng đời của rệp khoảng 8 ngày. Cao điểm mật độ rệp xẩy ra khoảng 15-20 ngày sau thời điểm rệp xâm nhập vào ruộng và thường trùng với thời kỳ cây khoai tây sinh trưởng thân lá mạnh.
Biện pháp phòng trừ: Đảm bảo quy định về cách ly với các cây ký chủ của rệp. Phun thuốc trừ rệp vào các thời kỳ 30 và 40 ngày sau trồng.
4.7.6. Nhện trắng (Polyphagonemus latus)
Tập tính sinh sống và phá hoại: Nhện rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nhện thường tập trung trên ngọn cây, mặt dưới lá non để chích hút nhựa cây. Cây bị hại ngọn và lá non chuyển mầu nâu và có hiện tượng như cháy lá. Nhện thường xuất hiện gây hại khi thời tiết ấm và khô.
Biện pháp phòng trừ: Theo dõi thường xuyên sớm phát hiện nhện trắng. Phun thuốc trừ nhện bằng các loại thuốc đặc hiệu.
4.7.7. Rệp sáp trắng (Pseudococcus citri Risso)
Tập tính sinh sống và phá hoại: Rệp sinh sản mạnh vào mùa hè, có 4-5 lứa trong năm. Nếu thời tiết nóng ẩm, rệp hoạt động liên tục trong năm. Rệp gây hại chủ yếu trên củ giống trong kho bảo quản, nhưng nguồn rệp có thể từ trên cây bám vào củ giống từ ngoài đồng.
Biện pháp phòng trừ: Không lấy giống ở những ruộng có rệp. Nếu củ giống có rệp phải xử lý diệt hết rệp trước khi trồng.
Kiểm tra đồng ruộng loại bỏ cây bệnh và cây khác dạng
5.1. Thời gian kiểm tra
Lần 1: Sau mọc 10-15 ngày
Lần 2: Sau mọc 25-30 ngày
Lần 3: Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần
Các lần kiểm tra 1 và 2 nên làm trước khi vun xới để dễ quan sát.
5.2. Nhổ bỏ cây bệnh, cây khác dạng:
Nhổ bỏ tất cả các cây có triệu chứng bị bệnh vi rút, héo xanh và héo vàng. Thu tất cả thân lá, rễ, củ cây bệnh kể cả củ cái vào túi đem ra xa ruộng giống và chôn sâu.
Nhổ bỏ các cây khác dạng do lẫn tạp giống.
Việc kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ cây bệnh và cây khác dạng phải được tiến hành trước các lần kiểm định đồng ruộng. Nếu kết quả kiểm định chỉ ra tỷ lệ cây bệnh vượt mức cho phép theo 10TCN 316-2003 phải tiếp tục kiểm tra nhổ bỏ cây bệnh và cây khác dạng. Ruộng giống nguyên chủng không đạt yêu cầu thì không được nhân tiếp, chỉ sử dụng như củ giống xác nhận.
5.3. Kiểm tra vi rút
Ruộng giống nguyên chủng, ngoài việc kiểm tra bệnh vi rút bằng quan sát triệu chứng, phải lấy mẫu lá để kiểm tra bằng ELISA theo phương pháp kiểm nghiệm khoai tây giống hiện hành.
Quan sát phát hiện cây bị bệnh vi rút nên tiến hành vào ngày ít ánh nắng, không mưa.
Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản
5.1. Thu hoạch
Thu hoạch khi củ đạt độ chín sinh lý, biểu hiện là thân lá chuyển vàng tự nhiên, vỏ củ nhẵn bóng và rắn chắc.
Thu hoạch vào ngày nắng ráo, đất không quá ẩm. Rỡ củ và hong khô vỏ ngay trên ruộng. Phân loại củ sơ bộ tại ruộng, loại bỏ củ bị bệnh. Nhân giống nguyên chủng, giữ lại tất cả cỡ củ làm giống. Nhân giống xác nhận, không lấy cỡ củ có đường kính nhỏ hơn 25 mm.
Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh làm xây xát vỏ.
5.2. Bảo quản
Củ giống sau khi thu hoạch được hong khô trong kho trống khoảng 1 tuần cho rụng hết đất cát trên vỏ củ. Phân củ giống làm 3 loại theo đường kính củ : nhỏ hơn 25 mm, 25-50 mm và trên 50 mm.
Bảo quản giống bằng kho lạnh, điều kiện nhiệt độ 4oC và ẩm độ không khí 95%. Củ giống được đóng vào các bao lưới, mỗi bao 20-30 kg. Sắp xếp trong kho ngay ngắn, đảm bảo không khí lưu thông toàn bộ thể tích kho và dễ dàng cho người kiểm tra tiếp cận các bao giống.
Trước thời vụ trồng khoảng 10 ngày , đưa giống ra khỏi kho lạnh, lọc bỏ củ thối, bẻ hết mầm già nếu có, lấy mẫu kiểm tra chất lượng, đóng bao quy cách và gắn thẻ/nhãn theo quy định.
Bệnh sưng rễ cải bắp (Plasmodiophora brassicae Woronin) - (20/06/2006)
Bệnh sưng rễ gây hại cải bắp và một số cây thuộc họ thập tự.
*Dấu hiệu và triệu chứng:
Sưng rể cải bắp gây héo rũ và vàng các bộ phận của cây trên mặt đất, những cây lớn héo rũ trong những ngày nắng nóng nhưng có thể phục hồi về đêm. Cây sinh trưởng chậm, tàn thấp nhỏ, không hình thành bắp. Triệu chứng bệnh dễ nhận biết nhất là sự phình to tạo u sưng và nổi cục sần sùi ở bộ phận rễ (rễ chính, rễ phụ, lông hút). Nấm cũng có thể xâm nhập thông qua các vết sây sát ở rễ và phần thân cây dưới đất. Đối với cây con, chỉ có thể phát hiện khi đã nhổ cây lên.
Sự truyền nhiễm thứ cấp do các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn gây thối lũn có thể xuất hiện. Khi các u sưng mục nát sẽ hình thành chất gây độc cho cây và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cây bị héo.
* Nguồn gốc và sự lan truyền:
Nấm gây bệnh Plasmodiophora brassicare Woronin là loại nấm ký sinh chuyên tính, cơ quan của nấm là thể hợp bào Plasmodium. Quá trình phát triển của nấm hầu như chỉ tiến hành trong tế bào rễ cây ký chủ và tạo thành vô số bào tử tĩnh trong tế bào rễ cây ở giai đoạn cuối cùng.
Nấm tồn tại trong đất và xâm nhập vào cây qua lông hút của rễ cây, chóp đầu rễ hoặc qua vết thương sây sát ở rễ phụ hoặc thân cây. Những bào tử này lây nhiễm qua đất khi các tế bào chủ bị phân huỷ.
Bệnh có thể lan truyền qua đất (đất bám vào dày, dép, nông cụ.... khi sử dụng trên ruộng), khi trồng cây hoặc tiêu nước, nấm không thể xâm nhập vào hạt và vì vậy không tồn tại trong hạt, trồng cây đã nhiễm bệnh từ vườn ươm là điều kiện thuận lợi cho bệnh lan truyền ra diện rộng.
Nấm có thể xâm nhập vào rễ trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, nhưng thời kỳ cây non là giai đoạn nấm dễ xâm nhiễm và phá hoại mạnh nhất.
Mỗi cây bị bệnh sưng rễ là một quả bom hẹn giờ. Những phần rễ phình to chứa đầy các phân tử nấm. Khi rễ thối rữa, những bào tử nấm sẽ được giải phóng vào đất. Điều này thường xảy ra khi cây bị nhiễm không được dọn khỏi ruộng (làm vệ sinh đồng ruộng). Bào tử nấm gây bệnh sưng rễ cải bắp sống rất lâu và có thể tồn tại trong đất qua nhiều năm (7-20 năm) vì các bào tử có vỏ rất dày, bảo vệ chúng khỏi bị khô và nhiệt độ cao.
* Yếu tố môi trường:
Phạm vi nhiệt độ cho nấm hoạt động là 9-350C, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 19-250C. Bệnh thường gây hại nặng ở nơi đất thấp, thoát nước kém, ẩm độ cao. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện đất chua độ pH=7), ẩm độ đất thấp bào tử nấm nảy mầm kém hoặc không nảy mầm đồng thời hạn chế sự truyền nhiễm.
* Một số vấn đề liên quan khác:
Thực tế cho thấy khi đất bị nhiễm nấm gây bệnh sưng rễ cải bắp, nó có thể tồn tại hơn 7 năm, ngay cả khi không có cải bắp hoặc trồng các cây họ thập tự trên ruộng. Đây là một trong những loại nấm bền vững nhất được biết đến trong các vùng trồng rau chuyên canh khi bệnh đã xuất hiện.
Tuy nhiên, trên ruộng bị nhiễm nấm, hiếm khi tất cả các cây đều bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện cục bộ, ở mỗi nơi chỉ có một vài cây chết vì bệnh sưng rễ cải bắp. Vì vậy trên ruộng bị nhiễm vẫn có thể trồng cải bắp, vấn đề quan trọng chính là ngăn không cho nấm phát triển.
Khi nấm xâm nhập vào lông hút rễ cây bắp cải, cây sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra những khối u trên rễ. Điều này sẽ hạn chế việc hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng. Cây không thể phát triển bình thường được nhưng sẽ không chết ngay lập tức vì vẫn còn một số rễ phụ hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khoảng giữa ngày nắng ấm cây sẽ bị héo.
Thường các triệu chứng xuất hiện cục bộ gần điểm bị nhiễm. Nấm không di chuyển qua gân cây. Khi chỉ một phần nhỏ của bộ rễ bị nhiễm bệnh sưng rễ cải bắp, bắp vẫn có thể được hình thành. Những rễ mới mọc sẽ bù phần rễ bị mất. Đồng thời cây và bắp nhiễm bệnh có kích thước nhỏ nhưng trông vẫn tương đối khoẻ.
Khi cây bị nghi ngờ là nhiễm bệnh sưng rễ nhưng không nghiêm trọng, ta vẫn có thể để chúng ở lại ruộng cho đến khi thu hoạch. Khi thu hoạch, nên nhổ cả cây lên, nếu rễ cây bị nhiễm thì để cách ly tại một vị trí tập trung để khô sau đó đốt là biện pháp tối ưu nhất vì nếu chôn lấp, bệnh vẫn có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ<600C. Không để những cây bị nhiễm ở trong ruộng, cây bị nhiễm nặng thì sẽ không hình thành bắp, phải dọn chúng khỏi ruộng.
*Biện pháp quản lý và phòng trừ:
Các hoạt động phòng ngừa:
+ Chọn đất vườn ươm không nhiễm bệnh sưng rễ cải bắp và thoát nước tốt. Tốt nhất là sử dụng vườn ươm không trồng cây họ hoa thập tự trong nhiều năm. Biện pháp tích cực nhất là bón vôi thích hợp cho đất vườn ươm trước khi gieo hạt (có độ pH 7).
+ Đối với ruộng sản xuất phải đảm bảo độ pH của đất ở mức trung tính (pH 7).
+ Không trồng cây con hiện tượng bị bệnh sưng rễ hoặc những cây trông bất bình thường, chỉ nên trồng những cây con khoẻ. Nếu phát hiện có cây trồng nào có triệu chứng sưng rễ, thì nhiều cây khác chắc chắn đã bị nhiễm, mặc dù triệu chứng có thể chưa biểu hiện ra bên ngoài.
+ Cần phải làm sạch cỏ dại trên ruộng sản xuất vì có rất nhiều cỏ họ hoa thập tự có thể là ký chủ của bệnh sưng rễ cải bắp và các bệnh hại khác.
+ Cẩn thận với những ruộng của các nông dân khác bị nhiễm bệnh sưng rễ bắp cải. Sau khi thăm ruộng bị nhiễm, cần chú ý xử lý giày, dép... để không mang mầm bệnh về ruộng canh tác của mình.
Khi bệnh đã xuất hiện trên ruộng:
+ Nhổ cả rễ những cây bị nhiễm và huỷ theo đúng quy trình. Không vứt cây nhiễm cạnh ruộng, từ đây các bào tử sẽ xâm nhập vào đất và lại lan truyền vào ruộng.
+ Không cho những cây bị bệnh sưng rễ đã nhổ vào hố ủ phân. Khi nhiệt độ trong hố ủ phân không đủ cao (trên 600C) để giết chết các bào tử.
+ Không nên dùng những cây bị nhiễm bệnh làm thức ăn chăn nuôi vì các bào tử gây bệnh sưng rễ cải bắp rất bền vững (có thể sống khi qua dạ dày và đường tiêu hoá của súc vật). Kết quả là bào tử sẽ lan truyền thông qua chất thải của vật nuôi.
+ Cần chú ý việc loại bỏ cây bị nhiễm chỉ mới làm cho bệnh không lan rộng thêm. Cần phải kiểm tra độ pH đất.
+ Dùng đất mới vỡ, chưa từng trồng bắp cải để làm vườn ươm. Nếu hạt giống được gieo ở đất bị nhiễm, chắc chắn sẽ đưa bệnh vào ruộng cùng với cây giống.
+ Khi đất bị nhiễm bệnh sưng rễ cải bắp nặng, nên thay đổi chủng loại cây trồng.
+Phun thuốc bệnh không có hiệu quả đối với loại nấm này. Vì bào tử nấm rất bền vững do có lớp vỏ dày, nấm có thể sống bên trong rễ cây hoặc ở khá sâu trong đất nên các loại thuốc không thể tiếp xúc được.
+ Sau khi đã bón đủ vôi, phải sau vài vụ canh tác độ pH mới ổn định và đủ để tiêu diệt bệnh sưng rễ cải bắp.
7.1. Sâu hại: Bao gồm tất cả các loại sâu hại có trên họ rau thập tự, trong đó có các loại sâu hại chính:
+ Sâu tơ (Plutella xylostella) là sâu gây hại nguy hiểm nhất, chúng phát sinh và gây hại liên tục từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sâu rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
- Phải xử lý cây giống trước khi trồng ra ruộng bằng cách nhúng từng bó cây con vào dung dịch thuốc Sherpa 20EC nồng độ 0,1% hoặc Regent 800 WG pha nồng độ 1g/10 lít nước, trong 5-10 giây rồi vớt ra để khô nước mới đem trồng;
- Khi cây lớn phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: Thuốc sinh học (Bt, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2 WP, Aztron 700 DBMU, Xentary 35 WDG...), thuốc hóa học (Sherpa 20EC, Atabron 5EC, Regent 800WG, Pegasus 500SC...) và thảo mộc (HCĐ 95BTN, Rotenone, Neembon A-EC, Nimbecidin 0,03EC...). Nồng độ và lượng thuốc phải pha theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
Phải kết thúc phun thuốc trước thu hoạch ít nhất 10 ngày. Trong thời gian này nếu sâu còn gây hại nặng thì chỉ dùng nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc.
+ Trồng luân canh giữa rau cải bao với lúa nước hoặc các nhóm rau khác họ (đậu, cà). Trên cùng ruộng có thể trồng xen canh rau họ thập tự với cà chua để hạn chế gây hại của sâu tơ.
+ Các loại sâu khác như: Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera liture), rệp (Aphis sp.) thường phòng trừ kết hợp với sâu tơ. Nếu chỉ có riêng rệp hại nặng thì dùng thuốc Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Trebon 10EC, Suprathion và Pegasus.
7.2. Bệnh hại: Trên rau cải bao thường có các bệnh: thối nhũn do vi khuẩn (Erwinia carotovora sp.), bệnh thối do nấm (Sclerotinia sclerotium), bệnh đốm lá (Cereospora sp.). Để phòng trừ cần tránh ruộng quá ẩm, úng kéo dài, thường xuyên làm vệ sinh, làm cỏ, thu gom các lá già... làm cho ruộng sạch, thông thoáng.
Khi cần có thể dùng các thuốc:
- Trừ bệnh thối nhũn: Zineb Bul 80 WP, Macozeb 80WP, Ridomil MZ 72WP, Anvil 5SC, Aliette 80WP, Curzate MB 72WP.
- Trừ bệnh đốm lá: Score 250EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Antracol 70WP.
Khi sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly không dưới 10 ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_cay_7297.doc