Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường lao động của người cao tuổi Việt Nam - Nguyễn Thị Hồng Điệp

Tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường lao động của người cao tuổi Việt Nam - Nguyễn Thị Hồng Điệp: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 42 NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG CỦA NGƢỜI CAO TUỔI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Điệp1, Nguyễn Thị Hƣờng2 TÓM TẮT Già hóa dân số tạo sức ép nặng nề cho ngân sách nhà nước vì vấn đề an sinh xã hội cho người cao tuổi (NCT). Khuyến khích NCT tham gia lao động là một giải pháp an sinh thu nhập cho người già, giảm gánh nặng cho ngân sách, theo thống kê nguồn thu nhập cho chi tiêu của NCT Việt Nam hiện nay từ việc làm chiếm 29%. Tham gia vào thị trường lao động NCT có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bài viết này, phân tích các yếu tố nhân khẩu học và yếu tố thuộc đặc điểm hộ gia đình của NCT: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, sức khỏe tự đánh giá, khu vực (thành thị, nông thôn), nhóm xã hội (hộ nghèo, không nghèo). Đánh giá sự phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế với các mức ý nghĩa thống kê. Giúp cho việc đề xuất sự tác động vào các yếu tố nhằm kích th...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường lao động của người cao tuổi Việt Nam - Nguyễn Thị Hồng Điệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 42 NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG CỦA NGƢỜI CAO TUỔI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Điệp1, Nguyễn Thị Hƣờng2 TÓM TẮT Già hóa dân số tạo sức ép nặng nề cho ngân sách nhà nước vì vấn đề an sinh xã hội cho người cao tuổi (NCT). Khuyến khích NCT tham gia lao động là một giải pháp an sinh thu nhập cho người già, giảm gánh nặng cho ngân sách, theo thống kê nguồn thu nhập cho chi tiêu của NCT Việt Nam hiện nay từ việc làm chiếm 29%. Tham gia vào thị trường lao động NCT có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bài viết này, phân tích các yếu tố nhân khẩu học và yếu tố thuộc đặc điểm hộ gia đình của NCT: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, sức khỏe tự đánh giá, khu vực (thành thị, nông thôn), nhóm xã hội (hộ nghèo, không nghèo). Đánh giá sự phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế với các mức ý nghĩa thống kê. Giúp cho việc đề xuất sự tác động vào các yếu tố nhằm kích thích NCT tham gia làm việc. Từ khóa: Người cao tuổi, việc làm, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo điều tra dân số giữa kỳ năm 2013 của Tổng cục Thống kê (TCTK, 2013) cho thấy tỷ lệ ngƣời cao tuổi Việt Nam (NCT - là những ngƣời từ 60 tuổi trở) đã ở mức 10,5% tổng dân số. Chỉ số già hóa (đƣợc tính bằng tỷ số giữa dân số cao tuổi với dân số trẻ em) tăng nhanh từ 35,5 năm 2009 lên 43,5 năm 2013. Xu hƣớng biến động dân số sang giai đoạn dân số “già” (dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số) trong điều kiện kinh tế mới chỉ ở mức trung bình thấp đang và sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Điều tra Ngƣời cao tuổi Việt Nam (VNAS - Vietnam Aging Survey) năm 2011 cho thấy, nguồn thu nhập cho chi tiêu hàng ngày của NCT từ làm việc chiếm 29%. Tuy nhiên, sự tham gia vào thị trƣờng lao động có sự khác nhau theo một số đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, tuổi, trình độ giáo dục, tôn giáo). Từ đó tác giả có một số khuyến nghị tác động đến sự tham gia vào thị trƣờng lao động của NCT, giảm bớt áp lực về ngân sách thực hiện an sinh thu nhập cho NCT. 2. SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Số liệu Sử dụng số liệu điều tra Quốc gia về ngƣời cao tuổi (VNAS) năm 2011. Điều tra Quốc gia về ngƣời cao tuổi năm 2011 đã khảo sát 4.007 ngƣời từ 50 tuổi trở lên tại 12 tỉnh 1 ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 2 ThS. Giảng viên khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 43 thành đại diện cho 6 khu vực sinh thái. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn nghiên cứu viên chỉ thực hiện các phân tích trên 2.789 ngƣời cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tại 12 tỉnh thành, đại diện cho 6 khu vực sinh thái Việt Nam là: Hưng Yên, Nam Định, Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng và Tiền Giang. Thời gian thực hiện điều tra từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012. Trong số những ngƣời lớn tuổi, có 1.683 là nữ và 1.106 là nam giới; 2.050 ngƣời sống ở các khu vực nông thôn và 739 ngƣời sống tại các khu vực đô thị. VNAS cung cấp thông tin chi tiết về cá nhân (ví dụ độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, v.v), cuộc sống gia đình (sống sắp xếp, các mối quan hệ gia đình, chăm sóc và đƣợc chăm sóc, v.v...), cộng đồng và các mối quan hệ xã hội (sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tiếp cận với các nguồn thông tin chính sách). Những mẩu thông tin đã đƣợc chuẩn hóa trong gia đình và sức khỏe các khảo sát lớn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Liên quan đến tình trạng làm việc, VNAS có câu hỏi cụ thể về quá khứ những ngƣời lớn tuổi và các tác phẩm hiện nay. 2.2. Phƣơng pháp Sử dụng mô hình hồi quy propit để đánh giá xác suất tham gia vào thị trƣờng lao động của ngƣời cao tuổi. Biến phụ thuộc là sự tham gia vào thị trƣờng lao động của NCT: = 1 nếu NCT tham gia vào lực lƣợng lao động; = 0 nếu NCT không tham gia lực lƣợng lao động. Biến độc lập là các biến: Tuổi: Những ngƣời trên 60 tuổi Giới tính: = 1 nếu là nam; = 0 nếu là nữ Trình độ học vấn: = 1 nếu từ trung học cơ sở trở xuống; = 0 nếu trên trung học cơ sở Tình trạng hôn nhân: = 1 nếu đã kết hôn; = 2 nếu góa bụa; = 0 nếu đã ly dị, ly thân, chƣa kết hôn lần nào. Tình trạng sức khỏe tự đánh giá: = 1 nếu tốt; = 2 bình thƣờng; = 0 yếu Khu vực: = 1 nếu ở nông thôn; = 0 nếu nông thôn Nhóm xã hội: = 1 nghèo đói; = 0 không phải nghèo Kế thừa mô hình việc làm của Giang và cộng sự (2009), thiết lập mô hình xác suất tham gia vào thị trƣờng lao động của NCT đƣợc ƣớc lƣợng với mô hình sau: P(Pi = 1) = βiXi + ei Xi đại diện cho các nhân khẩu học và đặc điểm gia đình NCT, βi các tham số tƣơng ứng với các biến độc lập phản ánh mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phục thuộc, ei là sai số ngẫu nhiên. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm của ngƣời cao tuổi Theo Điều 2, Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009 thì NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Đặc điểm ngƣời cao tuổi Việt Nam đã đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu và đƣợc TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 44 tóm lƣợc nhƣ sau: Về giáo dục và đạo tạo: Tỷ lệ NCT biết đọc và viết tăng lên theo thời gian, đặc biệt tỷ lệ NCT có trình độ giáo dục từ cấp II trở lên đƣợc đào tạo nghề tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ NCT biết đọc và biết viết dễ dàng khoảng 64%, ngƣời cao tuổi là nữ, ngƣời sống ở nông thôn và ngƣời dân tộc thiểu số có tỷ lệ biết đọc, biết viết thấp hơn so với nam giới, ngƣời sống ở khu vực thành thị và ngƣời Kinh, đặc biệt ở nông thôn có tới 23,1% ngƣời cao tuổi không đi học, 35,7% chƣa học hết tiểu học (VNAS 2011). Về tình trạng hôn nhân: Số liệu từ VNAS 2011 cho thấy, phần lớn NCT đã kết hôn (gần 60%), tiếp đến là góa vợ/chồng (khoảng 37%), trong khi tình trạng hôn nhân khác (nhƣ ly thân, ly dị, chƣa kết hôn bao giờ) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đáng chú ý là tuổi càng cao thì tỷ lệ góa vợ/chồng càng cao và phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ góa chồng cao hơn so với nam góa vợ rất nhiều: ví dụ, ở độ tuổi từ 70-79, tỷ lệ nam giới góa vợ là 15,73% trong khi tỷ lệ phụ nữ góa chồng là 57,94%; tƣơng ứng cho độ tuổi từ 80 trở lên là 36,02% và 81,93%. Về sắp xếp cuộc sống gia đình: UNFPA (2011) cho thấy, tỷ lệ NCT sống với con cái vẫn cao nhƣng có xu hƣớng giảm từ gần 80% vào đầu những năm 1990 xuống còn gần 60% vào năm 2010. Đặc biệt, tỷ lệ NCT sống cô đơn có xu hƣớng tăng (từ 3,47% vào năm 1993 lên 7,1% năm 2010); tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng NCT tăng lên hơn hai lần (từ 9,5% vào năm 1993 lên gần 25% vào năm 2010) và tỷ lệ hộ gia đình “khuyết thế hệ” (chỉ có ông bà cao tuổi sống với cháu là trẻ em) dù chƣa cao nhƣng cũng đã tăng lên hai lần (từ 0,68% vào năm 1993 lên gần 1,6% vào năm 2010). Tình trạng nghèo của NCT: Tỷ lệ nghèo đói ngày càng gia tăng cùng với già hóa dân số đã dẫn đến giảm thu nhập và giảm khả năng tạo thu nhập và điều này có thể là do sự suy giảm về sức khỏe, không đảm bảo quy định trên giới hạn tuổi để làm việc và hành động kỳ thị của nhà tuyển dụng. Việc tăng dân số ở nhóm những ngƣời già nhất có nghĩa là sẽ kéo dài thời gian an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cũng nhƣ nhu cầu ngày càng tăng cho việc chăm sóc sức khỏe lâu dài ở NCT. Phụ nữ cao tuổi thƣờng dễ tổn thƣơng với nghèo đói so với nam giới cao tuổi. Tỷ lệ dân số cao tuổi là nữ nhiều hơn sẽ góp phần tăng tính dễ tổn thƣơng của nhóm dân số này. Tỷ lệ nghèo tăng theo độ tuổi và cao hơn ở phụ nữ. Giang và cộng sự (2013) cũng cho kết luận tƣơng tự về NCT Việt Nam ở cả ba chuẩn nghèo ((i) 50% chuẩn nghèo, trong đó tập trung vào nghèo đói cùng cực, (ii) chuẩn nghèo chính thức, (iii) 125% chuẩn nghèo, xem xét những ngƣời ở trên chuẩn nghèo chính thức nhƣng vẫn dễ bị nghèo). 3.2. Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động của ngƣời cao tuổi theo đặc điểm nhân khẩu học Với số liệu VNAS (2011), sử dụng phần mềm STATA12 xử lý số liệu có kết quả bảng sau: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 45 Bảng 1. Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động của ngƣời cao tuổi theo đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm Nam (%) Nữ (%) Chênh lệch (%) Nhóm tuổi 60 - 69 70 - 79 Trên 80 65.97 35.06 9.48 54.27 28.15 11.2 11.7 1** 6.91 *** 1.72 *** Trình độ học vấn - Từ trung học cơ sở trở xuống - Trên trung học cơ sở 45.93 39.83 38.04 21.86 7.89 * 17.97 * Tình trạng hôn nhân - Đã kết hôn - Góa bụa - Đã ly dị, ly thân, chƣa kết hôn lần nào 47.84 14.7 12.07 40.88 26.02 58.74 6.96 * 11.32 * 46.67 * Tình trạng sức khỏe tự đánh giá - Tốt - Bình thƣờng - Yếu 6.5 34.3 59.2 3.6 28.4 67.9 2.9 * 5.9 * 8.7 * Khu vực - Nông thôn - Thành thị 30.95 50.41 24.16 42.29 6.79 8.12 Nhóm xã hội - Nghèo - Không nghèo 34.58 45.89 47.6 34.21 13,02 * 11.68 * Nguồn: sử dụng số liệu VNAS 2011. Với tổng mẫu nghiên cứu 2.789 NCT, bảng trên cho thấy, nam giới ở độ tuổi 60 - 69 tham gia thị trƣờng lao động chiếm 65,97% của tổng số nam tuổi 60 - 69, trong khi nữ chỉ chiếm 54,27%, với mức ý nghĩa thống kê 10%, tỷ lệ nữ tham gia lao động thấp hơn so với nam 11,7%. Ở nhóm tuổi 70 - 79, tỷ lệ tham gia vào thị trƣờng lao động của cả nam và nữ đều giảm hơn so với nhóm tuổi trẻ hơn, tỷ lệ NCT nữ tham gia thấp hơn nam 6,91%. Ở nhóm tuổi cao nhất tỷ lệ tham gia làm việc của cả nam và nữ đều thấp hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác, nam chiếm 9,48%, nữ chiếm 11,2%, tuy nhiên, tỷ lệ của nữ lại cao hơn nam 1,72%. Ở nhóm tuổi càng cao tỷ lệ tham gia vào thị trƣờng lao động của NCT càng giảm điều này có thể giải thích đơn giản là do sự suy giảm về sức khỏe. Mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả cho thấy tỷ lệ tham gia vào thị trƣờng lao động của cả nam và nữ ở trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống cao (nam: 45,93%; nữ: 38,04%). Tỷ *,**,*** Thể hiện ý nghĩa thống kê của hệ số β ≤ 1%, 5%, 10% TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 46 lệ NCT có trình độ học vấn cao hơn (trên THCS) tham gia làm việc thấp hơn và nam cao hơn nhiều so với nữ (nam: 39,83%; nữ: 21,86 %), sự chênh lệch là 17,97%. Theo tình trạng hôn nhân, cũng với mức ý nghĩa thống kê 1%, tỷ lệ tham gia vào thị trƣờng lao động của NCT đã kết hôn của cả nam và nữ đều cao (nam: 47,84%; nữ: 40,88%), tỷ lệ nam vẫn cao hơn nữ (6,96%). Khác với nhóm đã kết hôn, nhóm NCT đã góa bụa, lị dị, ly thân hoặc chƣa từng kết hôn, tỷ lệ nữ tham gia và thị trƣờng lao động cao hơn nhiều so với nam giới, sự chệnh lệch tƣơng ứng cho hai nhóm đối tƣợng (11,32% và 46,67%), sở dĩ có sự chênh lệch lớn nhƣ vậy có thể do những ngƣời nữ nhóm này không nhận đƣợc sự hỗ trợ từ đối tƣợng khác là chồng hoặc con. Về tình trạng sức khỏe tự đánh giá, đối với những NCT đi làm báo cáo có sức khỏe tốt chiếm tỷ lệ không cao (nam: 6,5%; nữ: 3,6%). Với mức ý nghĩa thống kê 1%, tỷ lệ tham gia lao động của nam cao tuổi có sức khỏe tốt hơn nữ 2,9%. Nhóm NCT có sức khỏe bình thƣờng, nam tham gia lao động chiếm 34,3%; nữ chiếm 28,4% so với nhóm của họ. Nhóm có sức khỏe yếu, tỷ lệ tham gia vào thị trƣờng lao động lại cao hơn nam và nhóm này chiếm tỷ lệ cao: nam chiếm 59,2% so với tổng nam giới cao tuổi; nữ chiếm 67,9% so với tổng NCT là nữ. Có sự chênh lệch tỷ lệ nữ cao hơn nam, điều này là do nhóm NCT tham gia vào thị trƣờng lao động đƣợc hỏi là nghèo và cận nghèo, nhóm này thƣờng bị hạn chế về việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt nữ giới. Sự chênh lệch tỷ lệ nam giới cao tuổi và nữ giới cao tuổi tham gia vào thị trƣờng lao động cả nông thôn và thành thị đều không đáng kể về mặt thống kê. Cụ thể khu vực nông thôn tỷ lệ chênh lệch (6,79%) và thành thị (8,17%). Xem xét sự tham gia vào thị trƣờng lao động của NCT theo đặc điểm hộ gia đình nghèo hay không nghèo cho thấy: nam giới thuộc nhóm hộ gia đình không nghèo tham gia cao hơn (45,89%) trong khi đó thuộc hộ nghèo chiếm 34,58%. Điều đó khẳng định, làm việc đem lại nguồn thu nhập chính cho hộ gia đình ở khu vực thành thị. Ngƣợc lại đối với nhóm NCT nữ: NCT thuộc hộ nghèo tham gia thị trƣờng lao động nhiều hơn, chiếm 47,6% và hộ không nghèo chiếm 34,21%. Đây có thể đƣợc lý giải phụ nữ tham gia vào làm việc với những công việc có thu nhập thấp hoặc phi thu nhập, nên không có đóng góp đáng kể cho thu nhập của hộ gia đình. Sự khác nhau giữa hai giới tính đƣợc ƣớc lƣợng với mức ý nghĩa thống kê 1%. 4. KẾT LUẬN Già hóa dân số và giải quyết các vấn đề do già hóa dân số đang là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các nƣớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dân số già tạo áp lực tài chính đối với ngân sách nhà nƣớc để thực hiện an sinh xã hội cho ngƣời già. Để giảm bớt gánh nặng, tham gia vào thị trƣờng lao động nhằm an sinh thu nhập tuổi già là một giải pháp thiết thực, làm việc đƣợc coi là nguồn thu nhập chính của NCT. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hƣởng đến quyết định tham gia làm việc của NCT: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, sức khỏe tự thân và yếu tố thuộc về đặc điểm hộ gia đình đƣợc mô tả đó là thuộc khu vực nông thôn hay thành TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 47 thị, thuộc hộ nghèo hay không nghèo. Tất cả cho những kết luận phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế. Từ đó cần có những giải pháp phù hợp tác động vào từng đối tƣợng theo từng tiêu chí để kích thích NCT tham gia vào thị trƣờng lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adriaan Kalwij and Frederic Vermeulen, (2005), “Labour force participation of the elderly in Europe: The importance of Being Healthy”, IZA DP No.1887. [2] Alexander Samorodov, (1999), “Ageing and labour markets for older workers”. Employment and training papers,33. [3] Bui, T. C., S. A. Truong, D. Goodkind, J. Knodel, and J. Friedman, (1999), “Vietnamese Older people amidst Transformations of Social Welfare Policy.” Population Studies Center (PSC) Research Report No. 99-436. Ann Arbor, MI: University of Michigan. [4] Bhorat Haroon, (2003), “Estimates of Poverty Alleviation in South Africa, with an Application to a Universal Income Grant”. Working Paper 03/75, Development Policy Research Unit, School of Economics, University of Cape Town. [5] Cem Mete and T.Paul Schultz, (June 2002), “Health and labor force participation of the elderly in Taiwan”, Center discussion paper No.846. [6] Clark, R. L. and Anker, R, (1993), “Cross-National Analysis of Labor Force Participation of Older Men and Women”, Economic Development and Cultural Change, Vol. 41, No. 3, (Apr., 1993), pp. 489-512. [7] Chandra Pasma and Jim Mulvale, (2008), “Income security for all Canadians: understanding guaranteed income”, Basic income studies, Vol. 3(1), Appril 2008. [8] David N.F. Bell and Alasdair C. Rutherford, (2013), “Older workers and working time”, The Journal of Economics of Ageing 1-2(2013): 18-24. [9] Evans, M., I. Gough, S. Harkness, A. McKay, T. H. Dao, and L. T. N. Do, (2007), “The Relationship between Old Age and Poverty in Viet Nam”. United Nations Development Program (UNDP) Vietnam Policy Dialogue Paper 2007-08. Hanoi, Vietnam: UNDP Vietnam. [10] Estelle James, (1992), “Income security for old age”, Country Economics Department, the World Bank, September 1992 WPS 977. [11] Friedman, J., D. Goodkind, T. C. Bui, and S. A. Truong, (2001), “Work and Retirement among the Older people in Vietnam”. Research on Aging, 23(2): 209-232. [12] Giang Thanh Long and Wade D. Pfau, (2008), “Aging, poverty, and the role of a social pension in Vietnam”, GRIPS policy information Center. Discussion paper: 07 - 10. [13] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU), Viện Nghiên cứu Y xã hội học (ISMS) và Công ty Nghiên cứu và Tƣ vấn Đông Dƣơng (IRC): “Kết quả điều tra Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam”, tổ chức ngày 04/5/2012. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 48 [14] Lam, D., Leibbrandt, M., and Ranchhod, V, (2005), “Labor Force Withdrawal of the Elderly in South Africa”. Paper prepared for International Conference of International Union for the Scientific Study of Population in 2005. [15] Manjo K.Pandey, (2009), “Labor force participation among Indian elderly does health matter?”. ASARC working paper 2009/11. [16] UNFPA, (2011), “Già hóa dân số ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và các vấn đề chính sách”. Hà Nội: UNFPA. [17] UNFPA, (2010), “Assuring income security in old age: views of the Mongolian elderly”. Mongolia. UNFPA. FACTORS AFFECT TO PARTICIPATION IN THE LABOUR MARKET OF ELDERLY IN VIETNAM Nguyen Thi Hong Diep, Nguyen Thi Huong ABSTRACT Aging population heavy pressure for the Stage budget which social security issues for the elderly (NCT). Encouraging the elderly take part in work is a income security solution for the elder, reduce burden for the budge, according to income statistics for spending of the elder Vietnam from salaries and wages of the elderly accounts for only 29 percent of their total income. When the elderly take part in the labour market, they could affected by various factors. This paper analyzes demographic and family-specific factors such as gender, age,education level, marital status, health, residence (city or countryside), social class (poor or rich) affect the elderly. It also assesses the appropriateness economic theories based on different economic levels. Finally, it provides suggestions on how those factors can be manipulated in order to stimulate the elderly's participation in the labor market. Keywords: Elderly, employment, Vietnam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf96_1236_2137405.pdf
Tài liệu liên quan