Nhận thức về rửa tay của người chăm sóc bệnh trước và sau tư vấn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tài liệu Nhận thức về rửa tay của người chăm sóc bệnh trước và sau tư vấn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 166 NHẬN THỨC VỀ RỬA TAY CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH TRƯỚC VÀ SAU TƯ VẤN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Nguyễn Thị Kim Liên* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá nhận thức, thực hành của người chăm sóc về vệ sinh tay sau tư vấn. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp: đánh giá trước & sau tư vấn. Kết quả: Sau khi được tư vấn, tỉ lệ nhận thức về khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tăng từ 64,2%, lên 90%, (p<0,001). NKBV có thể làm chết người tăng từ 64,2% lên 86,7% (p<0,001). Nhận thức về nguy hại của sự lây lan vi khuẩn từ tay của nhân viên y tế (NVYT) tăng từ 78,4% lên 91,7%, (p<0,001). Kiến thức chung của NCS về rửa tay từ 54,5% tăng lên 84,2% (p<0,001). Thực hành rửa tay: sau tư vấn mức độ thường xuyên rửa tay của NCS từ 63,3% đã tăng lên 68,3%, tỉ lệ NCS không rửa tay từ 3,3% đã giảm còn 0,8%. Thực hành rửa tay của NCS sau khi tư vấn, mức độ luôn luôn có đã tăng từ 59,2% lên 66,7%...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về rửa tay của người chăm sóc bệnh trước và sau tư vấn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 166 NHẬN THỨC VỀ RỬA TAY CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH TRƯỚC VÀ SAU TƯ VẤN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Nguyễn Thị Kim Liên* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá nhận thức, thực hành của người chăm sóc về vệ sinh tay sau tư vấn. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp: đánh giá trước & sau tư vấn. Kết quả: Sau khi được tư vấn, tỉ lệ nhận thức về khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tăng từ 64,2%, lên 90%, (p<0,001). NKBV có thể làm chết người tăng từ 64,2% lên 86,7% (p<0,001). Nhận thức về nguy hại của sự lây lan vi khuẩn từ tay của nhân viên y tế (NVYT) tăng từ 78,4% lên 91,7%, (p<0,001). Kiến thức chung của NCS về rửa tay từ 54,5% tăng lên 84,2% (p<0,001). Thực hành rửa tay: sau tư vấn mức độ thường xuyên rửa tay của NCS từ 63,3% đã tăng lên 68,3%, tỉ lệ NCS không rửa tay từ 3,3% đã giảm còn 0,8%. Thực hành rửa tay của NCS sau khi tư vấn, mức độ luôn luôn có đã tăng từ 59,2% lên 66,7%, ở mức độ không rửa tay từ 1,7% đã giảm xuống còn 0,8%. Kết luận: Gia đình bệnh nhi là thành viên của đội chăm sóc, góp phần tích cực trong điều trị, chăm sóc và cải thiện kết quả khi trẻ nằm viện. Bằng truyền thông, tờ rơi, tăng cường nhận thức của NCS về vệ sinh tay, từ đó tăng tỉ lệ thực hành vệ sinh tay của NCS, góp phần ngăn ngừa NKBV, tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ tử vong, giảm những nỗi đau tinh thần cho gia đình và NVYT. Từ khóa: người chăm sóc, rửa tay, nhiễm khuẩn bệnh viện ABSTRACT ASSESSMENT OF CARE GIVERS’ AWARENESS OF HAND WASHING BEFORE AND AFTER CONSULTATION AT CHILDREN’S HOSPITAL 2 Nguyen Thi Kim Lien* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 166 – 172 Objectvives: To evaluate awareness, practice of care givers about hand washing after consulted. Methods: Intervention study- evaluating before and after consulted. Results: after consulted, the rate of awareness about perception of nosocomial infection is 64.2% up to 90% (p<0,001), nosocomial infection can cause death that is 64.2% up to 86.7% (p<0,001). General knowledge about hand washing of care givers is 54.5% up to 84.2% (p<0,001). Hand hygiene practice after consulted, frequency of hand washing of care givers is 63.3% up to 68.3%, the ratio of care givers that is not performed hand washing is from 3.3% down to 0.8%. Practicing of hand washing of care givers, always perform hand washing is 59.2% up to 66.7%, and do not perform hand washing is 1.7% down to 0.8%. Conclusions: A Family of pediatric patients is a member of health care team, they contributed positively in treatment, taking care and improvement the outcome when the child is hospitalized. Through media, brochures, enhance awareness of care givers about hand hygiene, therefore increasing the ratio of hand washing practicing of care givers, distributing in preventing from nosocomial infection, increasing effectiveness of treatment, reduce the length of hospital stay, reduce mortality rate, as well as reduce mental suffering for families and healthcare providers. Key words: care givers, hand washing, nosocomial infection. * Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thị Kim Liên, ĐT:0909381271; Email: nt_kimlien@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 167 ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự xuất hiện của một số bệnh gây ra bởi các vi sinh vật kháng thuốc và những tác nhân gây bệnh mới, nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn còn là vấn đề quan trọng và nan giải ngay ở các nước tiên tiến, với tỉ lệ nhiễm khuẩn chung khá cao 7 - 10%. Thống kê cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện vào khoảng 5 - 10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15 - 20% ở các nước đang phát triển. 5 - 10% nhiễm khuẩn bệnh viện gây thành các vụ dịch trong bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 - 15 ngày và làm gia tăng sử dụng kháng sinh cũng như kháng kháng sinh. Việc lây truyền nhiễm khuẩn gây ra bệnh hầu hết là qua trung gian bàn tay. Do đó, một trong những khuyến cáo nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chính là thực hành rửa tay khi chăm sóc bệnh nhân(1,6). Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả làm giảm tỉ lệ lây nhiễm chéo(1). Theo WHO, việc quên rửa tay có thể trả giá bằng mạng sống(12), thực tế cho thấy thì việc tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế lại chưa cao(5,7). Hiện nay mô hình chăm sóc theo đội là mô hình chăm sóc tiên tiến, lấy NB làm trung tâm, trong đó, gia đình là thành viên của đội chăm sóc. Vì vậy, trong sự thành công của điều trị và chăm sóc cho NB trong thời gian nằm viện, còn có sự góp phần của thân nhân bệnh nhi, người chăm sóc, đặc biệt là ở những phòng bệnh nặng có người nhà chăm sóc, những NB có thời gian nằm viện lâu. Việc nhận thức về tầm quan trọng của rửa tay, về sự lây lan của vi khuẩn qua bàn tay cũng như góp phần vào sự an toàn, phục hồi tốt nhất của người bệnh, đồng thời khi nhận thức của người chăm sóc được nâng cao, người nhà cũng góp phần nhắc nhở nhân viên y tế tuân thủ rửa tay. Hội Điều dưỡng Gây mê Hoa Kỳ cũng có lời khuyên cho người chăm sóc và người thăm bệnh về vấn đề rửa tay(11). Cũng có một số nghiên cứu tại một số quốc gia đánh giá về nhận thức của việc rửa tay của người chăm sóc trong bệnh viện(2,3,9,10). Ở Việt Nam, chưa thấy có tài liệu nào ghi nhận có nghiên cứu về vấn đề này, cho nên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá về nhận thức của người chăm sóc NB về vệ sinh tay trước và sau khi được tư vấn, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với những mục tiêu sau: đanh giá sự thay đổi nhận thức và thực hành của người chăm sóc về rửa tay trước và sau khi được tư vấn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thân nhân chăm sóc người bệnh tại các phòng bệnh cấp cứu tại BV Nhi Đồng 2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp dạng trước sau (before and after study). Cỡ mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỉ lệ:  2 21 2 )2/1(2211)1( )( )1(2()1()1(  ZZ n α: ngưỡng xác suất sai lầm loại I, cho α = 0,05 nên Z(1-α/2) = 1,96. 1-β: độ mạnh của mẫu, với β = 0,1 nên Z(1-β) = 1,28. 1: tỉ lệ kiến thức/thực hành của người chăm sóc trước khi tư vấn. 2: tỉ lệ kiến thức/thực hành của người chăm sóc sau khi tư vấn. = với R là tỉ số của nhóm trước và nhóm sau, vì nhóm trước và nhóm sau bằng nhau và cùng là một dân số, nên R =1, nên = = (4). Theo một số nghiên cứu, kiến thức của cha mẹ về rửa tay là 97,9 %, 84 %, 59,4%(2), vậy chúng tôi tạm lấy tỉ lệ trước tư vấn là 60%, và dự đoán sau tư vấn, tỉ lệ sẽ tăng thêm 20%, tức là 80 %, ta được n = 107,95 (làm tròn là 108). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 168 Để hạn chế sai sót trong lúc thu thập số liệu, cộng thêm 10%, vậy cỡ mẫu sẽ là 120 mẫu. Tiêu chí chọn vào Người nuôi bệnh tại các khoa cấp cứu của BV Nhi Đồng 2. NB đã được điều trị tại nơi tiến hành nghiên cứu > 24 giờ. Người chăm sóc đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Không hoàn tất các giai đoạn của nghiên cứu. Tình trạng NB xấu hơn. Chuyển phòng. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cấu trúc. Xử lý số liệu Nhập bằng Epi Data và xử lý số liệu bằng Stata 12.0. Phân tích số liệu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tính tần số, tỷ lệ) và các test thống kê (Pair-T test) để xác định để xác định mức ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm của người chăm sóc Bảng 1: Đặc điểm người chăm sóc Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ % Quan hệ của người chăm sóc với trẻ Cha 14 11,7 Mẹ 92 76,7 Ông/bà 14 11,7 Nơi ở Tỉnh 93 77,5 Thành phố 27 22,5 Trình độ học vấn Cấp 1,2 43 35,8 Cấp 3 39 32,5 CĐ, ĐH 38 31,7 Nghề nghiệp CB-CNV 40 33,3 Buôn bán 20 16,7 Khác 60 50 Nhận thức, thực hành của người chăm sóc về vệ sinh tay Người chăm sóc (NCS) có nghe khái niệm NKBV là 64,2%, sau tư vấn tăng lên 90%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 2: Người chăm sóc (NCS) có nghe nói về nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Có nghe 64,2 90,0 p<0,001 Không nghe 31,7 9,2 Không để ý 4,2 0,8 Bảng 3: NCS có nghe nói NKBV có thể làm nặng thêm hoặc có thể gây chết người Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Có nghe 64.2 86,7 p<0,001 Không nghe 31,7 11,7 Không để ý 4,2 1,7 Nhận xét: Sau tư vấn, kiến thức NKBV có thể làm chết người đã tăng từ 64,2% lên 86,7%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001 Bảng 4: NCS biết bàn tay của NVYT có thể làm BN bị NKBV Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Có 78.4 91.7 p<0,001 Không 16,7 6,7 Không thể 5,0 1,7 Nhận xét: Nhận thức về nguy hại của sự lây lan vi khuẩn từ tay của nhân viên y tế (NVYT) tăng từ 78,4% lên 91,7%, có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 5: Bàn tay của người CS có thể làm BN bị NKBV Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Có 91.6 96.7 p<0,001 Không 8,3 3,3 Nhận xét: nhận thức về bàn tay của NCS có thể làm trẻ bị nặng thêm đã tốt hơn từ 91,6% trước tư vấn thành 95,7% sau tư vấn, có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 6: NCS biết rửa tay là cách rẻ tiền và hiệu giúp làm giảm NKBV Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Có 92,5 98,3 p<0,001 Không 6,7 1,7 Không thể 0,8 0,0 Nhận xét: Kiến thức về hiệu quả của rửa tay của NCS 92,5% trước tư vấn, đã tăng lên 98,3% sau tư vấn, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 169 Bảng 7: NCS nghĩ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh (DDSKTN) có hiệu quả ngừa NKBV Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị P Có 97,5 97,5 p<0,001 Không 2,5 2,5 Nhận xét: Kiến thức về hiệu quả của dung dịch rửa tay nhanh của NCS trước tư vấn rất cao 97,5%, không có thay đổi sau khi tư vấn. Bảng 8: Kiến thức chung về vệ sinh tay Thời gian Kiến thức Tổng cộng Đúng Sai Trước tư vấn Số lượng 63 57 120 Tỉ lệ 52,50% 47,50% 100% Sau tư vấn Số lượng 101 19 120 Tỉ lệ 84,20% 15,80% 100% Nhận xét: Kiến thức chung của NCS về rửa tay đã tăng từ 54,5% trước tư vấn lên 84,2% sau tư vấn (p<0,001). Bảng 9: Rửa tay với DDSKTN có hiệu quả giống rửa tay với nước & xà phòng Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Có 85,0 90,8 p<0,05 Không 13,3 7,5 Không thể 1,7 1,7 Nhận xét: Nhận thức về hiệu quả của dung dịch rửa tay nhanh so với xà phòng của NCS từ 85% trước tư vấn đã tăng lên 90,8% sau tư vấn, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 10: NCS có rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Luôn luôn có 63,3 68,3 p>0,05 Thỉnh thoảng 33,3 30,8 Không 3,3 0,8 Nhận xét: Sau tư vấn, mức độ thường xuyên rửa tay của NCS đã tăng từ 63,3% lên 68,3%, và tỉ lệ NCS không rửa tay đã giảm từ 3,3% xuống còn 0,8%. Bảng 11: Rửa tay trước khi chăm sóc Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Luôn luôn có 59,2 66,7 p> 0,05 Thỉnh thoảng 39,2 32,5 Không 1,7 0,8 Thực hành rửa tay của NCS sau khi tư vấn, ở mức độ luôn luôn có đã tăng từ 59,2% lên 66,7%, ở mức độ không rửa tay đã giảm từ 1,7% xuống còn 0,8% (Bảng 11). Bảng 12. Rửa tay sau khi chăm sóc Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Luôn luôn có 50,8 53,3 p> 0,05 Thỉnh thoảng 41,7 43,3 Không 7,5 3,3 Nhận xét: Mức độ thường xuyên của NCS sau khi được tư vấn đã tăng lên, từ 50,8% lên 53,3% và tỉ lệ không rửa tay sau tư vấn đã giảm từ 7,5% xuống còn 3,3%. Bảng 13: Rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Luôn luôn có 24,2 38,3 p>0,05 Thỉnh thoảng 45,0 46,7 Không 30,8 15,0 Nhận xét: Trước khi tư vấn, NCS rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh BN tăng từ 24,2% lên 38,3% sau khi được tư vấn, không rửa tay đã giảm từ 30,8% xuống còn 15% sau khi được tư vấn. Bảng 14: Quan sát nhân viên y tế (NVYT) RT trước khi thực hiện thủ thuật (tiêm thuốc, thở oxy, hút đàm,..) Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Luôn luôn có 76,7 85,8 p>0,05 Thỉnh thoảng 12,5 8,3 Không 1,7 1,7 Không để ý 9,2 4,2 Nhận xét: Sau khi được tư vấn, tỉ lệ NVYT rửa tay trước khi thực hiện thủ thuật đã tăng từ 76,7% lên 85,8%, cho thấy kiến thức tăng nên NCS đã chú ý đến hành động rửa tay của NVYT và có ghi nhận. Bảng 15: Nhắc nhở NVYT rửa tay trước khi thăm khám/ chăm sóc Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Chắc chắn có 21,7 25,8 p<0,001 Có lẽ có 25,8 40,8 Không 32,5 20,8 Không dám 20,0 12,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 170 Nhận xét: Ý muốn nhắc nhở NVYT rửa tay của NCS đã tăng. Ở mức độ chắc chắn sẽ nhắc từ 21,7% tăng lên 25,8%, mức độ không nhắc giảm 32,5% xuống còn 20,8%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 16: Nhắc nhở NVYT rửa tay ở bất kỳ thời điểm nào trước hoặc sau khi chăm sóc Trước tư vấn (%) Sau tư vấn (%) Giá trị p Chắc chắn có 21,7 20,0 p<0,001 Có lẽ có 25,0 45,0 Không 19,2 20,0 Không dám 34,2 15,0 Nhận xét: sau khi tư vấn, từ ý nghĩa chuyển sang hành động nhắc nhở nhân viên y tế từ 25,0% đã tăng lên 45%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Bảng 17: NCS nhắc khi NVYT không rửa tay trước khi thăm khám/chăm sóc Nội dung Số lượng Tỉ lệ Luôn luôn 11 9,2 Thỉnh thoảng 28 23,3 Không 35 29,2 Không dám 46 38,3 Tổng cộng 120 100,0 Nhận xét: Hành động của NCS khi NVYT quên rửa tay sau khi được tư vấn với mức độ luôn luôn là 9,2%, không nhắc là 29,2% và không dám nhắc là 38,3%. Bảng 18: Lý do NCS không nhắc nhở khi NVYT không rửa tay Nội dung Số lượng Tỉ lệ Quên 7 6,4 Ngại 57 52,3 Không dám 45 41,3 Tổng cộng 109 100,0 Nhận xét: Với tỉ lệ NCS đã không nhắc nhở NVYT khi NVYT quên rửa tay thì có 52,3% là do ngại và 41,3% là không dám nhắn. BÀN LUẬN Kiến thức về rửa tay NCS có nghe khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là 64,2%, sau tư vấn tăng lên 90%, (p<0,001). Sau tư vấn, kiến thức NKBV có thể làm chết người đã tăng từ 64,2% lên 86,7%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Sự tăng tỉ lệ này cho thấy hiệu quả của tờ rơi và truyền thông. Nhận thức về nguy hại của sự lây lan vi khuẩn từ tay của nhân viên y tế (NVYT) tăng từ 78,4% lên 91,7% (p<0,001). Trước tư vấn, NCS đã nhận thức được bàn tay của mình có thể làm trẻ bị nặng thêm, tỉ lệ rất cao là 91,6%. Sau tư vấn tỉ lệ này đã tăng thêm và đạt được 95,7% ( p<0,001). Điều này cho thấy mọi việc đều có thể tác động để có được kết quả ngày càng tốt hơn. Kiến thức về hiệu quả của dung dịch rửa tay nhanh của NCS trước tư vấn rất cao 97,5%, không có thay đổi sau khi tư vấn. Trước khi tư vấn, hiệu quả của rửa tay của NCS 92,5% trước tư vấn, đã tăng lên 98,3% sau tư vấn, (p<0,001). Nhận thức về hiệu quả của dung dịch rửa tay nhanh so với xà phòng của NCS từ 85% trước tư vấn đã tăng lên 90,8% sau tư vấn (p<0,001). Kiến thức chung của NCS về rửa tay đã tăng từ 54,5% trước tư vấn lên 84,2% sau tư vấn (p<0,001). Điều này cho thấy hiệu quả của truyền thông, đặc biệt là tờ rơi với hình ảnh sinh động, màu sắc, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Năm 2016, Belissimo F năm 2016 xem lại 1645 bài báo và 11 nghiên cứu thì hầu hết các nghiên cứu (NC) là khảo sát dựa trên bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn. Hầu hết cha mẹ/NCS đều nhận ra được rửa tay là phương cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến NVYT. Họ sẵn sàng nhắc nhở các NVYT nếu không tuân thủ các thời điểm VST, nhưng nhìn chung tỷ lệ này là khá thấp(2). Một nghiên cứu tổng quan khác của J.A.Srigley về rửa tay của bn trong phòng ngừa NKBV, trong 10 NC hầu hết là NC điều tra trước – sau. Kết quả của hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy sự cải thiện tỷ lệ rửa tay làm giảm nhiễm khuẩn liên quan đến CSYT(7). Thực hành rửa tay Sau tư vấn, mức độ thường xuyên rửa tay của NCS đã tăng từ 63,3% lên 68,3%, và tỉ lệ NCS không rửa tay đã giảm từ 3,3% xuống còn 0,8%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 171 Thực hành rửa tay của NCS sau khi tư vấn, ở mức độ luôn luôn có đã tăng từ 59,2% lên 66,7%, ở mức độ không rửa tay đã giảm từ 1,7% xuống còn 0,8%. Mức độ thường xuyên của NCS sau khi được tư vấn đã tăng lên, từ 50,8% lên 53,3% và tỉ lệ không rửa tay sau tư vấn đã giảm từ 7,5% xuống còn 3,3%. Trước khi tư vấn, NCS rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh BN tăng từ 24,2% lên 38,3% sau khi được tư vấn, không rửa tay đã giảm từ 30,8% xuống còn 15% sau khi được tư vấn. Sau khi được tư vấn, tỉ lệ NVYT rửa tay trước khi thực hiện thủ thuật đã tăng từ 76,7% lên 85,8%, cho thấy kiến thức tăng nên NCS đã chú ý đến hành động rửa tay của NVYT và có ghi nhận. Ý muốn nhắc nhở NVYT rửa tay của NCS đã tăng. Ở mức độ chắc chắn sẽ nhắc từ 21,7% tăng lên 25,8%, mức độ không nhắc giảm 32,5% xuống còn 20% (p<0,001). Sau khi tư vấn, từ ý nghĩa chuyển sang hành động nhắc nhở nhân viên y tế từ 25,0% đã tăng lên 45% (p< 0,001). Khi NVYT quên rửa tay Hành động của NCS khi NVYT quên rửa tay sau khi được tư vấn với mức độ luôn luôn là 9,2%, không nhắc là 29,2% và không dám nhắc là 38,3%. Với tỉ lệ NCS đã không nhắc nhở NVYT khi NVYT quên rửa tay thì có 52,3% là do ngại và 41,3% là không dám nhắc. Điều này cho thấy văn hóa của người Việt là rất tôn trọng NVYT cho dù là NCS biết rõ nguy cơ lây từ bàn tay của NVYT có thể làm cho con của mình bị nặng hơn hoặc có thể tử vong khi đang nằm viện. MỐI LIÊN QUAN Có mối liên quan giữa nghề nghiệp của NCS với kiến thức NKBV làm bệnh nặng thêm và có thể tử vong với RR= 1,2, KTC 95% (1,068-1,348). Theo đó, NCS là công nhân viên thì có kiến thức đúng gấp 1,2 lần so với NCS làm những ngành nghề khác. KẾT LUẬN Sau tư vấn nhận thức và thực hành về vệ sinh tay của NCS đã được cải thiện rõ rệt. Trong mô hình chăm sóc nhi khoa hiện đại, cha mẹ, NCS bệnh nhi là thành viên của đội chăm sóc, góp phần tích cực trong điều trị, chăm sóc và cải thiện kết quả khi trẻ nằm viện. KIẾN NGHỊ Bằng truyền thông, tờ rơi, tăng cường nhận thức của NCS về vệ sinh tay, từ đó tăng tỉ lệ thực hành vệ sinh tay của NCS, góp phần ngăn ngừa NKBV, tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ tử vong, giảm những nỗi đau tinh thần cho gia đình và NVYT. Khuyến khích NCS nhắc nhở NVYT nếu có những cơ hội rửa tay bị bỏ qua, để phòng ngừa NKBV, giảm chi phí, tăng hiệu quả điều trị. Tăng cường nhận thức cho NVYT về tuân thủ rửa tay, về thái độ sẵn sàng rửa tay và hợp tác nếu được NCS nhắc nhở. Các chai rửa tay nhanh nên được trang bị thêm ở tất cả các khoa phòng, hành lang để tạo điều kiện cho NCS ở tất cả các khoa trong BV có thể thực hiện biện pháp rửa tay để giữ vệ sinh tay và phòng ngừa NKBV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akyol A, Ulusoy H, Ozen I (2006). Handwashing: a simple, econimicl and effective method for preventing nosocomial infections in intensive care units. J Hosp Infect; 62 (4); pp. 395-405. 2. American Association of Nurse Anesthetists (2017). World Hand Hygiene Day: AANA Offers Five Precaution for Hospital Patients and Visitor to Heed, offers-five-precautions-for-hospital-patients-and-visitors-to-heed. 3. Bellissimo-Rodrigues F et al (2016) "Role of parents in the promotion of hand hygiene in the paediatric setting: a systematic literature review". Journal of Hospital Infection, 93, 159- 163. 4. Đỗ Văn Dũng (2012) Phương pháp nghiên cứu khoa học với phần mềm Stata. Bộ môn thống kê y học và tin học – Khoa Y Tế Công Cộng, 145. 5. Giannini MA et al (2016) "Is Monitoring Parents, Family, and Visitors for Hand Hygiene Compliance Important?". American Journal of Infection Control, 44, 528-582. 6. Horng M et al (2016) "Healthcare worker and family caregiver hand hygiene in Bangladeshi healthcare facilities: results from the Bangladesh National Hygiene Baseline Survey". Journal of Hospital Infection, 94, 286-294. 7. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2013) "Đánh giá thực hành rửa tay của nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2013". Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17 (6), 71-75. 8. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2016) "Khảo sát kiến thức, thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế trước và sau khóa huấn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên Đề Nhi Khoa 172 luyện bv Nhi Đồng 2 năm 2015". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20 (6), 95-103. 9. Rousham EK (2016) "Hand hygiene infrastructure and behaviours in resource-limited healthcare facilities". Journal of Hospital Infection, 94, 284-285. 10. Srigley JA et al (2016) "Interventions to improve patient hand hygiene: a systematic review". Journal of Hospital Infection, 94 (eng), 23-29. 11. US CDC (2017) Handwashing is one of the best ways to protect yourself and your family from getting sick., https://www.cdc.gov/features/handwashing/. 12. WHO (2017) The evidence for clean hands, Ngày nhận bài báo: 14/06/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_thuc_ve_rua_tay_cua_nguoi_cham_soc_benh_truoc_va_sau_tu.pdf
Tài liệu liên quan