Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh Trung học Phổ thông vùng có nguy cơ thiên tai cao

Tài liệu Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh Trung học Phổ thông vùng có nguy cơ thiên tai cao: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0195 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 87-94 This paper is available online at NHẬN THỨC VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG CÓ NGUY CƠ THIÊN TAI CAO Nguyễn Thị Nhân Ái1, Nguyễn Thị Uyên2 1Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Khoa Du lịch - Sư phạm, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích kết quả thu được từ khảo sát thực trạng nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh THPT Trần Nhật Duật, tỉnh Yên Bái trên 3 cấp độ “biết”, “hiểu”, “vận dụng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh đã có nhận thức tương đối đầy đủ về cách ứng phó với thiên tai ở cả ba cấp độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng”. Còn tồn tại một số hạn chế trong nhận thức của học sinh mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm. Từ khóa: Thiên tai, ứng phó với thiên tai, nhận thức. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, ứng phó với thảm hỏa thiên tai và diễn ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh Trung học Phổ thông vùng có nguy cơ thiên tai cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0195 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 87-94 This paper is available online at NHẬN THỨC VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG CÓ NGUY CƠ THIÊN TAI CAO Nguyễn Thị Nhân Ái1, Nguyễn Thị Uyên2 1Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Khoa Du lịch - Sư phạm, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích kết quả thu được từ khảo sát thực trạng nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh THPT Trần Nhật Duật, tỉnh Yên Bái trên 3 cấp độ “biết”, “hiểu”, “vận dụng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh đã có nhận thức tương đối đầy đủ về cách ứng phó với thiên tai ở cả ba cấp độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng”. Còn tồn tại một số hạn chế trong nhận thức của học sinh mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm. Từ khóa: Thiên tai, ứng phó với thiên tai, nhận thức. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, ứng phó với thảm hỏa thiên tai và diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu luôn là chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên thế giới, những công trình nghiên cứu hiện có tập trung chủ yếu theo hướng: Tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường sống của con người và những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hại do biến đổi khí hậu toàn cầu [9]; Các biện pháp ứng phó phù hợp với đặc điểm thiên tai và biến đổi khi hậu của mỗi nước [8]; Các biện pháp trợ giúp tâm lí cho người dân sau thiên tai [3, 4] Ở Việt Nam, vấn đề ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu được nghiên cứu tập trung theo hướng dài hạn, chương trình mục tiêu quốc gia (đề án, chương trình, chiến lược. . . ) nhằm nâng cao khả năng ứng phó của người dân; ngăn chặn, giảm nhẹ tác động của thiên tai [5, 6, 7]; Các biện pháp trợ giúp tâm lí và sức khỏe tâm thần cho người dân trong tình huống khẩn cấp do thiên tai [4]; Cung cấp kĩ năng ứng phó cần thiết để giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh [1, 2]. Trong những nghiên cứu này, nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của người dân nói chung, học sinh THPT nói riêng lại ít được bàn đến mặc dù đây là thành tố quan trọng của hoạt động phòng chống và giảm nhẹ hậu quả do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhận thức về cách ứng phó với thiên tai trên đối tượng học sinh, lực lượng kế cận đông đảo, những người chủ tương của gia đình và xã hội. Bài báo là một phần nghiên cứu của chúng tôi về nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh THPT vùng có nguy cơ thiên tai cao, trong Ngày nhận bài: 7/8/2015. Ngày nhận đăng: 12/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Nhân Ái, e-mail: nhanai77@gmail.com 87 Nguyễn Thị Nhân Ái, Nguyễn Thị Uyên đó chúng tôi trình bày nhận thức của học sinh trên 3 cấp độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng” theo cách tiếp cận của Bloom. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm 211 học sinh THPT Trần Nhật Duật, Yên Bái (vùng trọng điểm có nguy cơ thiên tai cao) có chú ý đến sự phân bố theo giới tính và khối lớp. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: PP nghiên cứu lí luận, PP chuyên gia, PP điều tra bằng bảng hỏi, PP phỏng vấn sâu, PP nghiên cứu trường hợp và thống kê toán học. Trong đó phương pháp nghiên cứu chính là điều tra bằng bảng hỏi với công cụ là phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học sinh với độ tin cậy và độ giá trị là 0,83 - 0,94. Nhận thức của học sinh THPT về cách ứng phó với thiên tai được đề cập theo 3 cấp độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng” và được đánh giá từ mức độ nhận thức thấp đến mức độ nhận thức cao, với điểm quy ước tương ứng là từ 1 đến 5 điểm: Mức 1: Điểm trung bình từ 1 đến cận 1,8 (HS hầu như không “biết”/ “hiểu”/ “vận dụng”); Mức 2: Điểm trung bình từ 1,8 đến cận 2,6 (HS ít “biết”/ “hiểu”/ “vận dụng”); Mức 3: Điểm trung bình từ 2,6 đến cận 3,4 (HS “biết”/ “hiểu”/ “vận dụng” ở một mức độ nhất định); Mức 4: Điểm trung bình từ 3,4 đến cận 4,2 (HS “biết”/ “hiểu”/ “vận dụng” ở mức độ tương đối đầy đủ và sâu sắc); Mức 5: Điểm trung bình từ 4,2 đến cận 5 (HS “biết”/ “hiểu”/ “vận dụng” ở mức độ đầy đủ và sâu sắc). 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá chung về mức độ nhận thức của học sinh THPT về cách ứng phó với thiên tai Bảng 1. Nhận thức của học sinh THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai STT Cấp độ Giới tính Khối lớp Chung ĐLC nhận thức Nam Nữ Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 1 Biết 2,89 2,90 2,88 3,12 2,65 3,00 1,20 2 Hiểu 2,94 2,94 2,89 3,14 2,78 2,93 1,2 3 Vận dụng 2,96 2,97 2,97 3,02 2,87 3,03 1,18 Số liệu Bảng 1 cho chúng tôi một số nhận xét: Nhìn chung học sinh THPT Trần Nhật Duật đã có những hiểu biết nhất định về cách ứng phó với thiên tai nhưng chưa đầy đủ với điểm trung bình dao động trong khoảng 2,93 - 3,03 (Mức 3). Trong đó cấp độ “vận dụng” có điểm TB cao nhất (X = 3,03), thấp nhất là cấp độ “hiểu” (X = 2,93). Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong nhận thức của học sinh về cách ứng phó với thiên tai xét theo tiêu chí giới tính và khối lớp. Có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa 3 cấp độ “biết”, “hiểu”, “vận dụng” trong nhận thức của học sinh (hệ số tương quan nhị biến Pearson r > 0,7). Điều này có nghĩa khi học sinh “biết” sẽ “hiểu” và có khả năng “vận dụng” tích cực, hiệu quả các cách ứng phó với thiên tai và ngược lại. Với mục đích làm rõ thêm nhận thức của học sinh THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu theo các cấp độ. 88 Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh trung học phổ thông... 2.2.2. Nhận thức của học sinh THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai ở cấp độ “biết” Bảng 2. Nhận thức của học sinh THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai ở cấp độ “biết” Nội dung Giới tính Khối lớp ĐTBChung ĐLCNam Nữ 10 11 12 Bên cạnh nhu cầu hỗ trợ vật chất, người dân luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần để vượt qua những mất mát do thiên tai gây ra 2,55 2,56 2,46 2,85 2,36 2,64 1,17 Công tác chuẩn bị trước thiên tai (che chắn, dự trữ lương thực,. . . ) của các gia định cần được coi trọng 3,00 3,01 3,28 3,08 2,65 3,11 1,23 Công tác truyền thông về thiên tai và biện pháp giảm nhẹ thiên tai cần được . . . coi trọng 3,03 3,02 3,04 3,11 2,96 3,09 1,25 Con người có thể chủ động trong việc ứng phó với thiên tai 2,55 2,59 2,50 2,83 2,35 2,72 1,34 Mỗi địa phương có những loại hình thiên tai đặc trưng với đặc điểm tự nhiên của vùng 2,97 2,95 2,91 3,12 2,88 3,08 1,19 Muốn chống lại thiên tai cần một sự đồng lòng, chung sức của các lực lượng trong xã hội 3,05 3,08 3,13 3,36 2,68 3,15 1,23 Người dân vùng có thiên tai rất cần sự hỗ trợ về vật chất từ các cá nhân và tổ chức xã hội 3,06 3,05 3,20 3,20 2,75 3,25 1,19 Những cảm xúc tiêu cực khiến có người trở nên thụ động và dễ đầu hàng trước khó khăn 2,65 2,65 2,49 2,98 2,52 2,73 1,11 Sự an toàn của người thân trong gia đình là điều quan trọng nhất 3,03 3,05 2,91 3,50 2,75 3,16 1,24 Sự tàn phá của thiên tai rất ghê ghớm, khó mà lường trước được 2,60 2,65 2,54 3,08 2,23 2,71 1,32 Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều hơn với cấp độ nghiêm trọng hơn 2,80 2,80 2,78 3,14 2,48 2,95 1,11 Những cảm xúc tích cực giúp con người dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách 2,88 2,87 2,80 3,11 2,74 2,96 1,10 Thiên tai là hệ quả tất yếu của việc con người đã hủy hoại môi trường sinh thái 3,02 3,02 3,04 3,15 2,87 3,11 1,17 Trẻ em, người già, phụ nữ, người nghèo là những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất 2,98 2,96 2,89 3,33 2,72 3,11 1,16 Ứng phó với thiên tai là công việc chung của tất cả mọi người 3,05 3,06 2,97 3,48 2,71 3,17 1,17 Việc trang bị kiến thức và kĩ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh THPT là cần thiết 3,07 3,06 3,18 3,21 2,77 3,15 1,21 Nhìn chung, khối lượng kiến thức về cách ứng phó với thiên tai được học sinh đề cập đến là khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, khả năng “biết” về các cách ứng phó với thiên tai ở học sinh là khác nhau với điểm TB dao động trong khoảng 2,64 - 3,25 (Mức 3 và Mức 4). Các nội dung tập trung nhiều ý kiến của học sinh: 1) Người dân vùng có thiên tai rất cần 89 Nguyễn Thị Nhân Ái, Nguyễn Thị Uyên sự hỗ trợ về vật chất từ các cá nhân và tổ chức xã hội (X = 3,25); 2)“Ứng phó với thiên tai là công việc chung của tất cả mọi người” (X = 3,17); “Sự an toàn của người thân trong gia đình là điều quan trọng nhất” (X = 3,16) cho thấy khi xảy ra thiên tai đối với người dân nói chung, học sinh THPT nói riêng, nhu cầu được hỗ trợ về vật chất và vấn đề bảo đảm sự an toàn của các thành viên trong gia đình là quan trọng nhất. Các em “biết” ứng phó với thiên tai là công việc chung của mọi người và bước đầu ý thức về trách nhiệm của mình trong công việc chung đó. Đây là một nét đẹp đánh dấu sự trưởng thành trong sự tự ý thức của học sinh THPT. Các nội dung ít tập trung ý kiến của học sinh: “Bên cạnh nhu cầu hỗ trợ vật chất, người dân luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần để vượt qua những mất mát do thiên tai gây ra” (X = 2,64), “Sự tàn phá của thiên tai rất ghê ghớm, khó mà lường trước được” (X = 2,71), “Con người có thể chủ động trong việc ứng phó với thiên tai” (X = 2,72) cho thấy các em chưa “biết” được tâm thế “chủ động” trong ứng phó có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính tích cực, giúp con người có thể đối diện với những khó khăn và thách thức trong thiên tai. Những giải pháp trợ giúp về mặt tinh thần ít được học sinh và người dân “biết” đến mặc dù trong thiên tai con người luôn phải đối diện với sự mất mát về người và của. Đó cũng chính là mảng trống trong vấn đề ứng phó với thiên ta của người dân nói chung, học sinh THPT nói riêng. Có sự tương đồng trong nhận thức của học sinh ở cấp độ “biết” xét theo tiêu chí giới tính, khối lớp (kiểm định T-test /ANOVA p>0,05). Như vậy, ở cấp độ “biết” học sinh THPT Trần Nhật Duật đã có những kiến thức nhất định về cách ứng phó với thiên tai nhưng chưa đầy đủ. Nhiệm vụ được đặt ra cho gia đình, nhà trường và xã hội là cần phải bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt cho học sinh. Đặc biệt, là những kiến thức về sự tàn phá của thiên tai đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người, giúp các em biết rằng con người có thể chủ động ứng phó với thiên tai nhằm thúc đẩy sức mạnh nội tại trong bản thân mỗi học sinh. 2.2.3. Nhận thức của HS trường THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai ở cấp độ “hiểu” Bảng 3. Nhận thức của HS trường THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai ở cấp độ “hiểu” Nội dung Giới tính Khối lớp ĐTBChung ĐLCNam Nữ 10 11 12 Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho diễn biến thiên tai ngày càng trở nên phức tạp 2,68 2,70 2,68 2,96 2,44 2,69 1,07 Cần có các chương trình . . . hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương bởi thiên tai 3,00 3,01 2,89 3,29 2,86 3,01 1,16 Con người có thể “giảm thiểu” sự tàn phá ghê gớm của thiên tai 3,46 3,48 3,66 3,24 3,45 3,46 1,25 Hiểu biết về các loại hình thiên tai đặc trưng của địa phương sẽ giúp người dân chủ động trong việc phòng chống thiên tai 2,82 2,83 2,79 3,03 2,65 2,82 1,23 . . . việc trang bị kiến thức và kĩ năng ứng phó với thiên tai cần được tiến hành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường 2,81 2,83 2,83 3,10 2,54 2,82 1,26 Làm tốt công tác truyền thông sẽ giúp người dân chủ động và linh hoạt trước thiên tai 3,09 3,05 3.17 3,12 2,94 3,07 1,24 90 Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh trung học phổ thông... Nếu con người thờ ơ, chủ quan với thiên tai thì hậu quả sẽ khôn lường 3,20 3,19 3,12 3,18 3,17 3,17 1,20 Người thân (bố/mẹ/anh/chị) luôn là chỗ dựa về mặt tinh thần giúp tôi vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống 2,99 3,01 2,82 3,42 2,77 3,00 1,19 Những cảm xúc tích cực sẽ giúp con người đối diện và chủ động trước thiên tai 2,68 2,65 2,58 2,94 2,55 2,68 1,19 Sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ của cá nhân và các lực lượng xã hội khác . . . sẽ tạo nên sức mạnh trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 2,89 2,89 2,91 3,14 2,62 2,89 1,20 Những cảm xúc tiêu cực làm giảm ý chí quyết tâm vượt khó ở mỗi cá nhân 2,66 2,66 2,39 3,00 2,61 2,66 1,19 Sự hỗ trợ kịp thời về mặc tinh thần sẽ giúp người dân vượt qua được những khó khăn tâm lí . . . thích nghi với hoàn cảnh sống mới 2,85 2,86 2,91 2,98 2,64 2,85 1,23 Sự hỗ trợ kịp thời về mặt vật chất sẽ giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống 3,03 3,01 2,74 3,45 2,94 3,03 1,26 Các hoạt động tích cực (bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lí,. . . ) sẽ góp phần ngăn chặn và giảm thiểu số lượng thiên tai ở mỗi địa phương 2,98 3,01 3,00 3,17 2,77 2,95 1,72 Làm tốt công tác chuẩn bị (che chắn, dự trữ lương thực) sẽ góp phần chuẩn bị tâm lí chủ động và giảm thiểu những tác động của thiên tai cho mỗi gia đình 2,85 2,80 2,69 3,02 2,89 2,85 1,20 Việc chủ động phòng chống thiên tai của mỗi người dân sẽ giảm thiểu những thiệt hại về người và của 2,99 2,99 3,13 3,18 2,65 2,99 1,23 Trên cơ sở “biết”, học sinh THPT Trần Nhật Duật đã “hiểu” tương đối đầy đủ cách phòng chống thiên tai với điểm trung bình dao động trong khoảng 2,66 - 3,46 (Mức 3 và Mức 4). Nội dung tập trung nhiều ý kiến của học sinh: “Con người có thể “giảm thiểu” sự tàn phá ghê gớm của thiên tai” (X = 3,46); “Làm tốt công tác truyền thông sẽ giúp người dân chủ động và linh hoạt trước thiên tai” (X = 3,17); “Nếu con người thơ ơ, chủ quan với thiên tai thì hậu quả sẽ khôn lường” (X = 3,15); “Sự hỗ trợ kịp thời về mặt vật chất sẽ giúp người dân nhanh chóng ổn định được cuộc sống”(X = 3,13). . . cho thấy các em đã “hiểu” trong thực tế ở con người tồn tại cả những cách ứng phó tích cực và tiêu cực đối với thiên tai. Các em “hiểu” khi đối diện với “sự tàn phá” ghê gớm của thiên tai, cách ứng phó tiêu cực như việc thờ ơ, chủ quan hay né tránh, buông xuôi đều dẫn đến những hậu quả khôn lường. Do đó, khi con người còn có tâm thế “bị động” thì công tác tuyên truyền là điều kiện “cần” và sự trợ giúp về mặt vật chất và tinh thần sẽ là điều kiện “đủ” giúp người dân ứng phó và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, kết quả trò chuyện, phỏng vấn sâu trên người dân và học sinh cho thấy cả hai nội dung này đều chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến “lỗ hổng” lớn tạo ra tâm thế “bị động” và chủ quan trong ứng phó với thiên tai của người dân. Nội dung ít được học sinh đề cập đến: “Những cảm xúc tiêu cực làm giảm ý chí quyết tâm vượt khó ở mỗi cá nhân” (X = 2,66), “Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân cơ bản 91 Nguyễn Thị Nhân Ái, Nguyễn Thị Uyên khiến cho diễn biến thiên tai ngày càng trở nên phức tạp” (X = 2,69), “Những cảm xúc tích cực sẽ giúp con người đối diện và chủ động trước thiên tai” (X = 2,68) cho thấy học sinh chưa “hiểu” được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường do chưa nắm vững mối quan hệ mật thiết giữa biến đổi khí hậu và thiên tai. Đồng thời do chưa “hiểu” đúng ảnh hưởng của đời sống tình cảm ở mỗi cá nhân (cảm xúc tích cực/ tiêu cực) đối với sự nỗ lực và tính chủ động trong việc ứng phó với thiên tai của người dân. Điều này một lần nữa cho thấy trong ứng phó với thiên tai, sức khỏe tinh thần vẫn luôn là vấn đề “bỏ ngỏ”. Có sự tương đồng trong nhận thức ở cấp độ “Hiểu” giữa các học sinh xét theo khía cạnh giới tính, khối lớp (kiểm định T-test /ANOVA p>0,05). Như vậy, ở cấp độ “hiểu” học sinh THPT Trần Nhật Duật đã thể hiện được sự am hiểu của mình về cách ứng phó với thiên tai ở một mức độ nhất định (Mức 3). Khả năng gắn kết giữa các kiến thức để “hiểu” thấu đáo về các vấn đề như biến đổi khí hậu - thiên tai, công tác truyền thông - tâm thế người dân, cảm xúc tích cực/ tiêu cực - nỗ lực trong ứng phó. . . , định hình cho các hoạt động thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần trang bị cho các em kiến thức để có thể “hiểu” một cách đầy đủ và sâu sắc về các cách ứng phó với thiên tai của con người, giúp các em có được tâm thế chủ động và sự nỗ lực trong việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là sức mạnh tinh thần để ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. 2.2.4. Nhận thức của HS trường THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai ở cấp độ “vận dụng” Bảng 4. Nhận thức của HS trường THPT Trần Nhật Duật về cách ứng phó với thiên tai ở cấp độ “vận dụng” Nội dung Giới tính Khối lớp ĐTBChung ĐLCNam Nữ 10 11 12 . . . kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội . . . đối với HS có gia đình bị tổn thất lớn do thiên tai 2,76 2,75 2,62 3,14 2,57 2,82 1,09 . . . vận động và quyên góp quần áo, sách vở,. . . hỗ trợ các bạn và người dân. . . 2,90 2,92 2,87 3,12 2,75 2,97 1,13 . . . làm tốt công tác chuẩn bị trước thiên tai. . . 2,89 2,92 2,75 3,08 2,87 2,98 1,20 Tôi quyết tâm học tập thật tốt . . . 3,09 3,10 2,97 3,41 2,91 3,20 1,26 . . . vận động. . . tham gia các chương tình tập huân về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. . . 2,82 2,82 2,64 3,15 2,72 2,93 1,20 . . . tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. . . 2,79 2,77 2,93 2,70 2,54 2,87 1,20 Tìm đến thầy cô, bạn bè để được lắng nghe, chia sẻ. . . 2,79 2,80 2,58 3,20 2,64 3,07 1,11 Tôi chia sẻ những hiểu biết về thiên tai và cách phòng chống thiên tai hiệu quả với bạn bè. . . 2,61 2,65 2,68 2,54 2,57 2,61 1,13 . . . động viên, khích lệ bạn bè, . . . người thân . . . 3,01 2,99 2,97 3,06 3,00 3,11 1,12 . . . đọc các tài liệu hướng dẫn về cách phòng chống hiệu quả . . . 2,61 2,60 2,57 2,88 2,41 2,63 1,14 . . . trấn an tinh thần của bản thân để có những cảm xúc tích cực . . . 2,86 2,86 2,78 3,18 2,64 2,93 1,20 92 Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh trung học phổ thông... . . . vận động gia đình không làm việc, canh tác trong vùn có nguy cơ thiên tai cao . . . 2,60 2,68 2,65 2,54 2,65 2,62 1,20 . . . trách mình thật kém cỏi . . . 3,29 3,34 3,57 2,91 3,35 3,29 1,22 Tôi chỉ tập trung vào việc học . . . 2,82 2,81 2,57 3,21 2,72 3,12 1,16 Tôi chấp nhận thiệt hại của thiên tai nên né tránh, buông xuôi 3,51 3,51 3,76 3,21 3,49 3,50 1,27 Tôi trốn tránh thiên tai bằng cách tìm đến rượu bia, thuốc lá, game, phim ảnh,. . . 3,52 3,56 3,92 3,09 3,48 3,52 1,25 Tôi trong chờ sẽ có một phép màu giúp tôi và gia đình vượt qua khó khăn 3,37 3,37 3,58 3,06 3,43 3,37 1,20 Trên cơ sở “biết”, “hiểu” học sinh THPT Trần Nhật Duật nhận thức khá tốt về cách ứng phó với thiên tai ở khía cạnh “vận dụng ” với điểm trung bình dao động trong khoảng 2,61 ≤ X ≤ 3,52 (Mức 3 và Mức 4). Nội dung tập trung nhiều ý kiến của học sinh: “Tôi trốn tránh thiên tai bằng cách tìm đến rượu bia, thuốc lá, game, phim ảnh,. . . ” (X =3,52), “Tôi chấp nhận thiệt hại của thiên tai nên né tránh, buông xuôi” (X =3,50), “Tôi trong chờ sẽ có một phép màu giúp tôi và gia đình vượt qua khó khăn” (X =3,37) (03 item này được tính điểm ngược); “Tôi quyết tâm học tập thật tốt để tương lai có điều kiện chuyển gia đình về một nơi ở mới ít bị thiên tai” (X =3,20) cho thấy: Trong thiên tai, phần lớn học sinh lựa chọn cách ứng phó tích cực không trốn tránh, không buông xuôi mà sẵn sàng đối diện với khó khăn và thách thức. Ở cương vị của một học sinh, “học tập tốt” với ý chí và quyết tâm về một cuộc sống ổn định, bình yên cho gia đình là sự lựa chọn phù hợp. “Em là người dân tộc Phù Lá, gia đình em nghèo lắm, bố mẹ em làm ruộng và trồng rừng... Em sẽ phấn đấu học tập tốt để có công ăn việc làm và gia đình có điều kiện sống tốt hơn. . . ”. (Em H.D.M, lớp 11A3). Bên cạnh đó, cũng tồn tại một tỉ lệ không nhỏ những học sinh có biểu hiện trốn tránh hiện thực, lựa chọn cách ứng phó tiêu cực ở mức “TX” và “RTX”: 23.0% học sinh “trông chờ sẽ có một phép màu giúp tôi và gia đình vượt qua khó khăn”; 22.9% học sinh “chấp nhận thiệt hại của thiên tai nên né tránh, buông xuôi”; 21.5% học sinh “trốn tránh . . . bằng cách tìm đến rượu bia, thuốc lá, game, phim ảnh . . . ”. Những học sinh này cần được quan tâm và hỗ trợ về mặt tinh thần một cách kịp thời để giúp các em vượt qua những khó khăn và thách thức của cuộc sống. Nội dung ít được học sinh đề cập đến: “Tôi chia sẻ những hiểu biết của mình về thiên tai và cách phòng chống thiên tai hiệu quả với bạn bè, gia đình và người thân” (X =2,61), “Tôi vận động gia đình không làm việc, canh tác trong vùn có nguy cơ thiên tai cao (sạt lở, lũ lụt, lũ quét,. . . )” (X =2,62), “Tôi tìm đọc các tài liệu hướng dẫn về cách phòng chống hiệu quả đối với những loại hình thiên tai chủ yếu của địa phương” (X =2,63) cho thấy mức độ tương tác, trao đổi về kinh nghiệm ứng phó với thiên tai của học sinh THPT với người khác (bạn bè, cha mẹ, thầy cô. . . ) là chưa cao. Các em thiếu tích cực trong việc tìm kiếm tài liệu sách báo để có thể học được những cách ứng phó với thiên tai hiệu quả. Học sinh THPT chưa thể hiện được vai trò tích cực và chủ động trong công tác tuyên truyền vận động đến người dân và người thân. Có sự tương đồng trong nhận thức ở cấp độ “vận dụng” cách ứng phó với thiên tai của HS trường THPT Trần Nhật Duật xét theo tiêu chí giới tính và tiêu chí khối lớp (kiểm định T-Test/ ANOVA p>0,05). Như vậy, ở cấp độ “vận dụng”, học sinhTHPT Trần Nhật Duật có xu hướng lựa chọn cách ứng phó tích cực nhiều hơn cách ứng phó tiêu cực. Tuy nhiên, với điểm trung bình Mức 3 ở phần lớn các nội dung item cho thấy có những hạn chế nhất định trong nhận thức của các em mà gia đình và nhà trường cần phải lưu tâm. Đặc biệt đối với nhóm học sinh lựa chọn cách ứng phó tiêu cực cần được phát hiện kịp thời và có những biện pháp trợ giúp phù hợp nhằm giúp các em giải tỏa những lo lắng, căng thẳng để có thể chấp nhận, đối diện và hướng đến những cách ứng phó tích cực. 93 Nguyễn Thị Nhân Ái, Nguyễn Thị Uyên 3. Kết luận Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh THPT là quá trình phản ánh những nỗ lực của bản thân học sinh, bao gồm cả mặt tâm lí bên trong và mặt hành động bên ngoài, hướng vào giải quyết những tình huống khó khăn trong thiên tai. Vận dụng cách tiếp cận của Bloom, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung dựa vào 3 mức độ đầu tiên (biết, hiểu và vận dụng) để đánh giá thực trạng nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của HS trường THPT Trần Nhật Duật, tỉnh Yên Bái. Học sinh THPT Trần Nhật Duật đã có nhận thức tương đối đầy đủ về cách ứng phó với thiên tai ở cả ba cấp độ “biết”, “hiểu” và “vận dụng” với điểm trung bình dao động trong khoảng 2,93 - 3,03 (Mức 3). Giữa 3 cấp độ của nhận thức “biết”, “hiểu”, “vận dụng” ở học sinh có mối tương quan thuận và khá chặt chẽ (r >0,7). Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng phản ánh những thiếu hụt trong nhận thức của học sinh. Nhiệm vụ đặt ra đối với gia đình, nhà trường là bên cạnh việc bổ sung và cập nhật kiến thức cần quan tâm chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh để các em có được suy nghĩ tích cực và tâm thế chủ động trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quĩ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOTED) trong đề tài mã số VI1.1 - 2012.14. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục - Đào tạo, 2013. Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục - Đào tạo, 2014. Đề ánThông tin, tuyên truyền về ứng phó với BĐKH về phòng chống thiên tai trong trường học, giai đoạn 2013 – 2010. Hà Nội [3] Cotta, A. Frydenberg, and Poole, C., 2001. Coping skills training for adolescents at school. Aust, Educ, Psychol, 17 (2): 103-116. [4] Kỉ yếu Hội thảo “Nhu cầu đào tạo và nghiên cứu các khía cạnh tâm lí, tâm thần trong thảm họa”, Trường Đại học Y tế công cộng - Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam (10/2012). [5] Mai Thanh Sơn, Lê Đình Phùng, Lê Đức Thịnh, 2011. Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề chính sách. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. [6] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Luật phòng chống thiên tai. Hà Nội. [7] Thủ tướng chính phủ, 2012. Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ). [8] United Nations International Strategy for Disater Reduction (ISDR), 2008. Climate Change and Disater Risk Reduction, Briefing Note 1. [9] Victor D.Cha, Charlers W. Freeman III, Michael J.Green, Sarh O Ladislaw, David Pumphrey, Teresita Schaffer, Amy Searight, Robert S. Wang, Stacey White, 2010. Asia’s Response to Climate Change and Natural Disasters. CSIS (Center for Strategic & International studies) ABSTRACT Disaster response awareness of high school students who are at high risk of natural disasters The article analyzes the results of a given to high school students of Tran Nhat Duat, Yen Bai Province, to ascertain what they ‘know’, ‘understand’ and ‘apply’ with regards to disaster awareness. It was found that students are fully aware how to respond to natural disasters in terms of ‘know’, ‘understand’ and ‘apply’. There are some limits in students’ awareness that families, schools and society should be concerned. Keywords: Disaster, disaster response, awareness 94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3681_ntnai_1286_2178325.pdf
Tài liệu liên quan