Tài liệu Nhận thức của phụ huynh về việc cho trẻ 1 – 6 tuổi sử dụng các thiết bị thông minh: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
94
Nhận thức của phụ huynh về việc cho trẻ 1 – 6 tuổi
sử dụng các thiết bị thông minh
Parents’ perceptions of using smart devices by 1 to 6-year-old children
ThS. Đào Việt Cường,
Trường Đại học Sài Gòn
Dao Viet Cuong, M.A.,
Saigon University
Tóm tắt
Dù đã có nhiều cảnh báo tác động tiêu cực của việc trẻ sử dụng thiết bị thông minh (điện thoại thông
minh, máy tính bảng) nhưng trên thực tế, số trẻ em sử dụng thiết bị thông minh không giảm mà có xu
hướng ngày càng tăng. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết phụ huynh đều nhận thức được những tác
động tích cực lẫn tiêu cực của việc cho trẻ tiếp cận sớm và thường xuyên với thiết bị thông minh. Tuy
nhiên, phần lớn họ vẫn chưa có cách quản lý trẻ chơi thiết bị thông minh một cách phù hợp để phát huy
những ưu điểm của chúng, đồng thời có thể ngăn chặn những tác động xấu từ chúng đối với trẻ. Trong
đó, nhiều phụ huynh còn phó mặc trẻ với các thiết bị...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của phụ huynh về việc cho trẻ 1 – 6 tuổi sử dụng các thiết bị thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
94
Nhận thức của phụ huynh về việc cho trẻ 1 – 6 tuổi
sử dụng các thiết bị thông minh
Parents’ perceptions of using smart devices by 1 to 6-year-old children
ThS. Đào Việt Cường,
Trường Đại học Sài Gòn
Dao Viet Cuong, M.A.,
Saigon University
Tóm tắt
Dù đã có nhiều cảnh báo tác động tiêu cực của việc trẻ sử dụng thiết bị thông minh (điện thoại thông
minh, máy tính bảng) nhưng trên thực tế, số trẻ em sử dụng thiết bị thông minh không giảm mà có xu
hướng ngày càng tăng. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết phụ huynh đều nhận thức được những tác
động tích cực lẫn tiêu cực của việc cho trẻ tiếp cận sớm và thường xuyên với thiết bị thông minh. Tuy
nhiên, phần lớn họ vẫn chưa có cách quản lý trẻ chơi thiết bị thông minh một cách phù hợp để phát huy
những ưu điểm của chúng, đồng thời có thể ngăn chặn những tác động xấu từ chúng đối với trẻ. Trong
đó, nhiều phụ huynh còn phó mặc trẻ với các thiết bị thông minh để đỡ phải trông nom hoặc giúp họ dễ
tập trung vào công việc hơn.
Từ khóa: nhận thức của phụ huynh, trẻ 1 - 6 tuổi, thiết bị thông minh, thoại thông minh, máy tính bảng.
Abstract
Despite many warnings about adverse effects on children from smart devices such as tablets or
smartphones, children’s use of these devices has not decreased as expected but even has a tendency to
increase. The survey results showed that most parents are aware of the positive as well as negative
impacts of allowing children’s access to smart devices in early stages of life. However, the majority of
parents still do not have appropriate management methods to promote the advantages, and
simultaneously to limit the negative impacts of these devices on children. In particular, many parents
leave smart devices to their children without any worries in order that they can be relaxed or may focus
on their work.
Keywords: parents’ perceptions, 1 to 6-year-old children, smart devices, smartphone, tablet.
1. Đặt vấn đề
Thiết bị thông minh như điện thoại
thông minh (Smart Phone), máy tính bảng
(Tablet Computer), ngày nay không chỉ
hướng đến đáp ứng nhu cầu công việc của
người lớn mà còn được họ sử dụng như
một loại đồ chơi công nghệ dùng để dỗ
dành trẻ rất hiệu quả. Vì vậy, việc có nhiều
trẻ em lứa tuổi 1-6 tiếp cận với những thiết
bị thông minh ngày càng phổ biến. Tuy
nhiên, có không ít cảnh báo về những tác
động xấu của việc trẻ chơi thiết bị thông
minh như hạn chế vận động, giao tiếp, cảm
xúc và các vấn đề về thị giác, dư cân ở
trẻ Với phụ huynh, liệu họ có nhận thức
được những vấn đề trên và có cách quản lý
ĐÀO VI T CƯỜNG
95
nào giúp trẻ chơi với chúng một cách hợp
lý, hiệu quả. Từ thực tiễn đó, tác giả tiến
hành nghiên cứu thực trạng “Nhận thức của
phụ huynh về việc cho trẻ 1-6 tuổi sử dụng
các thiết bị thông minh”.
2. Giải quyết vấn đề
Khách thể nghiên cứu được chọn ngẫu
nhiên từ nhiều khu vực khác nhau trên địa
bàn Quận 8 và Quận 2 TP.HCM, cụ thể 68
trẻ từ 1-6 tuổi và phụ huynh của trẻ ở độ
tuổi này. Thiết bị thông minh được đề cập
trong nghiên cứu chỉ xem xét ở các thiết bị
nhỏ mà trẻ sử dụng phổ biến là điện thoại
thông minh và máy tính bảng. Phương
pháp điều tra chủ yếu dựa vào bảng hỏi
dành cho phụ huynh, đồng thời kết hợp
phỏng vấn để làm rõ thực trạng nhận thức
của phụ huynh về việc cho trẻ sử dụng thiết
bị thông minh ở gia đình. Nhằm đánh giá
một cách tổng quát về thực trạng sử dụng
thiết bị thông minh ở trẻ chúng tôi sử dụng
thang đo Likert, được chia ở 5 mức độ
tương ứng với thang điểm 5 về sự đồng ý
trong phần trả lời của người tham gia khảo
sát, cụ thể điểm quy đổi ở mỗi mức độ
tương ứng như sau: điểm tương ứng với
mức độ hoàn toàn không đồng ý, điểm
tương ứng mức độ không đồng ý, điểm
tương ứng mức độ không đồng ý cũng
không phản đối, điểm tương ứng với
mức độ đồng ý và điểm tương ứng với
mức độ hoàn toàn đồng ý.
Số liệu ở biểu đồ 1 cho thấy có 60 trẻ
trong tổng số 68 trẻ em tham gia khảo sát
có sử dụng điện thoại thông minh hoặc
máy tính bảng, chiếm tỉ lệ 88.3%. Trong số
60 trẻ có sử dụng thiết bị thông minh, hầu
hết cha mẹ cho biết trẻ được chơi thiết bị
thông minh từ khoảng 3 tuổi, có 46 trẻ,
chiếm tỉ lệ 76.7%, được chơi từ khoảng 2
tuổi có 14 trẻ, chiếm tỉ lệ 23.3%.
Thực trạng cho thấy, 23.3% trẻ bắt đầu
tiếp xúc thiết bị thông minh từ rất sớm
khoảng 2 tuổi. Kết quả phỏng vấn nhiều
phụ huynh cho biết trẻ không chỉ chơi thiết
bị thông minh mà còn được sở hữu chúng.
Giải thích về việc này, nhiều phụ huynh
cho rằng thiết bị thông minh giúp họ dễ
dàng hơn trong việc dỗ dành trẻ hay thuyết
phục trẻ làm điều gì đó mà không bị mất
nhiều thời gian, hơn nữa, chúng không quá
đắt để có thể mua cho trẻ.
Biểu đồ 1. Lứa tuổi được tiếp cận thiết bị
thông minh
2.1. Thói quen sử dụng thiết bị thông
minh của trẻ ở gia đình
Kết quả khảo sát từ 68 phụ huynh ở
bảng 1 cho thấy, 100% phụ huynh khẳng
định trẻ rất thích chơi thiết bị thông minh,
96.7% phụ huynh cho rằng trẻ thích chơi
thiết bị thông minh hơn các thứ khác,
93.3% phụ huynh cho biết biểu hiện hành
vi dễ thấy của trẻ khi chơi thiết bị thông
minh là trẻ thường tự ngồi chơi một mình
và dù có người bên cạnh thì trẻ cũng không
nói chuyện với ai, có tỉ lệ trả lời khá cao
90%. Ngoài ra, ở trẻ cũng có nhiều thói
quen khác khi chơi thiết bị thông minh
như: trẻ có thể tự mình tìm trò chơi trên
thiết bị, trẻ thành thạo nhiều trò chơi khác
nhau, trẻ thích vừa ăn vừa chơi và khi đang
chơi thiết bị thông minh trẻ thường làm
việc khác qua loa, vội vàng để nhanh
chóng tiếp tục được chơi.
NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VỀ VI C CHO TRẺ 1 – 6 TUỔI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ THÔNG MINH
96
Bảng 1. Thói quen sử dụng thiết bị thông minh của trẻ trong gia đình
Thói quen sử dụng thiết bị thông minh ở trẻ Tỉ lệ đồng ý nói chung Mean
Trẻ em rất thích chơi điện thoại thông minh (hoặc máy
tính bảng).
100.0 4.9
Trẻ thích chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính
bảng)
hơn các thứ khác.
96.7 4.8
Khi chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng)
trẻ thường tự ngồi chơi một mình.
93.3 4.6
Khi chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng)
dù có người bên cạnh trẻ cũng không nói chuyện với ai.
90.0 4.2
Trẻ chơi thành thạo các trò chơi trên điện thoại thông
minh
(hoặc máy tính bảng).
86.7 4.2
Trẻ thích vừa ăn vừa xem điện thoại thông minh (hoặc
máy
tính bảng).
81.7 3.0
Khi đang chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính
bảng) trẻ làm việc khác vội vàng, qua loa.
68.3 3.9
Trẻ có thể tự tìm trò chơi trên điện thoại thông minh
(hoặc máy tính bảng).
68.3 3.9
Trẻ chỉ quan tâm người lớn khi muốn được chơi điện
thoại
thông minh (hoặc máy tính bảng).
58.3 3.6
Chúng tôi quan sát hành vi sử dụng
thiết bị thông minh ở trẻ để làm rõ thói
quen của trẻ khi sử dụng chúng, kết quả có
thể khẳng định trẻ sử dụng thiết bị thông
minh gần như bất kỳ lúc nào ở nhà và có
biểu hiện trẻ càng "chưa ngoan" càng được
chơi nhiều, như trường hợp trẻ không chịu
hợp tác với người lớn trong việc ăn uống
thì thiết bị thông minh được xem là phương
tiện hiệu quả để "giúp" trẻ ăn.
Với câu hỏi "Mỗi ngày trẻ được chơi
thiết bị thông minh bao lâu?" hầu hết phụ
huynh đều không có câu trả lời một cách
chính xác nhưng họ khẳng định "trẻ chơi
cảm thấy vui thì thường cũng phải nửa
tiếng, hoặc nhiều hơn và còn tùy trẻ đang
làm gì, ở đâu".
Biểu đồ 2. Thời gian trẻ chơi thiết bị
thông minh một ngày
ĐÀO VI T CƯỜNG
97
Khi được hỏi "Trẻ thường chơi gì trên
thiết bị thông minh?" nhiều phụ huynh cho
biết "chủ yếu chơi trò chơi", kết quả này
phù hợp với kết quả khảo sát trên phiếu
thăm dò trước đó. Ngoài ra, nhiều phụ
huynh cũng cho biết trẻ thường sử dụng
thiết bị thông minh để xem hoạt hình và
xem các chương trình ti vi phát trên
Youtube.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực từ việc trẻ
sử dụng thiết bị thông minh ở gia đình
Với nhận định "Chơi thiết bị thông
minh có hại cho trẻ không?", có đến 61.7%
phụ huynh cho rằng có hại, 21.7% phụ
huynh không rõ tác hại của chúng, số còn
lại họ không nghĩ nó có hại cho trẻ. Kết
quả này là bất ngờ vì đa số phụ huynh đều
biết trẻ chơi thiết bị thông minh là có hại
nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ tìm
cách để hạn chế trẻ chơi với chúng.
Nói về thói quen ở trẻ, có đến 91.7%
phụ huynh đồng ý "Được chơi thiết bị
thông minh nhiều trẻ sẽ quen, không chơi
sẽ khó chịu", nhưng với câu hỏi "Trẻ chơi
thiết bị thông minh nhiều liệu có bị
"nghiện"?, chỉ có 60% phụ huynh đồng ý,
26.7% phụ huynh trả lời không rõ, số còn
lại không nghĩ trẻ sẽ "nghiện". Sự khác biệt
về tỉ lệ đồng ý nói chung ở hai câu hỏi trên
phần nào cho thấy lý do vì sao phụ huynh
cho trẻ tiếp xúc với thiết bị thông minh
sớm. Với câu hỏi "Trẻ chơi thiết bị thông
minh mỗi ngày bao lâu sẽ có nguy cơ
"nghiện"? 58.3% phụ huynh cho rằng trẻ
phải chơi nhiều hơn hai giờ, 30% ý kiến
khác lại cho rằng trẻ phải chơi hơn một giờ
và chỉ có 11.7% cho biết trẻ phải chơi trên
ba giờ mỗi ngày thì mới có nguy cơ bị
"nghiện". Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra
rằng, nếu trẻ chơi thiết bị thông minh ít
nhất một giờ mỗi ngày và ngày nào cũng
vậy có thể gây ra cho trẻ sự phụ thuộc vào
chúng đáng kể. Tuy nhiên, ở góc độ phát
triển thể chất, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non
việc trẻ dành thời gian chơi thiết bị thông
minh ít nhất một giờ cũng làm mất cơ hội
đáng kể giúp trẻ phát triển vận động và các
vấn đề khác liên quan đến sự phát triển của
trẻ. Từ đây, có thể thấy sự hấp dẫn của thiết
bị thông minh đối với trẻ là không hề nhỏ,
cụ thể, 90.0% phụ huynh cho biết "Khi
chơi thiết bị thông minh trẻ không nói
chuyện với ai", 88.3% phụ huynh đồng ý
"Khi chơi thiết bị thông minh trẻ không
thích chơi những thứ khác". Về mặt thể
chất, các ý kiến phụ huynh đều nhận định
việc chơi thiết bị thông minh có những tác
hại điển hình như: trẻ dễ bị mỏi mắt, cận
thị, trẻ lười không thích vận động (chạy,
nhảy, đạp xe, leo, trèo...), trẻ thành thạo
nhiều trò chơi khác nhau trên thiết bị thông
minh nhưng lại không thạo những việc
khác (cầm muỗng, rửa tay, mặc quần áo...).
Kết quả tìm hiểu ở cả ba mặt trên có tỉ tệ
đồng ý cao, điểm trung bình khảo sát của
các giá trị này đều mức điểm 4 trở lên, cho
thấy phụ huynh rất chắc chắn với các nhận
định của mình. Ngoài ra, cũng nhiều ý kiến
cho biết trẻ vừa ăn vừa chơi thiết bị thông
minh trẻ ăn uống thiếu tập trung. Dù vậy,
nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến việc trẻ
có chịu ăn và ăn nhanh hay không, còn trẻ
có tập trung hay không tập trung thì cũng
không quan trọng, điều này cho thấy nhiều
phụ huynh chấp nhận tương tác một khi
chăm sóc bữa ăn cho trẻ. Thực tế chúng tôi
ghi nhận được hình ảnh một bên bàn là bà
mẹ và hai cái chén cơm, ngồi đối diện bà là
hai đứa trẻ mắt đang dán chặt vào hai thiết
bị thông minh được kê sẵn trên bàn trước
mặt chúng. Đặc biệt, không cần phải nói,
bà mẹ chỉ cần ép muỗng cơm đưa lên
miệng trẻ, như một phản xạ, trẻ há miệng
ra, dù mắt vẫn không rời màn hình thiết bị.
NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VỀ VI C CHO TRẺ 1 – 6 TUỔI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ THÔNG MINH
98
Bảng 2. Ảnh hưởng tiêu cực từ việc trẻ sử dụng thiết bị thông minh
Ảnh hưởng tiêu cực từ việc trẻ sử dụng
thiết bị thông minh
Tỉ lệ đồng ý
nói chung
Mean
Được chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) nhiều trẻ
sẽ quen, không được chơi khó chịu.
91.7 4.7
Khi chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) trẻ không
nói chuyện với ai.
90.0 4.3
Khi chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) trẻ không
thích chơi những đồ chơi khác.
88.3 4.6
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) nhiều trẻ dễ bị
mỏi mắt hoặc cận thị.
88.3 4.6
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) trẻ lười, không
thích vận động (chạy, nhảy, đạp xe, leo, trèo...)
86.7 4.5
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) trẻ thờ ơ,
không quan tâm đến những người xung quanh.
73.3 3.8
Trẻ chơi thạo các trò chơi trên điện thoại thông minh (hoặc máy
tính bảng) nhưng lại không thạo những việc khác: cầm muỗng,
mặc quần áo...
73.3 4.0
Khi vừa ăn vừa chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng)
trẻ ăn uống không tập trung.
68.3 3.7
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) có hại cho trẻ. 61.7 3.6
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) trẻ ít có cơ hội
khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh.
61.7 3.6
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) nhiều trẻ sẽ bị
"nghiện"?
60.0 3.6
Khi chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng), trẻ thường
bày tỏ sự khó chịu hoặc hời hợt khi người lớn nói chuyện với trẻ.
58.3 3.5
Khi chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng), dù ở cạnh
nhau nhưng trẻ không nói chuyện với nhau.
53.3 3.4
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) làm hạn chế
khả năng tư duy của trẻ.
46.7 3.3
Chơi điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng) làm hạn chế
khả năng sáng tạo của trẻ.
43.3 3.2
ĐÀO VI T CƯỜNG
99
Ảnh hưởng về tâm lý, 61.7% phụ
huynh cho rằng "Khi chơi với thiết bị
thông minh trẻ không có cơ hội khám phá
thế giới xung quanh". Tuy nhiên, chưa đến
một nửa số phụ huynh được khảo sát cho
rằng việc chơi thiết bị thông minh có thể
làm hạn chế khả năng tư duy và khả năng
sáng tạo ở trẻ, thậm chí 30% trong số họ
không nghĩ chơi thiết bị thông minh lại có
những tác hại đối với hai mặt tâm lý trên
của trẻ.
Không ít phụ huynh khi được chúng
tôi phỏng vấn cũng trả lời họ không nghĩ sẽ
lo lắng về sự phát triển tư duy và khả năng
sáng tạo của trẻ, vấn đề họ quan tâm là khi
chơi thiết bị thông minh trẻ không thích
vận động, nhiều khi trẻ quá tập trung vào
màn hình thiết bị trẻ sẽ không còn chú ý
đến mọi người xung quanh nữa.
Về mặt giao tiếp, 90% phụ huynh cho
biết khi chơi thiết bị thông minh trẻ chỉ
ngồi một chỗ, không thích nói chuyện với
ai, ngay cả trường hợp trẻ ngồi cạnh nhau
nhưng cũng không nói chuyện với nhau.
Từ kết quả này, có thể thấy khi chơi thiết bị
thông minh trẻ phải tập trung nhiều vào
màn hình, trẻ chỉ quan tâm đến trò chơi, trẻ
khó nhận biết những thứ khác đang xảy ra
xung quanh mình, kết quả này hợp lý khi
có đến 73.3% phụ huynh đồng ý khi chơi
thiết bị thông minh trẻ rất thờ ơ, không
quan tâm đến những người xung quanh và
nếu buộc phải giao tiếp với họ thì cách của
trẻ cũng thường hời hợt, qua loa.
2.3. Ảnh hưởng tích cực của việc trẻ
sử dụng thiết bị thông minh ở gia đình
Kết quả nghiên cứu cho thấy 88.3%
phụ huynh không đồng ý tập trung ở các ý
kiến cho rằng chơi thiết bị thông minh giúp
trẻ phát triển vận động.
Về mặt thái độ, chơi thiết bị thông
minh giúp trẻ biết quan tâm, giúp đỡ mọi
người, có đến 80% người hỏi không đồng
ý, chỉ có 6.7% ý kiến đồng ý. Chơi thiết bị
thông minh giúp trẻ phát triển khả năng
giao tiếp đều có tỉ lệ đồng ý thấp 21%. Ý
nghĩa tích cực nhất của việc trẻ chơi thiết
bị thông minh cho thấy nó không nằm phía
trẻ mà chủ yếu là ở người lớn, 81.7% phụ
huynh phát hiện thiết bị thông minh là
công cụ rất tốt để chi phối và điều khiển
trẻ. 63.3% phụ huynh nghĩ thiết bị thông
minh cũng như các loại đồ chơi khác
nhưng chúng có nhiều tính năng vượt trội
hơn, thay vì chơi với đồ chơi thông thường,
trẻ chơi thiết bị thông minh không chỉ
mang lại sự thích thú mà còn giúp trẻ học
được nhiều điều bổ ích như: trẻ thành thạo
công nghệ, phát triển kỹ năng tư duy, sáng
tạo. Ở khía cạnh khác, nhiều phụ huynh
còn nghĩ rằng việc cho trẻ chơi thiết bị
thông minh sẽ giúp họ cảm thấy rõ hơn về
trách nhiệm và tình cảm của mình dành
cho trẻ. Một số trường hợp lại cho rằng,
cho trẻ chơi thiết bị thông minh là cách
giúp họ không bị con cái chi phối, làm
phiền mà dễ tập trung vào việc của mình
hơn. Các ý kiến trên của phụ huynh cho
thấy suy nghĩ tích cực của họ về việc cho
trẻ chơi thiết bị thông minh là rất đa dạng
và trái chiều, nó phụ thuộc vào nhận thức
của họ, phụ thuộc vào điều kiện và hoàn
cảnh sống khác nhau của mỗi gia đình.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ có sử
dụng thiết bị thông minh chiếm tỉ lệ lớn,
hầu hết trẻ đều được chơi thiết bị thông
minh từ 3 tuổi, một số trẻ được tiếp cận
sớm hơn khoảng 2 tuổi. Bên cạnh những
suy nghĩ tích cực của phụ huynh về việc
cho trẻ chơi thiết bị thông minh còn có sự
khác nhau, chưa thống nhất thì nhận thức
NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH VỀ VI C CHO TRẺ 1 – 6 TUỔI SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ THÔNG MINH
100
của họ về các tác hại từ việc trẻ chơi với
chúng cũng không phải ít và không thể
xem nhẹ, trong khi lứa tuổi 1-6 là lứa tuổi
đang cần tập trung phát triển toàn diện về
nhiều mặt, đặc biệt là thể chất, vận động,
ngôn ngữ và tình cảm...
Từ thực trạng trên, thiết nghĩ các bậc
phụ huynh cần hiểu rõ nhu cầu, đặc điểm
phát triển thể chất và tâm lý của trẻ lứa
tuổi này, đặc biệt phụ huynh nên cân nhắc
giữa lợi ích và bất cập khi cho trẻ chơi
thiết bị thông minh để từ đó có biện pháp
quản lý và giới hạn việc trẻ chơi một cách
hiệu quả để tránh những tác động xấu đến
trẻ sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Thị Khánh Hà (2015), Tâm lý học
phát triển, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa,
Phan Thị Thảo Hương (2010), Giáo dục giá
trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non,
Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội.
3. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) (2008), Tâm lý
học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến
6 tuổi), Nxb ĐHSP.
4. Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Giáo trình giáo dục
hành vi văn hóa cho trẻ em, Nxb Giáo dục.
5. Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa - Giáo dục và
Đời sống xã hội và Công ty Nghiên cứu Thị
trường Epinion (2014), Thực trạng sử dụng
thiết bị thông minh của trẻ em Việt Nam và
nhận thức của phụ huynh, Báo cáo kết quả dự
án khảo sát xã hội.
Ngày nhận bài: 14/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38_2468_2215090.pdf