Tài liệu Nhận thức của người dân về tác động của biến đối khí hậu đến sức khỏe cộng đồng (điển cứu tại xã Tân Trung, huyện mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) - Đinh Văn Mãi: 499
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
(Điển cứu tại xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)
HVCH. Đinh Văn Mãi1
TÓM TẮT
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động đến hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất. Thiên tai, dịch bệnh, thời tiết biến đổi thất thường
là những minh họa cụ thể mà chúng ta đã từng phải chứng kiến, “trải nghiệm”
với biết bao đau thương, mất mát cả về con người và tài sản. Sức khỏe cộng
đồng bị đe dọa trước những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu. Để người
dân bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng thì việc phản
ánh thực tế nhận thức của người dân về sức khỏe cộng đồng nói chung và sức
khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu nói riêng thông qua đo
lường hành vi sức khỏe,...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của người dân về tác động của biến đối khí hậu đến sức khỏe cộng đồng (điển cứu tại xã Tân Trung, huyện mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) - Đinh Văn Mãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
499
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
(Điển cứu tại xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre)
HVCH. Đinh Văn Mãi1
TÓM TẮT
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang tác động đến hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất. Thiên tai, dịch bệnh, thời tiết biến đổi thất thường
là những minh họa cụ thể mà chúng ta đã từng phải chứng kiến, “trải nghiệm”
với biết bao đau thương, mất mát cả về con người và tài sản. Sức khỏe cộng
đồng bị đe dọa trước những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu. Để người
dân bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng thì việc phản
ánh thực tế nhận thức của người dân về sức khỏe cộng đồng nói chung và sức
khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu nói riêng thông qua đo
lường hành vi sức khỏe, quan điểm, cảm nhận, đánh giá của người dân về các
khía cạnh có liên quan là điều cần thiết. Bài viết tập trung phân tích nhận thức
của người dân về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, sức khỏe cộng đồng, nhận thức của người
dân
1. Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi dễ bị tổn
thương nhất do nước biển dâng. Theo ông Bernard O’Callaghan, điều phối viên
chương trình của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới: “Với đồng bằng Sông
Cửu Long có địa hình thấp trũng, nếu mực nước biển dâng cao 1m, thì 39%
diện tích ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm,
khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn cực độ”
[Bernard O’Callaghan, 2008]. Bến Tre là một tỉnh ven biển ĐBSCL, nằm ở hạ
lưu sông Mêkông, có chiều dài bờ biển là 65km, tiếp giáp Biển Đông và có hệ
1 Giảng viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh, Học viên cao học
ngành Công tác xã hội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Số điện thoại: 01222 971 895, Email: dinhvanmaictxhk3@gmail.com
500
thống sông ngòi chằng chịt, trên 90% diện tích đất có cao độ địa hình từ 1-2
mét so mực nước biển, trong đó vùng thấp ven sông, biển chỉ dưới 1 mét,
thường xuyên bị ngập khi triều cường. Do đặc thù điều kiện tự nhiên, Bến Tre
được nhận định là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và
nước biển dâng.
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển trong hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân
tự nhiên và nhân tạo. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, biến đổi khí hậu
đã và đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu gây tác động mạnh mẽ đến mọi quốc
gia và sự sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, thảm họa, nhất
là bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần ngày càng gia tăng về tần suất, cường
độ và quy mô. Điển hình trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi
khí hậu, những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, phá hủy
công trình, nhà cửa, hoa màu và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, đặc
biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.
Người dân Bến Tre chủ yếu sinh sống bằng hoạt động nông nghiệp gắn
liền với môi trường tự nhiên. Họ còn duy trì những thói quen sinh hoạt, lao
động đặc trưng của miền sông nước đã tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc của
biến đối khí hậu đến sức khỏe của người dân Bến Tre nói chung và người dân ở
vùng nghiên cứu nói riêng. Chính vì thế, cần tìm hiểu nhận thức của người dân
về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng từ đó xây dựng chiến
lược nâng cao nhận thức của người dân về tác động của biến đổi khí hậu đến
sức khỏe là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
2. Phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu trong bài viết được trích từ nghiên cứu “Nhận thức của
người dân Bến Tre về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu”
do nhóm tác giả thực hiện vào cuối năm 2016 tại tại xã Tân Trung, huyện Mỏ
Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Xã Tân Trung, là một xã nằm dọc theo quốc lộ 57,
hướng bắc giáp sông Hàm Luông, có những đặc điểm khá tương đồng với nhiều
khu vực khác trong tỉnh Bến Tre. Điển hình như địa hình tương đối bằng phẳng,
nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đất giồng cát và đất phù sa, độ cao giảm
dần về hướng tây nam, biến thiên từ 0-0.6m, 2/3 diện tích đất gò triền và 1/3
vùng bưng được tạo bởi hệ thống phù sa do các kênh sông tạo nên. Khí hậu
501
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4. Thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp chế
độ bán nhật triều của biển Đông (cách cửa biển 45km) thông qua sông Hàm
Luông và hệ thống kênh rạch trên địa bàn, ngày nước lên xuống 2 lần, triều
cường ngày 30 và ngày 15 âm lịch, triều kém mùng 10 và 23 âm lịch. Với điều
kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc thù, có thể thấy xã Tân Trung đã, đang và sẽ
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hiện tượng biến đổi khí hậu.
Sau khi xác định địa bàn nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành sử dụng kết
hợp hai phương pháp định tính và định lượng, trong đó sử dụng cả hai loại dữ
liệu sơ cấp và thứ cấp. Đối với dữ liệu sơ cấp: nghiên cứu tiến hành thu thập
thông tin sử dụng công cụ phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc. sử dụng phương
pháp chọn mẫu cụm để chọn ra 3 ấp đại diện cho 3 khu vực có 3 đặc điểm khác
nhau gồm: ấp Tân Thành Thượng, đại diện cho khu vực các ấp nằm gần quốc lộ
57 có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ
y tế; ấp Tân Hậu 2, đại diện cho khu vực các ấp nằm gần Ủy ban nhân dân xã,
có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn thông tin từ ủy ban nhất là
các thông tin liên quan đến y tế, sức khỏe và môi trường; ấp Tân Ngãi, đại diện
cho khu vực các ấp nằm gần sông Hàm Luông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
hiện tượng nước ngập do thủy triều, khu vực này nằm khá xa quốc lộ và Ủy ban
nhân dân, điều kiện đi lại và khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế có phần khó
khăn hơn các khu vực khác.
Nhóm tác giả đã liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương và ban tự
quản của ấp để mời đại diện các hộ gia đình tập họp tại văn phòng hoặc nhà
trưởng ấp để tiến hành lấy thông tin. Người cung cấp thông tin là đại diện hộ
gia đình, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và cư trú tại địa phương ít nhất 5 năm tính
đến thời điểm tiến hành nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nhóm khảo sát cũng thực hiện thêm 4 cuộc phỏng vấn sâu
bán cấu trúc với đại diện chính quyền địa phương là chủ tịch xã cùng với 3 đại
diện hộ gia đình thuộc 3 ấp được lựa chọn. Dữ liệu sơ cấp còn được thu thập
thông qua quá trình thâm nhập cộng đồng, quan sát tham dự, không tham dự và
khảo sát bằng các công cụ đồng tham gia gồm: xếp hạng vấn đề ưu tiên, cây
vấn đề, phân tích SWOT, sơ đồ Venn và lịch thời vụ.
Đối với dữ liệu thứ cấp: nghiên cứu sử dụng các nguồn dữ liệu thống kê,
báo cáo của chính quyền địa phương về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế,
502
chính trị, xã hội, môi trường; ngoài ra, đề tài còn sử dụng các tài liệu là bài
viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề y tế, sức khỏe, môi trường
và biến đổi khí hậu.
3. Kết quả và thảo luận
Trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng lý thuyết về mô hình niềm tin
sức khoẻ (HBM): được phát triển vào năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội
Irwin M. Rosenstock, Godfrey M. Hochbaum, S. Stephen Kegeles và Howard
Leventhal tại các dịch vụ y tế công cộng của Mỹ để xem xét liệu người dân
nhận thức được ở mức độ nào về tình hình sức khỏe của bản thân, gia đình và
cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Việc áp dụng mô hình niềm tin
sức khỏe trong nghiên cứu này còn nhằm đưa ra các dự báo về việc người dân
chấp nhận hoặc không chấp nhận thực hiện những hành vi bảo vệ và nâng cao
sức khỏe để thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó giúp cho việc đề xuất các
giải pháp được xác thực và hiệu quả hơn.
Trọng tâm của mô hình cho rằng khả năng một cá nhân thực hiện hành
động liên quan đến một vấn đề sức khỏe đã biết dựa vào sự tương tác giữa bốn
kiểu niềmtin khác nhau. Sơ đồ tóm tắt những thành phần khác nhau của mô
hình dự đoán các cá nhân sẽ thực hiện hành động bảo vệ hoặc tăng cường sức
khỏe khi họ:
- Nhận thức được rằng chính họ nhạy cảm với một nguy cơ hoặc một vấn
đề
- Nhận thức được vấn đề có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
- Nhận thức được các hành động có thể làm giảm thiểu hậu quả
- Nhận thức được những cản trở có thể gặp phải khi thực hiện hành động
Ý nghĩa của mô hình niềm tin sức khỏe thể hiện ở chỗ thông qua việc
đánh giá về nhận thức có thể dự đoán tại sao cá nhân chấp nhận thực hiện hoặc
không chấp nhận thực hiện những hành vi sức khỏe khác nhau.
Áp dụng mô hình niềm tin sức khỏe trong nghiên cứu này, nhận thức của
người dân về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu được nhìn
nhận ở 4 khía cạnh:
- Nhận thức chung về những nguy cơ mà biến đổi khí hậu có thể gây ra
503
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
đối với sức khỏe (mức độ 1)
- Nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu tác
động đến sức khỏe (mức độ 2)
- Nhận thức được những hành động có thể làm giảm thiểu hậu quả do
biến đổi khí hậu gây ra đối với sức khỏe (mức độ 3)
- Nhận thức được những khó khăn trong quá trình thực hiện hành động
nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe để thích ứng với biến đổi khí hậu (mức độ 4)
Chính vì thế, trong phần này, tác giả tập trung phân tích nhận thức của
người dân về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của người dân dựa
trên 4 khía cạnh trên.
3.1. Nhận thức chung về sức khỏe và biến đổi khí hậu
Theo tổ chức Y tế Thế giới “sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện
về thể chất, tinh thần và xã hội, không phải chỉ bao gồm tình trạng không có
bệnh hay thương tật”. Việc nhận thức đúng về sức khỏe và tầm quan trọng của
sức khỏe đối với mỗi cá nhân, gia đình, xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng
bởi nó sẽ quyết định hành vi sức khỏe. Khi được hỏi: “Theo ông/bà sức khỏe là
gì?” thì có 57.8% số người trả lời cho rằng sức khỏe là không có bệnh tật,
36.7% lựa chọn phương án sức khỏe là trạng thái thoải mái về mặt thể chất,
còn lại chỉ có 3.3% quan niệm sức khỏe là trạng thái thoải mái về mặt tinh
thần. Qua đó cho thấy nhận thức của người dân về sức khỏe chỉ đơn giản là
khỏe mạnh về mặt thể chất hay nói cách khác là không có bệnh tật. Điểm đáng
mừng khi đến đưa ra khái niệm “Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật mà
còn là trạng thái thoải mái cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội” để lấy ý
kiến của người dân thì có tới 97.8% người tham gia trả lời phỏng vấn đồng ý
với khái niệm này, chỉ có 1 trường hợp không đồng ý và 1 trường hợp không
biết. Vì vậy, nếu Nếu có điều kiện được tiếp cận với các nguồn thông tin đáng
tin cậy, nhận thức của người dân về sức khỏe sẽ được nâng lên.
Bên cạnh tìm hiểu về nhận thức chung của người dân về sức khỏe, nghiên
cứu tiến hành xem xét mức độ thường xuyên nghe nói đến vấn đề “biến đổi khí
hậu” để tìm hiểu nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu. Nếu người dân
thường xuyên nghe/tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến
nhận thức của họ về vấn đề này. Kết quả cho thấy gần 50% số người được hỏi
cho biết họ thường xuyên được nghe, 33.3% thỉnh thoảng nghe, 17,8% chưa
504
bao giờ nghe nói đến biến đổi khí hậu. Điều này thể hiện phần đông dân số đều
ít nhiều có nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cũng cần lưu tâm
đến tỷ lệ người dân chưa nghe đến biến đổi khí hậu bởi vì sự thiếu nhận thức
của một số nhỏ cộng đồng cũng sẽ tác động đến hành vi gây ảnh hưởng nghiêm
trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Chính vì thế, các ban ngành đoàn
thể cần tổ chức các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức cho người
dân về biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu khảo sát việc người dân nhận thức được những hiện tượng
thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra hay gián tiếp gia tăng ảnh hưởng. Kết
quả cho thấy phần lớn người dân (75,6%) nhận thức được xâm nhập mặn là
hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra, ngoài ra còn có các hiện tượng như bão
(45,1%), ngập lụt (41,5%), tình trạng thời tiết thất thường (36,6%), mưa
(32.9%). Một số hiện tượng khác có liên quan đến biến đổi khí hậu được người
dân nhận thức: nước biển dâng (22.0%); hạn hán (20.7%); nước nhiễm phèn
(17.1%); nhiệt độ tăng (15.9%); ô nhiễm không khí (9.8%); thủy triều
(3.7%). Những hiện tượng ít được người dân đề cập thường do một hoặc nhiều
trong số các nguyên nhân: thứ nhất là do các phương tiện/kênh truyền thông ít
đưa tin; thứ hai là do những hiện tượng đó không gây ra nhiều ảnh hưởng tại
thực tế địa phương; thứ ba là do các hiện tượng đó vốn đã diễn ra thường xuyên
từ trước đến nay nên người dân không cho rằng có liên quan đến biến đổi khí
hậu (ví dụ: hiện tượng thủy triều dâng).
Nhìn chung, phần lớn người dân đều có nhận thức về biến đổi khí hậu và
biết được những hiện tượng thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra/có liên quan.
3.2. Nhận thức về tình hình sức khỏe và biến đổi khí hậu tại địa
phương
- Nhận thức về tình hình sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng
đồng
Sức khỏe là tài sản quý giá không chỉ của mỗi cá nhân và của cả cộng
đồng. Bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng không chỉ là quyền lợi mà còn là
trách nhiệm của từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp với điều kiện làm việc chủ yếu là lao động tay chân, việc
nhận thức và đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân và gia đình giữ vai trò
quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của
người dân. Người dân tham gia nghiên cứu trả lời 33.4% có sức khỏe tốt và rất
505
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
tốt, 36.7% sức khỏe bình thường và 29,9% cho rằng có sức khỏe. Khi đi sâu tìm
hiểu đánh giá của người dân về sức khỏe của bản thân thì một điều đáng lo ngại
khi chỉ có 12.2% số người được hỏi có sức khỏe tốt hơn/tốt hơn rất nhiều, trong
khi đó có tới 42.2% cho rằng sức khỏe của bản thân tệ hơn và thậm chí là tệ
hơn rất nhiều. Bệnh mà người dân thường mắc là bệnh thông thường như cảm,
ho, sổ mũi, nhức đầu với tỷ lệ người trả lời lên đến 91%. Những bệnh/triệu
chứng bệnh thông thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi thời tiết có sự
thay đổi (từ nắng nóng chuyển sang mưa hoặc ngược lại). Thời tiết thay đổi thất
thường, còn gây ra những chứng bệnh về cơ/xương/khớp với tỷ lệ 53.3%. Tiếp
theo, đứng thứ ba là các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp với 25,6% tỷ lệ
lựa chọn. Ngoài ra, bệnh sốt siêu vi, sốt xuất huyết cũng là bệnh được nhiều
người lựa chọn (18.7%).
Nguồn: kết quả khảo sát đề tài, 2016
Đã có những nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa các bệnh tiểu
đường, tim mạch, huyết áp với yếu tố thời tiết hay cụ thể đang được đề cập ở
đây là biến đổi khí hậu. Riêng các bệnh sốt siêu vi, sốt xuất huyết là những
bệnh không chỉ liên quan tới khí hậu/thời tiết, mà hơn hết nó chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi môi trường sống. Như vậy, thông qua đánh giá của người dân cho
thấy, hầu hết những bệnh thường mắc trong năm là những chứng bệnh liên quan
trực tiếp với yếu tố thời tiết, khí hậu, môi trường Trong bối cảnh biến đổi khí
như hiện nay, thời tiết thường xuyên thay đổi, kéo theo những hệ lụy tiêu cực về
môi trường nên việc ảnh hưởng đến sức khỏe là điều không thể tránh khỏi.
506
Các bệnh thường mắc
Xu hướng phát triển bệnh
Tăng Vẫn vậy Giảm
Tần
suất
(N)
Phần
trăm
(%)
Tần
suất
(N)
Phần
trăm
(%)
Tần
suất
(N)
Phần
trăm
(%)
1.Cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu 64 79.0 14 17.3 3 3.7
2.Viêm da, ngứa, dị ứng 4 57.1 3 42.9 0 0.0
3.Ngộ độc thức ăn, tiêu chảy 1 25.0 2 50.0 1 25.0
4.Sốt siêu vi, sốt xuất huyết 12 70.6 3 17.6 2 11.8
5.Bệnh phụ khoa 1 50.0 1 50.0 0 0.0
6. Bệnh răng miệng 6 75.0 1 12.5 1 12.5
7. Viêm xoang 3 60.0 2 40.0 0 0.0
8. Bệnh về cơ, xương, khớp 38 77.6 11 22.4 0 0.0
9.Tiểu đường, tim mạch, huyết
áp
18 72.0 7 28.0 0 0.0
10. Tai biến, nhồi máu cơ tim 5 83.2 1 16.7 0 0.0
Nguồn: kết quả khảo sát đề tài, 2016
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là các bệnh được kể trên đều được người
dân cho rằng có chiều hướng tăng so với trước đây. Nguyên nhân dẫn đến việc
tăng các bệnh tật do ảnh hưởng của nắng nóng và xâm nhập mặn kéo dài cũng
như việc bị ngập ứng, ẩm ướt xuất hiện giai đoạn cuối năm. Bên cạnh đó,
những thói quen sinh hoạt của người dân như đi cầu cá, vứt rác hoặc xác gia
súc, gia cầm xuống sông, kênh kết hợp với các hiện tượng của biến đổi khí hậu
là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh. Theo logic này giữa lối
sống, thói quen sinh hoạt, môi trường và biến đổi khí hậu có mối quan hệ mật
thiết với nhau trong tương quan với sức khỏe. Chính thói quen trong sinh hoạt
sẽ làm gia tăng hoặc hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe
con người.
- Nhận thức về tình hình biến đổi khí hậu tại địa phương
Xã Tân Trung nằm ở phía nam của huyện Mỏ Cày Nam có điều kiện tiểu
vùng kinh tế đặc trưng hệ sinh thái nông nghiệp vùng Tây Nam Bộ, khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4. Thủy văn chịu ảnh hưởng trực tiếp chế
507
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
độ bán nhật triều của biển đông (cách cửa biển 45km) ngày nước lên xuống 2
lần, triều cường ngày 30 và ngày 15 âm lịch, triều kém mùng 10 và 23 âm lịch.
Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc thù, xã Tân Trung chịu ảnh hưởng
khá lớn bởi các hiện tượng biến đổi khí hậu, thực tế này sẽ tác động đến nhận
thức của người dân.
Theo thông tin được người dân cung cấp, trên địa bàn xã diễn ra một số
hiện tượng thiên nhiên sau: phổ biến nhất là hiện tượng xâm nhập mặn với tỷ lệ
người trả lời lên đến 93.3%; tiếp theo là tình trạng nước nhiễm phèn với 54.4%
lượt lựa chọn. Ngoài hiện tượng xâm nhập mặn, nước nhiễm phèn, địa phương
còn bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên nhiên khác như: mưa (21.1%), hạn
hán (18.9%), bão và ngập lụt (cùng 17.8%), nước biển dâng và nắng nóng kéo
dài (cùng 13.3%) Qua thông tin định lượng được người dân cung cấp, đây rõ
ràng là những hiện tượng thiên nhiên điển hình phản ánh thực tế địa phương xã
Tân Trung đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến phức tạp của biến đổi
khí hậu.
Mặt khác, người dân đều nhận định rằng, tất cả các hiện tượng thiên
nhiên đề cập ở trên đều có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ cũng như
phạm vi ảnh hưởng. Cụ thể tỷ lệ người dân đánh giá các hiện tượng thiên nhiên
có xu hướng tăng như sau: thủy triều (72.2%), nước biển dâng (82.2%), ngập
lụt (87.8%), hạn hán (95.6%), nước nhiễm phèn (94.4%), xâm nhập mặn
(98.9%), bão (91.1%), ô nhiễm không khí (95.6%), nhiệt độ tăng (95.6%), thời
tiết thất thường (97.8%). Những tỷ lệ này một lần nữa khẳng định, địa bàn
nghiên cứu – xã Tân Trung đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hiện tượng
thiên nhiên là hệ lụy của biến đổi khí hậu. Những hiện tượng điển hình được
người dân nhận thức một cách rõ nét là: xâm nhập mặn, thời tiết thất thường,
nhiệt độ tăng, ô nhiễm không khí, hạn hán, nước nhiễm phèn và bão.
3.3. Nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe
Để đo lường được nhận thức của người dân về vấn đề nghiên cứu đang quan
tâm, nghiên cứu tiến hành cho người dân so sánh mức độ tác động của tổng hòa
các yếu tố (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, lối sống, phong tục
tập quán, điều kiện sống, điều kiện làm việc, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế,
mối quan hệ trong cộng đồng, đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình và biến đổi
khí hậu) đến sức khỏe con người. Kết quả khảo sát định lượng cho thấy, theo
người dân biến đổi khí hậu là yếu tố tác động lớn nhất tương ứng số điểm 7.52
508
và yếu tố đứng thứ 2 cũng có liên quan đến biến đổi khí hậu là vệ sinh môi
trường với mức điểm khá cao 7.48. Những thông số này đã một lần nữa thể
hiện người dân thực sự nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu đến sức
khỏe và trong sự tương quan so sánh với rất nhiều các yếu tố thì biến đổi khí
hậu và những khía cạnh có liên quan đã được nhìn nhận một cách sâu sắc hơn.
Không chỉ đề cập một cách chung chung, nghiên cứu tiến hành tìm hiểu
nhận thức của người dân về những ảnh hưởng cụ thể của biến đổi khí hậu đến
sức khỏe. Theo đó, những ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng này là làm giảm
sức đề kháng, nhiều bệnh tật gia tăng, dễ mắc bệnh, bệnh tật ngày càng nghiêm
trọng hơn, bệnh khó điều trị hơn, tinh thần căng thẳng và tai nạn thương tích.
Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất được phần lớn người dân đồng tình, đó là biến
đổi khí hậu làm giảm sức đề kháng của cơ thể (tỷ lệ đồng tình 82.9%), khiến
con người dễ mắc bệnh (tỷ lệ đồng tình 75.6%), cũng từ đó nhiều bệnh tật gia
tăng (tỷ lệ đồng tình 59.8%). Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp, biến đổi khí hậu
còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp, cụ thể biến đổi khí hậu làm môi trường
ô nhiễm (59.3%), thiếu nước sinh hoạt (50.0%), phát sinh nhiều mầm bệnh
(29.1%), gây hại cây trồng vật nuôi (83.7%), thiệt hại kinh tế (89.5%). Đây là
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường sống, đời sống sinh hoạt
– sản xuất của người dân, nhưng rõ ràng từ các ảnh hưởng này sẽ tác động đến
sức khỏe của người dân và cộng đồng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của người dân về tác động
của biến đổi khí hậu một cách cụ thể hơn. Nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến
người dân về ảnh hưởng của từng hiện tượng thời tiết đến sức khỏe con người.
Kết quả định lượng cho thấy, theo người dân, trong số 11 hiện tượng thời tiết
điển hình ảnh hưởng đến sức khỏe thì xâm nhập mặn có tỷ lệ được lựa chọn gần
như tuyệt đối 98.9%; tiếp theo là hiện tượng thời tiết thất thường với tỷ lệ
97.8%; 95.6% là tỷ lệ người dân cho rằng hạn hán, ô nhiễm không khí và
nhiệt độ tăng có ảnh hưởng đến sức khỏe; bão có tỷ lệ lựa chọn tương đối cao
91.1%; còn lại các hiện tượng ngập lụt, nước biển dâng và thủy triều thì tỷ lệ
lần lượt là 87.8%; 82.2% và 72.2%. Thực tế, người dân không thể đánh giá
hiện tượng nào ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều ít ra sao, mà chỉ đơn giản hiện
tượng càng xảy ra thường xuyên và mức độ nghiêm trọng càng cao thì sẽ ảnh
hưởng càng nhiều đến sức khỏe.
Từ những phân tích trên cho thấy, người dân đã nhận thức được biến đổi
khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức nhận thức
509
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
chung chung còn khi so sánh sự ảnh hưởng cũng như mức độ quan tâm của
người dân đến những tác động của biến đổi khí hậu đối với từng lĩnh vực đời
sống thì vấn đề sức khỏe vẫn được xếp ở vị trí thứ yếu sau các mối quan tâm về
sinh kế hay môi trường sống.
3.4. Nhận thức về giải pháp nâng cao sức khỏe thích ứng với biến đổi
khí hậu
Theo mô hình niềm tin sức khỏe, một người chỉ thực hiện hành vi sức
khỏe khi họ thật sự có niềm tin đối với hành vi đó. Niềm tin càng cao thì khả
năng thực hiện hành vi càng lớn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã tiến hành đo
lường niềm tin của người dân về khả năng có thể thực hiện các hành vi nhằm
giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe. Nghiên cứu đã đưa ra
nhận định “con người không thể làm giảm tác động của biến đổi khí hậu đến
sức khỏe”, kết quả có tới 65.6% số người được hỏi đồng ý với nhận định, nghĩa
là phần đông người dân vẫn nghĩ và tin rằng không thể thay đổi được thực tế.
Khi không có niềm tin đồng nghĩa với việc không có động cơ để suy nghĩ và
thực hiện hành động, trong trường hợp này là suy nghĩ về việc đưa ra các giải
pháp và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe để thích ứng với biến
đổi khí hậu.
Giải pháp giảm tác động của BĐKH
đến sức khỏe
Lượt trả lời Trường hợp
(%)
N %
Giữ gìn vệ sinh môi trường 51 34.9 56.0
Không xả thải xuống sông 23 15.8 25.6
Trồng thêm cây xanh 16 11.0 17.8
Nâng cao ý thức người dân về sức
khỏe
22 15.1 24.4
Dọn dẹp chuồng trại thường xuyên 8 5.5 8.9
Không biết làm cách nào 17 11.6 18.9
Khác 9 6.2 10.0
Tổng 146 100 162.2
Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài, 2016
Từ kết quả trên có thể thấy rằng, những giải pháp người dân đưa ra thiên
về hướng bảo vệ môi trường mà chưa có những suy nghĩ cụ thể trong bối cảnh
của địa phương mình, cá biệt có gần 1/5 số người trả lời là “không biết làm
510
cách nào” (18.9%). Giải pháp được đề xuất nhiều nhất là “giữ vệ sinh môi
trường” với 51 lượt trả lời chiếm 56.0%, cao thứ hai với 25,6% số người trả lời
là “không xả thải xuống sông”, qua đó phần nào phản ánh được thói quen sinh
hoạt không hợp lý của người dân. Kết quả này phản ánh hầu như người dân
chưa nhận thức được những hành động có thể làm giảm thiểu hậu quả do biến
đổi khí hậu gây ra đối với sức khỏe một cách chính xác mà phần nhiều vẫn theo
cảm tính và kinh nghiệm.
4. Kết luận
Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc thù, địa bàn nghiên cứu chịu
ảnh hưởng trực tiếp của những hiện tượng biến đổi khí hậu, trong đó phổ biến
nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, thủy triều, nước biển dâng, ngập úng Những
hiện tượng này đã tác động đến sức khỏe của người dân nói riêng và đời sống
dân cư nói chung.
Dưới cách tiếp cận của mô hình niềm tin sức khỏe, chúng ta thấy rằng
người dân ở xã Tân Trung đã nhận thức được một cách tổng quát và đơn giản
nhất khi đại đa số đều cho rằng biến đổi khí hậu có thể đưa đến những nguy cơ
đối với sức khỏe (mức độ 1). Tuy nhiên, nhận thức như vậy là chưa đầy đủ.
Mặc dù người dân có nhận thức về tác động của BĐKH đến sức khỏe nhưng
vẫn chỉ là những nhận thức chung chung không rõ ràng. Những rủi ro có thể
khó nhận diện bằng mắt thường như sức khỏe, bệnh tật lại ít được quan tâm hơn
rủi ro về kinh tế. Do đó, người dân chưa thực sự nhận thức được những hậu quả
nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu có thể tác động đến sức khỏe (mức độ 2).
Nhận thức của người dân về sức khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí
hậu chủ yếu là nhận thức cảm tính về những rủi ro mà biến đổi khí hậu có thể
gây ra chứ chưa thật sự nhận thức được tính nghiêm trọng cũng như lợi ích và
những cản trở trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong bối cảnh
biến đổi khí hậu. Điều này, có thể xuất phát từ những niềm tin đã lạc hậu trong
thói quen sinh hoạt như đi cầu cá hay xả nước thải trực tiếp ra kênh rạch phản
ánh những “niềm tin sức khỏe” lạc hậu/thiếu phù hợp và cần phải thay đổi nhất
là trong bối cảnh đang chịu tác động của BĐKH. Khi những niềm tin này chưa
thay đổi trong bối cảnh tác động của BĐKH thì rất khó để người dân thay đổi
nhận thức và hành vi của mình cho phù hợp để ứng phó với những rủi ro mới
nảy sinh từ ảnh hưởng của BĐKH. Nghiên cứu không ghi nhận được thông tin
511
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
người dân nhận thức được những khó khăn trong quá trình thực hiện những
hành động nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe để thích ứng với biến đổi khí
hậu.
Tuy nhiên, một điểm tích cực, mặc dù nhận thức của người dân về sức
khỏe cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu còn hạn chế, nhưng họ
không bảo thủ mà có sự hứng thú, tò mò với những thông tin mới. Điều này
thực sự có ý nghĩa để đảm bảo rằng nếu được tiếp cận với những nguồn thông
tin chính thống thông qua các hình thức phù hợp, nhận thức người dân về sức
khỏe trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ được nâng cao./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo tình hình kinh tế chính trị xã hội xã Tân Trung năm 2016
2. Đặng Ngọc Chánh, Lê Ngọc Diệp, Ngô Khần (2012), Biến đổi khí hậu
và tình hình sức khỏe của người dân tại một số xã ven biển tỉnh Bến
Tre, Hội nghị khoa học kỹ thuật YTCC – YHDP, Trang 1 – 11
3. Nguyễn Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam,
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, NXB Khoa học
và Kỹ Thuật, Hà Nội;
4. Nhóm biên soạn (2009), Lịch sử Đảng bộ xã Tân Trung, Lưu hành nội
bộ
5. Phạm Gia Trân (2014), Nhận thức của cộng đồng dân cư đô thị Thành
phố Hồ Chí Minh về các nguy cơ sức khỏe do tác động của ngập
nước, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 17, số X2.
Tài liệu Website
1. Ngô Huyền (tổng hợp), Bernard O’Callaghan (2008), “Cuộc chiến
chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới
phân cách”, khai thác từ
2. Ngô Huyền (2012), Thực trạng và hậu quả của biến đổi khí hậu, khai
thác từ Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, www.danang.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39_4431_2207256.pdf