Tài liệu Nhân một trường hợp biến chứng phổi sau tiêm chất lỏng vùng ngực: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 280
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BIẾN CHỨNG PHỔI
SAU TIÊM CHẤT LỎNG VÙNG NGỰC
Nguyễn Thái Thùy Dương*, Nguyễn Văn Phùng**, Nguyễn Anh Tuấn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tiêm chích làm đầy bằng các chất liệu không rõ nguồn gốc đã được cảnh báo và hạn chế vì
những nguy cơ rủi ro, trong đó có biến chứng về phổi. Tại Việt Nam, đây là một biến chứng hiếm gặp, nguy
hiểm, cấp tính và chưa được báo cáo trong y văn. Việc nhận biết và điều trị sớm biến chứng sẽ mang lại kết quả
tốt cho bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 1 trường hợp nghi ngờ suy hô hấp do viêm phổi sau tiêm chất
làm đầy vùng ngựctại khoa phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 6/2016, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh và steroid liều cao.
Kết quả: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi sau tiêm chất làm đầy nghi ngờ là silicone. Tình trạng lâm
sàng của bệnh nhân được cải thiện sa...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp biến chứng phổi sau tiêm chất lỏng vùng ngực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 280
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BIẾN CHỨNG PHỔI
SAU TIÊM CHẤT LỎNG VÙNG NGỰC
Nguyễn Thái Thùy Dương*, Nguyễn Văn Phùng**, Nguyễn Anh Tuấn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tiêm chích làm đầy bằng các chất liệu không rõ nguồn gốc đã được cảnh báo và hạn chế vì
những nguy cơ rủi ro, trong đó có biến chứng về phổi. Tại Việt Nam, đây là một biến chứng hiếm gặp, nguy
hiểm, cấp tính và chưa được báo cáo trong y văn. Việc nhận biết và điều trị sớm biến chứng sẽ mang lại kết quả
tốt cho bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 1 trường hợp nghi ngờ suy hô hấp do viêm phổi sau tiêm chất
làm đầy vùng ngựctại khoa phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 6/2016, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh và steroid liều cao.
Kết quả: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi sau tiêm chất làm đầy nghi ngờ là silicone. Tình trạng lâm
sàng của bệnh nhân được cải thiện sau 16 ngày điều trị với steroid liều cao.
Kết luận: Chẩn đoán sớm dựa vào lâm sàng, hình ảnh học, sinh thiết phổi và điều trị tích cực với kháng sinh
và coricoid liều cao đã cho kết quả khả quan.
Từ khóa: liệu pháp steroid liệu cao, biến chứng phổi, nâng ngực
ABSTRACT
PULMONARY COMPLICATION AFTER BREAST LIQUID MATERIAL INJECTION: A CASE REPORT
Nguyen Thai Thuy Duong, Nguyen Van Phung, Nguyen Anh Tuan
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 280 - 283
Background: Aesthetic augmentation procedure by unknown chemical material injection is highly remarked
because of its unfortunate risks, especial in respiratory system. In Viet Nam, pulmonary disease after breast
augmentation injection are mostly rare, high-risky, acute complication and still not reported in any medical
literature. Early recognition and treatment bring the good result.
Method: Case study method. In June 2016, in Department of Plastic and cosmetic surgery, University
Medical Center Ho Chi Minh City, we presented a case of using antibiotic and high-dose steroid for a case of
follow of acute respiratory distress syndrome caused by pneumonitis after breast liquid material injection.
Result: The patient was diagnosed follow of pneumonitis after breast silicone injection. Her symptoms were
improved after using high-dose steroid in 16 days.
Conclusion: Early diagnosis base on the symptoms, radiology and aggressive treatment includes antibiotic,
high-dose corticoid bring the good outcome.
Keywords: high-dose steroid therapy, pulmonary complication, breast augmentation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc tiêm các chất làm đầy không rõ nguồn
gốc bởi những người thực hành thiếu kinh
nghiệm, chuyên môn tại các các cơ sở không đủ
tiêu chuẩn, rất dễ gây ra các biến chứng sau khi
chích làm đe dọa tính mạng người bệnh. Biến
chứng phổi sau tiêm chích các chất làm đầy
vùng ngực với các triệu chứng lâm sàng đột ngột
khó thở, ho, đau ngực, sốt... kèm theo hình ảnh
* Khoa tạo hình – Thẩm Mỹ BV ĐHYD TPHCM, ** Bộ môn Tạo Hình Thẩm Mỹ ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thái Thùy Dương ĐT: 0908456236 Email: tduong_235@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 281
X-quang đông đặc, CT Scan thâm nhiễm lan tỏa
2 bên giúp hỗ trợ chẩn đoán sớm. Hướng xử trí
tích cực với Steroid liều cao giúp bệnh nhân cải
thiện tình trạng tốt hơn. Đây là một biến chứng
nguy hiểm, hiếm gặp, đã được báo cáo trong
nhiều y văn nước ngoài, nhưng chưa được ghi
nhận tại Việt Nam. Chúng tôi xin báo cáo một
trường hợp nghi ngờ suy hô hấp do viêm phổi
sau tiêm chất làm đầy vùng ngực.
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, ở Biên Hòa, chưa có
tiền căn bệnh nội khoa trước đó. Bệnh nhân đến
một cơ sở thẩm mỹ tư nhân tại Đồng Nai (ngày
18/06/16) để tiêm đầy vùng ngực trái bằng một
dung dịch không rõ loại và thể tích, màu vàng
nhạt. (Thủ thuật này không được phép thực hiện
tại các thẩm mỹ viện tư nhân) Trong lúc tiêm
bệnh nhân có cảm giác khó thở và mệt nhiều.
Sau tiêm 1 ngày bệnh nhân được nhập bệnh viện
Đồng Nai điều trị 2 ngày với chẩn đoán viêm
phổi và chuyển viện Đại học Y Dược (ngày
21/06/16- Số hồ sơ: 16-0028913) trong tình trạng
tỉnh táo, tiếp xúc được, vẻ mặt nhiễm trùng, khó
thở tăng, ho có đàm. Sinh hiệu mạch 100 lần/
phút; nhiệt độ 37 độ C, huyết áp 100/60mm Hg.
Khám phổi co kéo hô hấp phụ nhẹ, có ít rale nổ
dưới 2 đáy phổi. Khám vú trái không đau, sờ
được các khối nhỏ, chắc trong mô vú. Da vùng
trên ngoài vú trái có dấu bầm chích nhỏ rải rác.
Các xét nghiệm lúc mới nhập viện của bệnh
nhân bao gồm công thức máu có số lượng bạch
cầu tăng 11.200, CRPhs: 63.55mg/L; D-dimer:
0.61; X-Quang phổi cho kết quả viêm phổi mô
kẽ, đông đặc 2/3 dưới 2 đáy phổi. CT Scan là
hình ảnh thương tổn dạng lấp đầy phế nang lan
tỏa nhu mô phổi. Bệnh nhân được nhập khoa Hô
hấp với chẩn đoán viêm phổi cộng đồng nặng,
phân biệt với viêm phổi sau tiêm chất làm đầy
vùng ngưc, được hỗ trợ thở oxy qua canulla,
điều trị ban đầu kháng sinh Ceftazidim 1G và
Solumedrol 4mg bệnh nhân được thay đổi
kháng sinh Levofloxacin, Tienam và ngưng sau 2
ngày sử dụng. Sau khi hội chẩn với các bác sĩ
khoa Tạo hình- thẩm mỹ, bệnh nhân
đượcchuyển sang liều steroid
Methylprednisolone 250mg/ngày đường tĩnh
mạch trong 12 ngày. Diễn tiến của bệnh nhân
sau 2 ngày nhập viện (23/6) nặng hơn với khó
thở co kéo cơ hô hấp phụ nhiều, ho đàm và có ít
máu, rale nổ tăng 2 bên phổi, mệt nhiều, bạch
cầu tăng 11.760, khí máu động mạch pH; 7.48,
pCO2: 34.3, pO2: 73.9; HCO3- 25.8. Bệnh nhân có
dấu hiệu suy hô hấp và được chuyển khoa hồi
sức tích cực. Tại đây, bệnh nhân được thở oxy
qua mask, tiếp tục dùng Methylpredisolone với
liều như trên và cho sử dụng lại kháng sinh
Meropenem, cũng như làm thêm các xét nghiệm
đề loại trừ viêm phổi do tác nhân không điển
hình Legionella, Chlamydia, Mycoplasma, PCR
cúm, nấm, Pneumocytis. Bệnh nhân giảm ho,
giảm khó thở và được chuyển về nội hô hấp, tiếp
tục thuốc như trên. Công thức máu có bạch cầu
tăng X-quang phổi theo dõi cách 2-3 ngày vẫn
cho hình ảnh đông đặc 2/3 dưới 2 phế trường
nhưng lâm sàng bệnh nhân có đáp ứng với điều
trị giảm khó thở và ho. Các xét nghiệm máu dần
trở về giới hạn bình thường. MRI vú của bệnh
nhân miêu tả nhiều cấu trúc dạng tròn bầu dục
với tín hiệu thấp trên T1W cao trên T2W và T2W
silicone sensitive, thấp trên T2W silicone
suppress không bắt thuốc tương phản và kết
luận ở mô vú 2 bên có ngấm silicone, chủ yếu tập
trung ở phía ngoài và phía sau vú, trước cơ ngực
lớn, lan nhẹ theo mô dưới da đến vùng nách và
vùng dưới nách. Lâm sàng của bệnh nhân cải
thiện sau 10 ngày nhập viện,
Methylprednisolone được dùng liều cao trong 12
ngày, giảm liều vào những ngày sau 40mg/ngày.
Sau 16 ngày NV (07/07), bệnh nhân được xuất
viện với tổng trạng ổn.
BÀN LUẬN
Các chất làm đầy thường sử dụng cho các
mục đích thẩm mỹ. Tuy nhiên việc tiêm các chất
này vào vùng ngực rất hiếm khi được thực hiện
vì có thể gặp các biến chứng nguy hiểm do sự di
chuyển không kiểm soát các chất này sau khi
chích. Trong đó biến chứng phổi (suy hô hấp,
thuyên tắc phổi, viêm phổi,...) là một trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Ngoại Khoa 282
những biến chứng nguy hiểm nhất. Đã có
khoảng 3 trường hợp tử vong tại Việt Nam sau
khi tiêm chất làm đầy (nghi là Silicone), tuy
nhiên chưa được báo cáo đầy đủ trong y văn.
Các biến chứng trên phổi sau khi tiêm silicone
đã được báo cáo trong y văn nước ngoài...
Năm 1993, tác giả Yuh-Min-Chen, báo cáo
tổng cộng 9 trường hợp tiêm silicone lỏng vùng
ngực, với tỉ lệ tử vong 3 trường hợp, 6 trường
hợp còn lại chẩn đoán thuyên tắc phổi(2). Tác giả
Zamora, Mexico, 2009 cũng báo cáo 5 ca viêm
phổi cấp sau tiêm silicone vùng mông(6). Đa số
các trường hợp ghi nhận biểu hiện lâm sàng khi
nhập viện: khó thở sau tiêm dưới 24g kéo dài vài
ngày, ho, đau ngực, sốt, X-Quang cho hình ảnh
đông đặc phổi(6), CT Scan cho hình ảnh thâm
nhiễm lan tỏa 2 bên dạng kính mờ, đông đặc
phổi(3,6).
Trong ca lâm sàng của chúng tôi, bệnh nhân
nữ, 34 tuổi, không có tiền căn bệnh lý phổi nhập
viện với các biểu hiện tương tự như các tác giả
miêu tả là khó thở tăng dần 2 ngày sau tiêm chất
làm đầy, ho nhiều, sốt, đau ngực, có co kéo cơ hô
hấp phụ, rale nổ 2 bên. X-quang cho hình ảnh
đông đặc 2/3 dưới 2 phổi. CT-Scan (Hình 2) thâm
nhiễm lan tỏa 2 bên nghĩ do viêm nhiễm, MRI
trả lời hình ảnh silicone ở mô vú 2 bên. Tài liệu
tham khảo nào?
Cơ chế gây ra suy hô hấp hay viêm phổi sau
khi tiêm các chất làm đầy không rõ nguồn gốc
nói chung hay silicone lỏng nói riêng là sự xâm
nhập gây thuyên tắc các mao mạch phổi, không
chỉ do các chất đó mà còn có thể do các phụ gia
kèm theo. Sự tắc mạch máu phổi có thể diễn ra
trong vài giờ đến vài ngày sau tiêm và hầu hết
các trường hợp đều có tiền căn tiêm chất làm đầy
trước đây(1,2,4,5)
Trong thực hành lâm sàng, những trường
hợp hiếm gặp thường dễ bỏ quên. Về tác nhân
gây viêm phổi, trong trường hợp này X-quang
cho hình ảnh viêm phổi mô kẽ, nên ít nghĩ viêm
phổi do tác nhân điển hình, chúng tôi cũng thực
hiện thêm nhiều xét nghiệm loại trừ viêm phổi
do các tác nhân không điển hình, lao, cúm. Tất cả
đều cho kết quả âm tính, nên nghĩ nhiều tác
nhân gây viêm phổi là do chất làm đầy.
Về hình ảnh học, tác giả Alex báo cáo 1
trường hợp biến chứng phổi sau tiêm silicone
vùng mông có hình ảnh CT Scan vùng ngực
(Hình 1) cho kết quả tương tự như hình ảnh CT
Scan trên bệnh nhân của chúng tôi (Hình 2).
Ngoài ra tác giả đã làm rõ thêm chẩn đoán bằng
sinh thiết phổi cho thấy sự xâm nhập silicone
trong khoảng gian phế nang(3) trong khi trên
bệnh nhân của chúng tôi chưa thực hiên được
sinh thiết mô phổi. Để xác định chúng tôiđề nghị
thêm sinh thiết phổi bởi đây là tiêu chuẩn vàng
để chẩn đoán(2,3).
Hình1: CT Scan: tổn thương thâm nhiễm lan tỏa 2
phổi sau tiêm silicone vùng mông (4)
Hình 2: CT Scan: tổn thương thâm nhiễm lan tỏa 2
phổi của bệnh nhân được báo cáo
(Ngày 21/06/2016)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 283
Về điều trị, đa số y văn đều ghi nhận sử
dụng sớm corticoid liều cao trong trường hợp
suy hô hấp sau tiêm chất làm đầy. Tuy nhiên vẫn
có nhiều tranh luận về liều dùng cũng như lợi
ích của liệu pháp này(3,6). Tác giả Alex sử dụng
Methylprednisolone 500mg 1 ngày đường tĩnh
mạch trong 5 ngày, khi lâm sàng cải thiện
chuyển qua đường uống 40mg 1 ngày(3). Tác giả
Zamora dùng liều 180mg 1 ngày trong 3 ngày và
chuyển sang liều uống 40mg(6). Bệnh nhân của
chúng tôi dùng liều 250mg/ngày trong 12 ngày,
sau chuyển đường uống 40mg khi lâm sàng cải
thiện. Như vậy có thể thấy liều dùng
Methylprednisolone trong từng trường hợp tùy
theo đáp ứng của từng bệnh nhân và chuyển
sang giảm liều đường uống khi lâm sàng có tiến
triển tốt.
Chúng tôi không ghi nhận sử dụng kháng
sinh trong các báo cáo khác, nhưng trong ca lâm
sàng này, có thời gian các bác sĩ chuyên khoa hô
hấp ngưng sử dụng kháng sinh, sau đó có sử
dụng Meropenem là do bệnh nhân có dấu hiệu
nhiễm trùng: bạch cầu tăng, X-Quang phổi có
biểu hiện nhiễm trùng, khó thở tăng lên, nhằm
điều trị viêm phổi và ngăn ngừa bội nhiễm cho
bệnh nhân.
Hiện nay tại Việt Nam, các chất làm đầy
được sử dụng rất nhiều và rộng rãi trong thẩm
mỹ, rất nhiều trường hợp người chích không có
chuyên môn, không chích tại các cơ sở y tế hợp
pháp, không bảo đảm các điều kiện sơ, cấp
cứuđiều này làm tăng nguy cơ biến chứng và
tăng mức độ nguy hiểm về tính mạng cho bệnh
nhân. Bệnh nhân của chúng tôi là một minh
chứng cho thực trạng này. Thực trạng này
dường như vẫn còn đang tiếp diễn do thiếu
thông tin, thiếu hiểu biết của cả người chích và
người được chích do đó, việc tuyên truyền, giáo
dục, đưa thông tin về các nguy cơ của việc chích
chất làm đầy không hợp pháp, tăng cường kiểm
soát hành chính nhà nước là rất cần thiết.
KẾT LUẬN
Biến chứng phổi sau tiêm làm đầy trên cơ thể
nói chung, vùng ngực nói riêng có thể xảy ra và
gây nguy hiềm đến tính mạng bệnh nhân. Cần
nghĩ đến các biến chứng phổi ngay và có điều trị
sớm khi có các dấu chứng khó thở, đau
ngựcsau khi chích. Việc phối hợp tiền căn,
khai thác bệnh sử kĩ, sẽ giúp chẩn đoán đúng và
có hướng xử trí tích cực ngay từ đầu. Thực hiện
sinh thiết phổi sẽ giúp xác định chẩn đoán rõ
ràng. Sử dụng steroid liều cao ngay từ sớm cho
được kết quả khả quan cho bệnh nhân dù vẫn
còn nhiều ý kiến xoay quanh liều dùng và lợi ích
sử dụng.
Cần có các biện pháp thông tin cho cộng
đồng về các biến chứng và tai biến của tiêm chất
làm đầy cũng như tăng cường kiểm soát nhà
nước với các cơ sở chăm sóc sức khỏe y tế nói
chung, các cơ sở thẩm mỹ nói riêng để hạn chế
tối đa các tai biến, biến chứng trong điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baldwin CMJr, Kaplan EN (1983). Silicone-induced human
adjuvant disease? Ann Plast Surg, 10(4), pp.270-273.
2. Chen Y, Lu C, Perng R (1993). Silicone fluid induced
pulmonary embolism. Am Rev Respir Dis, 147(5), pp.1299–
1302.
3. Essenmacher AC, Astani SA (2013). Respiratory Disease
following Illicit Injection of Silicone: A Case Report. Case
Reports in Medicine, 2013, 743842.
4. Sanz-Herrero F, de Casimiro-Calabuig E, Lopez-Miguel P
(2006). Acute pneumonitis after subcutaneous injection of
liquid silicone as a breast implant in a male-to-female
transsexual. Arch Bronconeumol, 42(4), pp.205–206
5. Travis WD, Balogh K, Abraham JL (1985). Silicone
granulomas: report of three cases and review of the literature.
Hum Pathol. 16, pp.19–27.
6. Zamora AC, et al (2009). Silicone Injection Causing Acute
Pneumonitis: A Case Series. Lung, 187(4), pp.241–244.
Ngày nhận bài báo: 21/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_mot_truong_hop_bien_chung_phoi_sau_tiem_chat_long_vung.pdf