Tài liệu Nhân một trường hợp bệnh nhân hội chứng thận hư bẩm sinh do nhiễm giang mai bẩm sinh: 1*+,1&Ơ8
1+w10775Êê1*+đ3%1+1+w1+,
&+Ơ1*7+|1+Ê%z06,1+'21+,0
*,$1*0$,%z06,1+
Nguyễn ị Kiờn1, Nguyễn u Hương1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Chịu trỏch nhiệm chớnh: Nguyễn ị Kiờn. Email: dr.nguyenthikien@gmail.com
Ngày nhận bài: 21/06/2018; Ngày phản biện khoa học: 25/06/2018; Ngày duyệt bài: 16/07/2018
TểM TẮT NGHIấN CỨU
Ngày nay, tỉ lệ bệnh nhõn mắc hội chứng thận hư bẩm sinh thứ phỏt do giang mai bẩm sinh
là rất hiếm gặp trong thực hành lõm sàng. Chỳng tụi trỡnh bày ca bệnh nữ 2 thỏng tuổi, vào viện
trong tỡnh trạng ho, sốt, bụng cổ chướng. Xột nghiệm cho thấy chức năng thận bỡnh thường với
Albumin 11,9 g/l; Protein mỏu 43,6 g/l; Cholesterol:1,64 mmol/l, Protein niệu 2,8g/l; Protein/
Creatinin niệu= 10g/mmol, VDRL và TPHA dương tớnh. Siờu õm bụng cú gan lỏch to, nhiều
dịch ổ bụng tự do. Chụng Xquang ngực cú hỡnh ảnh viờm phổi. Bệnh nhõn được chẩn đoỏn hội
chứng thận hư do nhiễm giang mai bẩm sinh và được điều trị bằng truyền Albumin, lợi tiểu v...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp bệnh nhân hội chứng thận hư bẩm sinh do nhiễm giang mai bẩm sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1*+,1&¥8
1+w10775£ª1*+®3%1+1+w1+,
&+¥1*7+|1+£%z06,1+'21+,0
*,$1*0$,%z06,1+
Nguyễn ị Kiên1, Nguyễn u Hương1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn ị Kiên. Email: dr.nguyenthikien@gmail.com
Ngày nhận bài: 21/06/2018; Ngày phản biện khoa học: 25/06/2018; Ngày duyệt bài: 16/07/2018
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngày nay, tỉ lệ bệnh nhân mắc hội chứng thận hư bẩm sinh thứ phát do giang mai bẩm sinh
là rất hiếm gặp trong thực hành lâm sàng. Chúng tôi trình bày ca bệnh nữ 2 tháng tuổi, vào viện
trong tình trạng ho, sốt, bụng cổ chướng. Xét nghiệm cho thấy chức năng thận bình thường với
Albumin 11,9 g/l; Protein máu 43,6 g/l; Cholesterol:1,64 mmol/l, Protein niệu 2,8g/l; Protein/
Creatinin niệu= 10g/mmol, VDRL và TPHA dương tính. Siêu âm bụng có gan lách to, nhiều
dịch ổ bụng tự do. Chụng Xquang ngực có hình ảnh viêm phổi. Bệnh nhân được chẩn đoán hội
chứng thận hư do nhiễm giang mai bẩm sinh và được điều trị bằng truyền Albumin, lợi tiểu và
kháng sinh Penicilin. Trẻ đáp ứng tốt với điều trị, chỉ số hóa sinh máu về bình thường, Protein
niệu về bình thường sau điều trị 2 tuần.
Từ khóa: giang mai, hội chứng thận hư
Abstract
A CASE REPORT OF CONGENITAL NEPHROTIC SYNDROME SECUNDARY TO
CONGENITAL SYPHILIS
e incidence of congenital nephrotic syndrome secondary to congenital syphilis is very
uncommon in clinical practices these days. We present a case of a two- month-old girl, who
admitted with fever, cough, distended abdomen. e laboratory informed normal kidney
function with Albumin 11,9 g/l; Protein 43,6 g/l; Cholesterol:1,64 mmol/l, Proteinuria 2,8g/l,
urine Protein/Creatinin = 10g/mmol , VDRL (+), TPHA (+). Abdominal ultrasound showed
ascitis and hepatosplenomegaly. e patient was diagnosed as congenital nephrotic syndrome
secondary to congenital syphilis. She was prescribed Albumin infusion, Diuretics, Penicillin. She
presented good evolution and the syndrome was solved a}er treatment 2 weeks.
Keywords: syphilis, nephrotic syndrome.
22 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)
7ű1*48$1
*)ƾ*$)ǎ/(5)ƒ/)Ƅ#Ǝ.4*/)
Hội chứng thận hư là bệnh cầu thận phổ
biến nhất ở trẻ em, gây ra do sự mất của protein
máu qua màng lọc cầu thận do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Biểu hiện đặc trưng của hội
chứng này là: phù, protein niệu cao (> 50mg/
kg/24 giờ hoặc protein niệu/creatinin niệu
>200mg/mmol), protein huyết thanh < 56g/l
và albumin huyết thanh < 25g/l, kèm theo tăng
lipid và cholesterol huyết thanh [3].
Khi các biểu hiện này khởi phát trong 3
tháng đầu đời của trẻ thì được gọi là hội chứng
thận hư bẩm sinh. ể này rất hiếm hặp và
được chia thành 2 nhóm khác nhau dựa trên
cơ chế gây bệnh [3]:
- Hội chứng thận hư bẩm sinh tiên phát:
do đột biến các gen mã hóa các thành phần
của màng lọc cầu thận, các gen thường gặp là:
NPHS1, NPHS2, WT1, LAMB2, LAMB3
- Hội chứng thận hư bẩm sinh thứ phát:
sau một số nhiễm trùng trong giai đoạn sơ
sinh như nhiễm giang mai, Toxoplasma,
Cytomegalovirus, HIV, viêm gan B
Giang mai bẩm sinh gây hội chứng thận
hư bẩm sinh đã được biết đến từ lâu. Tỉ lệ
biến chứng hội chứng thận hư ở bệnh nhân
giang mai là khá thấp, thường dưới 3% theo
các nghiên cứu khác nhau. Sopana Niemsiri
nghiên cứu 455 trẻ giang mai bẩm sinh tại
bệnh viện trẻ em Bangkok, ái Lan từ 1977-
1991 thì thấy có 11 trẻ bị hội chứng thận hư, tỉ
lệ mắc là 2,4% [4].
Ngoài các biểu hiện đặc trưng của hội
chứng thận hư, biểu hiện viêm thận cũng có
thể gặp. Bệnh nhân thường có protein niệu
và đái máu nhưng biểu hiện hội chứng thận
hư nặng thường ít gặp hơn. Hội chứng này có
thể xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh nhưng
thường gặp trong giai đoạn từ 1 đến 4 tháng
tuổi. Tổn thương giải phẫu bệnh hay gặp là
bệnh thận màng. Điều trị khỏi được bằng
Penicillin, nếu chưa hình thành tổn thương
thận vĩnh viễn [3].
**(*"/(."*#Ǝ.4*/)
Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục, qua máu và từ mẹ sang con khi
mang thai, gây nên do xoắn khuẩn Treponema
pallidum.
Giang mai bẩm sinh là kết quả của lây
truyền từ mẹ sang con, trong tử cung qua rau
thai hoặc qua đường âm đạo khi trẻ sinh ra,
do mẹ mắc bệnh mà không được điều trị một
cách hợp lí trước và trong quá trình mang thai.
1. Biểu hiện lâm sàng
1.1. Giang mai bẩm sinh sớm: là các biểu
hiện lâm sàng xuất hiện trước 2 tuổi. Phần lớn
các triệu chứng lâm sàng ở trẻ không được
điều trị xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu đời
(thường trong 5 tuần đầu) [2].
Khoảng 60-90% trẻ sơ sinh sống mắc giang
mai bẩm sinh sẽ không có triệu chứng khi
sinh. Ở trẻ có triệu chứng, có thể gặp là
- Gan to và/hoặc lách to
- Vàng da
- Xuất tiết dịch mũi: dịch trong, hoặc có thể
có dịch máu, mủ. Dịch tiết thường kéo dài.
- Ban trên da: ban dạng sẩn dát hồng hoặc
đỏ.
- Hạch toàn thân.
- Bất thường hệ xương: bất thường Xquang
xương dài chiếm 60-80%. Các xương thường bị
ảnh hưởng là xương đùi, cánh tay, cẳng chân.
- Hội chứng thận hư
- Hệ thần kinh trung ương: nhiễm giang
mai của hệ thần kinh trung ương có thể có
hoặc không có triệu chứng. ể không triệu
1+w10775£ª1*+®3%1+1+w1+,&+¥1*7+|1+£%z06,1+
'21+,0*,$1*0$,%z06,1+
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 23
1*+,1&¥8
chứng biểu hiện bằng các bất thường của dịch
não tủy. ể có triệu chứng hiếm ở trẻ nhỏ,
nhưng có thể phát triển ở những trẻ không
được điều trị ở giai đoạn sơ sinh, gồm có hai
thể lâm sàng là: viêm màng não giang mai cấp
(với các biểu hiện nôn, thóp phồng, vòng đầu
tăng, tăng tế bào, protein dịch não tủy) hoặc
bệnh giang mai mạch-màng não mạn tính
(não úng thủy, liệt dây thần kinh sọ, phù gai
thị, teo dây thần kinh thị giác, chậm phát triển
thần kinh, co giật).
- Hệ hô hấp: tổn thương viêm mờ ở hai
trường phổi là hình ảnh đặc trưng của viêm
phổi ở bệnh nhân giang mai bẩm sinh.
- Hệ máu: thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng
hoặc giảm bạch cầu [2].
1.2. Giang mai bẩm sinh muộn: viêm kết
mạc, điếc, răng Hutchinson, trán bị lồi, vách
ngăn mũi, chậm phát triển trí tuệ [2].
2. Định nghĩa ca bệnh
eo hướng dẫn của trung tâm kiểm soát
bệnh của Mỹ (CDC), ca bệnh giang mai bẩm
sinh được định nghĩa như sau:
2.1. Có khả năng nhiễm bệnh nếu:
- Trẻ là con của bà mẹ bị giang mai mà
không được điều trị hoặc điều trị không hiệu
quả đến thời điểm sinh con, không phụ thuộc
vào triệu chứng của trẻ, hoặc
- Trẻ có xét nghiệm huyết thanh chẩn
đoán giang mai dương tính như VDRL, rapid
plasma reagin (RPR), và một trong các tiêu
chuẩn sau:
• Bất cứ biểu hiện nào của giang mai bẩm
sinh khi thăm khám (nêu ở trên).
• Bất cứ biểu hiện nào của giang mai bẩm
sinh trên phim chụp xương dài.
• Xét nghiệm huyết thanh VDRL trong dịch
não tủy dương tính.
• Tăng bạch cầu hoặc protein trong dịch
não tủy (đã loại trừ nguyên nhân khác) [1].
2.2. Ca bệnh được chẩn đoán xác định nhiễm
giang mai bẩm sinh khi tìm thấy xoắn khuẩn
Treponema pallidum bằng soi kính hiển vi nền
tối (dark eld microscopy), kháng thể huỳnh
quang (¢uorescent antibody) hoặc nhuộm soi
đặc hiệu khác của các nơi bị tổn thương, rau
thai, dây rốn[1].
&$%ũ1+
Bệnh nhân là trẻ nữ 2 tháng tuổi. Là con
thứ 2, đẻ thường, sinh non 33 tuần, cân nặng
lúc sinh là 2,8kg. Sau sinh trẻ không có biểu
hiện gì bất thường. Bố 33 tuổi, người Trung
Quốc, làm nghề kinh doanh; mẹ 25 tuổi, người
Việt Nam, làm nghề nội trợ.
Từ sau 1 tháng tuổi mẹ thấy xuất hiện xuất
tiết mũi dịch trong, thỉnh thoảng có ho đờm.
Ngoài ra mẹ thấy bụng trẻ chướng to dần.
Trước vào viện khoảng 3 ngày trẻ ho nhiều
kèm sốt nhẹ, ỉa phân lỏng nước 6 lần/ngày,
phân vàng không có nhầy máu.
Khám lúc vào viện: Trẻ tỉnh, mệt, sốt 39 độ
C. Da xanh nhợt. Không rõ phù mặt, khó thở,
thở rút lõm lồng ngực, nhịp thở 60 lần/phút,
SpO2 93 %. Hai phổi có ran ẩm. Tim nhịp đều.
Bụng cổ chướng căng, tuần hoàn bàng hệ rõ,
không xác định được gan lách. Khối u mềm
vùng vị bẹn phải nghi do thoát vị.
Các xét nghiệm: Bạch cầu máu: 30200,
trung tính 66%, HGB 75g/l, tiểu cầu 159000.
Sinh hóa máu: Albumin 11,9g/l; Protein
toàn phần 43,6g/l; Cholesterol: 1,64 mmol/l;
Tryglicerid: 0.88 mmol/l, GOT: 67 UI/l, GPT:
36 UI/l. Protein niệu mẫu đầu tiên là 2,8g/l,
sau đó định lượng tỉ lệ Protein/creatinin niệu
= 10g/mmol. Xét nghiệm đông máu cơ bản
cho kết quả bình thường. Xét nghiệm phân âm
24 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)
1+w10775£ª1*+®3%1+1+w1+,&+¥1*7+|1+£%z06,1+
'21+,0*,$1*0$,%z06,1+
tính. Xquang ngực: hình ảnh mờ hai trường
phổi phù hợp với Viêm phổi. Siêu âm bụng:
nhiều dịch ổ bụng tự do, nhiều khối giảm âm
trong gan, khối lớn 16mm, trong lòng ổ hoại
tử dạng dịch; gan và lách to. CT ổ bụng: rải rác
hình ảnh giảm tỉ trọng nhu mô gan thùy sau
phải, sau tiêm không ngấm thuốc.
Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm phổi-
iếu máu- Apxe gan- Hội chứng thận hư bẩm
sinh. Trẻ được chỉ định truyền hồng cầu, truyền
Albumin cấp và kháng sinh Cefoperazol kết
hợp Metronidazol điều trị Viêm phổi- Apxe
gan. Tình trạng khó thở, sốt, ỉa phân lỏng
ổn định dần trong 3 ngày đầu điều trị. Đồng
thời các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây hội
chứng thận hư bẩm sinh được chỉ định. Kết
quả HbsAg, anti- HCV, HIV âm tính, CMV
4610 copies/ml, VDRL dương tính, TPHA
dương tính 2 lần (tỉ lệ 1:10246). Bố mẹ cũng
được làm xét nghiệm VDRL thì bố cho kết quả
dương tính nhưng mẹ âm tính, nhưng mẹ kể
sau sinh có sử dụng kháng sinh 5 ngày (không
rõ tên thuốc).
Với kết quả xét nghiệm và lâm sàng của
bệnh nhân, dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán
nêu ở trên, chúng tôi kết luận trẻ mắc giang
mai bẩm sinh và hội chứng thận hư bẩm sinh
thứ phát do giang mai. Trẻ được điều trị bằng
Penicilin G liều 200 000 UI/L trong 10 ngày và
Captopril. Sau điều trị 2 tuần: Albumin máu
38.6 g/l, protein 64.3 g/l, protein/creatinin niệu
40mg/mmol. Ngoài ra siêu âm bụng không
có gan lách to, nhu mô gan bình thường,
Hemoglobin bình thường. Phổi không còn
tổn thương. Bệnh nhân được hẹn khám lại
sau 1 tháng điều trị, các kết quả sinh hóa máu
trong giới hạn bình thường, siêu âm bụng
bình thường, Protein/creatinin niệu là 50mg/
mmol (giá trị này bình thường đối với trẻ 3
tháng tuổi), bệnh nhân chưa có biểu hiện gì
bất thường của hệ thần kinh, phát triển tâm
thần- vận động bình thường.
Chúng tôi có cho bệnh nhân chụp Xquang
các xương dài thì cho kết quả bình thường,
khám thính lực và mắt không có bất thường.
Bệnh nhân có chỉ định chọc dịch não tủy và
làm sinh thiết thận nhưng do gia đình không
đồng ý làm thủ thuật (với lí do chính là trẻ còn
nhỏ) nên chúng tôi không đánh giá được tổn
thương của hệ thần kinh do giang mai (mặc dù
trẻ không có triệu chứng thần kinh) cũng như
tổn thương mô bệnh học của thận do giang mai
ở bệnh nhân này. Tuy nhiên việc bệnh nhân
đáp ứng hoàn toàn với điều trị Penicilin đã ủng
hộ chẩn đoán thận hư thứ phát do giang mai.
%£1/8ş1
Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng
nhiễm khuẩn (viêm phổi, áp xe gan) kèm rối
loạn đường tiêu hóa. Ở bệnh nhân này, tình
trạng tràn dịch màng bụng nhiều kèm theo
sinh hóa có albumin máu và protein máu
giảm nhiều ở ngưỡng thận hư, trong khi đông
máu cơ bản bình thường, protein niệu cao ở
2 lần xét nghiệm, mặc dù cholesterol máu và
triglyceride bình thường, ở một trẻ nữ 2 tháng
tuổi, đủ tiêu chuẩn để kết luận hội chứng thận
hư bẩm sinh. Tình trạng nhiễm khuẩn (viêm
phổi, áp xe gan), rối loạn đường tiêu hóa có
thể giải thích là do biến chứng của hội chứng
thận hư cũng như giang mai bẩm sinh. eo
nghiên cứu của Sopana Niemsiri bệnh viện
trẻ em Bangkok, ái Lan 1991 ở 11 trẻ hội
chứng thận hư do giang mai bẩm sinh cũng
thấy có 4/11 trẻ (36%) có cholesterol máu bình
thường, biến chứng viêm phổi là 4/11 (36%),
nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết là 3/11
(27%), viêm gan là 3/11(27%) [4].
Bệnh nhân có các biểu hiện của gan và
lách to, thiếu máu, hội chứng thận hư, viêm
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018) I 25
1*+,1&¥8
phổi kèm theo xét nghiệm VDRL dương tính,
THPA dương tính 2 lần ở tỉ lệ 1:10246 thì theo
định nghĩa ca bệnh trên, bệnh nhân đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán của giang mai bẩm sinh.
Ngoài ra xét nghiệm VDRL của bố dương tính,
mặc dù của mẹ âm tính nhưng do mẹ có tiền
sử sử dụng kháng sinh sau sinh nên chúng to
có thể nghi ngờ mẹ bị nhiễm nhưng đã được
điều trị. Việc bệnh nhân đáp ứng với điều trị
Penicillin (các chỉ số xét nghiệm máu, nước
tiểu, siêu âm bụng) cũng là một ủng hộ thêm
cho chẩn đoán giang mai ở bệnh nhân này.
Rất tiếc ở bệnh nhân này chúng tôi không
thực hiện được sinh thiết thận để biết tổn
thương giải phẫu bệnh do gia đình trẻ không
đồng ý, nhưng chúng tôi hy vọng tổn thương
thận của bệnh nhân đã được điều trị và không
dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
Bệnh nhân cũng không được làm xét
nghiệm dịch não tủy do gia đình không đồng
ý. Cho tới hiện tại bệnh nhân chưa có biểu hiện
bất thường về thần kinh. Chúng tôi sẽ tiếp tục
theo dõi để phát hiện diễn biến lâm sàng và
cận lâm sàng của bệnh nhân.
.ť7/8ş1
Biểu hiện hội chứng thận hư ở bệnh nhân
giang mai bẩm sinh là hiếm gặp.
Penicillin cho tới nay vẫn là điều trị chuẩn
của bệnh giang mai. Khi điều trị sớm, tổn
thương thận sẽ được phục hồi hoàn toàn.
7¬,/,ӊ87+$0.+Ҧ2
1. &HQWHUV IRU 'LVHDVH &RQWURO DQG 3UHYHQWLRQ 67' 6XUYHLOODQFH FDVH GH¿QLWLRQV
KWWSZZZFGFJRYVWGVWDWV&DVH'H¿QLWLRQVSGI
2. French P, Gomberg M, Janier M, Schmidt B, van Voorst Vader P, Young H. IUSTI; 2008
European guidelines on the management of syphilis. Int J STD AIDS 2009;20:300-9.
3. Ellis D. Avner, William E. Harmon, Patrick Niaudet, Norishige Yoshikawa, Pediatric
Nephrology, 6th Edition, Chapter 25, P 601-620.
4. Sopana Niemsiri, Congenital syphilic nephrosis, Southeast Asian J trop Med Public
Health, September 1993,Vol 24, No 3.
26 I TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 5 (10-2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_mot_truong_hop_benh_nhan_hoi_chung_than_hu_bam_sinh_do.pdf