Tài liệu Nhân hai trường hợp hoại tử mũi sau tiêm chất làm đầy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 15
NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP HOẠI TỬ MŨI SAU TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY
Nguyễn Thái Thùy Dương*, Nguyễn Anh Tuấn**
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Tiêm chất làm đầy là một trong những thủ thuật phổ biến của thẩm mỹ để trẻ hóa gương mặt,
làm đầy các cấu trúc mô mềm. Việc sử dụng chất làm đầy ngày càng nhiều khiến cho biến chứng gặp sau tiêm
cũng tăng lên. Đặc biệt là biến chứng hoại tử da. Một số vùng khi tiêm dễ gặp biến chứng hoại tử da hơn các
vùng khác, như vùng mũi, rãnh mũi má. Tại Việt Nam, các biến chứng hoại tử da mũi sau tiêm filler để nâng
mũi vẫn chưa được báo cáo trong y văn. Việc phát hiện và điều trị biến chứng sớm sẽ cho kết quả tốt hơn.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng. 2 trường hợp hoại tử da đầu mũi cánh mũi sau tiêm
chất làm đầy vùng mũi, được điều trị tại khoa phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân được điều trị với kháng s...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân hai trường hợp hoại tử mũi sau tiêm chất làm đầy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 15
NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP HOẠI TỬ MŨI SAU TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY
Nguyễn Thái Thùy Dương*, Nguyễn Anh Tuấn**
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Tiêm chất làm đầy là một trong những thủ thuật phổ biến của thẩm mỹ để trẻ hóa gương mặt,
làm đầy các cấu trúc mô mềm. Việc sử dụng chất làm đầy ngày càng nhiều khiến cho biến chứng gặp sau tiêm
cũng tăng lên. Đặc biệt là biến chứng hoại tử da. Một số vùng khi tiêm dễ gặp biến chứng hoại tử da hơn các
vùng khác, như vùng mũi, rãnh mũi má. Tại Việt Nam, các biến chứng hoại tử da mũi sau tiêm filler để nâng
mũi vẫn chưa được báo cáo trong y văn. Việc phát hiện và điều trị biến chứng sớm sẽ cho kết quả tốt hơn.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng. 2 trường hợp hoại tử da đầu mũi cánh mũi sau tiêm
chất làm đầy vùng mũi, được điều trị tại khoa phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh, bệnh nhân được điều trị với kháng sinh đường toàn thân và chăm sóc vết thương
với kháng sinh tại chỗ.
Kết quả: Cả 2 trường hợp đều được chẩn đoán hoại tử da mũi sau tiêm chất làm đầy vào sống mũi, đầu mũi,
không được tiêm thuốc giải. Sau nhập viện, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện sau 5-7 ngày điều
trị với kháng sinh đường toàn thân và chăm sóc vết thương tại chỗ.
Kết luận: Tiêm chất làm đầy vùng mũi có khả năng gây hoại tử da, khi biến chứng xãy ra bệnh nhân cần
được tiêm thuốc giải sớm, sử dụng kháng sinh toàn thân phối hợp kháng sinh tại chỗ, trong trường hợp cần thiết,
có thể cắt lọc hổ trợ cho quá trình chăm sóc vết thương.
Từ khóa: tiêm chất làm đầy, hoại tử mô mềm, biến chứng của tiêm chất làm đầy
ABSTRACT:
NASAL SKIN NECROSIS RELATED TO NOSE AUGMENTATION WITH FILLERS: TWO CASES
REPORT
Nguyen Thai Thuy Duong, Nguyen Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 15 - 19
Background: Injection of dermal fillers is one of the most commonly perfomed procedures in skin
rejuvenation, soft tissue augmentation in aesthetic practice. As the usage of dermal fillers is expanding,
complications is likely increase, especially is soft-tissue necrosis. Common injection sites of soft-tissue necrosis
were the nose and nasalabial fold. In Viet Nam, nasal skin necrosis related to nose augmentation with fillers were
still not reported in any medical literature. Early recognition and treatment bring the good result.
Method: Cases study. In Department of Plastic and cosmetic surgery, University Medical Center Ho Chi
Minh City, we presented 02 cases soft-tissue necrosis at the nose after injected fillers, antimicrobial therapy IV
and local wound care were applied for patients.
Result: Two patients were diagnosed follow of nasal skin necrosis after filler injection at doral and tip of nose.
Hyaluridase were not used for both. After presentation, patients’s conditions were improved after applying
antimicrobial therapy IV and local wound care in 5-7 days.
Conclusion: nasal skin necrosis after filler injection is possible. Immediately, hyaluronidase is applied after
recognition of complications, using antimicrobial therapy IV and local wound. Necessarily, debridement can bring
* Khoa Tạo Hình – Thẩm Mỹ BV ĐHYD ** Khoa Bộ môn Tạo Hình – Thẩm Mỹ ĐHYD TP.HCM,
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thái Thùy Dương ĐT: 0908456236 Email: tduong235@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 16
the good outcome of wound care.
Keywords: injectable filler, necrosis soft tissue, filler complication
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tiêm Botulinum Toxin type A thì
tiêm chất làm đầy vùng mặt là một trong những
thủ thuật phổ biến nhất của thẩm mỹ, nhằm cải
thiện các đường nét trên gương mặt cũng như
trẻ hóa da, làm đầy các nếp, rãnh của gương mặt.
Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Phẫu Thuật
Tạo Hình Thẩm Mỹ Hoa Kỳ (AAAP), năm 2007
có gần 1,5 triệu người được tiêm chất làm đầy
(Acid Hyaluronic-HA) bởi các phẫu thuật viên
tạo hình tại Mỹ(1,2).
Tác dụng phụ không mong muốn xãy ra ở
5% các trường hợp, hầu hết các phản ứng bất lợi
này thường nhẹ và tự giới hạn, tuy vậy một số
trường hợp có khả năng biến chứng nặng nề liên
quan đến tắc mạch như: hoại tử da, mù mắt
thậm chí là đột quị, và nguy cơ biến chứng nặng
càng cao khi chất làm đầy được tiêm ở mũi và
vùng lân cận đặc biệt ở đầu mũi, sống mũi và
vùng gian mày. Theo Dainnes tỷ lệ gặp biến
chứng nặng khi tiêm ở vùng này là 0,1%(1,4).
Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể
người được tiêm chất làm đầy, tỷ lệ các biến
chứng xãy ra. Nhưng với việc kiểm soát chưa
thật chặt chẽ các cơ sở, người thực hành được
phép tiêm chất làm đầy cũng như chủng loại và
chất lượng của chất làm đầy được lưu hành thì
việc các biến chứng sau tiêm chất làm đầy không
phải là quá hiếm, đặc biệt là các biến chứng khi
tiêm ở vùng mũi. Tuy vậy không nhiều báo cáo
trong nước ghi nhận vấn đề này. Trong báo cáo
này chúng tôi trình bày 02 trường hợp hoại tử da
đầu mũi, cánh mũi sau tiêm chất làm đầy để
nâng mũi
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
TRƯỜNG HỢP 1
Bệnh nhân nữ, 42 tuổi. Được tiêm chất làm
đầy vào vùng sống mũi, đầu mũi (không rõ loại
và thể tích của chất làm đầy) tại một cơ sở thẩm
mỹ tư nhân ở Tp. Hồ Chí Minh. Sau tiêm 2 giờ,
bệnh nhân thấy đau nhiều vùng tiêm, da vùng
đầu mũi đổi màu, BN quay trở lại cơ sở thẩm mỹ
trên được cho thuốc giảm đau và theo dõi them,
sau 2 ngày da vùng đầu mũi, cánh mũi chuyển
sang màu tím, sưng đau nhiều hơn. bệnh nhân
được nhập bệnh viện Đại học Y Dược. Thời điểm
nhập viện ghi nhận, bệnh tỉnh, không sốt, đầu
mũi và cánh mũi bệnh nhân sưng tấy, đau, có
tím sẩm, có nhiều mụn mủ trắng nhỏ, kèm vài
vết bóng nước đã vỡ, có mảng hoại tử đen nhỏ ở
vùng đầu mũi, các ngày sau các mụn mủ trắng
vỡ ra xuất hiện ít giả mạc kèm bong theo một số
mảng da hoại tử, mũi chuyển sang ửng đỏ. Các
xét nghiệm máu, sinh hóa ghi nhận tình trạng
đáp ứng viêm (bạch cầu, VS tăng). Bệnh nhân
được sử dụng kháng sinh mạnh toàn thân, phối
hợp 2 loại kháng sinh Vancomycin 2G/ngày và
Metronidazole 1G/ngày, kèm theo đó bệnh nhân
được chăm sóc vết thương với kháng sinh tại chỗ
mỗi ngày, rữa vết thương với nước cất pha
gentamycin, bôi pomade tetracycin khi một số
mảng da hoại tử bong ra chúng tôi xịt vết
thương vơi yếu tố tăng trưởng biểu mô (Easy F)
2 lần /ngày, tiếp tục thoa pomade tetracycline.
Sau một tuần điều trị, da mũi vẫn còn ửng đỏ,
tuy nhiên không có dấu hiệu da hoại tử tiếp tục,
xét nghiệm máu, bạch cầu giarm dưới 10.000.
Bệnh được cho xuất viện, chuyển qua dung
kháng sinh uống.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 17
Hình 1: Trường hợp 1: tình trạng hoại tử da mũi ở bệnh nhân A: lúc nhập viện (sau tiêm chất làm đày 2 ngày), da
đỉnh mũi, cánh mũi đổi màu thâm tím, xuất hiện những mụn mủ trắng nhỏ B: sau điều trị 5 ngày (sau tiêm chất làm đày 7
ngày), một phần các mảng da hoại tử bong ra, đầu mũi, cánh mũi ửng đỏ, nhưng không còn hoại tử tiếp tục. C: Bệnh nhân tái
khám, sau điều trị một tháng, da cánh mũi gần như phục hồi hoàn toàn, tuy nhiên da đầu mũi vẫn còn ửng đỏ.
TRƯỜNG HỢP 2
Bệnh nhân nam, 25 tuổi, nhập viện Đại Học
Y Dược TPHCM trong tình trạng hoại tử lan
rộng ở đầu mũi, cánh mũi phải, kèm theo nhiều
mụn mủ trắng nhỏ trên sống mũi. Trước đó 2
ngày bệnh nhân đã được tiêm chất làm đầy
không rõ loại vào sống mũi và đỉnh mũi tại một
Spa ở TP Hồ Chí Minh. Một ngày sau tiêm Bệnh
nhân thấy mũi sưng đau nhiều, da đầu mũi cánh
mũi P chuyển sang hoại tử đen, mụn mủ vỡ ra
thành các mảng loét, mũi đau nhiều hơn buộc
bệnh nhân nhập cấp cứu tại BV ĐH Y Dược
TPHCM. Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân được căt
lọc tại chô các mảng da hoại tử. Sử dụng phối
hợp 2 nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3
và Aminoglycoside đường tiêm tĩnh mạch. Bệnh
nhân được nhập khoa chăm sóc vết thương mỗi
ngày vơi Gentamycin pha loãng và dung dịch
prontosan, thoa poma tetracycline. Bệnh nhân
được xuất viện sau 4 ngày điều trị, tình trạng
hoại tử mũi được khống chế, bong một phần các
mảng da hoại tử, vết thương đang lên mô hạt.
Bệnh nhân được điều trị ngoại trú với kháng
sinh đường uống, chăm sóc vết thương tương tự
như lúc nằm viện, kèm theo xịt Eseasy F 2 lần/
ngày.
Hình 2: Trường hợp 2: Bệnh nhân lúc nhập viện với tình trạng hoại tử đầu mũi, cánh mũi sau 2 ngày tiêm chất
làm đầy ở spa.
Hình 3: Trường hợp 2: Tình trạng hoại tử da mũi bệnh nhân được kiểm soát sau khi nhập viện Trái: 1 ngày sau
nhập viện, Giữa: 2 ngày sau nhập viện, Phải: 3 ngày sau nhập viện.
A B C
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 18
BÀN LUẬN
Tiêm chất làm đầy vùng mặt là một trong
những thủ thuật phổ biến nhất của thẩm mỹ,
nhằm cải thiện các đường nét trên gương mặt
cũng như trẻ hóa da. Theo số liệu công bố của
Hội phẫu thuật viên tạo hình Hoa Kỳ, năm 2014
số lượng người được tiêm chất làm đầy tăng
253% so với năm 2000 và tăng 3% so với năm
2013 (2,3 triệu người). Việc được sử dụng ngày
càng rộng rãi thì các biến chứng sau tiêm cũng
ngày càng nhiều hơn. May mắn là phần lớn các
biến chứng thường nhẹ và có thể tự giới hạn.
Tuy nhiên, một số trương hợp có khả năng diễn
tiến nặng như hoại tử mô tại chỗ, mù hoặc đột
quị. Một số vị trí như: gian mày, sống mũi, cánh
mũi tiêm có thể gặp biến chứng nặng nhiều hơn
các vị trí khác. Trong báo cáo của Zhong-Sheng
Sun và cộng sự (2015), tác giả ghi nhận tỷ lệ biến
chứng hoại tử mô tại chỗ và giảm thị lực ghi
nhận < 0,1% khi tiêm vào mũi và rãnh mũi má.
Nguyên nhân là do chất làm đầy bị tiêm trực
tiếp vào mạch máu hoặc gây chèn ép bên ngoài
mạch máu nuôi da(7).
Báo cáo này chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp
hoại tử da đầu mũi và cánh mũi sau tiêm chất
làm đầy vào sống mũi và đầu mũi. Cả hai ca
ngay sau tiêm đều có triệu chứng đau nhiều,
thay đổi màu sắc da đầu mũi, cánh mũi đây
chính là các dấu hiệu thiếu máu dọa hoại tử da.
Việc xử trí khi co dấu hiệu dọa hoại tử da không
thực sự tích cực, cả hai trường hợp đều không
được sử dụng thuốc giải, nhập viện sau tiêm 2
ngày khi tình trạng hoại tử đã tiến triển, có mảng
hoại tử đen và nhiều mụn mủ trắng dọc theo
sống mũi, cánh mũi, trong đó có một trườnghợp
ghi nhận hoại tử sâu phải cắt lọc tại chỗ lấy bớt
mô hoại tử.
Hầu hết các tác giả đều đồng thuận việc sử
dụng thuốc giải sớm nhất có thể ngay khi có các
dấu hiệu dọa hoại tử da, mô mềm như đau bất
thường, nổi ban đỏ, sưng nề nhiều, da vùng tiêm
trắng nhạt hơn, hồi lưu máu mao mạch dưới da
chậm. 2007, Hirsch và cộng sự lần đầu tiên thành
công sử dụng Hyaluronidase điều trị các trường
hợp dọa hoại tử da mũi sau tiêm HA. Graumann
cũng báo cáo 3 ca tương tự, 4 nhóm tác giả Hàn
Quốc cũng báo cáo 7 ca điều trị thành công.
Trong lô nghiên cứu của Zhong-Sheng Sun và
cộng sự với 20 bệnh nhân có dấu hiệu hoại tử da
sau tiêm HA vào mũi, rãnh mũi má, tác giả ghi
nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
nhóm bệnh nhân được sử dụng Hyaluronidase
trước và sau 02 ngày tiêm HA. Các trường hợp
tiêm sớm khả năng phục hồi hoàn toàn sẽ cao
hơn. Trong báo cáo của chúng tôi, cả hai trường
hợp đều tiêm chất làm đầy không rõ loại, không
được tiêm thuốc giải, cả hai đều đến viện trễ, 2
ngày sau tiêm, lúc này việc dùng thuốc giải cũng
không còn hiệu quả cao và cũng không biết phải
sử dụng chính xác loại thuốc giải nào(4,7).
Ngoài việc đồng thuận sử dụng thuốc giải
sớm nhất có thể, các xử trí khác khi có biến
chứng hoại tử xãy ra đa phần phụ thuộc vào
kinh nghiêm của từng tác giả, một số các biện
pháp được nhiều tác giả sử dụng như: massage
sau tiêm thuốc giải, chườm ấm, sử dụng thuốc
kháng đông, dãn mạch như: papaverin,
nitroglycerin, aspirin, dung thuốc kháng sinh
đường uống hoặc toàn thân phối hợp với chăm
sóc vết thương tại chỗ(2,4).
Trong báo cáo của chúng tôi, cả hai trường
hợp đều được sử dụng phối hợp hai loại kháng
sinh phổ rộng, đường tĩnh mạch, kết hợp với
chăm sóc vết thương mỗi ngày, rữa vết thương
với dung dịch kháng sinh Gentamycin pha loãng
và prontosan, sau đó vết thương được bôi
Pomade Tetracycline để giữ ẩm, kháng sinh tại
chỗ. Sau 5-7 ngày điều trị cả hai trường hợp đều
diễn tiến tốt, vết thương không có dấu hiệu
nhiễm trùng, hoại tử da không tiếp tục lan rộng
và được xuất viện.
Hiện nay tại Việt Nam, các chất làm đầy
được sử dụng rất nhiều và rộng rãi trong thẩm
mỹ, rất nhiều trường hợp người chích không có
chuyên môn, không chích tại các cơ sở y tế hợp
pháp, không bảo đảm các điều kiện sơ, cấp
cứuđiều này làm tăng nguy cơ biến chứng và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 19
làm khắc phục biến chứng khó khăn hơn. Hai
bệnh nhân của chúng tôi là một minh chứng cho
điều này. Thực trạng này dường như vẫn còn
đang tiếp diễn do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết
của cả người chích và người được chích do đó,
việc tuyên truyền, giáo dục, đưa thông tin về các
nguy cơ của việc chích chất làm đầy không hợp
pháp, tăng cường kiểm soát hành chính nhà
nước là rất cần thiết.
KẾT LUẬN
Việc các chất làm đầy sử dụng ngày càng
nhiều trong thẩm mỹ, khả năng xãy ra biến
chứng sau tiêm sẽ tăng lên, đặc biệt là khi tiêm
ở các vùng nguy hiểm như mũi, rãnh mũi má.
Để hạn chế biến chứng nặng, việc tiêm chất
làm đầy phải được thực hiện đúng kỷ thuật.
Người tiêm cần được đào tạo để nhận biết các
dấu hiệu sớm của các biến chứng, để ngưng
ngay việc tiêm chất làm đầy, tiêm thuốc giải
sớm nhất có thể. Khi có vết thương hoại tử,
bệnh nhân cần được nhập viện sử dụng phối
hợp kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết
thương với kháng sinh tại chỗ.
Cần có các biện pháp thông tin cho cộng
đồng về các biến chứng và tai biến của tiêm chất
làm đầy cũng như tăng cường kiểm soát nhà
nước với các cơ sở chăm sóc sức khỏe y tế nói
chung, các cơ sở thẩm mỹ nói riêng để hạn chế
tối đa các tai biến, biến chứng trong điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Society for Aesthetic Plastic Surgery (2015).
Aesthetic surgery national data bank statistics, Available at:
2. Daines SM, Williams EF (2014). Complications associated with
injectable soft-tissue fillers: A 5-year
outcomes. J Clin Aesthet Dermatol, 7:37–43.
3. Grunebaum LD, Bogdan Allemann I, Dayan S, Mandy S,
Baumann L (2009). The risk of alar necrosis associated with
dermal filler injection. Dermatol Surg, 35(Suppl 2):1635–1640.
4. Hirsch RJ, Cohen JL, Carruthers JD (2007). Successful
management of an unusual presentation of impending
necrosis following a hyaluronic acid injection embolus and a
proposed algorithm for management with hyaluronidase.
Dermatol Surg; 33:357–360.
5. Kang MS, Park ES, Shin HS, Jung SG, Kim YB, Kim DW
(2011). Skin necrosis of the nasal alar after injection of dermal
fillers. Dermatol Surg, 37:375–380.
6. Kim DW, Yoon ES, Ji YH, Park SH, Lee BI, Dhong ES (2011).
Vascular complications of hyaluronic acid fillers and the role
of hyaluronidase in management. J Plast Reconstr Aesthet Surg,
64:1590–1595.
7. Park KY, Son IP, Li K, Seo SJ, Hong CK (2011). Reticulated
erythema after nasolabial fold injection with hyaluronic acid:
The importance of immediate attention. Dermatol Surg;
37:1697–1699.
8. Sun ZS, Zhu GZ, Wang HB, Xiang Xu, Bing Cai, Zeng L, Yang
JQ, Luo SK (2015). Clinical outcomes of impending nasal skin
necrosis related to nose and nasolabial fold augmentation
with hyaluronic acid fillers. Plast. Reconstr. Surg. 136: 434e,
434-441.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/01/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_hai_truong_hop_hoai_tu_mui_sau_tiem_chat_lam_day.pdf