Nhan đề tác phẩm văn học pháp và phương pháp chuyển dịch sang tiếng Việt

Tài liệu Nhan đề tác phẩm văn học pháp và phương pháp chuyển dịch sang tiếng Việt: 63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) dịch thuật v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế toàn cầu hóa, giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, văn học nước ngoài được du nhập ngày càng nhiều vào Việt Nam. Độc giả Việt Nam đã từng rất quen thuộc với những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo hay Balzac tiếp tục chào đón những ấn phẩm dịch các tác phẩm của những nhà văn đương đại nổi tiếng của Pháp như Guillaume Musso, Marc Levy Dịch văn học ngày càng phát triển ở Việt Nam song cũng đặt ra không ít vấn đề suy ngẫm không chỉ đối với dịch giả, nhà nghiên cứu ngôn ngữ mà ngay cả các độc giả Việt Nam. Tại sao có những nhan đề tác phẩm NGUYỄN THU HÒA*, VŨ ANH BA** *Học viện Khoa học Quân sự,  hoa.nguyen26178@gmail.com **Học viện Khoa học Quân sự,  vuanhba1161982@gmail.com Ngày nhận bài: 22/3/2019; ngày sửa chữa: 09/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019 NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhan đề tác phẩm văn học pháp và phương pháp chuyển dịch sang tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) dịch thuật v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế toàn cầu hóa, giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, văn học nước ngoài được du nhập ngày càng nhiều vào Việt Nam. Độc giả Việt Nam đã từng rất quen thuộc với những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine, tiểu thuyết của Victor Hugo hay Balzac tiếp tục chào đón những ấn phẩm dịch các tác phẩm của những nhà văn đương đại nổi tiếng của Pháp như Guillaume Musso, Marc Levy Dịch văn học ngày càng phát triển ở Việt Nam song cũng đặt ra không ít vấn đề suy ngẫm không chỉ đối với dịch giả, nhà nghiên cứu ngôn ngữ mà ngay cả các độc giả Việt Nam. Tại sao có những nhan đề tác phẩm NGUYỄN THU HÒA*, VŨ ANH BA** *Học viện Khoa học Quân sự,  hoa.nguyen26178@gmail.com **Học viện Khoa học Quân sự,  vuanhba1161982@gmail.com Ngày nhận bài: 22/3/2019; ngày sửa chữa: 09/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019 NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT gần như có chung một cách chuyển dịch sang tiếng Việt (cho dù được tái bản, được một dịch giả khác dịch lại) trong khi một số nhan đề có thể có nhiều cách chuyển dịch khác nhau; mức độ Tín, Đạt, Nhã cũng khác nhau? Sự khác biệt trong những cách chuyển dịch đó nói lên điều gì? Ý đồ của dịch giả và những ấn tượng mà các nhan đề dịch đem lại cho độc giả như thế nào? Những yếu tố nào gây khó khăn cho dịch giả và người học tiếng Pháp khi nghiên cứu và chuyển dịch nhan đề một tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt? Những trăn trở đó là nguồn động lực để chúng tôi mạnh dạn khám phá khu vườn muôn màu của dịch văn học nói chung và dịch nhan đề tác phẩm văn học Pháp nói riêng. TÓM TẮT Nhan đề là yếu tố không thể tách rời của một tác phẩm văn học, giúp người đọc tiếp cận tác phẩm một cách nhanh chóng trên nhiều bình diện khác nhau. Cách đặt nhan đề thể hiện khả năng sáng tạo, ý đồ, tình cảm của mỗi tác giả. Trên thực tế, việc giải mã và chuyển dịch nhan đề tác phẩm văn học nói chung, nhan đề tác phẩm văn học Pháp nói riêng sang tiếng Việt tưởng chừng đơn giản song thường đặt ra những vấn đề khó khăn cho dịch giả, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, có khi còn là tâm điểm gây tranh luận. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi sẽ trình bày những nét đặc trưng của nhan đề tác phẩm văn học, nghiên cứu và chia sẻ cảm nhận về những cách chuyển dịch nhan đề một số tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt. Hy vọng ít nhiều hữu ích cho các giảng viên tiếng Pháp nói chung, giảng viên dạy bộ môn văn học Pháp nói riêng cũng như các bạn học viên, sinh viên học tiếng Pháp trong quá trình tiếp cận ngôn ngữ và văn học Pháp. Từ khóa: nhan đề, tác phẩm văn học Pháp, chuyển dịch, tiếng Việt 64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v Dịch thuật 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 2.1. Khái niệm Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 2008, tr.1149) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn cho nhan đề: “tên đặt cho cuốn sách hoặc bài viết”. Theo Từ điển Hachette (Mauffrey A., Cohen I, 1987, tr.173), nhan đề là một phát biểu dùng để gọi tên một văn bản và thường gợi mở nội dung của văn bản (“énoncé servant à nommer un texte, et qui, le plus souvent, évoque le contenu de celui-ci”). Tehrani và Raissonssadati (1974, tr.84) cho rằng, nhan đề là một tập hợp ngữ đoạn được liên kết chặt chẽ và trả lời cho một số câu hỏi nhằm hỗ trợ quá trình đọc hiểu và định hướng cho độc giả (“ le titre comme un ensemble de syntagmes étalés les uns sur les autres, répondant à un certain nombre de questions, qui facilite la lecture et guide le lecteur”). Eco (1985) thì cho rằng mỗi nhan đề là một chiếc chìa khóa giải mã (“clef interprétative”). Từ các quan điểm đó có thể hiểu rằng, nhan đề tác phẩm văn học là đầu đề, là tên của một tác phẩm văn học, thường do người viết (tác giả) đặt ra. Nhan đề có thể coi như gương mặt của tác phẩm, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Việc đặt tên cho“đứa con tinh thần”của mình, luôn khiến các nhà văn trăn trở bởi cái tên là nơi gửi gắm rất nhiều thông điệp và tình cảm của tác giả. Chúng tôi nhìn nhận nhan đề tác phẩm văn học với tư cách là một yếu tố tiếp cận tác phẩm đầu tiên, một tín hiệu nghệ thuật có vai trò định hướng và hỗ trợ quá trình đọc hiểu của độc giả. Vì lẽ đó, chúng tôi không nghiên cứu các tác phẩm văn học được đặt theo kiểu vô đề (khuyết danh). 2.2. Chức năng của nhan đề tác phẩm văn học Nhan đề có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tìm hiểu và cảm thụ một tác phẩm văn học. Mỗi nhan đề thường đảm nhiệm nhiều chức năng. Theo Tehrani và Raissonssadati (1974, tr.87-88) nhan đề có ba chức năng chính, bao gồm: chức năng gọi tên (fonction appellative), chức năng tham chiếu (fonction référentielle) và chức năng thu hút độc giả (fonction séductive). Genette (1987, tr.96) bổ sung thêm chức năng hàm ngôn (fonction connotative). - Chức năng gọi tên (fonction appellative): Đây là chức năng đầu tiên của nhan đề, cho phép nhận diện một tác phẩm văn học và phân biệt nó với các tác phẩm văn học khác. Nhan đề những tác phẩm văn học lớn có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, nhiều trường hợp độc giả nhớ tên tác phẩm hơn tên tác giả. - Chức năng tham chiếu (fonction référentielle) hay chức năng thông tin (fonction informative): Đây là chức năng phổ biến của nhan đề, đặc biệt là với những nhan đề rõ ràng, mang tính miêu tả. Chức năng tham chiếu của nhan đề cho phép người đọc có những thông tin ban đầu xoay quanh tác phẩm. Ví dụ: + về thể loại: Ode à Cassandre (Pierre de Ronsard), Essais (Montaigne) + về sự kiện hoặc nội dung chính: Cinq semaines en ballon (Jules Verne), Le dernier jour d’un condamné (Victor Hugo), À la recherche du temps perdu (Marcel Proust) + về địa điểm: Autour de la Lune (Jules Verne), Aux champs (Guy de Maupassant), L’archipel de la Manche (Victor Hugo), Le Lac (Lamartine) + về thời gian: L’Été (Albert Camus), Demain dès l’aube (Victor Hugo) + về nhân vật chính hoặc đối tượng chính trong tác phẩm: Le bossu de Notre-Dame (Victor Hugo), L’homme qui rit (Honoré de Balzac), La main écorchée (Guy de Maupassant), Les Rougon- Macquart (Émile Zola), L’homme révolté (Albert Camus), Les yeux d’Elsa (Louis Aragon) + về cảm xúc: Illusions perdues (Honoré de 65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) dịch thuật v Balzac), La joie de vivre (Émile Zola), La douleur (Marguerite Duras) - Chức năng hàm ngôn (fonction connotative): Thường một nhan đề có mối quan hệ ẩn dụ với đối tượng của tác phẩm (nhan đề hàm ẩn) sẽ mang chức năng hàm ngôn, nhất là với những lối diễn đạt quen thuộc hoặc những nghĩa mở rộng về văn hóa. Ví dụ tiểu thuyết Le mythe de Sisyphe của Albert Camus liên quan đến huyền thoại Hy Lạp hay nhan đề bài thơ Le dormeur du val của Arthur Rimbaud gợi lên mối quan hệ ẩn dụ giữa hình ảnh một người trai trẻ đang ngủ say trong thung lũng với đối tượng được nói đến chính xác trong bài thơ là một người lính đã hy sinh, từ đó cho thấy tình cảm và thông điệp của tác giả gửi gắm qua nhan đề. - Chức năng thu hút độc giả (fonction séductive): Ngoài những chức năng cơ bản trên, nhan đề còn có chức năng thu hút sự quan tâm của độc giả. Nhiều nhan đề thoạt nhìn thấy, nghe thấy, chúng ta đã hiếu kỳ muốn tìm đọc tác phẩm trong khi có những nhan đề không hề gây ấn tượng với độc giả. Không ít tác phẩm bán chạy, dễ đến với công chúng cũng một phần nhờ vào nhan đề tác phẩm. 2.3. Đặc điểm cấu tạo của nhan đề tác phẩm văn học Xét về cấu tạo hay về mặt hình thái, chúng ta nhận thấy nhan đề tác phẩm văn học có thể là một từ, một ngữ, một mệnh đề hoặc một câu và độ dài ngắn cũng khác nhau. Trường hợp nhan đề là một mệnh đề hay một câu, có thể kể đến một số tác phẩm sau: Tous les hommes sont mortels (Simone de Beauvoir); Il pleure dans mon cœur (Paul Verlaine); Si c’était à refaire, Et si c’était vrai, Où es-tu? (Marc Levy); Parce que je t’aime (Guillaume Musso); Je voudrais que quelqu’un m’attende quelque part, Ensemble, c’est tout hay Je l’aimais (Anna Gavalda), Un cirque passe (Patrick Modiano) Khi nhan đề là một từ hoặc một ngữ, các từ loại cấu thành nên nhan đề rất đa dạng; trong đó, danh từ là từ loại được các tác giả sử dụng nhiều nhất để đặt tên cho tác phẩm của mình. Nhan đề tác phẩm văn học có thể là một danh từ hoặc một ngữ danh từ; có thể là danh từ riêng, danh từ chung, danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng. Nhiều tác giả có xu hướng sử dụng danh từ riêng chỉ tên nhân vật chính, tên địa danh quan trọng để đặt tên cho tác phẩm của mình như: Don Juan (Molière), Madame Bovary (Flaubert), Eugénie Grandet (Honoré de Balzac), Le pont Mirabeau (Lamartine), Notre-Dame de Paris (Victor Hugo) Nếu là danh từ chung thì thường để chỉ nghề nghiệp, xuất thân, ngoại hình, tính cách hoặc mối quan hệ, vị thế của nhân vật chính như: Les travailleurs de la mer (Victor Hugo), Les Indes noires (Jules Verne), Le bossu de Notre-Dame (Victor Hugo), L’avare (Molière), L’amant (Marguerite Duras), Le Député d’Arcis (Honoré de Balzac) Không ít trường hợp nhan đề là danh từ chung chỉ một đối tượng, một sự kiện hoặc một cảm xúc nổi bật: La peau de chagrin (Honoré de Balzac), Automne (Paul Verlaine), Voyage au centre de la Terre (Jules Verne), Les châtiments (Victor Hugo), La chute (Émile Zola), La douleur (Marguerite Duras) Chúng ta cũng biết đến những nhan đề được cấu tạo từ tính từ [(Fort comme la mort (Guy de Maupassant), Modeste Mignon (Honoré de Balzac)]; từ động từ nguyên thể [Écrire (Marguerite Duras), Fendre l’armure (Anna Gavalda), Vous revoir (Levy)]; từ trạng từ hoặc phó từ [Parallèlement (Paul Verlaine), Demain (Guillaume Musso)]; từ đại từ [Lui?(Guy de Maupassant), Ceux qui savent comprendront (Anna Gavalda), Elle et lui (Marc Levy)] hoặc từ giới từ [Sans dessus dessous, De la Terre à la Lune (Jules Verne); En famille, Sur l’eau (Guy de Maupassant)], thậm chí cả thán từ [Ah! Ernesto (Marguerite Duras)]. Bên cạnh đó, không hiếm trường hợp nhan đề tác phẩm là những con số: Le quatorze Juillet (Romain Roland), Cinq semaines en ballon, Vingt mille lieues sous les mers (Jules Verne), Quatrevingt-treize (Victor Hugo) 66 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v Dịch thuật Tóm lại, cách đặt tên cho tác phẩm văn học rất phong phú, thể hiện phong cách, ý đồ của mỗi tác giả. Người thích dài, người thích ngắn, người thích gây ấn tượng, người thích che giấu ý đồ: Trong khi Balzac, nhà văn hiện thực Pháp nổi tiếng của thế kỷ XIX, được biết đến qua những tiểu thuyết có nhan đề ngắn gọn, rõ ràng và thường liên quan đến nhân vật chính trong truyện nhằm tái hiện những cảnh đời khác nhau trong một “Tấn trò đời” (La Comédie humaine) thì tiểu thuyết gia đương đại Marc Levy lại thiên về những nhan đề dài và thường liên quan đến ngôi thứ ba chung chung nào đó. Nhan đề không chỉ thể hiện phong cách riêng của từng tác giả mà còn mang dấu ấn thời đại. Chẳng hạn, với các tác phẩm thế kỷ XVII, XIX, nhan đề thường là danh từ hoặc ngữ danh từ, có quan hệ mật thiết với nội dung của tác phẩm trong khi các tác giả thế kỷ XX, XXI lại có nhiều cách đặt nhan đề táo bạo hơn và một số tác giả có xu hướng đặt nhan đề theo kiểu mệnh đề hoặc câu, mang ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc. 2.4. Phân loại nhan đề tác phẩm văn học Tehrani và Raissonssadati (1974, tr.87-88) phân loại nhan đề tác phẩm văn học thành nhan đề tường minh (titres explicites) và nhan đề hàm ẩn (titres implicites). Nhan đề tường minh (titres explicites) là những nhan đề có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung của tác phẩm, có thể hiểu ngay và được hiểu mạch lạc, ví dụ: Le père Goriot (Honoré de Balzac), L’invité (Simone de Beauvoir), Mon ami (Guy de Maupassant), Les misérables (Victor Hugo), Le docteur Pascal (Émile Zola), Vingt mille lieues sous les mers (Jules Verne)... Trái lại, nhan đề hàm ẩn (titres implicites) không có mối quan hệ tường minh với nội dung tác phẩm, thường gây khó hiểu (có khi còn gây hiểu lầm) và khó giải thích cho người đọc bởi việc sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, lối nói ám chỉ, thậm chí nói ngược Chúng ta có thể kể ra một số nhan đề loại này như: La peau de chagrin (Honoré de Balzac), Le crève-cœur (André Breton), Le rouge et le noir (Stendhal), Le dormeur du val (Arthur Rimbaud), La nausée (Jean-Paul Sartres), L’endroit et l’envers (Albert Camus) Như vậy, có thể phân biệt ngắn gọn sự khác nhau giữa nhan đề tường minh và nhan đề hàm ẩn nằm ở tính cụ thể, tường minh hay tính trừu tượng của nội dung mà mỗi loại nhan đề đem đến cho người đọc. Thông thường, khi đọc nhan đề tường minh, người đọc có thể hiểu ngay và hiểu chính xác thông tin được đề cập còn với nhan đề hàm ẩn thì thường phải đọc tác phẩm, thậm chí đọc toàn bộ tác phẩm mới có thể tìm được mối liên hệ giữa nội dung tác phẩm với nhan đề. Tuy nhiên, việc phân loại thành nhan đề tường minh và nhan đề hàm ẩn không phải lúc nào thuần nhất: điều này phụ thuộc một phần vào khả năng cảm thụ của độc giả, một phần vào những lớp nghĩa mà một số nhan đề có thể thâu đựng trong nó. 3. DỊCH NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC PHÁP SANG TIẾNG VIỆT 3.1. Một số vấn đề liên quan đến dịch nhan đề tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt Theo Nida và Charles (1974), dịch thuật là tái tạo lại trong ngôn ngữ tiếp nhận (receptor language) sự tương đương tự nhiên và sát với thông điệp của ngôn ngữ nguồn (source language), trước hết là về nghĩa (meaning) và sau đó là phong cách (style). Dịch văn học cũng vậy và được biết đến là một lĩnh vực đặc thù, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, phải qua nhiều khâu, nhiều bước để có được một bản dịch được độc giả tiếp nhận tích cực. Dịch giả Trần Đình Hiến, người từng chia sẻ mất ba tháng để lựa ra cái tên Báu vật của đời cho bản dịch của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn (giải Nobel Văn học năm 2012) mà không dừng lại ở vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ như cái tên trong nguyên gốc là Phong nhũ phì đồn, đã khái quát các bước chuyển dịch một văn bản văn học bằng tiếng nước ngoài như sau: Từ văn bản (bao gồm văn hóa trong nguyên tác) → người dịch → văn bản do 67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) dịch thuật v người dịch tạo dựng (bao gồm nội hàm văn hóa qua lăng kính người dịch) → văn bản người dịch công bố (bao gồm nội hàm văn hóa mà người dịch có thể công bố) → sự tiếp nhận của độc giả (bao gồm nội hàm văn hóa qua lăng kính của người dịch). Rõ ràng dịch văn học không chỉ liên quan đến hai ngôn ngữ mà cao hơn nữa ở đó là sự giao lưu liên văn hóa. Dịch văn học cũng được hiểu là một hoạt động nghệ thuật đòi hỏi cao đối với dịch giả cũng như sản phẩm dịch của họ. Một nhan đề tác phẩm văn học nước ngoài nói chung và văn học Pháp nói riêng được chuyển dịch sang tiếng Việt đương nhiên cũng phải tuân thủ quy trình trên và sản phẩm đó thực chất là quá trình xử lý, kết hợp hài hòa các yếu tố: nguyên văn + bối cảnh văn hóa trong nguyên văn + dịch văn + bối cảnh văn hóa trong dịch văn + khí chất, phong cách của tác giả nguyên tác + khí chất, phong cách dịch giả. Một sản phẩm dịch văn học nói chung, dịch nhan đề tác phẩm văn học nói riêng cần đạt đủ ba tiêu chí Tín - Đạt - Nhã, thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả và có sức thu hút với độc giả. Chúng tôi nhận thấy, khi dịch một tác phẩm văn học Pháp, bao gồm cả nhan đề tác phẩm, dịch giả hoặc người nghiên cứu ngôn ngữ có thể phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại như: thiếu kiến thức về tiếng Pháp và tiếng Việt; thiếu kiến thức văn hóa liên quan cả hai nền văn hóa Việt Nam và Pháp; sự khác biệt về ngôn ngữ giữa tiếng Pháp và tiếng Việt cũng như khác biệt về văn hóa, thói quen ngôn ngữ, thị hiếu đọc của hai dân tộc; hiện tượng đồng nghĩa, đa nghĩa của tiếng Pháp và tiếng Việt; phong cách đặt nhan đề theo lối chơi chữ, ám chỉ hay phản nhan đề của một số nhà văn Pháp... Có trường hợp người dịch hiểu rất rõ vấn đề của bản dịch song không phải lúc nào cũng có thể tìm ra phương án tối ưu thỏa mãn mọi độc giả và đảm bảo tất cả các tiêu chí đối với dịch văn học. Như chúng ta đã biết, phương pháp và kỹ thuật dịch rất phong phú, mỗi phương pháp chỉ có thể phát huy được hiệu quả tối đa khi được sử dụng đúng cách, đúng chỗ. Căn cứ vào từng nhan đề và tác phẩm văn học cụ thể, dịch giả có thể lựa chọn một phương pháp dịch hiệu quả nhất nhằm chuyển tải rõ nét thông điệp của tác phẩm và tác giả. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung vào một số phương pháp phổ biến và phù hợp với dịch nhan đề tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt. 3.2. Phương pháp dịch nhan đề tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt 3.2.1. Dịch vay mượn (Emprunt) Đây là phương pháp dịch đơn giản nhất, dịch mà không dịch, bằng cách giữ nguyên một từ hoặc một cách diễn đạt của ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích và thường được sử dụng khi không có từ tương đương trong ngôn ngữ đích hoặc với những từ mới (néologisme) và từ đặc biệt thông dụng. Trong dịch nhan đề tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt, phương pháp này thường được sử dụng cho các danh từ chỉ tên riêng, dưới hai hình thức: Trước kia, các dịch giả có xu hướng vay mượn từ nhưng biến tấu cách viết phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Việt: Bố của Xi-mông (Le papa de Simon, Guy de Maupassant), Người chị họ Bét-tơ (La cousine Bette, Honoré de Balzac), Ơgiêni Grăng đê (Eugénie Grandet, Honoré de Balzac), Bá tước Môngtơ Crixtô (Le comte de Monte Cristo, Alexandre Dumas), Đôi mắt En-xa (Les yeux d’Elsa, Louis Aragon Tuy nhiên, hiện nay, đa số là vay mượn nguyên bản từ gốc tiếng Pháp: Chú bé thành Paris (Victor Hugo), Bác sỹ Pascal (Le docteur Pascal, Émile Zola), Oscar và Bà áo hồng (Eric Emmanuel Schmitt)... Những tác phẩm được tái bản, dịch mới cũng thường giữ nguyên gốc các danh từ chỉ tên riêng như trong tiếng Pháp: Bố của Simon, Bá tước Monte Cristo. Xu hướng này là hợp thời đại, cho phép đảm bảo sự chính xác thông tin, đồng thời tái hiện được một bối cảnh văn hóa cho văn bản thông qua cấp độ ngôn ngữ được sử dụng. 3.2.2. Dịch sao chép (Calque) và dịch câu chữ (Traduction littérale) Dịch sao chép (calque hay traduction mot à mot trong tiếng Pháp, word-for-word trong tiếng 68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v Dịch thuật Anh) là cách dịch theo kiểu sao chép bản gốc - vay mượn và dịch. Đây là phương pháp dịch phổ biến đối với nhan đề tác phẩm văn học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, nhất là dạng đặc biệt của nó: dịch câu chữ (traduction littérale), nghĩa là dịch sát từng từ, từng chữ, không thay đổi trật tự từ trong văn bản gốc. Ví dụ, các truyện ngắn Une vie, La main écorchée, Fort comme la mort của Guy de Maupassant được dịch tương ứng thành Một cuộc đời, Bàn tay bị lột da, Mạnh như cái chết (nhiều dịch giả, Nhà xuất bản Thời đại, 2011); Lê Đình Chí dịch nhan đề Le voleur d’ombres của Marc Levy sang tiếng Việt là Người trộm bóng (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2012); Dans le café de la jeunesse perdue được Trần Bạch Lan dịch thành Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối (Nhà xuất bản Văn học, 2014). Trên thực tế, có những nhan đề tác phẩm văn học đòi hỏi người dịch phải trung thành tuyệt đối với câu từ của bản gốc, bởi sự triệt tiêu một yếu tố ngôn ngữ nhỏ trong bản gốc có thể dẫn đến hiểu sai ý đồ của tác giả. Trường hợp tiểu thuyết Le Rouge et le Noir của Stendhal khi chuyển sang tiếng Việt nếu phóng tác thành Đỏ đen theo phương pháp collocation (sử dụng những cụm từ có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành những ngữ cố định) có lẽ sẽ chỉ gợi ra một canh bạc cuộc đời (như nhiều độc giả vẫn cảm nhận khi đọc tác phẩm) chứ không thấy hết ý đồ nghệ thuật của tác giả khi đối chọi giữa đỏ và đen, giữa vận may và vận rủi, giữa cái thiện và cái ác. Vì lẽ đó, nhà văn đã quyết định đổi tên tác phẩm thành Le Rouge et le Noir sau nhiều ngày đề tên trên bản thảo là Julien (tên nhân vật chính). Ở đây, dịch giả Đoàn Phú Tứ đã chuyển sát nghĩa Le Rouge et le Noir sang tiếng Việt là Đỏ và đen (bản in lần thứ 6, Nhà xuất bản Văn học, 1998). Tương tự như vậy, Trần Thiện Đạo dịch cuốn L’endroit et l’envers của Albert Camus thành Bề mặt và bề trái (Nhà xuất bản Giao điểm, 1967). Tuy nhiên, theo chúng tôi, trường hợp này, phương án dịch Bề mặt, bề trái cũng là một lựa chọn có thể xem xét vì không làm thay đổi nghĩa biểu đạt của văn bản (sự đối lập được thể hiện qua dấu phẩy) và câu từ cũng nhẹ nhàng hơn trong tiếng Việt. Quá trình dịch sao chép từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, người dịch có thể gặp một số vấn đề liên quan chủ yếu đến hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, đòi hỏi những kỹ thuật xử lý tinh tế. Trước hết liên quan đến từ đa nghĩa tiếng Pháp (polysémie): Nghiên cứu tác phẩm L’Étranger của Albert Camus, chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của từ étranger trong Từ điển Le Robert plus (Trouillez E., Le Fur D. 2007, tr.366-367): Étranger (adj): 1. qui est d’une autre nation 2. relatif aux rapports avec les autres nations 3. qui n’appartient pas à un groupe 4. qui n’est pas naturel à/familier de (qqn) 5. qui se tient à l’écart de (qqch) 6. qui ne fait pas partie de Étranger (n.m): 1. personne dont la nationalité n’est pas celle d’un pays donné 2. personne qui ne fait pas partie d’un groupe 3. personne inconnue 4. pays étranger Ở đây, nếu xem xét étranger là một danh từ và dịch sang thành Người dưng như dịch giả Dương Tường (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995) thì thật sự chưa chuyển tải đúng thông điệp của tác giả về nhân vật Meursault, bởi nhân vật này không phải là người lạ, người dưng, người không quen biết mà là một người xa lạ, khác biệt với mọi người trong cách cư xử và hành động. Như vậy, étranger thực chất là một tính từ được sử dụng như một danh từ nhằm khắc họa tính cách nhân vật. Những bản dịch sang tiếng Việt thành Người xa lạ của Võ Lang (Nhà xuất bản Thời đại mới, 1965), Thanh Thư (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2017) và Kẻ xa lạ của Dương Kiến, Bùi Ngọc Dung (Nhà xuất bản Ngày nay, 1965), Lê Thanh Hoàng Dân, Mai Vi Phúc (Nhà xuất bản Trẻ, 1973), Nguyễn Văn Dân (Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 2002) đều đã lột tả được đúng nghĩa của từ étranger. 69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) dịch thuật v Trường hợp Oscar et la Dame Rose của Eric Emmanuel Schmitt lại đặt ra một vấn đề khác trong dịch sao chép sang tiếng Việt, vừa liên quan đến hiện tượng đồng nghĩa của từ, vừa liên quan đến nét văn hóa của người Pháp. Theo nghĩa trong từ điển, rose có thể là hoa hồng hoặc màu hồng. Bản dịch nhan đề Oscar và Bà Áo hồng của Ngô Bảo Châu, Nguyễn Khiếu Anh (Nhà xuất bản Văn học, 2015) đã dịch sao chép trên cơ sở xác định đúng nghĩa biểu đạt của từ rose: đó là màu áo của những người làm việc thiện nguyện chăm sóc các bệnh nhân, phân biệt với màu áo trắng của các bác sỹ: Bà Áo hồng trong truyện là một người phụ nữ cao tuổi, phúc hậu trong chiếc áo thiện nguyện màu hồng đã cho cậu bé Oscar, một bệnh nhân ung thư máu, lời khuyên vô giá như một phép màu giúp cậu vượt qua mười hai ngày cuối đời vô cùng thanh thản và ý nghĩa. Quyết định chọn phương án dịch nhan đề là Oscar và Bà Áo hồng của nhóm dịch giả là chính xác bởi nếu chuyển dịch thành Oscar và Bà Hoa hồng (như cách dịch bên trong truyện - đương nhiên không loại trừ trường hợp nhóm dịch giả có ý đồ riêng) thì đã đi trật văn cảnh và làm mất đi ý nghĩa biểu tượng của chiếc áo. Đối chiếu với bản dịch tiếng Anh Oscar and the lady in pink, chúng ta có thể nhận ra sự tương đồng giữa cụm từ áo hồng và in pink. Thứ hai, liên quan đến hiện tượng đồng nghĩa (synonymie) trong tiếng Việt, đặc biệt là hệ thống đại từ nhân xưng và mạo từ vốn phong phú hơn tiếng Pháp rất nhiều. Ví dụ, trong tiếng Pháp, mạo từ xác định đi với danh từ chỉ người giống đực, số ít chỉ có các dạng Le hoặc L’ (trước một danh từ giống đực, số ít bắt đầu bởi một nguyên âm hoặc phụ âm h câm) song khi chuyển sang tiếng Việt lại có rất nhiều phương án dịch, có thể là Người, Kẻ, Gã, Tay, Thằng, Lão, Ông, Chú, Anh, Cậu tùy vào đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm (tính cách, lứa tuổi, vị thế, vai trò ảnh hưởng) và góc nhìn của nhà văn, dịch giả. Điều này giải thích tại sao có những sự khác biệt về cách sử dụng định ngữ tiếng Việt trong văn bản dịch. Theo đó, tiểu thuyết L’homme qui rit của Victor Hugo cũng có hai phiên bản dịch sang tiếng Việt là Thằng cười (Hoàng Lâm, Lê Chi, Nhà xuất bản Văn học, 2009) và Người cười (trích nguồn https://websrv1.ctu. edu.vn/coursewares/supham/lsvhphuongtay/ch1. htm). Theo chúng tôi, phương án dịch Thằng cười lột tả rõ nét hơn những nỗi thống khổ mà nhân vật Gwynplaine với khuôn mặt méo mó, biến dạng phải chịu đựng vì những mưu đồ chính trị bẩn thỉu, đồng thời làm nổi bật tính chất bi hài trong tiểu thuyết, từ đó đem lại cho độc giả nhiều cảm xúc hơn. Thứ ba, liên quan đến hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt. Chúng tôi xin minh chứng bằng hai bản dịch nhan đề tiểu thuyết Les Misérables của Victor Hugo: Những kẻ khốn nạn của Nguyễn Văn Vĩnh (Nhà Trung Bắc Tân Văn, 1967) và Những người khốn khổ (Nhóm dịch giả: Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu, Nhà xuất bản Văn học, 1961, tái bản 1967, 2013). Theo Từ điển tiếng Việt, từ khốn nạn có hai nghĩa: 1. (cũ) khốn khổ đến mức thảm hại, đáng thương; 2. hèn mạt, không còn chút nhân cách, đáng khinh bỉ, nguyền rủa. Cố nhà văn, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882- 1936) chuyển dịch sang khốn nạn với nghĩa thứ nhất, có lẽ do thói quen ngôn ngữ của các cụ thời đó, cũng có thể do muốn nhấn mạnh đến mức độ cùng cực của cái đói nghèo, thống khổ mà các nhân vật phải chống chọi (đương nhiên ở đây không thể có sự hiểu nhầm theo nghĩa thứ hai vì thông điệp, ý đồ của Victor Hugo biểu lộ qua các tuyến nhân vật trong truyện rất rõ ràng). Tuy nhiên, nhiều độc giả Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, thường chỉ hiểu từ khốn nạn theo nghĩa xấu (nghĩa thứ hai), mà không biết đến nghĩa cũ của từ nên có vẻ khó ưng ý với nhan đề dịch Những kẻ khốn nạn của cụ Vĩnh. Bởi lẽ đó, phương án dịch Những người khốn khổ của nhóm tác giả Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu là an toàn, hiệu quả và phù hợp với thói quen ngôn ngữ của đại đa số người Việt Nam. 3.2.3. Dịch lược (Suppression) Tiếng Pháp được biết đến là một ngôn ngữ rất chặt chẽ về mặt ngữ pháp nên câu tứ thường dài và 70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v Dịch thuật xuất hiện nhiều từ chức năng (mots fonctionnels ou grammaticaux) chỉ có giá trị về mặt ngữ pháp để liên kết các từ, các ý trong câu, khác với lối hành văn thông dụng, gọn gàng của tiếng Anh. Do đó, khi dịch tiếng Việt (cũng như tiếng Anh) sang tiếng Pháp, thông thường bản dịch dài hơn và người dịch thường sử dụng phương pháp dịch mở rộng (étoffement) để làm rõ nghĩa văn bản và đảm bảo tính chuẩn mực ngữ pháp. Ngược lại, khi dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, người dịch có xu hướng giản lược những mots grammaticaux như giới từ de, đại từ quan hệ qui, que như trong các ví dụ minh họa dưới đây: Tiếng Pháp Tiếng Việt La place de l’Étoile (Patrick Modiano) Quảng trường Ngôi sao (Vũ Đình Phòng, Nxb Văn học, 2000) Rue des boutiques obscures (Patrick Modiano) Phố những cửa hiệu u tối (Dương Tường, Nxb Hội Nhà văn, 1992) Notre-Dame de Paris (Victor Hugo) Nhà thờ Đức Bà Paris (Nhị Ca, Nxb Văn học, 2017) L’homme qui rit (Victor Hugo) Thằng cười (Hoàng Lâm, Lê Chi, Nxb Văn học, 2009) Le Sumo qui ne pouvait pas grossir (Eric Emmanuel Schmitt) Chàng Sumo không thể béo (Nguyễn Đình Thành, Nxb Văn học, 2010) Toutes ces choses qu’on ne s’est pas dites (Marc Levy) Mọi điều ta chưa nói (Bảo Linh, Nxb Hội Nhà văn, 2008) Đôi khi đó là sự giản lược một số nét nghĩa không quá quan trọng trong nhan đề gốc để đảm bảo sự hài hòa giữa ba tiêu chí Tín, Đạt, Nhã. Ví dụ nhan đề tiểu thuyết L’amant (Marguerite Duras) được Trịnh Xuân Hoành dịch thành Người tình (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1991) trùng với phương án của Lê Ngọc Mai (Nhà xuất bản Văn học, 2007) trên cơ sở lược bớt nét nghĩa thể hiện giới tính trong danh từ amant. So với bản dịch Gã nhân tình (Đình Kinh Hiệt, Nhà xuất bản Trẻ, 1989) có thể độ Tín trong nhan đề dịch của Trịnh Xuân Hoành và của Lê Ngọc Mai không bằng nhưng mức độ Đạt và Nhã theo chúng tôi cảm nhận có phần chênh hơn: với nhan đề Người tình nhẹ nhàng mà bao quát, dịch giả đã gợi lên được cả nhân vật nam chính và nữ chính trong câu chuyện tình éo le và thực tế trong tiểu thuyết của Duras, hình ảnh nam chính mờ nhạt hơn so với nữ chính. Thêm nữa, nhan đề Gã nhân tình mặc dù dịch rất sát nghĩa của danh từ amant song có thể do quá chú trọng vào chuyển dịch đầy đủ nét nghĩa về giới tính thông qua từ gã nên đương nhiên phải ghép cặp với nhân tình. Để rồi cụm từ gã nhân tình ấy trong tiếng Việt, theo cách hiểu của người Việt có thể khiến độc giả liên tưởng đến hình ảnh một gã Sở Khanh trong khi người tình ấy, cho dù có nhu nhược thuận theo ý gia đình phụ tình cô gái da trắng để kết hôn với một người con gái khác, vẫn âm thầm dõi theo nàng, vẫn ấp ủ một tình yêu mãnh liệt với nàng sau nhiều năm xa cách. Một kỹ thuật khác trong phương pháp dịch lược cho phép rút gọn câu từ trong bản dịch tiếng Việt, đó là sử dụng từ Hán Việt – một hiện tượng độc đáo trong chuyển dịch Pháp-Việt. Chúng ta từng biết đến Chanson d’automne của Paul Verlaine với tựa đề Thu ca hay Harmonie du soir của Charles Beaudelaire với tựa đề Khúc chiều tà. Đặc biệt độc giả Việt Nam chắc hẳn không xa lạ với tiểu thuyết La dame aux camélias của Alexandre Dumas (con) qua bản dịch của cố nhà báo, nhà văn Bùi Thế Mỹ. Thành công đầu tiên của ông chính là ở sự sáng tạo trong dịch nhan đề tác phẩm: ông không dịch sao chép kiểu Người phụ nữ bên hoa trà mà gói gọn trong vẻn vẹn ba từ: Trà hoa nữ. Sau này, những dịch giả trẻ vẫn kế thừa nhan đề Trà hoa nữ cho bản dịch của mình (Hải Nguyên, Nhà xuất bản Văn học, 2010). Một nhan đề không chỉ gọn gàng, đủ ý mà còn làm nổi bật nét đẹp tâm hồn của nàng kỹ nữ Marguerite Gautier với tình yêu, lòng vị tha, trong trắng như bông hoa trà. Như vậy, Trà hoa nữ đã trở thành một hình tượng đẹp, một biệt danh mỹ học gắn cho Marguerite, thể hiện tính nhân văn cao cả của tác phẩm. 3.2.4. Dịch chuyển đổi (Transposition) Phương pháp này kéo theo sự chuyển đổi từ loại của từ văn bản gốc sang văn bản dịch, làm cho bản dịch phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ đích, đảm bảo tiêu chí Nhã trong dịch thuật. Dịch chuyển đổi được áp dụng phổ biến cho những 71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) dịch thuật v nhan đề tiếng Pháp cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ): thường được biến đổi thành động từ (bỏ những từ cái, sự, việc, cuộc) hoặc tính từ cho ngắn gọn và mềm mại hơn trong tiếng Việt. Tiếng Pháp Tiếng Việt Danh từ Illusions perdues (Honoré de Balzac) La chute (Albert Camus) Les travailleurs de mer (Victor Hugo) La nausée (Jean-Paul Sartres) Le malentendu (Albert Camus) Động từ Vỡ mộng (Trọng Đức, Nxb Văn học, 2001) Sa đọa (Trần Thiện Đạo, Nxb Hội nhà văn, 1995) Lao động biển cả (Hoàng Lâm, Nxb Văn học, 2015) Buồn nôn (Phùng Thăng, Nxb Văn hóa Sài Gòn) Ngộ nhận (Bùi Giáng, Nxb. Võ Tánh, 1967) Danh từ Clair de lune (Guy de Maupassant) Le Rouge et le Noir (Stendhal) Tính từ Sáng trăng (nhiều dịch giả, Nxb Hội Nhà văn, 2006) Đỏ và đen (Đoàn Phú Tứ, Nxb Văn học, 1998) Danh từ Sept jours pour une éternité (Marc Levy) Trạng từ Bảy ngày cho mãi mãi (Hương Lan, Nxb Hội Nhà văn, 2014) Trạng ngữ Pour la prochaine fois (Marc Levy) Le tour du monde en 80 jours (Jules Verne) Danh từ Kiếp sau (Hương Lan, Nxb Hội Nhà văn, 2010) 80 ngày vòng quanh thế giới (Phương Nhung, Nxb Mỹ thuật, 2016) 3.2.5. Dịch tương đương (Équivalence) Dịch tương đương được hiểu là dịch một thông điệp trong tổng thể của nó (nhất là khi được sử dụng cho câu cảm thán, các ngữ cố định, khẩu ngữ). Người dịch phải hiểu được tình huống trong ngôn ngữ gốc và phải tìm được một cách diễn đạt tương đương phù hợp được sử dụng cùng tình huống như ở ngôn ngữ gốc. Trong dịch tương đương, phương án dịch cho một từ, một ngữ có thể khác hoàn toàn với văn bản gốc và chỉ nhấn mạnh vào sự tương đương về nghĩa biểu đạt. Ví dụ khi dịch nhan đề cuốn Le ventre de Paris của văn hào Patrick Modiano, người dịch không thể dịch nghĩa đen của từ ventre là cái bụng mà phải hiểu được nét văn hóa ẩn trong cách nói ví von của người bản ngữ: Đúng là chợ trung tâm Les Halles được ví như “cái bụng của Paris” nhưng không thể dịch sang tiếng Việt theo kiểu sao chép như vậy mà phải chuyển sang nghĩa biểu đạt tương đương của nó là “Khu chợ của thành phố Paris” thì độc giả Việt Nam mới có thể hiểu và tiếp nhận được thông tin. 3.2.6. Dịch thích nghi (Adaptation) Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt khi các phương pháp khác đều không hiệu quả, nhất là khi dịch những tình huống hoặc thực tế (ví dụ về văn hóa) không có trong ngôn ngữ đích. Đây là phương pháp rất phổ biến trong dịch tiêu đề phim và nhan đề tác phẩm văn học. Ví dụ, nhan đề bài thơ Il pleure dans mon coeur của Paul Verlaine không thể dịch sao chép là Nó khóc trong tim tôi mà phải bám vào ý nghĩa tổng thể của toàn bài để chuyển dịch nhan đề thành Mưa trong tim. Cũng có trường hợp nhan đề tác phẩm văn học Pháp có thể dịch sang tiếng Việt thông qua các phương pháp dịch kiểu vay mượn hoặc sao chép song dịch giả có thể sáng tạo trên tinh thần của tác phẩm nhằm tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ và cũng ghi dấu ấn cá nhân rõ nét. Về điểm này, cố dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh là người rất thành công với hai bản dịch Mai nương lệ cốt và Miếng da lừa. Khi dịch cuốn Manon Lescaut hay L’histoire du chevalier Grieux et Manon Lescaut của Abbé Prévost, cụ Vĩnh không dịch vay mượn từ Manon Lescaut, cũng không lựa chọn phương án dịch sao chép L’histoire du chevalier Grieux et Manon Lescaut thành Chuyện của hiệp sĩ Grieux và Manon Lescaut mà mô phỏng cách phát âm tên nhân vật nữ Manon Lescaut sang tiếng Việt thành Mai nương lệ cốt. Đây là một sự chuyển dịch táo bạo và tài hoa hiếm có. Với cách biến tấu âm tiết như vậy, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh đã đem Manon Lescaut đến gần hơn với độc giả Việt Nam qua hình tượng một cô gái đẹp (mai nương) mà số phận éo le (lệ cốt). Theo bạn chí thân của cụ Vĩnh, Mai nương lệ cốt là cuốn sách cụ gọt giũa công phu nhất, hơn cả cuốn Ba người ngự lâm pháo thủ (Les trois mousquetaires). Có lẽ chính tâm huyết dành cho cuốn tiểu thuyết, dành cho nhân vật đã thôi thúc dịch giả trau chuốt được cách dịch nhan đề đẹp đến thế, tình đến thế, sâu sắc đến thế! 72 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v Dịch thuật Vẫn lối dịch táo bạo, sắc sảo như vậy, Nguyễn Văn Vĩnh tiếp tục thành công với bản dịch Miếng da lừa cho tiểu thuyết La peau de chagrin của Honoré de Balzac khi gieo từ “lừa” như một lối chơi chữ, tương ứng với lối chơi chữ trong nguyên gốc tiếng Pháp. Chúng ta cùng xem xét nghĩa biểu đạt của danh từ chagrin và ngữ cố định peau de chagrin liên quan đến tác phẩm: Theo Từ điển Larousse (https://www.larousse.fr): 1. peau de chèvre de tannage végétal à grain naturel très apparent; 2. état de déplaisir, de peine, d’affliction. Theo Từ điển Hachette (Mauffrey A., Cohen I, 1987, tr.173): 1. peine morale, affliction, déplaisir; 2. cuir à surface grenue, préparé à partir de peaux de chèvre ou de mouton, utilisé pour les reliures; 3. peau de chagrin: se dit à propos d’une chose qui se réduit, se rétrécit régulièrement. Tựu chung lại và căn cứ vào nội dung tác phẩm, xét cả nghĩa đen và nghĩa bóng thì la peau de chagrin dùng để chỉ một miếng da thuộc có những đặc tính sau: bằng da dê hoặc da cừu; đem lại phiền não, đau khổ; tự co ngắn lại một cách đều đặn. Như vậy, bản dịch nhan đề Miếng da lừa của Nguyễn Văn Vĩnh độc đáo ở chỗ lớp nghĩa đen về chất liệu miếng da mà người đọc tri nhận tức thì không phải là nghĩa thực, nghĩa cốt lõi mà chính lớp nghĩa bóng về bản chất của miếng da mới là chìa khóa của câu chuyện: sự giàu có, quyền lực và hạnh phúc mà Raphaël có được nhờ miếng da lừa phép thuật cho anh được thỏa nguyện bằng cách đổi lại một phần cuộc sống của anh thực chất chỉ là thứ hạnh phúc, quyền lực và giàu có ảo tưởng, lừa lọc, đẩy anh đến gần hơn với sự tuyệt vọng, với cái chết. Tuy nhiên, không phải cứ nhận biết được những biện pháp tu từ trong nhan đề nguyên gốc là có thể chuyển dịch tương ứng sang tiếng Việt được. Trên thực tế, việc nhà văn sử dụng lối chơi chữ hay những cách nói ví von, nhiều lớp nghĩa luôn đặt ra thách thức cho các dịch giả. Lấy ví dụ vở kịch phi lý En attendant Godot của Samuel Beckett miêu tả sự chờ đợi vô vọng của hai nhân vật khốn khổ là Estragon và Vladimir, chờ đợi một người được gọi là Godot: từ Godot được tác giả sử dụng mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là một biến âm của từ God (có nghĩa là Thượng đế, Chúa trời). Như vậy, Godot thực chất không phải là một nhân vật cụ thể mà là một vị cứu tinh, Đấng cứu thế vô hình trong tưởng tượng của những người trong cuộc. Theo đó, nếu trung thành với tiêu chí Tín về ngôn ngữ thì phương án thông thường và an toàn là dịch sao chép thành Trong khi chờ đợi Godot (Mai Vi Phúc, Nhà xuất bản Kỷ nguyên, 1969; Vũ Đình Phòng, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, 1997) hoặc Đợi Godot (tương tự bản dịch tiếng Anh: Waiting for Godot) (Đình Quang, Nhà xuất bản Thế giới, 1995). Nhưng nếu muốn nhấn mạnh vào tính chất phi lý, vào sự đợi chờ vô vọng của Estragon và Vladimir cũng như thân phận bọt bèo, vô nghĩa của họ thì chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số phương án dịch thích nghi như: Hoài mong Đấng cứu thế; Thượng đế, Người ở đâu? Song có lẽ cả hai trường hợp dịch sao chép và dịch thích nghi trên đều chưa lột tả được nghệ thuật chơi chữ trong nhan đề gốc. Ngoài Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Giáng cũng được xếp vào danh sách những dịch giả có những phương án dịch thích nghi “đắt”, đặc biệt khi ông chuyển dịch những tác phẩm của Albert Camus. Không đi theo lối mòn dịch nhan đề Le mythe de Sisyphe của Camus thành Huyền thoại Sisyphe, Bùi Giáng đã chọn cách nhấn mạnh vào nội dung và thông điệp mà Camus muốn gửi gắm qua hình ảnh vị thần Hy Lạp Sisyphe vì bị thần linh kết án mà ngày ngày phải đẩy và lăn một tảng đá lên, xuống núi một cách vô nghĩa. Vì thế, ông lựa chọn phương án dịch là Biển Đông xe cát (Nhà xuất bản An Tiêm, 1969) để chuyển tải tính chất phi lý của cuộc đời. Rõ ràng, việc chuyển dịch thích nghi những yếu tố ngôn ngữ, văn hóa trong nhan đề tác phẩm văn học không chỉ phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ 73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) dịch thuật v mà còn phụ thuộc vào cảm nhận, sự say mê sáng tạo và trách nhiệm của những người làm nghề. Có thể nói, dịch thích nghi là trình độ dịch cao nhất, đòi hỏi kinh nghiệm xử lý văn bản, xử lý ngôn ngữ và quan điểm của từng dịch giả về dịch thuật. Ngay cả những bản dịch nhan đề được coi là “đắt” đôi khi vẫn phải chấp nhận điều hòa giữa các tiêu chí Tín, Đạt, Nhã, chấp nhận lược bớt một nét nghĩa, lớp nghĩa mà ngôn từ trong nhan đề gốc biểu đạt để ưu tiên cho nét nghĩa, lớp nghĩa hay thông điệp chính mà tác giả (thậm chí cả dịch giả) muốn truyền tải tới độc giả. Chẳng hạn: để tạo hiệu quả nghệ thuật từ lối chơi chữ, trong bản dịch Miếng da lừa (đã phân tích ở trên), dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh đã lược đi nét nghĩa thứ ba về tính chất tự co lại của miếng da. Cũng có khi dịch giả vừa lược bớt, vừa bổ sung thông tin cho nhan đề như trường hợp bản dịch Catherine cô bé đeo mắt kính (Hoàng Nhụy, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2016): Hoàng Nhụy đã không vay mượn như nguyên gốc nhan đề tác phẩm là Catherine Certitude mà chỉ giữ lại tên riêng của nữ chính và bổ sung một đặc điểm nhận diện của cô bé là “đeo mắt kính” để làm nổi bật nhân vật trong hai thế giới đối lập: một thế giới hiện thực bụi bặm, sắc cạnh khi em đeo kính và một thế giới yên bình, trong trẻo khi em không đeo kính, nơi Catherine có thể mặc sức khiêu vũ như trong một giấc mơ. Như vậy, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu một số nhan đề tác phẩm văn học Pháp được các dịch giả Việt Nam dịch sang tiếng Việt; thông qua đối chiếu với văn bản gốc để nhận diện những thuận lợi và khó khăn cơ bản cho công tác dịch thuật; đối chiếu các bản dịch để tìm hiểu phương pháp, kỹ thuật cũng như ý đồ của các dịch giả trong quá trình xử lý các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa và truyền tải thông điệp của tác giả ứng với từng loại nhan đề, từng tác phẩm cụ thể. Nếu có đưa ra nhận định nào bị cho là “không thỏa mãn” không có nghĩa là chúng tôi muốn áp đặt, phê phán hay hạ thấp uy tín của một dịch giả nào đó, bởi lẽ bản thân không phải là một dịch giả, đồng thời cũng hiểu rất rõ rằng, trong dịch văn học luôn có chỗ cho sự sáng tạo và không nhất thiết lúc nào chỉ có một phương án dịch cho cùng một nhan đề tác phẩm. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là được chia sẻ một vài cảm nhận với tư cách là một độc giả, một người nghiên cứu và giảng dạy tiếng Pháp; từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân và hy vọng sẽ hữu ích cho các giảng viên tiếng Pháp nói chung, giảng viên dạy bộ môn văn học Pháp nói riêng cũng như các bạn học viên, sinh viên học tiếng Pháp trong quá trình tiếp cận ngôn ngữ và văn học Pháp. 4. KẾT LUẬN Nhan đề là yếu tố không thể tách rời của một tác phẩm văn học, là một yếu tố tiếp cận tác phẩm đầu tiên, một tín hiệu nghệ thuật có vai trò định hướng, hỗ trợ quá trình đọc hiểu của độc giả và khơi gợi hứng thú cho độc giả. Quá trình tìm hiểu một tác phẩm văn học nước ngoài nói chung, văn học Pháp nói riêng, người đọc, người dịch thường bắt đầu từ nhan đề tác phẩm để nắm bắt nội dung, thông tin chính, song cũng có trường hợp phải kết thúc câu chuyện mới giải mã được chính xác nội hàm nhan đề tác phẩm. Trên thực tế, công đoạn giải mã và chuyển dịch nhan đề tác phẩm văn học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt không phải lúc nào cũng thuận lợi, đòi hỏi người dịch không chỉ có kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn hóa mà còn cần khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, khả năng sáng tạo cũng như khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dịch phù hợp với từng loại nhan đề, từng thể loại và từng tác phẩm cụ thể. Từ những minh chứng về các phương pháp dịch nhan đề tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt nêu trên, chúng ta nhận thấy một điểm rõ ràng: Trong cảm thụ và dịch nhan đề tác phẩm văn học, luôn có chỗ cho những quy tắc và cả những sự sáng tạo với điều kiện những sự sáng tạo đó không đi chệch nội dung, thông điệp của tác phẩm và chạm đến trái tim của độc giả. Một điều nữa mà chúng tôi muốn nhấn mạnh, đó là bản dịch văn học Pháp-Việt, trong đó có dịch nhan đề tác phẩm, có thể mức độ Tín-Đạt-Nhã khác nhau song đều bắt nguồn từ tình yêu dành cho hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa, hai nền văn học Pháp-Việt nên đều xứng đáng để chúng ta nghiên cứu, học hỏi, bổ sung và phát triển./. 74 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v Dịch thuật TITLES OF FRENCH LITERARY WORKS AND METHODS OF TRANSLATING THEM INTO VIETNAMESE NGUYEN THU HOA, VU ANH BA Abstract: The title is an inseparable element of a literary work, helping readers access the work quickly in different dimensions. The way that an author gives his literary work a title express his proper creativity, intention and affection. In fact, the decoding and translation of literary titles in general and of French literary titles in particular to the Vietnamese language seems simple but also poses difficult problems for translators as well as linguistic researchers, even sometimes it can became a controversial focus. This article presents the features of the literary titles, studying and sharing the feelings of different methods of translating French literary titles into Vietnamese. Hopefully this research will be useful for teachers of French in general, lecturers who teach French literature in particular as well as cadets and students of French in the process of approaching French language and literature. Keywords: titles, literary works, translation, French, Vietnamese Received: 22/3/2019; Revised: 09/4/2019; Accepted: 15/5/2019 Tài liệu tham khảo: Trần Đình Hiến (2012), Bàn về dịch văn học, Hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch hiện nay” . Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. Coté M., & Xanthos N. (2008), Du titre littéraire et de ses effets de lecture, Portéeo3. Eco U. (1985). Lector in fabula. Le rôle du traducteur ou la coopération interprétative dans les textes narratifs, Grasset, Paris. Eco U. (2007), Dire presque la même chose: Expérience de la traduction, Grasset, Paris. Genette G. (1987), Seuils, Coll. “Poétique”, Paris. Jean-Paul V., Darbelnet J. (1995), A methodology for translation, The Translation Studies Reader, Laurence Venuti. Larousse Les Dictionnaires de français . Mauffrey A., Cohen I. (1987), Hachette Le Dictionnaire pratique du français, Hachette, Paris. Mounin G. (1963), Les problèmes théoriques de la traduction, Gallimard, Paris. Nida E., Taber C. (1974), The Theory and Practice of Translation, Leiden: Koninklijke. Tehrani F., Raissonssadati R. (2013), Traduction des titres littéraires, Recherches en langue et Littérature Françaises, Revue de la Faculté des Lettres et Année 5, No 7. Trouillez E., Le Fur D. (2007), Dictionnaire Le Robert plus, France Loisirs.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_de_tac_pham_van_hoc_phap_va_phuong_phap_chuyen_dich_sang_tieng_viet_3351_2171718.pdf