Nhân 72 trường hợp ung thư tế bào gai vùng đầu cổ có khảo sát biểu hiện EGFR, P16

Tài liệu Nhân 72 trường hợp ung thư tế bào gai vùng đầu cổ có khảo sát biểu hiện EGFR, P16: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 6 NHÂN 72 TRƯỜNG HỢP UNG THƯ TẾ BÀO GAI VÙNG ĐẦU CỔ CÓ KHẢO SÁT BIỂU HIỆN EGFR, P16 Trần Ngọc Tường Linh*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Trần Minh Trường* TÓM TẮT Mở đầu: Ung thư tế bào gai vùng đầu cổ là một trong những ung thư thường gặp trên thế giới. Tiên lượng bệnh phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn ung thư khi phát hiện bệnh. Ngoài ra, những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh gồm: yếu tố nguy cơ, mức độ mô học ung thư, và gần đây được bàn luận rộng rãi là biểu hiện của EGFR và biểu hiện p16 (phản ánh tình trạng nhiễm HPV). Trong đó, biểu hiện EGFR càng cao thì tiên lượng càng xấu, ngược lại, biểu hiện p16 dương tính lại là một yếu tố tiên lượng tốt. Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ chính, đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh của ung thư tế bào gai vùng đầu cổ đồng thời xác định mối liên quan giữa các yếu tố trên với kết quả biểu hiện EGFR và p16. Phư...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 72 trường hợp ung thư tế bào gai vùng đầu cổ có khảo sát biểu hiện EGFR, P16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 6 NHÂN 72 TRƯỜNG HỢP UNG THƯ TẾ BÀO GAI VÙNG ĐẦU CỔ CÓ KHẢO SÁT BIỂU HIỆN EGFR, P16 Trần Ngọc Tường Linh*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Trần Minh Trường* TÓM TẮT Mở đầu: Ung thư tế bào gai vùng đầu cổ là một trong những ung thư thường gặp trên thế giới. Tiên lượng bệnh phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn ung thư khi phát hiện bệnh. Ngoài ra, những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh gồm: yếu tố nguy cơ, mức độ mô học ung thư, và gần đây được bàn luận rộng rãi là biểu hiện của EGFR và biểu hiện p16 (phản ánh tình trạng nhiễm HPV). Trong đó, biểu hiện EGFR càng cao thì tiên lượng càng xấu, ngược lại, biểu hiện p16 dương tính lại là một yếu tố tiên lượng tốt. Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ chính, đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh của ung thư tế bào gai vùng đầu cổ đồng thời xác định mối liên quan giữa các yếu tố trên với kết quả biểu hiện EGFR và p16. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 72 trường hợp carcinôm tế bào gai vùng đầu cổ được chẩn đoán và phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015. Kết quả: Khảo sát riêng lẻ từng yếu tố nguy cơ, nhóm bệnh nhân có mức độ hút thuốc lá tích lũy trên 20 gói – năm chiếm tỉ lệ nhiều nhất (76,39%), tỉ lệ bệnh nhân uống trên 50 đơn vị rượu – năm chiếm đa số (31,94%), khoảng 68% bệnh nhân trong nghiên cứu chưa bao giờ quan hệ tình dục qua đường miệng, số bệnh nhân quan hệ tình dục qua đường miệng trên 3 bạn tình chỉ chiếm 6,94%. Về đặc điểm lâm sàng, nhóm bệnh nhân ung thư ở giai đoạn III và IVA (không có trường hợp IVB nào) chiếm tỉ lệ đa số 70,83%. Về đặc điểm giải phẫu bệnh, đa số ung thư tế bào gai vùng đầu cổ có độ biệt hóa trung bình và cao (chiếm tỉ lệ lần lượt là 60% và 23%). Tỉ lệ biểu hiện quá mức EGFR và tỉ lệ biểu hiện p16 dương tính lần lượt là 80,56% và 15,28%. Biểu hiện EGFR không liên quan đến vị trí ung thư nhưng liên quan có ý nghĩa đến giai đoạn ung thư và độ biệt hóa của ung thư. Biểu hiện p16 không liên quan tới tuổi, vị trí ung thư, giai đoạn và độ biệt hóa ung thư nhưng có liên quan đến thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng. Kết luận: hút thuốc lá và uống rượu nhiều vẫn chiếm tỉ lệ cao trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, đa số các bệnh nhân đến khám khi bệnh đã tiến triển xa. Tỉ lệ biểu hiện quá mức EGFR trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao, có liên quan đến giai đoạn và độ biệt hóa ung thư. Trong khi tỉ lệ biểu hiện p16 chiếm tỉ lệ thấp, có liên quan đến thói quen tình dục bằng đường miệng. Từ khóa: carcinôm tế bào gai vùng đầu cổ, biểu hiện EGFR, biểu hiện p16. ABSTRACT THE STUDY OF SEVENTY TWO CASES OF HEAD AND NECK SQUAMOUS CELL CARCINOMA ASSOCIATED WITH EGFR, P16 PROTEIN EXPRESSION Tran Ngoc Tuong Linh, Hua Thi Ngoc Ha, Tran Minh Truong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 6 - 12 Background: Head and neck squamous cell carcinoma is one of the most frequent cancer in the world. Its outcome depends most on the cancer stage. Besides, other factors that affect the outcome may include: risk factors, histologic grade, and most recently, EGFR expression and p16 expression (indicates HPV-associated carcinoma). While the intensity of EGFR expression, as assessed by immunohistochemistry, has been shown to indicate poor * Đại học Y dược TPHCM Tác giả liên lạc: ThS. Trần Ngọc Tường Linh ĐT: 0989047099 Email: tranngoctuonglinh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 7 prognosis, p16- positive patients have significantly improved the outcome. Objective:to study the main risk factors, clinical characteristic, histological result of head and neck squamous cell carcinoma, to examine the relationship between these factors with EGFR protein overexpression and p16 protein expression. Methods: a cross- sectional study with 72 cases of head and neck squamous cell carcinoma diagnosed and operated at ENT department of Cho Ray Hospital and University Medical Center HCMC from 9/2014 to 5/2015. Results: in analysing the risk factors of HNSCC, the percentage of cases who smoke cigarette more than 20 pack – year is 76.39%, the percentage of patients who drink alcohol more than 50 alcohol unit – year is 31.94%, approximately 68% of head and neck cancer in this study never experience oral sex, the percentage of patients who have more than 3 oral sex partners is 6.94%. The rate of EGFR overexpression and p16- positive expression in our study is 80.56% and 15.28% respectively. In multivariate analysis, no correlation was found between EGFR expression and other characteristics such as age, tumor site but with tumor stage and tumor differentiation significantly. Expression of p16 does not correlate with age, tumor site, tumor stage and tumor differentiation. P16 expression correlates with oral sex behavior. Conclusion: heavy cigarette smoking and heavy alcohol drinking are still frequent, most of the head and neck cancer cases are locally advanced. The overexpression rate of EGFR is high in head and neck squamous cell carcinoma and correlates with tumor stage and tumor differentiation. While the rate of p16- positive expression is low and correlates with oral sex behavior. Keywords: head and neck squamous cell carcinoma, EGFR, p16. MỞ ĐẦU Ung thư vùng đầu cổ là nhóm ung thư thường gặp đứng thứ 6 trên tổng số các loại ung thư, với khoảng 600 000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm trên thế giới(9). Trên 85% các ung thư ở vùng này là những ung thư biểu mô, đặc biệt là ung thư tế bào gai (ung thư tế bào gai vùng đầu cổ - head and neck squamous cell carcinoma - HNSCC). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hút thuốc lá và uống rượu là 2 yếu tố nguy cơ chính của việc hình thành ung thư tế bào gai vùng đầu cổ. Mặt khác, thói quen quan hệ tình dục qua đường miệng cũng được ghi nhận làm tăng khả năng hình thành ung thư vùng đầu cổ một cách có ý nghĩa do liên quan đến virút gây u nhú ở người (human papilloma virus – HPV), đặc biệt là ung thư vùng họng miệng. Tình trạng nhiễm HPV đã được chứng minh là một trong những yếu tố nguy cơ độc lập gây ra HNSCC, bên cạnh hút thuốc lá và uống rượu bia. Một phát hiện thú vị trong những năm qua là, những bệnh nhân HPV (+) có tiên lượng tốt so với nhóm bệnh nhân HPV (-)(3). Có nhiều cách để đánh giá tình trạng nhiễm HPV, trong đó đánh giá biểu hiện của p16 qua hóa mô miễn dịch đã được chứng minh là một xét nghiệm đáng tin cậy và có phần ưu thế hơn khi so sánh với các phương pháp khác (như PCR, miễn dịch huỳnh quang) để xác định tình trạng nhiễm HPV.(11) Những ưu điểm của đánh giá biểu hiện p16 bao gồm: độ nhạy cao, liên quan đến con đường HPV gây ung thư và kỹ thuật thực hiện không quá phức tạp. Thụ thể yếu tố tăng trưởng thượng bì (EGFR) là một mắt xích quan trọng trong chuỗi con đường tín hiệu hình thành và phát triển ung thư tế bào gai vùng đầu cổ. Hoạt hóa quá mức EGFR sẽ dẫn đến rối loạn tăng sinh tế bào, tăng sinh mạch máu, tăng sự xâm nhập và di căn của khối u. Về phương diện điều trị, xuất hiện các phương pháp điều trị nhắm trúng đích vào con đường hoạt hóa EGFR. Do sự tác động có chọn lọc, các thuốc này cũng giảm các tác dụng phụ mà thuốc hóa trị thường gặp. Về phương diện tiên lượng, biểu hiện quá mức EGFR là một yếu tố tiên lượng xấu đến tỉ lệ sống còn chung, tỉ lệ tái tái phát tại chỗ và tỉ lệ di căn xa(2). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 8 Như vậy, việc nghiên cứu biểu hiện của EGFR và tình trạng nhiễm HPV (qua đánh giá biểu hiện p16) rõ ràng đem lại những thông tin hữu ích cho thầy thuốc cũng như bệnh nhân trên cả 2 phương diện tiên lượng cũng như điều trị. Giá trị tiên lượng dự hậu bệnh nhân qua biểu hiện p16 và biểu hiện EGFR đặt ra vấn đề cho các nhà ung thư học lựa chọn các phác đồ điều trị phù hợp cho từng nhóm bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân được đánh giá tiên lượng xấu có thể sẽ được điều trị với phác đồ điều trị tích cực hơn(4). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 72 bệnh nhân được chẩn đoán carcinoma tế bào gai vùng đầu cổ (khoang miệng, họng miệng, hạ họng, thanh quản) nhập khoa và được phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng – Bệnh Viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 9/2014- 5/2015. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả Các bước tiến hành Những bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu sẽ được ghi nhận phần hành chánh, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, phân độ TNM, kết quả cận lâm sàng, kết quả giải phẫu bệnh. Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây ung thư tế bào gai vùng đầu cổ: Hút thuốc lá: đo lường mức độ theo số gói – năm. Uống rượu: đo lường mức độ theo đơn vị rượu – năm với 1 đơn vị rượu = 250 ml bia nồng độ 5% = 30 ml rượu nồng độ 40% = 10 gram cồn nguyên chất (theo Tổ chức y tế thế giới). Sinh hoạt tình dục qua đường miệng: đánh giá qua số lượng bạn tình sinh hoạt qua đường miệng, thông tin được thu thập qua phỏng vấn kín. Các mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật của bệnh nhân sẽ được cố định bằng formol đệm trung tính 10% trong vòng 30 phút từ lúc lấy mẫu ra khỏi cơ thể. Bệnh phẩm sẽ được cố định trong 6–48 giờ. Đọc kết quả trên tiêu bản nhuộm Hematoxyline eosine: Loại mô học: carcinoma tế bào gai Độ mô học: biệt hóa cao, biệt hóa trung bình, biệt hóa kém. Đánh giá mức độ xâm lấn của khối u. Khảo sát kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch EGFR, p16 dưới kính hiển vi quang học cùng với bác sĩ Giải phẫu bệnh có kinh nghiệm về hóa mô miễn dịch. Cách đánh giá biểu hiện EGFR trên carcinoma tế bào gai vùng đầu cổ. Sử dụng hệ thống đánh giá biểu hiện của EGFR dựa vào tỉ lệ tế bào bắt màu màng bào tương và cường độ bắt màu màng bào tương(12). Cường độ bắt màu màng bào tương: 0 điểm 4 điểm (không bắt màu bắt màu rất đậm). Tỉ lệ tế bào bắt màu màng bào tương: 0 3 điểm ( theo các khoảng 10% - 50% - 80%- 100%). Mức độ biểu hiện của EGFR sẽ được đánh giá bởi tích điểm của 2 thông số trên, trên thang điểm từ 0 đến 12: biểu hiện thấp (0 – 3 điểm), biểu hiện cao hay biểu hiện quá mức (4 – 12 điểm). Cách đánh giá biểu hiện p16 trên carcinoma tế bào gai vùng đầu cổ. Đánh giá bán định lượng dựa vào cường độ bắt màu và tỉ lệ tế bào bắt màu nhân và bào tương(12). Cường độ bắt màu nhân và bào tương: từ 0 3 điểm ( không bắt màu bắt màu đậm. Tỉ lệ tế bào bắt màu nhân và bào tương: từ 0 3 điểm ( theo các khoảng 10% - 50% - 80% - 100%). Biểu hiện của p16 sẽ được đánh giá dựa trên tích điểm 2 thông số trên: âm tính ( < 3 điểm), dương tính (≥ 4 điểm). Xử lý số liệu: số liệu trong các phiếu thu thập được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata 10. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 9 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Về các yếu tố nguy cơ Mức độ hút thuốc lá Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận chỉ có 5 bệnh nhân không hút thuốc lá (6,94%), và tất cả nhóm này đều là bệnh nhân nữ. 100% bệnh nhân nam có hút thuốc lá. Nhóm bệnh nhân có mức độ hút thuốc lá tích lũy trên 20 gói – năm chiếm tỉ lệ (76,39%). Tỉ lệ này cao hơn hẳn so với nghiên cứu đa trung tâm đánh giá nguy cơ của thuốc lá và rượu trong ung thư đầu cổ của Mia Hashibe và cộng sự (2007) (30%)(8). Bảng 1: Mức độ hút thuốc lá Mức độ hút thuốc lá tích lũy (gói- năm) Chúng tôi, 2015 Mia Hashibe và cs., 2007 N = 72 % N = 1574 % Chưa bao giờ hút 5 6,94% 854 54,25% 0-20 gói - năm 17 23,61% 247 15,69% 20- 40 gói - năm 40 55,56% 200 12,7% > 40 gói - năm 15 20,83% 263 16,7% Mức độ uống rượu Bảng 2: Mức độ uống rượu Mức độ uống rượu tích lũy (đơn vị rượu/ ngày x số năm uống) N=72 % Chưa bao giờ uống 10 13,89% <10 13 18,06% 11-30 17 23,61% 31-50 9 12,5% >50 23 31,94% Nghiên cứu của nhóm Mai Hashibe và cs.(8) nhằm đánh giá nguy cơ của rượu trong việc hình thành ung thư đầu cổ ghi nhận chỉ nhóm bệnh nhân có số rượu uống tích lũy > 50 đơn vị rượu – năm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đầu cổ một cách có ý nghĩa (OR = 1,87 với 95% độ tin cậy từ 1,27 đến 2,75). Tỉ lệ uống rượu tích lũy >50 đơn vị rượu - năm qua thu thập được trong nghiên cứu chúng tôi (31,94%) cao so với nghiên cứu đa trung tâm của Mai Hashibe và cs. (16,82% ). Điều này cho thấy cùng với hút thuốc lá, uống rượu cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng trong việc hình thành ung thư ở nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi. Thói quen sinh hoạt tình dục qua đường miệng Bảng 3: Số lượng bạn tình qua đường miệng Số lượng bạn tình qua đường miệng 0 1-2 ≥3 Khoang miệng 6 5 2 Họng miệng 4 2 1 Hạ họng 5 2 0 Thanh quản 34 9 2 HNSCC xét chung 49 (68,06%) 18 (25%) 5 (6,94%) 68,06% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu chưa bao giờ quan hệ tình dục qua đường miệng. Số bệnh nhân quan hệ tình dục qua đường miệng trên 3 bạn tình chỉ chiếm 6,94%. Số liệu này phản ánh việc quan hệ tình dục qua đường miệng không phải là thói quen phổ biến trong sinh hoạt tình dục ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu và điều này có thể dự đoán rằng quan hệ tình dục qua đường miệng không phải là 1 yếu tố nguy cơ ảnh hưởng có ý nghĩa đến việc gây ra khối ung thư trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu này. Về giai đoạn và đặc điểm mô học của ung thư Giai đoạn ung thư Bảng 4: Giai đoạn ung thư Giai đoạn ung thư I II III IVA Khoang miệng (n= 13) 1 (7,69%) 8 (61,53%) 3 (23,07%) 1 (7,69%) Họng miệng (n= 7) 1 (14,28%) 1 (14,28%) 4 (57,14%) 1 (14,28%) Hạ họng (n=7) 0 0 2 (28,57%) 5 (71,42%) Thanh quản (n=45) 6 (13,33%) 4 (8,89%) 26 (57,77%) 9 (20%) Tổng (n=72) 8 (11,11%) 13 (18,06%) 35 (48,61%) 16 (22,22%) Trong nghiên cứu này, 100% nhóm bệnh nhân ung thư vùng hạ họng đến khám khi khối ung thư đã ở giai đoạn tiến triển xa (III hoặc IVA). Ghi nhận này cũng tương tự như trong các y văn trong nước và quốc tế, ung thư vùng hạ họng thường có triệu chứng âm thầm và bệnh nhân đến khám lúc khối ung thư đã phát triển. Bên cạnh đó, do vị trí nằm sâu nên các bác sĩ có thể bỏ sót vùng này khi khám và lầm lẫn triệu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 10 chứng rối loạn nuốt do ung thư với các triệu chứng rối loạn chức năng khác của cơ thể. Nhìn chung, các bệnh nhân đến khám vẫn còn ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV chiếm 70,83%), kết quả nghiên cứu cho thấy việc phổ biến người dân tầm soát các bệnh lý ung thư vùng đầu cổ còn cần được tuyên truyền rộng rãi hơn. Về đặc điềm mô học Đa số ung thư tế bào gai vùng đầu cổ có độ biệt hóa trung bình và cao (chiếm tỉ lệ lần lượt là 60% và 23%), độ biệt hóa kém chiếm tỉ lệ thấp nhất (17%). Điều này phù hợp với y văn trong nước và quốc tế, nghiên cứu của Eriksen và cs trên 336 trường hợp ghi nhận các trường hợp có độ biệt hóa trung bình-cao chiếm đa số với 63% các trường hợp(6). Về biểu hiện EGFR Qua 72 trường hợp được khảo sát, tỉ lệ biểu hiện quá mức EGFR là 80,56%. Bảng 5: Liên quan giữa biểu hiện EGFR và các đặc tính được khảo sát Đặc điểm Biểu hiện EGFR thấp Biểu hiện quá mức EGFR p Giới Nam 18% 75% 0,6 Nữ 1,4% 5,6% Tuổi <50 tuổi 5,6% 15,3% 0,33 50 – 59 tuổi 6,9% 19,4% ≥ 60 tuổi 6,9% 45,8% Vị trí ung thư Khoang miệng 2,8% 15.3% 0,059 Họng miệng 2,8% 6.9% Hạ họng 5,6% 4,2% Thanh quản 8,3% 54,2% Giai đoạn ung thư I 0% 11,11% 0,045 II 2,78% 15,28% III 6,94% 41,67% IV 9,72% 12,5% Độ biệt hóa Kém 8,3% 8,3% 0,017 Trung bình 6,9% 52,8% Cao 4,2% 19,4% Bảng trên cho thấy mức độ biểu hiện của EGFR không khác biệt theo tuổi, giới, vị trí ung thư. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ biểu hiện EGFR và giai đoạn ung thư cũng như độ biệt hóa ung thư. Sử dụng bảng điểm đánh giá biểu hiện EGFR dựa trên độ bắt màu của tế bào và diện tích quang trường có tế bào bắt màu màng bào tương dùng trong nghiên cứu của Young và cộng sự(12), chúng tôi ghi nhận có 80,56% trường hợp có biểu hiện EGFR quá mức. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác với tỉ lệ EGFR biểu hiện quá mức dao động trong khoảng từ 60-80%(4,7,12). Khi phân tích mối liên quan giữa biểu hiện EGFR và giai đoạn ung thư, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa biểu hiện EGFR và giai đoạn ung thư (p = 0,045 < 0,05). Sự khác biệt này cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Eriksen và cộng sự.(7) Tương tự, chúng tôi cũng ghi nhận mức độ biểu hiện EGFR và mức độ biệt hóa của ung thư có liên quan một cách có ý nghĩa thống kê (p = 0,017). So sánh với nghiên cứu của 2 nhóm tác giả Eriksen(7) và Bentzen(4), 2 nghiên cứu đều nhận định mức độ biệt hóa càng cao thì mức độ biểu hiện của EGFR càng cao (p <0,01). Giải thích điều này, các tác giả ghi nhận rằng mức độ biểu hiện EGFR cao cũng như mức độ biệt hóa cao đều có liên quan đến tỉ lệ tái lập tế bào ung thư khi xạ trị (repopulation rate) và đều có tương quan với sự thành công của phương pháp xạ trị tăng tốc phân liều liên tục (continuous hyperfractionated accelerated radiotherapy-CHART). Từ sự tương quan giữa mức độ biểu hiện EGFR với độ biệt hóa cũng như từ sự thành công của ứng dụng phương pháp xạ trị tăng cường ở nhóm biểu hiện EGFR cao và độ biệt hóa cao, các tác giả đã đồng ý ghi nhận rằng mức độ biểu hiện EGFR và độ biệt hóa của ung thư là 2 dấu ấn sinh học có giá trị trong việc tiên lượng đáp ứng của bệnh nhân khi ứng dụng phương pháp xạ trị tăng tốc phân liều liên tục(4,7). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 11 Về biểu hiện p16 Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện p16 trong nghiên cứu là 15,28%. Bảng 7: Liên quan giữa biểu hiện p16 và các đặc tính được khảo sát Đặc điểm p16 (-) p16 (+) p Giới Nam 79,2% 13,9% 0,575 Nữ 5,6% 1,4% Tuổi <50 tuổi 16,7% 4,2% 0,506 50 – 59 tuổi 20,8% 5,6% ≥ 60 tuổi 47,2% 5,6% Vị trí ung thư Khoang miệng 13,9% 4,2% 0,383 Họng miệng 6,9% 2,8% Hạ họng 9,7% 0,0% Thanh quản 54,2% 8,3% Giai đoạn ung thư I 6,9% 4,2% 0,332 II 15,3% 2,8% III 43,1% 5,6% IV 19,4% 2,8% Độ biệt hóa Kém 12,5% 4,2% 0,173 Trung bình 54,2% 5,6% Cao 18,1% 5,6% Số lượng bạn tình qua đường âm đạo 1 37,5% 9,7% 0,22 2-5 37,5% 2,8% ≥ 6 9,7% 2,8% Số lượng bạn tình qua đường miệng 0 62,5% 5,6% 0,027 1-2 18,1% 6.9% 3-5 4,2% 2,8% Biểu hiện EGFR Biểu hiện EGFR thấp 13,9% 5,6% 0,207 Biểu hiện quá mức EGFR 70,8% 9,7% Bảng trên cho thấy biểu hiện p16 không khác biệt theo tuổi, giới, vị trí ung thư, giai đoạn ung thư, độ biệt hóa của ung thư, số lượng bạn tình qua đường âm đạo cũng như mức độ biểu hiện của EGFR. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện 16 và số lượng bạn tình qua đường miệng. Nhóm bệnh nhân có biểu hiện p16 (+) chiếm 15,28%. Số liệu thu thập được cho thấy tỉ lệ biểu hiện p16 ở bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ chúng tôi thấp hơn hẳn so với các báo cáo ở quốc tế. Bảng 8: Biểu hiện p16 qua các nghiên cứu Nghiên cứu n Tỉ lệ p16 (+) Nơi thực hiện Chúng tôi, 2015 72 15,28% Việt Nam Young và cộng sự, 2011 (12) 212 57% Úc Lassen và cộng sự, 2010 (10) 331 25% Đan Mạch Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào khảo sát về biểu hiện của p16 ở ung thư vùng đầu cổ. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Lâm về tỷ lệ nhiễm HPV trong ung thư vùng đầu cổ bằng phương pháp PCR ( tại Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2011) ghi nhận chỉ có 8,5% số trường hợp có PCR HPV (+)(1). Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Lê Thanh Lâm, có thể nhận thấy rằng tỉ lệ ung thư vùng đầu cổ có nhiễm HPV tại nơi chúng tôi thực hiện nghiên cứu (thông qua khảo sát hóa mô miễn dịch p16 hoặc PCR HPV) là không cao. Nhằm giải thích cho nhận định này, chúng tôi nhận thấy thói quen tình dục bằng đường miệng, yếu tố liên quan rất có ý nghĩa đến tình trạng nhiễm HPV ở ung thư vùng đầu cổ, không phổ biến trong những bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu. Với 68% các trường hợp trong nghiên cứu, bệnh nhân chưa bao giờ thực hiện quan hệ tình dục bằng đường miệng và chỉ có 6,94% số bệnh nhân có số lượng quan hệ tình dục bằng đường miệng trên 3 người. Nhằm để so sánh, số lượng bệnh nhân đã từng quan hệ bằng đường miệng ở nghiên cứu của Souza và cộng sự(5) (tại bệnh viện Johns Hopkins năm 2007) là 88%, trong đó số lượng bệnh nhân có trên 5 bạn tình qua đường miệng là 42%. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 72 trường hợp ung thư tế bào gai vùng đầu cổ được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy và Bệnh Viện Đại Học Y Dược từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015, chúng tôi rút ra một số kết luận sau. Về các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư tế bào gai vùng đầu cổ được khảo sát trong nghiên cứu Đa số các bệnh nhân đều hút thuốc lá và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 12 uống rượu nhiều (hút thuốc lá > 20 gói –năm chiếm 76%, uống rượu trên 50 đơn vị rượu – năm chiếm 31,94%). Đây cũng có thể là 2 yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu trong nhóm bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu. Quan hệ tình dục qua đường miệng không phổ biến trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu (68,06% trường hợp chưa từng quan hệ tình dục qua đường miệng). Về giai đoạn bệnh và đặc điểm mô học của ung thư tế bào gai đầu cổ Đa số các bệnh nhân ung thư tế bào gai vùng đầu cổ đến khám ở giai đoạn muộn III-IV (70,83%%). Độ biệt hóa trung bình chiếm chủ yếu trong ung thư tế bào gai vùng đầu cổ (60%). Về tỉ lệ biểu hiện quá mức EGFR Biểu hiện quá mức EGFR chiếm tỉ lệ cao (80,56%). Biểu hiện EGFR không liên quan đến vị trí ung thư nhưng liên quan có ý nghĩa đến giai đoạn ung thư và độ biệt hóa của ung thư. Về tỉ lệ biểu hiện p16 Biểu hiện p16 (+) chiếm tỉ lệ thấp 15,28%. Biểu hiện p16 không liên quan tới tuổi, vị trí ung thư, giai đoạn và độ biệt hóa ung thư. Biểu hiện p16 có liên quan đến thói quen quan hệ tình dục bằng đường miệng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ang KK, et al (2002), "Impact of epidermal growth factor receptor expression on survival and pattern of relapse in patients with advanced head and neck carcinoma", Cancer Res, 62(24), 7350-6. 2. Ang KK, et al (2010), "Human papillomavirus and survival of patients with oropharyngeal cancer", N Engl J Med, 363(1), 24- 35. 3. Bentzen SM, et al (2005), "Epidermal growth factor receptor expression in pretreatment biopsies from head and neck squamous cell carcinoma as a predictive factor for a benefit from accelerated radiation therapy in a randomized controlled trial", J Clin Oncol, 23(24), 5560-7. 4. D'Souza G, et al (2007), "Case-control study of human papillomavirus and oropharyngeal cancer", N Engl J Med, 356(19), 1944-56. 5. Eriksen JG, et al (2004), "The prognostic value of epidermal growth factor receptor is related to tumor differentiation and the overall treatment time of radiotherapy in squamous cell carcinomas of the head and neck", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 58(2), 561-6. 6. Eriksen JG, et al (2005), "The influence of epidermal growth factor receptor and tumor differentiation on the response to accelerated radiotherapy of squamous cell carcinomas of the head and neck in the randomized DAHANCA 6 and 7 study", Radiother Oncol, 74(2), 93-100. 7. Hashibe M, et al (2007), "Alcohol drinking in never users of tobacco, cigarette smoking in never drinkers, and the risk of head and neck cancer: pooled analysis in the International Head and Neck Cancer Epidemiology Consortium", J Natl Cancer Inst, 99(10), 777-89 8. Jemal A. et al (2011), "Global cancer statistics", CA Cancer J Clin, 61(2), 69-90. 9. Lassen P, et al (2010), "HPV-associated p16-expression and response to hypoxic modification of radiotherapy in head and neck cancer", Radiother Oncol, 94(1), 30-5 10. Lê Thanh Lâm và Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), Xác định týp HPV trong các tổn thương ung thư vùng mũi họng, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 11. Robinson M, Sloan P, and Shaw R (2010), "Refining the diagnosis of oropharyngeal squamous cell carcinoma using human papillomavirus testing", Oral Oncol, 46(7), 492-6 12. Young RJ, et al (2011), "Relationship between epidermal growth factor receptor status, p16(INK4A), and outcome in head and neck squamous cell carcinoma", Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 20(6), 1230-7. Ngày nhận bài báo: 20/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 10/2/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_72_truong_hop_ung_thu_te_bao_gai_vung_dau_co_co_khao_sa.pdf
Tài liệu liên quan