Tài liệu Nhân 2 trường hợp: Cắt khối tá tụy trong chấn thương tá tràng và tụy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP: CẮT KHỐI TÁ TỤY
TRONG CHẤN THƯƠNG TÁ TRÀNG VÀ TỤY
Nguyễn Duy Duyên, Đoàn Ngọc Giao, Trịnh Viết Thông*
TÓM TẮT
Mục đích: Chấn thương tá tụy tương đối hiếm gặp. Chúng tôi nhìn lại kinh nghiệm qua 2 trường hợp cắt
khối tá tụy do tổn thương nặng tá tụy trong chấn thương bụng kín.
Trường hợp thông báo: 2 bệnh nhân nam 14 tuổi và 32 tuổi vào viện vì chấn thương nặng tá tụy do tai nạn
giao thông. Bệnh nhân thứ nhất có đau bụng dữ dội và phản ứng thành bụng. Siêu âm ổ bụng thấy 1 khối âm
vang không đồng nhất vùng đầu tụy. Chẩn đoán nghĩ đến tổn thương tụy. Bệnh nhân thứ hai trong tình trạng
sốc đa chấn thương lúc nhập viện. Siêu âm thấy nhiều dịch tự do ổ bụng và có tổn thương các tạng bụng. Hai
trường hợp này trong mổ đều thấy có tổn thương phức tạp ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 2 trường hợp: Cắt khối tá tụy trong chấn thương tá tràng và tụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP: CẮT KHỐI TÁ TỤY
TRONG CHẤN THƯƠNG TÁ TRÀNG VÀ TỤY
Nguyễn Duy Duyên, Đoàn Ngọc Giao, Trịnh Viết Thông*
TÓM TẮT
Mục đích: Chấn thương tá tụy tương đối hiếm gặp. Chúng tôi nhìn lại kinh nghiệm qua 2 trường hợp cắt
khối tá tụy do tổn thương nặng tá tụy trong chấn thương bụng kín.
Trường hợp thông báo: 2 bệnh nhân nam 14 tuổi và 32 tuổi vào viện vì chấn thương nặng tá tụy do tai nạn
giao thông. Bệnh nhân thứ nhất có đau bụng dữ dội và phản ứng thành bụng. Siêu âm ổ bụng thấy 1 khối âm
vang không đồng nhất vùng đầu tụy. Chẩn đoán nghĩ đến tổn thương tụy. Bệnh nhân thứ hai trong tình trạng
sốc đa chấn thương lúc nhập viện. Siêu âm thấy nhiều dịch tự do ổ bụng và có tổn thương các tạng bụng. Hai
trường hợp này trong mổ đều thấy có tổn thương phức tạp vùng tá tụy và đã tiến hành cắt khối tá tụy. Bệnh
nhân thứ nhất biểu hiện hội chứng kém hấp thu sau mổ, điều trị nội khoa đáp ứng tốt. Bệnh nhân thứ hai viêm
mủ màng phổi thứ phát sau tràn máu màng phổi đã được mổ bóc màng phổi. Sau 7 tháng theo dõi không thấy
có triệu chứng gì bất thường.
Kết luận: Trong cấp cứu, chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và siêu âm ổ bụng. Cắt khối tá tụy là
phẫu thuật lớn có thể được thực hiện cho các tổn thương tá tụy nặng.
SUMMARY
PANCREATODUODENECTOMY IN PANCREATODUODENAL INJURY:
2 CASE REPORT
Nguyen Duy Duyen, Doan Ngoc Giao, Trinh Viet Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 *
Supplement of No 3 * 2004: 99 – 103
Objective: Combined pancreaticoduodenal trauma are relatively uncommon. We have reviewed our
experience with 2 cases of severe combined pancreaticoduodenal injuries following blunt abdominal trauma
which required pancreaticoduodenectomy.
Case reports: The two cases were a 14-year-old man and a 32-year-old man. Both patients were admitted
with complex pancreaticoduodenal injuries caused by traffic accidents. The first patient presented with a
severe abdominal pain and abdominal tenderness. Abdominal ultrasonography showed a heterogeneous mass
located in the head of the pancreas. The diagnosis was thought to be pancreatic injury. The second patient
suffered from shock due to multiple trauma at admission. Ultrasound revealed free fluid in the peritoneal
cavity and visceral injuries. Surgery confirmed complex pancreaticoduodenal injuries and a
pancreaticoduodenectomy was performed in both cases. The first patient developped postoperative
malabsorption syndrome due to pancreatic insufficiency which was well controlled by medical therapy. The
other developped pyothorax secondary to preoperative hemothorax required pleurolysis. He has remained free
of symptoms seven months later.
Conclusions: The diagnosis was made on clinical findings and abdominal ultrasound on emergency.
Pancreaticoduodenectomy is a complex procedure that can be performed in severe pancreaticoduodenal
injuries.
* Khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Việt-Tiệp, Hải Phòng
99
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương tá tràng–tụy thường ít gặp trên lâm
sàng, chỉ chiếm từ 0,5% đến 15% trong tổng số các
chấn thương bụng(1,2,3 9). Trong đó, những bệnh nhân
có tổn thương tá tụy nặng cần phải phẫu thuật cắt bỏ
khối tá tụy là rất hiếm, từ 0,07% đến 5%(3,7,8). Cho đến
nay, mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ về phẫu thuật,
gây mê và hồi sức, nhưng điều trị chấn thương tá
tràng–tụy vẫn có tỷ lệ biến chứng và tử vong
cao(1,2,3,4,5,6). Triệu chứng lâm sàng của tổn thương tá
tràng và tụy có thể không rõ ràng vì thường nằm
trong bệnh cảnh đa chấn thương, do đó nó đã đặt ra
những vấn đề rất đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị.
Chúng tôi nhìn lại kinh nghiệm về chẩn đoán và điều
trị qua 2 trường hợp tổn thương tá tràng và tụy phối
hợp trong chấn thương bụng nặng, được phẫu thuật
cắt khối tá tụy cấp cứu tại bệnh viện Việt – Tiệp, Hải
Phòng.
BỆNH NHÂN
Trường hợp 1
Nam 14 tuổi, nhập viện sau tai nạn giao thông
ngày 5/4/2002. Bệnh nhân ngã đập vùng thượng vị và
dưới sườn phải xuống đất, sau đó đau nhiều vùng
bụng trên rốn. Khám thấy có khối bầm tím trên rốn
lệch về bên phải, ấn rất đau, có phản ứng thành
bụng, bụng chướng; sonde dạ dày ra máu nâu đen.
Siêu âm ổ bụng thấy vùng đầu tụy có khối âm vang
không đồng nhất, ranh giới khá rõ, kích thước 10,3
(?5 cm, có dịch tự do dưới gan và khoang gan–thận.
Chẩn đoán trước mổ hướng đến chấn thương tụy, dạ
dày–tá tràng, được hồi sức và tiến hành mổ cấp cứu
giờ thứ 6 sau tai nạn. Tổn thương trong mổ: trong ổ
bụng có ít máu loãng dưới gan, thấy 1 khối máu tụ
lớn sau phúc mạc vùng đầu tụy, hậu cung mạc nối,
quanh tá tràng và có bọt khí tại vùng này. Giập tụ
máu vùng phình vị gần bờ cong lớn dạ dày. Không
tổn thương gan, lách, thận. Phẫu tích khối tụ máu
thấy giập vỡ phức tạp đầu tụy, vỡ giập nát đoạn III tá
tràng. Tiến hành cắt khối tá tràng đầu tụy (gồm cắt
bỏ hang vị, đầu tụy, toàn bộ tá tràng và túi mật). Sau
đó phục hồi lưu thông bằng nối phần tụy còn lại vào
mặt sau dạ dày, đưa quai hỗng tràng qua mạc treo đại
tràng ngang nối lần lượt với ống mật chủ và dạ dày.
Bệnh nhân được xuất viện ngày thứ 11 sau mổ. Cho
đến nay, sau 28 tháng bệnh nhân đã phải nhập viện
nhiều lần vì suy dinh dưỡng, thiếu máu, phù toàn
thân do kém hấp thu. Xét nghiệm thấy giảm các chỉ
số sinh hóa máu như insulin: 1,1 (UI/mL; protein
toàn phần: 52,1 g/L; albumin: 26,7 g/L. Không có tiểu
đường trên lâm sàng và xét nghiệm (glucose máu lúc
đói 4,4 mmol/L, đường niệu âm tính).
Trường hợp 2
Nam 32 tuổi, vào viện trong bệnh cảnh sốc chấn
thương do tai nạn giao thông ngày 17/2/2004. Bệnh
nhân bị ô tô va đập vào vùng ngực và thượng vị, đau
nhiều vùng ngực và thượng vị. Khám lâm sàng: da,
niêm mạc nhợt, huyết áp động mạch 60/40mmHg,
bầm tím, xây xước da thành ngực và thượng vị, có hội
chứng tràn dịch khoang màng phổi phải, có phản
ứng mạnh thượng vị và bụng phải. Siêu âm thấy
đường vỡ gan phải, có dịch trên gan, khoang gan–
thận, mặt trên gan dâng lên cao bất thường, nghi ngờ
vỡ cơ hoành phải, nhiều dịch khoang màng phổi
phải. Chẩn đoán trước mổ: sốc đa chấn thương,
hướng đến vỡ tạng bụng, vỡ cơ hoành phải, chấn
thương ngực, tràn máu khoang màng phổi phải. Mổ
cấp cứu giờ thứ 2 sau tai nạn: đặt dẫn lưu khoang
màng phổi phải hút liên tục ra 1200 ml máu loãng.
Vào ổ bụng qua đường giữa trên dưới rốn, cơ hoành
phải vỡ rộng, gan vỡ nhiều đường ở hạ phân thùy V,
VI, VII, VIII sát đến tĩnh mạc chủ dưới, không tổn
thương tĩnh mạch chủ dưới. Giập nát, đứt rời môn vị,
hành tá tràng, vỡ nát đầu tụy và khúc II tá tràng, đứt
vỡ nhiều đường đoạn hỗng tràng sát góc Treitz, rách
thanh mạc đại tràng ngang. Xử trí: khâu đường vỡ
gan, khâu cơ hoành vỡ, cắt khối tá tràng đầu tụy, lập
lại lưu thông: đưa 1 quai hỗng tràng lên làm các
miệng nối lần lượt với ống mật chủ, tụy, dạ dày. Sau
mổ: ngày thứ 9 biểu hiện viêm mủ màng phổi phải,
đã tiến hành mở ngực (25/2/2004) bóc màng phổi
phải và lấy máu cục, dẫn lưu khoang màng phổi phải
và hút liên tục, ngày thứ 6 kiểm tra phổi nở tốt, rút
dẫn lưu khoang màng phổi phải. Bệnh nhân được
100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
xuất viện ngày thứ 34 sau mổ. Khám lại sau mổ 7
tháng bệnh nhân không có biểu hiện gì bất thường
trên lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh nhân đã trở lại
sinh hoạt và lao động bình thường.
BÀN LUẬN
Trong cấp cứu, cắt khối tá tụy ở các trường hợp
tổn thương tá tràng và tụy nặng do chấn thương, với
tỷ lệ tử vong cao từ 20,8% đến 54%(1,5,7,10,11). Kể từ
năm 1935, sau khi Whipple(7) thông báo trường hợp
cắt khối tá tụy đầu tiên, cho đến nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn về kỹ
thuật và đã đưa phẫu thuật này vào thực hiện thường
qui(15,18). Về nguyên nhân chấn thương, 2 trường hợp
của chúng tôi chấn thương tá tụy đều do tai nạn giao
thông. Hầu hết các tác giả cũng ghi nhận đây là
nguyên nhân hay gặp nhất với tỷ lệ 60% đến
81%(2,3,4,11). Cơ chế tổn thương của 2 trường hợp này
đều do lực va đập trực tiếp lên vùng trên rốn. Do bởi
vị trí giải phẫu của khối tá tụy nằm sau phúc mạc,
nên 2 tạng này thường chỉ bị tổn thương do các chấn
thương rất mạnh và thường có các tổn thương nặng
phối hợp, đây cũng là nguyên nhân chính làm gia
tăng tỷ lệ tử vong trong chấn thương tá tụy.
Chẩn đoán
Trên lâm sàng các triệu chứng của tổn thương tá
tụy có thể không đặc hiệu và thường bị che lấp bởi
các tổn thương tạng bụng khác, đặc biệt trong bệnh
cảnh đa chấn thương. Các triệu chứng có thể xuất
hiện nhanh chóng nhưng cũng có thể không rõ ràng,
sau chấn thương có thể có 1 khoảng thời gian không
biểu hiện triệu chứng gì trong khoảng từ 24 giờ đến
10 ngày(2,3). Theo Périssat(9) thì tất cả các chấn
thương bụng vùng quanh rốn hay trên rốn đều nên
kiểm tra 1 cách hệ thống xem có tổn thương khối tá
tụy hay không. Bệnh nhân thứ nhất của chúng tôi có
va đập trực tiếp vào vùng bụng trên rốn, sau đó xuất
hiện khối bầm tím trên rốn lệch phải, đau và có phản
ứng thành bụng, sonde dạ dày có máu và kết hợp siêu
âm có hình ảnh khối âm vang không đồng nhất vùng
đầu tụy và dịch ổ bụng, đã cho phép chúng tôi nghĩ
đến có tổn thương vùng tá tụy mà không cần phải
thăm dò gì thêm. Trường hợp thứ 2 đến với bệnh
cảnh đa chấn thương và sốc, nên đã làm lu mờ các
dấu hiệu của tổn thương tá tụy, mặc dù tổn thương
phát hiện trong mổ phức tạp (giập nát đoạn II tá
tràng và đầu tụy, giập nát đứt rời môn vị–hành tá
tràng). Đây là trường hợp có chỉ định mở bụng cấp
cứu mà không cần phải làm thêm các xét nghiệm
thăm dò để tìm tổn thương tá tụy trước mổ. Nhiều
tác giả sử dụng chọc rửa ổ bụng và định lượng
amylase máu kết hợp với siêu âm hay chụp cắt lớp vi
tính để phối hợp chẩn đoán(9,10,13). Tuy nhiên các
thăm dò cận lâm sàng chỉ có giá trị tương đối. Lượng
amylase máu thấy tăng trên 70% tổng số các trường
hợp, nhưng nếu nồng độ amylase máu bình thường
cũng không cho phép loại trừ có tổn thương tá
tụy(9,11). Chọc rửa ổ bụng để tìm máu, dịch tiêu hóa
hay định lượng amylase trong dịch rửa là phương
pháp có giá trị trong chẩn đoán chấn thương tá tụy,
nhưng có tỷ lệ dương tính giả cao và hiện nay có thể
thay thế bằng siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính(2,9).
Trong 2 trường hợp này chúng tôi chỉ dựa vào các
biểu hiện lâm sàng và siêu âm để hướng đến chẩn
đoán và quyết định phẫu thuật, ngay cả trong trường
hợp đầu tiên chỉ có tổn thương tá tràng và tụy.
Điều trị
Cắt khối tá tụy là 1 phẫu thuật lớn và có nhiều
nguy cơ trong cấp cứu, nhất là ở bệnh nhân đa chấn
thương, nhưng là lựa chọn điều trị tốt nhất cho
những trường hợp tổn thương phức tạp tá tràng và
đầu tụy(5,10,17,18,19). Do đó cần phải có chỉ định nhanh
chóng và chính xác bởi vì thường trên bệnh cảnh sốc,
mất máu nhiều và các nguy cơ khác trong mổ như rối
loạn đông máu, toan chuyển hóa, giảm thân nhiệt(7).
Tỷ lệ tử vong của phẫu thuật cắt khối tá tụy tùy thuộc
vào mức độ tổn thương, tình trạng bệnh nhân và kỹ
năng của phẫu thuật viên. Rất nhiều tác giả đã đưa ra
các cách phân loại tổn thương tá tụy khác nhau, qua
đó có các thái độ điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn
thương, nhưng các phân loại này đều rất phức tạp và
không thống nhất. Theo Frey(10) thì tổn thương tụy là
nặng khi có tổn thương ống tụy chính bên phải bó
mạch mạc treo tràng trên và có tổn thương phần ống
101
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
mật chủ trong tụy. Tổn thương tá tràng nặng khi giập
vỡ trên 75% chu vi tá tràng hoặc tổn thương toàn bộ
bề dầy thành tá tràng kết hợp với tổn thương phần
ống mật chủ ngoài tụy. Trong trường hợp này thì thái
độ điều trị tốt nhất là cắt khối tá tụy. Asensio(7)
khuyên nên sử dụng thủ thuật Kocher để bộc lộ tổn
thương tá tràng và tụy trong mổ. Hai bệnh nhân của
chúng tôi sau khi phẫu tích đều thấy có tổn thương
giập nát phức tạp đầu tụy và tá tràng, dạ dày không
cho phép bảo tồn, do đó phẫu thuật viên đã quyết
định cắt khối tá tụy không bảo tồn môn vị. Bozon-
Verduraz(5) và các tác giả khác(1,3,4,9,19) cũng nhất chí
rằng cắt khối tá tụy là phẫu thuật căn bản khi tổn
thương giập nát vùng đầu tụy, tổn thương ống mật
chủ và tổn thương ống tụy chính. Có rất nhiều
phương pháp thiết lập lại lưu thông, nhưng đều thống
nhất theo thứ tự miệng nối mật–ruột và tụy–ruột ở
trên, cuối cùng là miệng nối vị tràng để tránh loét
tiêu hóa(9,12). Đối với việc sử lý phần tụy còn lại, nhiều
nghiên cứu cho thấy nối tụy–dạ dày an toàn hơn nối
tụy–hỗng tràng, đặc biệt có ý nghĩa trong tỷ lệ rò
tụy(13,14,15,16). Chúng tôi đã áp dụng 2 phương pháp tái
lập lưu thông khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Bệnh
nhân thứ nhất sau khi cắt bỏ tá tràng và đầu tụy, đưa
1 quai hỗng tràng qua mạc treo đại tràng ngang lên
nối lần lượt với ống mật chủ và dạ dày. Phần tụy còn
lại nối vào mặt sau dạ dày. Bệnh nhân thứ 2 làm 3
miệng nối lần lượt trên quai hỗng tràng với ống mật
chủ, tụy và dạ dày trước đại tràng ngang. Do bởi tỷ lệ
biến chứng và tử vong liên quan trực tiếp đến biến
chứng rò tụy nên nhiều tác giả dẫn lưu ống tụy kiểu
Volker(3,7,8,20). Cả 2 trường hợp của chúng tôi đều
không đặt dẫn lưu ống tụy nhưng không thấy có rò
tụy sau mổ. Chúng tôi cũng không gặp 1 biến chứng
nào sau mổ như chảy máu và suy thận, là các biến
chứng hay gặp nhất trong giai đoạn sớm sau
mổ(7,9,10,11,12). Chỉ có trường hợp thứ 2 có viêm mủ
khoang màng phổi phải ngày thứ 9 sau mổ do có
chấn thương ngực phối hợp, có vỡ cơ hoành và tràng
máu khoang màng phổi phải, mà không phải biến
chứng của cắt khối tá tụy. Về ảnh hưởng chuyển hóa
sau cắt khối tá tụy, hầu hết các bệnh nhân đều có sút
cân và có thể có biểu hiện kém hấp thu các mức
độ(11,12). Bệnh nhân thứ nhất của chúng tôi sau mổ đã
phải nhập viện điều trị nhiều lần vì suy dinh dưỡng
do kém hấp thu, phù toàn thân, thiếu máu và định
lượng protein và albumin máu giảm nặng. Chụp cắt
lớp vi tính cho thấy phần tụy còn lại của bệnh nhân
này rất nhỏ (hình 1).
Kết luận, chấn thương tá tràng và tụy là hiếm
gặp, thường nặng nề và thường kèm theo tổn thương
các tạng phối hợp, gây tỷ lệ biến chứng và tử vong
cao. Trong cấp cứu, chẩn đoán chủ yếu dựa trên triệu
chứng lâm sàng và siêu âm để quyết định điều trị.
Cắt khối tá tụy là phẫu thuật lớn được chỉ định cho
các tổn thương tá tụy nặng do chấn thương và có thể
thực hiện được trong cấp cứu với tỷ lệ thành công
cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Errougani A., Ameur A., Chkoff R. et all (1997), “Les
traumatismes duodÐno–pancrÐatiques: A propos de 30
observations”, J. Chir, 134(1), 9–13.
2. Carrel T., Lerut J., Niederhauser U. et all (1990),
“Diagnostic et traitement des lÐsions traumatiques du
duodÐnum et du pancrÐas: Analyse de 21 cas”, J. Chir,
127(10), 438–44.
3. Calen S., Moreno P., Nicolau H. et all (1987),
“Traumatismes duodÐno–pancrÐatiques: ConsidÐrations
diagnostiques et thÐrapeutiques μ propos de 25 cas”, J.
Chir, 124(4), 263–71.
4. Jurczak F., Kahn X., Letessier E. et all (1999),
“Traumatismes fermÐs duodÐno–pancrÐatiques sÐvÌres:
μ propos d’une sÐrie de 30 patients”, Ann Chir, 53(4),
267–72.
5. Bozon–Verduraz E., Letreut Y.P., Maillet B. et all
(1987), “Place de la rÐsection dans les traumatismes
fermÐs rÐcents du pancrÐas: 9 observations”, MÐd. Chir.
Dig., 16(6), 421–6.
6. TeniÌre P., Lerebours F., Michot F. et all (1984),
“Rupture traumatique et isolÐe du pancrÐas, Ðvolution
102
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004 Nghiên cứu Y học
spontanÐment favorable: A propos d’un cas”, Sem. H«p.
Paris., 60(46–47), 3243–5.
14. Yeo CJ, Cameron JL, Maher MM et all (1995), “A
prospective randomized trial of
pancreaticogastrostomy versus pancreaticojejunostomy
after pancreaticoduodenectomy”, Ann Surg, 222, 580-8.
7. Asensio J.A., Petrone P., Rold¸n G. et all (2003),
“Pancreaticoduodenectomy: A rare procedure for the
management of complex pancreaticoduodenal injuries”,
Am Coll Surg, 197(6), 937–42.
15. Takano S, Ito Y, Watanabe Y et all (2000),
“Pancreaticojejunostomy versus
pancreaticogastrostomy in reconstruction following
pancreaticoduodenectomy”, Br J Surg, 87, 423-7.
8. Balasegaram M. (1976), “Surgical management of
pancreatic trauma”, Am J Surg, 131, 536–40.
16. Masanori Sugiyama, Nobutsugu Abe, Hisayo Ueki et
all (2004), “Pancreaticogastrostomy for reconstruction
after medial pancreatectomy”, J Am Coll Surg, 199(1),
163-5.
9. PÐrissat J., Collet D., Arnoux R. et all (1991),
“Traumatismes du duodÐno–pancrÐas: principes de
technique et de tactique chirurgicales”, Editions
Techniques–Encycl. Med. Chir, Techniques
chirurgicales, Appareil digestif, 40898, 15 p. 17. Oreskovich MR, Carrico CJ (1984),
“Pancreaticoduodenectomy for trauma: a viable
option?”, Am J Surg, 147(5), 618-23.
10. Frey C.F., Wardell T.W., McMurtry A.L. (1997),
“Injuries to the pancreas”, Surgery of the pancreas, 49,
609–31. 18. Icoz G, Tuncyurek P, Kilic M et all (2002),
“Pancreaticoduodenectomy in the management of
pancreatic and duodenal injuries”, Ulus Trauma Derg,
8(2), 90-3.
11. Frey C., Tatsuo Araida (1993), “Trauma to the
pancreas and duodenum”, Abdominal trauma, tieme
Medical publishers, Inc, 9, 118–59.
19. Heimansohn DA, Canal DF, McCarthy MC et all
(1990), “The role of pancreaticoduodenectomy in the
management of the traumatic injuries to the pancreas
and duodenum”, Am Surg, 56(8), 511-4.
12. Silen W., Steer M.L. (1997), “Pancreas”, Principles of
surgery, 32, 1413–40.
13. Miyagawa S, Makuuchi M, Lygidakis NJ et all (1992),
“A retrospective comparative study of reconstructive
methods following pancreaticoduodenectomy--
pancreaticojejunostomy vs. pancreaticogastrostomy”,
Hepatogastroenterology, 39, 381-4.
20. Roder JD, Stein HJ, Bottcher KA et all (1999), “Stented
versus nonstented pancreaticojejunostomy after
pancreaticoduodenectomy”, Ann Surg, 229(1), 41-8.
103
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_2_truong_hop_cat_khoi_ta_tuy_trong_chan_thuong_ta_trang.pdf