Tài liệu Nhân 10 trường hợp u lành cơ trơn thực quản: NHÂN 10 TRƯỜNG HỢP U LÀNH CƠ TRƠN THỰC QUẢN
Nguyễn Thúy Oanh*, Lê Quang Nghĩa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo 10 trường hợp bướu lành cơ trơn thực quản là loại bướu rất hiếm gặp và
điều trị khỏi bằng phẫu thuật. Cần phân biệt với bướu ác thường gặp ở niêm mạc thực quản.
Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu hồi cứu tại khoa Ngoại Tiêu Hóa BV.Bình Dân trong
thời gian từ năm 1998 đến năm 2004.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 10 trường hợp bướu lành thành thực quản có triệu chứng được chẩn
đoán trước mổ nhờ X quang cản quang và nội soi thực quản.Có 4 nữ và 6 nam với tuổi trung bình là 33
tuổi. Có 1 trường hợp bướu nằm ở 1/3 giữa thực quản. 9 trường hợp còn lại bướu nằm ở 1/3 dưới. Cả 10
trường hợp chúng tôi đều mở ngực để lấy bướu.Có 9 trường hợp bóc trọn bướu và 1 trường hợp chúng tôi
phải cắt một phần niêm mạc thự...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân 10 trường hợp u lành cơ trơn thực quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN 10 TRƯỜNG HỢP U LÀNH CƠ TRƠN THỰC QUẢN
Nguyễn Thúy Oanh*, Lê Quang Nghĩa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo 10 trường hợp bướu lành cơ trơn thực quản là loại bướu rất hiếm gặp và
điều trị khỏi bằng phẫu thuật. Cần phân biệt với bướu ác thường gặp ở niêm mạc thực quản.
Phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu hồi cứu tại khoa Ngoại Tiêu Hóa BV.Bình Dân trong
thời gian từ năm 1998 đến năm 2004.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 10 trường hợp bướu lành thành thực quản có triệu chứng được chẩn
đoán trước mổ nhờ X quang cản quang và nội soi thực quản.Có 4 nữ và 6 nam với tuổi trung bình là 33
tuổi. Có 1 trường hợp bướu nằm ở 1/3 giữa thực quản. 9 trường hợp còn lại bướu nằm ở 1/3 dưới. Cả 10
trường hợp chúng tôi đều mở ngực để lấy bướu.Có 9 trường hợp bóc trọn bướu và 1 trường hợp chúng tôi
phải cắt một phần niêm mạc thực quản và khâu lại. Trường hợp này bị biến chứng bục đường khâu phải
mổ lại vào ngày thứ 4, bệnh nhân xuất viện sau 3 tuần. Biến chứng kéo dài trong hai năm sau, cuối cùng
phải cắt toàn bộ phổi trái. Bệnh nhân bình phục. 9 trường hợp không có biến chứng sau mổ. Tất cả không
thấy tái phát trong thời gian xa nhất là 6 năm.
Kết luận: Đây là bệnh lành tính rất hiếm thấy của thực quản. Khi bệnh nhân có triệu chứng thì cách
điều trị tốt nhất là mổ bóc bướu qua ngả ngực. Kết quả rất khả quan. Nếu phải cắt một phần niêm mạc
thực quản chúng ta cần khâu cẩn thận để tránh bục đường khâu. Dù là bệnh lành tính của thành thực
quản nhưng nếu bị biến chứng do phẫu thuật thì cũng rất nặng dễ gây tử vong.
SUMMARY
10 CASES ESOPHAGEAL LEIOMYOMA
Nguyen Thuy Oanh, Le Quang Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 22 – 26
Aims: The benign tumor of the esophagus was rare. But sometimes they prestned as dysphagia and
thoracic pain. The problem was wether they were malignant or benign. So it is very interesting to manage
the benign lesions. We described 10 cases of leiomyoma of the esophagus.
Materials and methods: this is retrospective study in GI tract Surgery Division at Binh Dan Hospital.
From 1998 to 2004 we operated 10 cases of leiomyoma of the esophagus, 1 patient the tumor localized in
the midle and 9 cases the lower third of the esophagus by conventionnal thoracotomy.
Results: there was 1 case (a 32 year old male patient) we must resect a portion of the esophageal
mucosa and leakage of the suture survened in the 4 th postoperative day. We performed esophageal
exclusion.The patient was in good condition and he was discharged after 3 weeks.The deglutition was
good. During 1 year, sometimes he presented bronchopneumonitis controlled by antibiotherapy. 2 yeasr
after, he presented a left pulmonary abscess at the lower lobe and thoracic empyema at the same side.
The drainage was unsucessful so one must performed left pneumonectomy.The patient recovered and
could have normal activities.Other cases were good and nopostoperative problems. With the follow-up 6
years the results were good.
* Bộ môn Ngoại Tổng quát ĐH Y Dược TP.HCM
22
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Conclusion: this was the rare benign disease. When the patient have symptoms the treatment of
choice in our institution was enucleation by conventional thoracotomy becauthe results were good and no
recurrent in 6 years follow-up. When we had resect resect a portion of the esophageal be very careful for
avoiding leakage of the suture. This was a fatal complication. The surgeon must be familiar with the
esophageal surgery and operate only when the tumor was symptomatic.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu cơ trơn mặc dù là bướu ở thực quản
nhưng là loại bướu lành, hiếm gặp và có thể điều
trị khỏi bằng phẫu thuật mở ngực để bóc bướu. Nôi
soi thực quản rất cần thiết để chẩn đoán phân biệt
với bướu ác ở niêm mạc thực quản.
Bài báo cáo nêu lên kinh nghiệm trong chẩn
đoán và điều trị của chúng tôi qua 10 trường hợp
bướu cơ trơn thực quản.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là công trình nghiên cứu hồi cứu được thực
hiện tại tại khoa Ngoại Tiêu Hóa bệnh viện Bình
Dân trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2004,
các trường hợp được chẩn đoán trước và sau mổ là
bướu cơ trơn thành thực quản. Chúng tôi ghi nhận
kết quả sau mổ và phân tích trường hợp có biến
chứng cũng như cách xử trí và kết quả cuối cùng.
Thời gian theo dõi lâu nhất là 6 năm.
KẾT QUẢ
-Tổng cộng 10 trường hợp. Có 4 nữ và 6 nam với
tuổi trung bình là 33 tuổi.
-Tất cả các bệnh nhân đều có nuốt nghẹn dần từ
thức ăn đặc sang lỏng, thời gian từ 3 tháng đến 1
năm. Triệu chứng đau sau xương ức có 4 trường hợp.
-10 trường hợp được nội soi và chụp Xquang cản
quang thực quản.
-4 trường hợp có chụp CT scan thực quản.
Hình 1. X quang cho thấy bướu làm bán nghẹt 1/3
giữa thực quản.
Hình 2. Nội soi cho thấy bướu nhô vào lòng thực
quản.
-Vị trí của bướu: có 9 trường hợp bướu nằm ở 1/3
dưới thực quản. Một trường hợp bướu ở 1/3 giữa.
-Kỹ thuật mổ: bệnh nhân nằm nghiêng 90 độ.
Trường hợp bướu ở 1/3 dưới thực quản chúng tôi mở
ngực trái rộng (posterolateral thoracotomy) ở khoảng
liên sườn 6. Với bướu ở 1/3 giữa thực quản chúng tôi
mở ngực phải cũng ở liên sườn 6. Đây là các đường
mổ kinh điển để vào thực quản. Thời gian mổ trung
bình kéo dài 2 giờ.
23
Hình 3. Mở ngực phải, bướu nằm ở 1/3 giữa thực
quản.
Hình 4. Bướu phát triển theo hình trôn ốc ở 1/3 giữa
thực quản.
Hình 5. Mặt cắt ngang của bướu.
-Săn sóc sau mổ: tương tự như các trường hợp
mổ thực quản ngả ngực khác. Dẫn lưu màng phổi
được rút bỏ sau 48 giờ.
-Tai biến và biến chứng: tất cả 10 trường hợp mổ
không có tai biến gì. Lượng máu mất không đáng kể.
Một trường hợp chúng tôi phải cắt một phần
niêm thực quản do bướu viêm dính và khâu lại.
Trường hợp này bị bục đường khâu phải mổ lại vào
ngày thứ 4 sau mổ để cách ly thực quản và dẫn lưu
màng phổi trái. Bệnh nhân bình phục và được xuất
viện sau 3 tuần, nuốt không còn nghẹn. Trong
vòng một năm sau bệnh nhân bị nhiều cơn viêm
phế-quản phổi điều trị bằng kháng sinh. Hai năm
sau, bệnh nhân bị áp xe phổi trái và mủ màng phổi
cùng bên. Phẫu thuật dẫn lưu màng phổi thất bại
khiến phải cắt toàn bộ phổi trái, sau đó bệnh nhân
bình phục hoàn toàn.
Các trường hợp đều không thấy triệu chứng bướu
tái phát, thời gian theo dõi dài nhất là 6 năm, ngắn
nhất là 3 tháng.
BÀN LUẬN
Năm 1797, Munro là người đầu tiên mô tả loại
bướu cơ trơn thành thực quản và năm 1863, Virchow
xác định tổn thương vi thể của bướu. Đây là loại bướu
lành ở thực quản có tỷ lệ cao (67%) trong 97% các
trường hợp bướu đơn độc và phát triển rất chậm
trong lớp cơ vòng của thực quản.
Tần suất của bướu cơ trơn thành thực quản là
1/1.119 khi phẫu nghiệm tử thi trong dân gian. Tỷ lệ
từ 3-10% bướu có thể nằm nhiều nơi trên thực quản.
80% bướu nằm ở đoạn giữa hoặc đoạn dưới của thực
quản. Theo Seremetis 1976, bướu thường ở 1/3 dưới
thực quản hơn. Chúng tôi có 9 /10 trường hợp bướu ở
1/3 dưới thực quản. Phái nam bị nhiều hơn nữ.
Serementis qua nghiên cứu 838 bệnh nhân
thấy có 47,5% nuốt nghẹn và 45% đau rát sau
xương ức. Hiếm hơn, có các triệu chứng như nôn
ra máu, nhiễm trùng phổi tái diễn, chèn ép tĩnh
mạch chủ trên.
Khi phát triển bướu nhô vào lòng thực quản nhưng
chỉ khi bướu có kích thước lớn hơn 5 cm mới làm nghẹt
lòng thực quản như theo Schmidt, 1961. Phần lớn bướu
có kích thước nhỏ và được tình cờ phát hiện.
24
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Theo Glanz và Grunebaum, 1977, bướu thay đổi
kích thuớc chậm trong nhiều năm. Lớp niêm mạc
phủ bên trên bướu thường nguyên vẹn và biến chứng
chảy máu rất hiếm khi xảy ra trừ khi bướu nằm hoặc
lan xuống vùng tâm vị hay dạ dày.
10% bướu phát triển tạo thành vòng làm nghẹt
thực quản, gây nuốt nghẹn, trường hợp này dễ nhầm
với tổn thương ung thư. Theo Barrett, 1964, có 2%
các trường hợp bướu lan ra trung thất dễ nhầm với
bướu trung thất hoặc phình động mạch chủ ngực nếu
có hiện tượng vôi hóa trong bướu.
Bướu cũng có thể phát triển và tăng trưởng theo
chiều trôn ốc chiếm một đoạn dài trên thực quản.
Khoảng 1% các trường hợp bướu có thể có cuống dài
hay ngắn, theo Barrett và Serementis, 1964. Một
bướu cơ trơn thành thực quản điển hình không có
cuống, sờ rắn, tròn và có nhiều múi. Khi xẻ ra, bướu
có màu trắng-xám gồm các sợi cơ trơn bọc trong một
vỏ mô xơ. Các bướu này có thể bóc nhân dễ. Nếu lấy
được trọn vẹn bướu thì không tái phát.
Theo Serementis và cộng sự thì trên vi thể bướu
gồm các tế bào hình thoi tẩm nhuận nhiều eosinophil.
Khi bướu lớn lên thì có hiện tượng tích tụ collagen và
có thể vôi hóa khiến 1,8% các trường hợp bướu có thể
thấy trên phim X quang ngực không sửa soạn.
X quang thực quản cản quang cho thấy hình
khuyết tròn, bờ đều, không nham nhở, có thể làm
hẹp lòng thực quản. Nội soi thực quản rất cần thiết
trong những trường hợp này vì chúng ta có thể phân
biệt, loại trừ một bướu ác tính thường phát triển trên
niêm mạc thực quản. Ở đây, nội soi chỉ nhìn thấy
bướu nhô vào trong lòng thực quản phủ lớp niêm
mạc hoàn toàn bình thường. Trong những tình
huống này, sinh thiết qua nội soi không giúp xác định
chẩn đoán vì bướu nằm sâu dưới lớp niêm mạc bình
thường và kềm sinh thiết có thể gây chảy máu nhiều.
Tất cả 10 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi đều
có X quang cản quang, nội soi thực quản và chỉ chẩn
đoán vi thể trên kết quả sinh thiết bệnh phẩm.
CT scan lồng ngực giúp chẩn đoán xác định và
loại trừ những thương tổn khác.
Về điều trị, các tác giả khuyên chỉ phẫu thuật bóc
bướu khi bướu gây triệu chứng khó chịu cho người
bệnh như nuốt nghẹn, đau ngực, chảy máu... Những
trường hợp không có triệu chứng chỉ nên theo dõi
định kỳ. Chúng ta cần lưu ý các rối loạn vận động của
thực quản kèm theo. Kỹ thuật thông dụng nhất là mổ
mở ngực và bóc nhân bướu. Hiếm khi bướu dính qua
niêm mạc phải cắt bỏ cả phần niêm mạc này. Cần
khâu niêm mạc thực quản cẩn thận để tránh bục
đường khâu rất nguy hiểm vì trở thành một biến
chứng nặng nề cho người bệnh như một trường hợp
chúng tôi đã gặp, rất may mắn là bệnh nhân đã bình
phục hoàn toàn.
Mổ qua nội soi lồng ngực chưa phổ biến.
Khó biết rõ tỷ lệ tái phát vì số trường hợp được
báo cáo trong y văn không nhiều. Tuy nhiên, các tác
giả đều đồng ý là nếu bướu được lấy trọn thì tỷ lệ tái
phát rất thấp. Thời gian theo dõi dài nhất của chúng
tôi là 6 năm, chưa có trường hợp nào tái phát.
KẾT LUẬN
Đây là bệnh lành tính rất hiếm thấy của thực
quản. Định bệnh trước mổ chủ yếu dựa vào X quang
thực quản cản quang và nội soi tiêu hoá trên. Khi
bệnh nhân có triệu chứng thì cách điều trị tốt nhất là
mổ bóc nhân bướu qua ngả ngực phải hoặc trái, tùy
theo vị trí của bướu. Kết quả rất tốt.
Nếu phải cắt một phần niêm mạc thực quản
chúng ta cần khâu cẩn thận để tránh bục đường
khâu. Đây là biến chứng rất nặng dễ gây tử vong. Một
lần nữa, cần nhấn mạnh là chúng ta chỉ mổ khi bệnh
nhân có triệu chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Paterson W.G, Mayland S, Merser C.D: The esophagus
in Thomson A.B.R – Shaffer E.A (eds): “ First
Principles of Gastroenterology. The basis of Disease
and an Approach to Management”. AstraZeneca
Canada Inc. pp. 125. 2000Inc.
2. Shamji F, Todd Th.R: Leiomyomata in Pearson F.G –
Hiebert Cl.A – Deslaurier J et al (eds): “Esophageal
Surgery”. Chrchill Livingstone Inc. pp. 529 - 535.
1995.
3. Yang P.S, Lee K.S, Lee S.J, Kim T.S et al: Esophageal
Leiomyoma: Radiologic Finding in 12 patients. Korean
J Radio 2: 132. 2001.
25
4. Aurea P, Grazia M, Petrella F et al: Cases report.
Giant leiomyoma of the esophagus. Eur J Cardiothorac
Surg. 22: 1008 1010. 2002.
6. Garcia R.P, Trelles F.S, Gomez J.Ch: Leiomyoma of
the esophagus: A propos of one case. Cirujano General
24: 225 – 228. 2002.
5. Kinstantakos A.K, Cerulli M.A, Talavera F et al:
Esophageal Leiomyoma. eMedicine.
2001.
7. Uddin S.A, Cooper G, Kuo J et al: Recurrent
respiratory infection due to an esophageal leiomyoma.
A case report.
1994.
26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_10_truong_hop_u_lanh_co_tron_thuc_quan.pdf