Nhạc tính trong thơ haiku của Matsuo Basho - Hà Thị Hải

Tài liệu Nhạc tính trong thơ haiku của Matsuo Basho - Hà Thị Hải: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 50 - 59 50 NHẠC TÍNH TRONG THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO Hà Thị Hải7 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Matsuo Basho là nhà thơ haiku lỗi lạc của đất nước Nhật Bản. Thơ haiku của ông rất giàu nhạc tính. Sự giàu có của nhạc tính trong thơ haiku Basho biểu hiện ở các sắc thái cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ và cách sử dụng từ tượng thanh, cách tổ chức ngôn ngữ chặt chẽ, sinh động của chủ thể sáng tạo như: Điệp từ, điệp lại câu thơ trong toàn bộ bài thơ, ngắt nhịp thơ. Từ khóa: Nhạc tính, thơ Matsuo Basho, thơ haiku 1. Đặt vấn đề Matsuo Basho là nhà thơ haiku lỗi lạc của đất nƣớc Nhật Bản. Cho đến ngày nay, thơ haiku của Basho vẫn lôi cuốn ngƣời đọc nhiều nƣớc trên thế giới bởi nội dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc của nó. Thơ haiku Basho là sản phẩm tinh thần riêng của ngƣời Nhật, là niềm tự hào của đất nƣớc Phù Tang, xứ sở hoa anh đào. Sự bí ẩn, chiều sâu triết lí trong nội dung và đặc biệt nghệ thuật độc...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhạc tính trong thơ haiku của Matsuo Basho - Hà Thị Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 50 - 59 50 NHẠC TÍNH TRONG THƠ HAIKU CỦA MATSUO BASHO Hà Thị Hải7 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Matsuo Basho là nhà thơ haiku lỗi lạc của đất nước Nhật Bản. Thơ haiku của ông rất giàu nhạc tính. Sự giàu có của nhạc tính trong thơ haiku Basho biểu hiện ở các sắc thái cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ và cách sử dụng từ tượng thanh, cách tổ chức ngôn ngữ chặt chẽ, sinh động của chủ thể sáng tạo như: Điệp từ, điệp lại câu thơ trong toàn bộ bài thơ, ngắt nhịp thơ. Từ khóa: Nhạc tính, thơ Matsuo Basho, thơ haiku 1. Đặt vấn đề Matsuo Basho là nhà thơ haiku lỗi lạc của đất nƣớc Nhật Bản. Cho đến ngày nay, thơ haiku của Basho vẫn lôi cuốn ngƣời đọc nhiều nƣớc trên thế giới bởi nội dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc của nó. Thơ haiku Basho là sản phẩm tinh thần riêng của ngƣời Nhật, là niềm tự hào của đất nƣớc Phù Tang, xứ sở hoa anh đào. Sự bí ẩn, chiều sâu triết lí trong nội dung và đặc biệt nghệ thuật độc đáo, giàu tính thẩm mĩ của thơ ông vẫn luôn là đề tài hấp dẫn để các nhà nghiên cứu tiếp tục khai thác, tìm hiểu. Ngôn ngữ thơ haiku của Basho không chỉ giàu chất họa mà còn giàu nhạc tính. Các nhà nghiên cứu thơ haiku Basho trƣớc đây nhƣ Nhật Chiêu, Lê Từ Hiển, Hà Văn Lƣỡng đã đề cập đến nhịp điệu thơ Basho qua cách ngắt nhịp, điệp câu. Kế thừa những ý kiến khái quát đó, dựa vào lí luận văn học, qua khảo sát cuốn Basho và thơ haiku, Nhật Chiêu (tuyển dịch), Nhà xuất bản Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, ngƣời viết nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, chi tiết hơn nhạc tính trong thơ haiku của Matsuo Basho, giúp ngƣời đọc thấy đƣợc cảm xúc thăng hoa cùng với cách sử dụng từ ngữ, cách tổ chức ngôn ngữ chặt chẽ và sinh động trong thơ Basho đã tạo nên sự âm vang, lan tỏa, đầy chất nhạc, khiến cho thơ ông phong phú, giàu sức quyến rũ và lôi cuốn lòng ngƣời. 2. Nội dung chính 2.1. Vài nét về nhạc tính trong thơ Nhạc tính trong thơ là “tính chất âm nhạc” [10] trong thơ. Trên thực tế, thơ ca luôn gắn bó chặt chẽ với âm nhạc. Nếu văn học sử dụng ngôn từ làm chất liệu, phƣơng tiện để xây dựng hình tƣợng, để biểu đạt tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời thì “âm nhạc sử dụng âm thanh, cụ thể là nó sử dụng cơ cấu giai điệu, âm điệu, nhịp điệu, âm sắc, cường độ... được phát ra từ giọng nói con người, gắn liền với ngôn ngữ và lệ thuộc một mức độ quan trọng vào ngôn ngữ, hoặc phát ra từ những công cụ nhân tạo đặc thù (gọi là nhạc cụ) để chuyển tải, biểu đạt cảm xúc của người nghệ sĩ tới người nghe” [6]. Âm nhạc là ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn, qua thính giác nó tác động vào tận ngóc ngách của tâm linh. 7 Ngày nhận bài: 14/4/2017. Ngày nhận đăng: 22/9/2017 Liên lạc: Hà Thị Hải, e - mail: hathihai0265@gmail.com 51 Văn học, nhất là thơ ca luôn có quan hệ mật thiết với âm nhạc. Nhà thơ Eliot thuộc trƣờng phái hiện đại nƣớc Anh từng nói: “Tôi cho rằng, nhà thơ nghiên cứu âm nhạc sẽ có nhiều thu hoạch... Âm nhạc sẽ cho nhà thơ cảm giác tiết tấu và cảm giác kết cấu” [9]. Văn học đã vay mƣợn kết cấu và tiết tấu của âm nhạc. Ngay trong thời kì thơ ấu của nhân loại, thơ ca, âm nhạc, vũ đạo kết hợp với nhau, dùng để tế lễ và chào mừng. Trong xã hội phong kiến thơ ca và âm nhạc cũng gắn bó với nhau chặt chẽ. Kinh thi, tập thơ đầu tiên của Trung Quốc, bài nào cũng đƣợc phổ nhạc. Thơ ca và âm nhạc cùng diễn tả trực tiếp thế giới tâm hồn, nhịp đập trái tim của con ngƣời. Trong quá trình sáng tạo thơ ca, âm thanh đƣợc coi nhƣ cội nguồn của trực cảm sáng tạo. Âm thanh vừa khơi nguồn cảm hứng, vừa tạo trạng thái hƣng phấn cho nhà thơ. Puskin nhấn mạnh, khi sáng tác, đầu óc nhà thơ tràn đầy âm thanh trong trạng thái hƣng phấn. Sinle yêu cầu mỗi bài thơ phải gây đƣợc một ấn tƣợng về âm nhạc hoặc gợi ý ban đầu là một ấn tƣợng âm nhạc [9]. Nhạc tính trong thơ biểu hiện trƣớc hết trong nội dung thơ. Nhạc tính biểu hiện ở thế giới cảm xúc của chủ thể trữ tình, theo nhà thơ Lê Đức Thọ, là nhạc bên trong và đây là loại nhạc rất quan trọng: Nhờ có nhịp điệu bên trong tâm hồn nhà thơ mà hiện thực đƣợc miêu tả không còn chung chung, dễ dãi nữa. Càng ngày, thơ càng phá tung những khuôn khổ hình thức cũ để giãi bày tự do cảm xúc, liên tƣởng và tƣởng tƣợng của nhà thơ. Nhƣng dù không còn cái nhạc bên ngoài (đƣợc tạo nên bởi dùng từ tƣợng thanh, từ láy, việc tổ chức nhịp, vần, ngữ điệu, cấu trúc câu...), thơ vẫn còn chất nhạc bên trong (nhạc bên trong là bản chất tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ: Buồn vui, sôi nổi, mỏi mệt, bâng khuâng, hồi hộp, lo lắng, nuối tiếc...). Nhạc điệu bên trong gắn với nhịp tim, nhịp thở. Nhạc điệu bên trong chính là bản chất của trình độ thẩm mĩ, suy tƣởng, xúc cảm. Nhạc bên trong là sinh khí, tạo sức sống, sức hấp dẫn bền lâu cho thơ. Chỉ có nhạc bên ngoài mà thiếu nhạc bên trong thì câu thơ kêu mà rỗng [5]. Quan điểm về nhạc bên trong của thơ đã đƣợc lí luận đề cập đến một cách sâu sắc: “Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm” [8] khúc xạ nhịp đập của trái tim khi xúc động. Chính cảm xúc, tâm trạng đƣợc phản ánh trong thơ đã tạo nên nhạc tính cho bài thơ. Cảm xúc của con ngƣời thƣờng đầy đủ mọi cung bậc: Vui, buồn, tức giận, lo âu, khắc khoải, bâng khuâng, trông ngóng, giục giã... giống nhƣ bản nhạc với những âm thanh cao thấp khác nhau. Ví dụ đoạn thơ đầu trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm: Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong. Nhạc điệu của cảm xúc trong đoạn thơ này là nhạc điệu bâng khuâng, buồn, băn khoăn, lƣu luyến, luyến tiếc... Không có nhạc điệu của tâm hồn thì đoạn thơ không thể gợi đƣợc liên tƣởng rộng rãi và không thể làm say lòng độc giả đến nhƣ vậy đƣợc. Trong thơ, luật hòa thanh khá quan trọng. Luật hòa thanh chủ yếu nói đến việc tổ chức nhịp điệu, vần, ngữ điệu trong thơ, sao cho hài hòa về âm thanh, đủ sức thể hiện đƣợc tứ thơ 52 trong khi sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Khi sáng tác thơ ca, các nhà thơ đã triệt để khai thác những khả năng của âm nhạc để vận dụng vào thơ văn. Tính nhạc trong thơ còn biểu hiện trong cách hiệp vần, ngắt nhịp, phối thanh... Nhạc tính trong thơ là khúc nhạc của cảm xúc, của tâm hồn và tài năng tổ chức từ ngữ, câu thơ, dòng thơ, bài thơ của nhà thơ. 2.2. Biểu hiện của nhạc tính trong thơ haiku của Matsuo Basho Ngôn ngữ thơ haiku của Basho giàu nhạc tính. Nhiều bài thơ của Basho chất nhạc toát lên từ nội dung cảm xúc: Oki yo oki yo waga tomo ni sen neru kochô. Dậy đi thôi cùng ta kết bạn cánh bƣớm ngủ say ơi. Bài thơ nhƣ một lời giục giã (Oki yo oki yo - dậy đi, dậy đi), mời gọi da diết thể hiện ƣớc muốn đƣợc giao hòa, san sẻ, gắn bó của con ngƣời với thiên nhiên vạn vật. Bản thân cảm xúc đó đã mang chất nhạc rồi. Bài thơ sau của Basho: Sabishisa wo tote kurenu ka kiri hitoha. Một lá ngô đồng rơi mà sao bạn không đến bên nỗi buồn tôi. Viết về mùa thu với hình ảnh chiếc lá ngô đồng rơi đã gợi nỗi buồn man mác lan tỏa ngay từ câu thơ đầu. Hai câu thơ sau biểu lộ sự băn khoăn, tự vấn và cả sự hờn trách của chủ thể trữ tình khi không có ai để chia sẻ nỗi buồn. Sự cô đơn, trống trải tràn ngập bài thơ. Nhạc trong thơ là nhạc của cảm xúc và tâm hồn. Nỗi buồn, sự cô đơn trống trải trong bài thơ vang lên khúc nhạc buồn nhẹ nhàng lan tỏa ở câu thơ thứ nhất, xoáy sâu ở câu thơ thứ hai và lặng xuống ở câu thơ thứ ba. Thơ haiku của Basho chủ yếu là những khúc nhạc buồn, êm ả, sâu lắng vang lên từ đáy sâu tâm hồn với những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, tạo vật trƣớc sự biến chuyển của vũ trụ trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông: Ganjitsu ya omeoba sabishi aki no kure. 53 Ngày đầu xuân sao mà tôi nhớ chiều thu cô đơn. và Shiratsuyu ni sabishiki aji wo wasururu na. Không bao giờ quên mùi vị cô đơn của giọt sƣơng trắng. Đọc những câu thơ diễn tả cảm xúc của Basho, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc những cung bậc cảm xúc mà tác giả đã trải qua, cảm thấy dƣờng nhƣ mình đang cùng sống trong thế giới tâm tƣởng của tác giả, cùng buồn trƣớc mùa thu, cùng cô đơn khi bạn không đến, cùng giục giã, mong muốn đƣợc kết bạn... Nhạc điệu của tâm hồn đã gắn kết nhà thơ với độc giả. Tính nhạc trong thơ haiku của Basho rất đa dạng, tƣơng ứng với sự đa dạng của cảm xúc dâng trào. Nhạc tính trong thơ haiku của Basho không chỉ biểu hiện ở tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ mà còn biểu hiện ở những từ tƣợng thanh, ở âm thanh của cuộc sống mà ông miêu tả. Có thể khẳng định thơ haiku của Basho tràn đầy âm thanh của cuộc sống. Basho miêu tả một thế giới âm thanh của tự nhiên hết sức sống động nhƣ tiếng chim oanh (uguisu) hót: Ôi chim oanh hát trước rừng trúc sau hàng liễu xanh. Tiếng ve kêu (semi no koe): Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm. Tiếng ve mải mê không hề để lộ cái chết gần kề. Tiếng chim nhạn kêu: Biển tối dần tiếng kêu chim nhạn trắng màu trong đêm. 54 Đặc biệt, tiếng chim cu hót (hototogisu) xuất hiện “đậm đặc” trong thơ haiku của Basho: Tiếng chim cu đi chênh chếnh trên mặt hồ. Ôi chim cu bay lượn và ca hát bận rộn xiết bao. Vang tiếng chim cu và lá diên vĩ vươn năm bộ cao. Trong 126 bài thơ bản dịch của Nhật Chiêu có đến hàng chục bài miêu tả tiếng chim cu - loài chim báo hiệu mùa hè, loài chim rất đƣợc thơ tanka và haiku ƣa chuộng. Basho còn miêu tả âm thanh của vũ trụ nhƣ tiếng thác đổ: Đây và đó âm thanh thác đổ lá non tràn đầy. Tiếng gió: Mùa đông vò võ thế gian một màu và âm thanh gió. Tiếng mƣa đá: Ôi dữ dội tiếng mưa đá đập lên ô tôi. Trong thơ Basho, bên cạnh âm thanh của tự nhiên là âm thanh của cuộc sống thƣờng ngày nhƣ tiếng rao của ngƣời bán cá: Tiếng rao người bán cá hòa trong tiếng chim cu vang vang mùa hạ. Tiếng chuông chùa (kane): Tiếng chuông chùa tan 55 hương hoa đào buổi tối như còn ngân vang. Hoa đào như áng mây xa chuông đền Ueno vang vọng hay đền Asakura. Tiếng chày giã gạo: Gần sáng, trăng năm sắp hết tiếng chày giã gạo. Tiếng gà gáy: Mưa đổ trên chuồng bò tiếng gà ó o. Có những bài thơ Basho miêu tả âm thanh lắng đọng, thẳm sâu: Shizukasa ya iwa ni shimi iru semi no koe. Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngâm. Bài thơ vẽ nên một khung cảnh buồn, heo hút, vắng lặng với hiệu quả độc đáo của âm thanh tiếng ve kêu (semi no koe). Tiếng ve xuyên vào cõi cô tịch, thâm u của thiên nhiên làm cho đá núi nhƣ mềm ra. Còn gì mỏng manh hơn tiếng kêu của con ve tận sâu trong rừng vắng. Tiếng kêu ấy dội qua muôn trùng vách đá, lắng đọng, thẳm sâu càng làm nổi bật không gian cô tịch, vô định, vắng lặng. Ở đây có sự đối lập giữa cái mỏng manh nhƣng mềm mại, có phẩm tính lan tỏa (tiếng ve) với cái bất động, cứng lạnh (đá núi). Sự đối lập ấy cho thấy sự huyền nhiệm của sự sống. Tiếng ve xuyên qua đá núi, lắng đọng vào tâm thức ngƣời đọc, tan biến trong biển Thiền thẳm sâu, tịch liêu. Khi con ngƣời và sự vật ở trong cảnh cô liêu, tĩnh lặng sâu xa cũng là lúc tất cả đã chìm vào hƣ vô, thoát khỏi bản ngã để tiến đến trạng thái vô ngã. Bài thơ thấm đẫm chất Sabi - niềm cô tịch vô ngã và mang màu sắc Thiền tông khá đậm. Âm thanh tiếng ve trong bài thơ tạo nên khúc nhạc buồn, lắng đọng mà thẳm sâu. Sự hòa âm trong miêu tả âm thanh của thơ Basho cũng tạo nên hiệu quả nhất định trong việc thể hiện tính nhạc: Tiếng rao người bán cá hòa trong tiếng chim cu 56 vang vang mùa hạ. Âm thanh tiếng rao ngƣời bán cá và âm thanh tiếng chim cu hòa vào nhau tạo nên khúc nhạc rộn ràng, tƣơi vui mà giản dị của cuộc sống. Chất nhạc trong thơ Basho không chỉ biểu hiện ở cảm xúc của tác giả, ở cách dùng từ tƣợng thanh mà còn biểu hiện ở sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Trùng điệp là một đặc điểm của ngôn ngữ thơ. Sự trùng điệp của âm vận, trùng điệp ở nhịp, trùng điệp ở ý thơ, trùng điệp của câu thơ hoặc một bộ phận của câu có tác dụng tạo những nhịp điệu tƣơng ứng trong suốt bài thơ, tạo những tiếng vang, tiếng rung vốn không có trong yếu tố cá biệt khi đứng riêng lẻ. Thơ khác với văn xuôi chủ yếu ở nhịp điệu, nhịp điệu là linh hồn của thơ. Có thể nói thơ là văn bản đƣợc tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ. Nhiều bài thơ haiku của Basho có cấu trúc trùng điệp. Ví dụ: Kyô nite mo kyô natsukashi ya hototogisu. Ở kinh đô cũng nhớ tiếc kinh đô chim đỗ quyên. Basho sống ở Kyoto từ thời trẻ (từ năm hai mƣơi hai tuổi đến năm hai mƣơi tám tuổi), sau đó lên Edo (nay là Tokyo). Hai mƣơi năm sau, cuối đời trở lại thăm Kyoto ông đã viết nên bài thơ này. Bài thơ điệp lại hai lần từ “kyô” (Kyoto - kinh đô, cố đô của Nhật Bản) tạo nên một kiến trúc câu âm vang, tràn đầy chất nhạc biểu hiện nỗi nhớ da diết quá khứ đã qua của chủ thể trữ tình. Câu thơ đầu miêu tả không gian, địa điểm đến của chủ thể trữ tình: Kinh đô Kyoto, nơi Basho sống một thời trai trẻ. Câu thơ thứ hai thể hiện cảm xúc, nỗi niềm nhớ tiếc Kyoto. Câu thơ cuối nhắc đến loài chim quen thuộc, rất nổi tiếng trong thơ tanka và haiku của ngƣời Nhật Bản: Hototogisu (chim đỗ quyên, chim cu). Basho quay trở lại kinh đô Kyoto sau hai mƣơi năm xa cách, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà nhớ Kyoto năm nào. Âm thanh tiếng chim hót đã đánh thức cảm xúc của nhân vật trữ tình, gợi lên nỗi nhớ về một thời quá khứ, một thời tuổi trẻ. Trong bài thơ, tác giả nói đến tiếng chim hototogisu hót, khiến cho chủ thể trữ tình ở kinh đô mà nhớ kinh đô: Ở giữa kinh đô ngày nay mà nhớ kinh đô ngày xƣa, một kinh đô đầy kỉ niệm gắn với một thời trai trẻ. Đó là tiếng chim hay là tiếng ngƣời? Điều ấy mơ hồ không biết đƣợc, có thể là cả hai. Đó có thể là tiếng lòng của tác giả nhớ kinh đô ngày xƣa, một kinh đô đầy kỉ niệm, một kinh đô đã qua rồi... Hai mƣơi năm đã trôi qua, kinh đô đã có nhiều thay đổi, ngƣời đi xa lâu ngày trở về có lẽ đang dạo bƣớc trên đƣờng phố kinh đô và cố tìm lại dấu vết của đƣờng xƣa, phố cũ, cũng có thể cả ngƣời xƣa nữa... Bài thơ không nói cụ thể nhân vật trữ tình nhớ điều gì ở kinh đô, đây là điều mơ hồ, là khoảng trống để cho độc giả phải suy ngẫm, liên tƣởng, tƣởng tƣợng. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, sự nhớ tiếc quá khứ của nhân vật trữ tình và sự vô thƣờng của thế gian. 57 Điệp từ “kyô” đã tạo thêm chất nhạc cho bài thơ, góp phần biểu hiện cảm xúc nhớ tiếc quá khứ của chủ thể trữ tình, làm tăng thêm âm hƣởng buồn da diết toát lên từ bài thơ. Trong bài thơ Đã từng, Xuân Diệu đã điệp lại từ “đã từng” gần nhƣ trong toàn bộ bài thơ: Tôi đã từng yêu, đã biết yêu Đã từng thương nhớ những buổi chiều Đã từng thao thức bao đêm trắng Đã từng tận hiểu nghĩa chữ yêu Đã từng già đi trước tuổi đời Đã từng đau khổ mãi không thôi Đã từng dang dở bao oan trái Nước mắt trào rơi giữa cuộc đời. Điệp từ “đã từng” đƣợc nhắc lại nhiều lần làm nổi bật sự từng trải của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình đã nếm trải tất cả những ngọt ngào, chua chát, đắng cay, cả hạnh phúc và khổ đau trong cuộc sống. Kiểu trùng điệp từ nhƣ trên chẳng những làm cho những chữ rất thông thƣờng bỗng có âm vang khác lạ, tạo nên chất nhạc đậm đà cho bài thơ mà còn làm cho bài thơ liền mạch, giúp biểu đạt rõ nét nhất nội dung cảm xúc của nhà thơ. Cái đẹp trùng điệp của ngôn ngữ thơ Basho không chỉ do nhà thơ có ý thức láy đi láy lại một từ mà có khi còn do nhà thơ láy lại toàn bộ câu thơ trong cả bài thơ: Matsushima ya a Matsushima ya Matsushima ya. Kìa Tùng Đảo ô kìa Tùng Đảo kìa Tùng Đảo. Điệp lại toàn bộ câu thơ trong cả bài thơ hiếm gặp trong thơ ca nói chung. Toàn bài thơ của Basho điệp lại câu thơ thứ nhất “Matsushima ya” tạo nên sự độc đáo về nội dung và sự đặc sắc trong chất nhạc của bài thơ. Bài thơ vang lên tiếng reo hân hoan, đầy thán phục của nhân vật trữ tình trƣớc một danh lam thắng cảnh tuyệt vời có một không hai của Nhật Bản, đó là Matsushima - thắng cảnh thần tiên, nơi hội tụ mọi vẻ đẹp của thiên nhiên: Biển xanh tuyệt đẹp bao bọc những hòn đảo xinh xắn với đủ mọi hình thù, bầu trời trong xanh, sóng biển rì rào, màu xanh của cây tùng trên đảo... Tất cả gợi nên vẻ đẹp duyên dáng của Matsushima - kì quan tuyệt tác của thiên nhiên Nhật Bản. Chất nhạc của bài thơ âm vang, lan tỏa từ chính sự độc đáo trong nghệ thuật trùng điệp của nhà thơ. Chất nhạc trong thơ Basho còn biểu hiện ở cách ngắt nhịp. Một bài thơ haiku chuẩn thƣờng ngắt nhịp ở vị trí năm và mƣời hai, nghĩa là sau dòng thứ nhất và dòng thứ hai: 58 Samazama no/ koto omoichasu/ sakura kana. Nhiều điều xiết bao/ gợi hồn ta nhớ/ những cánh hoa đào. Sau khi đi thăm Kasshima và Yoshino, Basho trở về lâu đài xƣa ở Iga vào giữa mùa xuân, đứng dƣới hàng cây anh đào mà hơn hai mƣơi năm trƣớc, ông và ngƣời bạn thân thiết, yểu mệnh là Yoshitada (chết lúc hai tƣ tuổi) từng vui đùa học tập. Bùi ngùi, nhớ tiếc kỉ niệm xƣa, ông đã sáng tác bài thơ này. Cách ngắt nhịp thành ba đoạn trong bài thơ tạo nên âm điệu trầm lắng, buồn thƣơng man mác khi đọc lên. Nhạc tính trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu rất độc đáo. Bài thơ Việt Bắc với tình thơ tha thiết, điệu thơ êm ái, là một ca khúc trữ tình nồng nàn và sôi nổi bậc nhất trong thơ ca cách mạng hiện đại Việt Nam. Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi ngọt ngào: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Sự láy đi láy lại “Mình về mình có nhớ...” vang lên nhƣ một niềm day dứt khôn nguôi của ngƣời ở lại. Hai câu hỏi da diết vang lên, một câu hỏi về thời gian, một câu hỏi về không gian gói gọn cả một thời cách mạng, một vùng cách mạng và tâm trạng buồn day dứt khi chia ly của ngƣời ở lại. Nếu ở bốn câu đầu với nhịp thơ lục bát đều đặn, nhịp nhàng diễn tả nỗi niềm day dứt, bâng khuâng của ngƣời ở lại thì đến hai câu thơ tiếp theo: Áo chàm đưa/buổi phân li Cầm tay nhau/biết nói gì/hôm nay... nhịp thơ đã có sự thay đổi. Nhịp thơ ở hai câu thơ này đã diễn tả thần tình một thoáng ngập ngừng pha chút bối rối của ngƣời đi. Chút ngập ngừng này tạo ra một phút lặng cho chuỗi câu hỏi tiếp theo đƣợc vang lên dồn dập, tha thiết hơn. Nhƣ vậy, nhạc tính trong thơ là khúc nhạc của cảm xúc, của tâm hồn và tài năng tổ chức từ ngữ, câu thơ, dòng thơ, bài thơ của nhà thơ. Nhạc tính trong thơ haiku của Basho rất đa dạng, tƣơng ứng với sự đa dạng của cảm xúc dâng trào. Sự giàu có của nhạc tính trong thơ haiku Basho thể hiện các sắc thái tâm trạng của nhà thơ đồng thời thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của chủ thể sáng tạo. 3. Kết luận Tài năng sáng tạo bậc thầy của Basho thể hiện rõ trong lĩnh vực ngôn ngữ. Basho đã để lại các ẩn ý vào từng câu chữ nhỏ nhắn, giản dị. Đọc và suy ngẫm kĩ sẽ nhận thấy ngôn ngữ 59 thơ haiku Basho giàu nhạc tính và cũng thật tinh tế, sâu sắc. Từng từ ngữ, từng bức tranh phong cảnh nhỏ nhắn tƣởng nhƣ không nói gì nhƣng lại gợi nhiều điều qua cách miêu tả màu sắc, đƣờng nét, ánh sáng, âm thanh của cuộc sống và khúc nhạc của tâm hồn Basho - một tâm hồn tinh tế mà thẳm sâu trƣớc sự vận động, biến chuyển của thiên nhiên, tạo vật. Cảm xúc tinh tế qua nhịp đập con tim đƣợc bộc lộ cùng với cách sử dụng từ ngữ điêu luyện, biến hóa, cách tổ chức ngôn ngữ sinh động và độc đáo trong thơ Basho đã tạo nên chất nhạc trong thơ của ông, khiến cho thơ haiku Basho luôn làm say lòng mọi thế hệ độc giả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhật Chiêu (2003). Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [2] Nhật Chiêu (1994). Basho và thơ haiku. Nhà xuất bản văn học, Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Lê Bá Hán (Chủ biên) (1997). Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. [4] Lê Từ Hiển (2007). Haiku hoa thời gian. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [5] Bùi Công Hùng (2000). Quá trình sáng tạo thơ ca. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội. [6] Đỗ Văn Khang (2002). Mỹ học đại cƣơng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. [7] Hà Văn Lƣỡng (2010). “Những sắc thái thẩm mĩ trong thơ haiku”. Truy cập tại: httt:/tapchisonghuong.com.vn. [8] Phƣơng Lựu (2003). Lý luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [9] Hồ Á Mẫn (2011). Giáo trình văn học so sánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [10] Hoàng Phê (chủ biên) (1992). Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Trần Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. THE MUSICAL ASPECTS IN HAIKUS BY MATSUO BASHO Ha Thi Hai Tay Bac University Abstract: Matsuo Basho is a brilliant haiku poet of Japan. His haiku poems are plentiful musical. The musical richness of his haikus is shown in the poet’s mood and feeling aspects, and how to use onomatope, the way to organize language prudently and lively by formative subject, such as repeating letter, repeating the sentence through all poems, breaking the rhythm, so on and so forth. Keywords: Musical, Matsuo Basho, haiku.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_3138_2135944.pdf
Tài liệu liên quan