Tài liệu Nhà tuyển dụng muốn gì ở bản CV của bạn: Nhà tuyển dụng muốn gì ở bản
CV của bạn
CV thường được thiết kế để làm một điều quan trọng duy nhất: giúp bạn được gọi
vào vòng phỏng vấn. Trung bình nhà tuyển dụng sẽ dành khoảng từ 20-30 giây để
“lướt” một bản CV, điều đó có nghĩa bạn cần phải tạo ấn tượng một cách nhanh
chóng với nhà tuyển dụng.
CV thường được thiết kế để làm một điều quan trọng duy nhất: giúp bạn được gọi
vào vòng phỏng vấn. Trung bình nhà tuyển dụng sẽ dành khoảng từ 20-30 giây để
“lướt” một bản CV, điều đó có nghĩa bạn cần phải tạo ấn tượng một cách nhanh
chóng với nhà tuyển dụng.
Nhưng làm cách nào để bạn biết được nhà tuyển dụng thực sự muốn tìm kiếm gì
trong hàng trăm bản CV họ có trong tay và làm cách nào để CV của bạn được lọc
ra, được lựa chọn vào vòng tiếp theo? Những gợi ý sau sẽ giúp bạn có được lợi thế
hơn đối với những đối thủ cạnh tranh.
Lời tuyên bố cá nhân
Đây là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ấn tượng. Nếu bạn gặp bất cứ một sai lầm nào
đó, cơ hội được mời đến phỏng vấn c...
6 trang |
Chia sẻ: tranhong10 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà tuyển dụng muốn gì ở bản CV của bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà tuyển dụng muốn gì ở bản
CV của bạn
CV thường được thiết kế để làm một điều quan trọng duy nhất: giúp bạn được gọi
vào vòng phỏng vấn. Trung bình nhà tuyển dụng sẽ dành khoảng từ 20-30 giây để
“lướt” một bản CV, điều đó có nghĩa bạn cần phải tạo ấn tượng một cách nhanh
chóng với nhà tuyển dụng.
CV thường được thiết kế để làm một điều quan trọng duy nhất: giúp bạn được gọi
vào vòng phỏng vấn. Trung bình nhà tuyển dụng sẽ dành khoảng từ 20-30 giây để
“lướt” một bản CV, điều đó có nghĩa bạn cần phải tạo ấn tượng một cách nhanh
chóng với nhà tuyển dụng.
Nhưng làm cách nào để bạn biết được nhà tuyển dụng thực sự muốn tìm kiếm gì
trong hàng trăm bản CV họ có trong tay và làm cách nào để CV của bạn được lọc
ra, được lựa chọn vào vòng tiếp theo? Những gợi ý sau sẽ giúp bạn có được lợi thế
hơn đối với những đối thủ cạnh tranh.
Lời tuyên bố cá nhân
Đây là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ấn tượng. Nếu bạn gặp bất cứ một sai lầm nào
đó, cơ hội được mời đến phỏng vấn của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
Nhà tuyển dụng cần có lý do để tiếp tục đọc phần lại của bản CV. Họ dường như ít
quan tâm đến những gì bạn mong muốn trong sự nghiệp của mình. Họ muốn biết
những gì bạn sẽ làm cho họ, làm thế nào bạn có thể đem lại lợi nhuận cho họ. Hầu
hết ứng viên không nắm được điều này, bản CV của họ rơi vào một cái bẫy: định
hướng bản thân.
Chẳng hạn những câu và cụm từ phát biếu về bản thân như: “Tìm kiếm những cơ
hội thể hiện kiến thức bản thân là mục tiêu nghề nghiệp của tôi” hay “tìm kiếm
một cơ hội thử thách bản thân là mục đích của tôi trong thời gian tới”bạn cần
phải tránh sử dụng vì nó hoàn toàn tập trung để nói về bạn. Thay vào đó, lời phát
biểu cá nhân của bạn cần phải tạo ra giống như một lời quảng cáo bắt mắt như
kiểu: Nếu bạn mua sản phẩm này bạn sẽ nhận được những lợi ích vô cùng cụ thể
và đặc biệt
Lịch sử và kinh nghiệm làm việc
Nhà tuyển dụng dành nhiều thời gian để xem xét phần này hơn bất kỳ một phần
nào khác trong CV của bạn. Do đó trong phần này bạn phải đưa ra được những
“bằng chứng” thuyết phục rằng bạn là một ứng viên phù hợp.
Phần này cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Tại sao nhà tuyển dụng nên
chọn bạn chứ không phải bất kỳ một ứng viên nào khác? Làm thế nào bạn có thể
làm ra lợi ích cho công ty? Điều gì là duy nhất và nổi bật ở bạn? Làm thế nào bạn
có thể đáp ứng được những yêu cầu của họ? Các nhà tư vấn tuyển dụng khuyên
bạn rằng hãy để cho nhà tuyển dụng có cảm giác như đang đọc một câu chuyện về
bạn khi đọc phần nói về lịch sử và kinh nghiệm làm việc. Hãy bắt đầu với công
việc gần nhất của mình, tiếp sau đó là những công việc khác với thứ tự thời gian
đảo ngược.
Kinh nghiệm và thành công trong công việc gần đây cần được dành nhiều sự đầu
tư nhất, vì đó là kinh nghiệm và kỹ năng bạn đạt được trong cả một quá trình công
tác, nó là nhân tố lớn nhất xác định bạn có phù hợp với vị trí họ đang tuyển hay
không, các công việc trước đó chỉ có giá trị như một sự tham khảo thêm.
Bất kể bạn tìm cách gây ấn tượng thế nào về bản CV của mình cần phải tuân thủ
một nguyên tắc: không nói khống, nói dối về khả năng của mình, bởi vì nhà tuyển
dụng sẽ cực kỳ khó chịu khi phát hiện ra bạn đang cố tô vẽ bản thân. Với họ đó
chẳng khác nào một sự lừa đảo và hành vi gian dối. Trong một cuộc khảo sát tại
Anh mới đây được thực hiện bởi: “Nhóm tư vấn rủi ro” đã chỉ ra rằng có đền 50%
số CV ở Anh chứa đựng ít nhất một chi tiết không đúng sự thật. Tất cả những
trường hợp này nếu may mắn lọt vào vòng phỏng vấn đều ít nhiều bị nhà tuyển
dụng phát hiện ra và họ lấy đây là một yếu tố đánh giá “lương tâm” nghề nghiệp
của ứng viên.
Học vấn
Tìm kiếm việc làm giống như một trò chơi có người mua và kẻ bán trên thị trường.
Bạn là người bán và nhà tuyển dụng là người mua. Để làm cho mình hấp dẫn hơn
các đối thủ cạnh tranh bạn cần sử dụng hết những công cụ bạn có trong kho vũ khí
của bạn.
Nếu bạn tốt nghiệp ở một trường đại học được đánh giá cao, với kết quả học tập
xuất sắc hoặc đang theo học một khóa học hướng đến một trình độ chuyên môn
cao phục vụ cho vị trí đang tuyển dụng, bạn nên nhấn mạnh điều này ở phần đầu
của bản CV. Tuy nhiên nếu quá trình làm việc và những kinh nghiệm có được là
điều bạn muốn nhấn mạnh và “khoe” với nhà tuyển dụng, bạn nên đặt phần này
lên đầu bản CV, phần trình bày về học vấn nên đặt ở cuối - như là một nội dụng có
tính chất tham khảo thêm.
Kỹ năng
Phần này nhấn mạnh lợi thế của bạn như một nhân viên tiềm năng. Hãy làm cho
nó thật đơn giản để nhà tuyển dụng có thể nhận biết một cách dễ dàng tài năng của
bạn và thật rõ ràng về những gì bạn có thể cống hiến được cho công ty của họ.
Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ở phần này như là một nội dung trả lời cho câu hỏi:
Họ sẽ nhận lại được những gì khi đầu tư vào bạn.
Nếu bạn không rõ vị trí này cần những kỹ năng gì vì mục thông tin tuyển dụng của
họ cung cấp quá ít thông tin, hãy tìm kiếm ở những vị trí tuyển dụng tương tự của
những công ty khác. Sau khi đã liệt kê những kỹ năng đòi hỏi từ những công việc
tương tự, hãy tìm xem những kỹ năng nào bạn có thể đáp ứng. Liệt kê những kỹ
năng đó theo những danh mục rõ ràng như: kỹ năng liên quan đến chuyên môn, kỹ
năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp, hợp tác
Đừng quên độc giả của bạn là ai
Nhà tuyển dụng đã mất thời gian để tìm hiểu CV của bạn, và họ không muốn có
cảm giác như đang đọc một bảng kiệt kê khách mời trong một đám cưới hay một
thực đơn cho một bữa tiệc.
Hãy đảm bảo rằng bản CV của bạn ngắn gọn nhưng rõ ràng và hướng tới những
mục tiêu mà nhà tuyển dụng đang kiếm tìm. Cho dù bạn thiết kế bản CV của mình
theo phương thức nào, điều quan trọng nhất là hãy làm thỏa mãn nhà tuyển dụng
bằng cách trả lời ba câu hỏi mà họ đặt ra: Bạn có thể làm được gì cho tôi? Bạn đã
làm được những gì trước đó? Bạn có thể lặp lại những thành công của mình một
lần nữa cho công ty của tôi hay không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nha_tuyen_dung_0458.pdf