Tài liệu Nhà hàng Việt Nam - Một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật: Xó hội học, số 1(113), 2011
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
51
Nhà hàng Việt Nam - một hiện t−ợng về vốn xã hội của
ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật
Hirasawa Ayami*
1. Giới thiệu
Bài viết này phân tích tình hình vốn xã hội của ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật
thông qua phỏng vấn các chủ nhà hàng ng−ời Việt định c− ở Nhật1.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, “ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật” chỉ (1) những
ng−ời tr−ớc đây là thuyền nhân quyết định định c− ở Nhật và (2) gia đình của họ (những
ng−ời thuộc diện ‘ODP’2, những ng−ời đến Nhật để kết hôn với những ng−ời Việt Nam đã
sống ở Nhật, v.v.), (3) những ng−ời tr−ớc đây ở trại tị nạn n−ớc ngoài và đến Nhật định c−,
và (4) những ng−ời vốn là du học sinh đến Nhật tr−ớc năm 1975.
Theo Granovetter, con ng−ời bị đặt vào các mối quan hệ xã hội - ông gọi là “sự bị
ràng buộc” (embeddedness), và các mối quan hệ xã hội đó quy định hành động và thói
quen của chúng ta (Granovetter,1985:482). Để khảo sát hoạt động ...
15 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhà hàng Việt Nam - Một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 1(113), 2011
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
51
Nhà hàng Việt Nam - một hiện t−ợng về vốn xã hội của
ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật
Hirasawa Ayami*
1. Giới thiệu
Bài viết này phân tích tình hình vốn xã hội của ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật
thông qua phỏng vấn các chủ nhà hàng ng−ời Việt định c− ở Nhật1.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, “ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật” chỉ (1) những
ng−ời tr−ớc đây là thuyền nhân quyết định định c− ở Nhật và (2) gia đình của họ (những
ng−ời thuộc diện ‘ODP’2, những ng−ời đến Nhật để kết hôn với những ng−ời Việt Nam đã
sống ở Nhật, v.v.), (3) những ng−ời tr−ớc đây ở trại tị nạn n−ớc ngoài và đến Nhật định c−,
và (4) những ng−ời vốn là du học sinh đến Nhật tr−ớc năm 1975.
Theo Granovetter, con ng−ời bị đặt vào các mối quan hệ xã hội - ông gọi là “sự bị
ràng buộc” (embeddedness), và các mối quan hệ xã hội đó quy định hành động và thói
quen của chúng ta (Granovetter,1985:482). Để khảo sát hoạt động kinh doanh của
ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật, quan điểm của Granovetter gợi ý rằng mạng l−ới xã
hội là mấu chốt trong việc làm ăn kinh doanh của họ. Trong quá trình hoạt động kinh
doanh, ng−ời ta th−ờng nhận sự giúp đỡ từ những ng−ời khác, nếu là ng−ời nhập c−
thì xu h−ớng nh− vậy càng mạnh hơn vì họ th−ờng thiếu các loại vốn. Vì vậy, từ hoạt
động kinh doanh của một ng−ời chúng ta có thể biết mạng l−ới xã hội và năng lực của
ng−ời đó. Cuối cùng chúng ta sẽ thấy nhà hàng của ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật
thật sự là một kiểu hình (phenotype) về các loại vốn3.
2. Vốn xã hội và Quan hệ mạnh - yếu
Để khảo sát chức năng của mạng l−ới xã hội, chúng tôi sử dụng khái niệm “vốn
xã hội” và cách tiếp cận “quan hệ mạnh - yếu”. Khái niệm “vốn xã hội” đ−ợc dùng để
chỉ hiện t−ợng một cá nhân nhận đ−ợc lợi ích từ các mối quan hệ và/hoặc các nhóm mà
nó thuộc vào. Định nghĩa khái niệm “vốn xã hội” khác nhau tùy theo đối t−ợng nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu khác nhau. Các công trình xã hội học nhấn mạnh vai trò
của vốn xã hội khi bàn về việc duy trì xã hội, về sự hỗ trợ trong gia đình, về những lợi
ích từ ngoài gia đình (Portes,1998:1). Bourdieu và Colman là ng−ời đã góp phần to lớn
trong việc phát triển khái niệm này về mặt lý thuyết. Bourdieu cho rằng vốn xã hội có
* Nghiên cứu sinh xã hội học, Tr−ờng Đại học Hitotsubashi - Đại học Quốc gia (Nhật Bản).
1 Bài viết này dựa trên luận văn thạc sĩ của tác giả “Tình hình việc làm của ng−ời Việt Nam định c− ở
Nhật và hoạt động kinh doanh của họ” (2007) ở tr−ờng đại học Hitotsubashi (viết bằng tiếng Nhật). Việc
nghiên cứu thực địa đã đ−ợc thực hiện từ năm 2007 đến 2009.
2 ODP (Orderly Departure Program) : Ngày 30 tháng 5 năm 1979, UNHCR (United Nations High
Commissioner for Refugees) và Chính phủ Việt Nam thỏa thuận về việc cho phép gia đình của ng−ời tị
nạn đã định c− ở n−ớc ngoài xuất cảnh hợp pháp.
3 Chúng tôi sẽ nói về vốn văn hóa của ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật (đặc biệt là vốn văn hóa của thế hệ
thứ 1.5) ở bài sau.
Nhà hàng Việt Nam - một biểu t−ợng...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
52
hiệu lực giữa những ng−ời quen biết hoặc không quen biết nh−ng “thừa nhận” nhau.
Một cá nhân với t− cách là thành viên của một nhóm nào đó có thể nắm lợi ích về kinh
tế, thậm chí về văn hóa. Tức là, có t− cách thành viên của một nhóm nào đó là điều
kiện bảo đảm sự tín nhiệm, và với sự tín nhiệm đó ng−ời ta có thể tiếp cận những gì
mà ng−ời ta cần. Bourdieu chú ý đến mặt ph−ơng tiện của vốn xã hội4. Còn Colman,
dù cách suy nghĩ có điểm chung với Bourdieu, nh−ng ông còn quan tâm đến vốn xã hội
trong việc thực hiện lợi ích công cộng, trong phạm vi rộng hơn Bourdieu5. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa vốn xã hội một cách cụ thể nh− sau: “vốn xã hội
là cái sinh ra từ các mối quan hệ và có vai trò giống nh− "vốn", không hạn chế trong
một tổ chức, nhóm nhất định.”
Theo Portes (1998:7-9), nguồn vốn xã hội có thể chia ra 4 loại: “giá trị (đ−ợc) hấp
thu” (value introjection), “sự cố kết giới hạn” (bounded solidarity), “sự trao đổi qua lại”
(reciprocity exchange), “sự tín nhiệm áp đặt” (enforceable trust). Các khái niệm này sẽ
giúp chúng ta khảo sát nội dung của một vốn xã hội nhất định6.
“Giá trị hấp thu” có thể xem là những giá trị, quy tắc chúng ta hấp thu từ lúc
nhỏ một cách tự nhiên. Chúng ta th−ờng tuân thủ mà không ý thức đặc biệt về nó.
Chúng ta cùng có “giá trị hấp thu” chung, nên cuộc sống hàng ngày tiếp tục một cách
suôn sẻ. Portes nêu ra một số ví dụ: chúng ta trả nợ vào ngày nhất định, chúng ta
đóng góp cho từ thiện, chúng ta theo luật giao thông, vì chúng ta cảm thấy có nghĩa vụ
làm nh− vậy (Portes,1998:7). Vốn xã hội mà nguồn này mang đến có ích khi tạo ra lợi
ích công cộng, đồng thời chúng ta cũng có thể áp dụng cho những hiện t−ợng nhỏ, ví
dụ vốn xã hội trong gia đình. Vốn xã hội trong gia đình th−ờng bắt nguồn từ “giá trị
hấp thu” và cả “sự cố kết giới hạn”.
“Sự cố kết giới hạn” nếu nói một cách đơn giản là “tạo ra ý thức "chúng ta”.
Portes trích dẫn một phân tích của Marx và Engels về việc tạo ra ý thức giai cấp. Vì
những ng−ời lao động có hoàn cảnh chung nên những ng−ời đó có nhận thức chung
“chúng ta là ai” và họ giúp đỡ nhau. Sự đoàn kết nh− vậy không phải là do quy tắc
đ−ợc hấp thu từ lúc nhỏ mà là do thân phận chung. Cảm giác “chúng ta” giữa những
ng−ời trong một nhóm nhất định, cùng tr−ờng đại học, cùng tôn giáo, cùng quê, cùng
tầng lớp, cùng bị ng−ời bản xứ kỳ thị v.v. cũng có thể là nguồn lực mạnh của vốn xã
hội (Portes,1998:7-8).
4 Theo Bourdieu,vốn xã hội là “tổng hợp các tài nguyên thực tế hoặc tiềm năng gắn liền với việc sở hữu
một mạng l−ới xã hội bền vững của các mối quan hệ - sự quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau - đ−ợc thể
chế hóa ít nhiều, hoặc cũng có thể nói cách khác: vốn xã hội là tổng hợp các tài nguyên liên quan chặt
chẽ đến việc một ng−ời thuộc về một nhóm mà họ chia sẻ đặc điểm chung với những thành viên khác -
đặc điểm này xứng đáng đ−ợc ng−ời khác và bản thân ng−ời đó nhận biết - hơn nữa, nhóm đó đ−ợc
thống nhất bằng quan hệ kết hợp lâu bền và có ích” (Bourdieu,1980=1986:31).
5 Theo Colman, “vốn xã hội đ−ợc xác định qua chức năng của nó, theo đó, vốn xã hội là những thực thể đa
dạng với 2 yếu tố: nó bao gồm một bình diện nào đó của các cơ cấu xã hội, và nó tạo điều kiện cho hoạt
động của các tác nhân - cá nhân hoặc tác nhân - tập thể (nhóm) trong cơ cấu đó” (Colman,1988:98).
6 Chúng ta phải chú ý, có khi dù có vốn xã hội, nh−ng không có cách giúp đỡ; ví dụ ng−ời trong gia đình
thì có động cơ mạnh mẽ giúp ng−ời thân nh−ng không biết giúp đỡ nh− thế nào (Portes, 1998:5). Cho
nên, khi chúng ta không thấy sự giúp đỡ giữa hai ng−ời thì không có nghĩa là giữa hai ng−ời đó không
có vốn xã hội.
Hirasawa Ayami 53
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Vốn xã hội không phải lúc nào cũng mang đến lợi ích. “Sự trao đổi” là một sự tín
nhiệm “vụ lợi”. Ng−ời ta cho ng−ời khác cái gì mà ng−ời khác cần là do ng−ời ta biết có
thể đ−ợc trả lại trong t−ơng lai. Tuy vậy, ng−ời cho không phải lúc nào cũng đ−ợc trả
lại từ ng−ời nhận. Theo Portes (1998:8-9) có nhiều hình thức đáp trả, có khi cái mà
ng−ời ta nhận lại là vị trí xã hội, danh tiếng, sự ủng hộ.
“Sự tín nhiệm áp đặt” liên quan đến “sự trao đổi”. Cũng có thể nói là vì có “sự tín
nhiệm áp đặt” nên “sự trao đổi” tồn tại. Lý do ng−ời cho có thể tin ng−ời nhận chắc
chắn trả lại là nếu ng−ời nhận không trả lại thì ng−ời đó sẽ bị bất lợi, ví dụ ng−ời đó bị
cộng đồng của mình khai trừ. Theo nghĩa này, chúng ta có thể giao dịch với nhau
không cần dựa vào luật pháp và bạo lực. Sức mạnh của cộng đồng bắt buộc ng−ời ta
tín nhiệm nhau (Portes,1998:9).
Khái niệm vốn xã hội có quan hệ bổ sung với cách tiếp cận “quan hệ mạnh - yếu”.
Cách tiếp cận quan hệ mạnh - yếu cụ thể hơn, chú ý đến quan hệ giữa các cá nhân và
chú ý đến cái đ−ợc trao đổi. Granovetter đ−a ra giả thuyết “Sức mạnh của quan hệ yếu”
từ góc nhìn chức năng “cầu nối” (“bridging”) - chức năng truyền thông tin từ xã hội này
đến xã hội kia - của những ng−ời quan hệ yếu (Granovetter,1973:1364,
Granovetter,1974). Theo Granovetter, những ng−ời thuộc nhóm quan hệ mạnh (hay
nói đúng hơn là quan hệ với những ng−ời gần gũi, th−ờng xuyên gặp gỡ) thì có mức độ
“đồng chất” cao về mạng l−ới xã hội, họ có khả năng thuộc vào mạng l−ới xã hội giống
nhau. Trong khi đó, những ng−ời quan hệ yếu (hay nói đúng hơn là quan hệ với những
ng−ời hiếm khi gặp) thì mức độ “đồng chất” thấp, họ có khả năng thuộc vào mạng l−ới
xã hội khác. Xã hội hoặc thế giới xung quanh mình và xã hội hoặc thế giới của ng−ời
khác tất nhiên có khác biệt về mặt thông tin. Cho nên ng−ời ta có thể biết đ−ợc những
thông tin mới nhiều hơn qua những ng−ời quan hệ yếu
(Granovetter,1983:205;1973:1369-1373). Những ng−ời quan hệ yếu có giá trị thông
tin. Granovetter nói một cá nhân có ít quan hệ yếu sẽ bị t−ớc mất cơ hội tiếp cận
những thông tin của cơ cấu xã hội khác và sẽ bị giới hạn ở những thông tin cục bộ,
thậm chí bị giới hạn ở cách nhìn của ng−ời thân. Nghĩa là các cá nhân đó bị cách ly với
những ý t−ởng mới và “mốt” mới, họ rơi vào thế bất lợi trong thị tr−ờng lao động
(Granovetter,1983:202)1.
3. Vốn xã hội và quan hệ mạnh - yếu trong hoạt động kinh doanh của ng−ời
nhập c−
ở lĩnh vực nghiên cứu về ng−ời nhập c− nói chung, hoạt động kinh doanh của
ng−ời nhập c− nói riêng, khái niệm vốn xã hội đ−ợc nhiều tác giả chú ý. Cộng đồng
ng−ời nhập c− là một trong những tr−ờng hợp rõ ràng để thấy chức năng vốn xã hội -
một vốn vô hình, ít khi nổi rõ dù luôn tồn tại. Ng−ời nhập c− thực hiện hoạt động kinh
doanh nh− thế nào khi vốn liếng của mình không đủ? Ng−ời nhập c− th−ờng nhận
đ−ợc vốn liếng, thông tin, lao động từ cộng đồng để thực hiện hoạt động kinh doanh
của mình (Portes,1998:13). Từ cách suy nghĩ của Granovetter, chúng ta có thể tiếp cận
1 Quan điểm của Granovetter đ−ợc thể hiện rõ khi phân tích về quá trình chuyển việc của những ng−ời
làm việc trí óc (trong công trình “Getting a job – A Study of Contacts and Careers”, 1974).
Nhà hàng Việt Nam - một biểu t−ợng...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
54
quan hệ mạnh - yếu theo sơ đồ d−ới đây:
Sơ đồ 3.1: Quan hệ mạnh yếu và khả năng kết nối
Về vốn liếng, khi một ng−ời khởi nghiệp, tr−ớc mắt họ sử dụng tiền của mình,
nếu không có đủ tiền thì họ dựa vào gia đình. Gia đình là một vốn xã hội rất mạnh.
Đối với ng−ời nhập c−, hoạt động tín dụng cũng rất phổ biến vì ng−ời nhập c− nói
chung th−ờng khó vay tiền ngân hàng, nên họ giúp đỡ nhau để tạo ra vốn liếng. Nhiều
cộng đồng ng−ời nhập c− có hoạt động tín dụng, cộng đồng ng−ời Việt Nam ở Mỹ có
“hụi” (“họ”) (Gold,1992:179-183), ng−ời Hàn Quốc ở Mỹ có “kye” (Yoon,1991:331),
ng−ời Brazil ở Nhật có “tanomoshi” (Isi,1995:285), v.v.. Yếu tố liên kết các thành viên,
tức là nguồn của sự tín nhiệm giữa các thành viên ở một nhóm hoạt động tín dụng, rất
đa dạng. Cùng tr−ờng, cùng quê h−ơng, cùng nhà thờ, là các điểm chung có thể tạo ra
vốn xã hội. Trong hệ thống hoạt động tín dụng này, quan hệ giữa các thành viên có
thể nói là quan hệ mạnh.
Về thông tin, ngoài vốn liếng, ông chủ còn cần dựa vào những ng−ời quen đáng
tin cậy để lấy thông tin về giấy phép, luật pháp, địa điểm, bí quyết kinh doanh và
những ng−ời cung cấp hàng đáng tin cậy (Waldinger, et al,2000:373). Dubini và
Aldrich nói hoạt động kinh doanh (không hạn chế ở ng−ời nhập c−) th−ờng thành công
khi nó liên kết đ−ợc nhiều loại nguồn thông tin. Các loại thông tin này th−ờng đ−ợc
lan truyền qua các cá nhân nên nếu cùng điều kiện nh− nhau thì những ng−ời có quan
hệ hẹp và đồng nhất sẽ bất lợi khi cạnh tranh với ng−ời có quan hệ rộng và đa dạng
hơn (Dubini và Aldrich,1991;308). Điều này cũng đúng khi nói thông tin địa điểm là
mấu chốt cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhà hàng, vì có khách nhiều hay
không là do địa điểm.
Về lao động, ng−ời nhập c− th−ờng sử dụng lao động gia đình và ng−ời đồng
h−ơng để làm ăn kinh doanh. Một thành viên gia đình sẽ có động cơ mạnh mẽ giúp đỡ
ng−ời thân (Sanders và Nee,1996:233). Sự tín nhiệm giữa các thành viên gia đình tạo
ra vốn, tạo ra lợi ích. Và sự giúp đỡ này có thể thực hiện với lý do “tất nhiên”, dù phải
làm việc miễn phí. Trong một nghiên cứu về sự giúp đỡ của con cái trong hoạt động
kinh doanh của ng−ời Hàn Quốc ở Mỹ, những ng−ời đ−ợc phỏng vấn đã nói sự giúp đỡ
cha mẹ là “luật bất thành văn”, “không nghĩ là mình không làm”, “không có sự lựa
Hirasawa Ayami 55
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
chọn khác” (Kim, 2006:946-947)2. Có thể nói là trong gia đình các thành viên - những
ng−ời quan hệ mạnh - có vốn xã hội “giá trị hấp thu” và “sự cố kết giới hạn”. Thuê
ng−ời đồng h−ơng cũng có lợi vì nói cùng ngôn ngữ, có cùng văn hóa. Nếu khách cũng
là ng−ời đồng h−ơng thì tiếp khách tốt hơn (Menzies, et al,2003:130). Zhou nói, nhà
kinh doanh thích hợp tác với bà con và ng−ời đồng h−ơng vì sự lựa chọn đối tác và lao
động dựa trên logic của sự tín nhiệm (Zhou, 2004:1048).
Về khách, ngoài sức lao động, cộng đồng ng−ời nhập c− cũng có chức năng cung
cấp khách cho nhà hàng, cửa hàng, công ty của ng−ời đồng h−ơng (Menzies, et
al,2003:132-133). Aldrich và Zimmer nói nhà kinh doanh kích hoạt những mối quan
hệ yếu vì ít nhất hai lý do; (1) để tiếp cận thông tin về kinh doanh, (2) để thu hút
khách - những ng−ời quan hệ mạnh/yếu trở thành khách, trong đó những ng−ời quan
hệ yếu có thể giúp mở rộng diện khách tiềm năng (Aldrich và Zimmer,1986:19).
4. Những cơ hội tạo ra vốn xã hội - Quá trình định c− ở Nhật
Bảng 4.1. Quá trình định c− ở Nhật của thuyền nhân và gia đình
Quá trình định c− - bối cảnh rời khỏi n−ớc, tầng lớp, điều kiện tiếp nhận - có
ảnh h−ởng đến cuộc sống của ng−ời nhập c− sau khi định c− (Portes và
Borocz,1989:614-625). Để phân tích vốn xã hội giữa nhà kinh doanh ng−ời Việt
định c− ở Nhật và những ng−ời giúp đỡ họ, chúng tôi sẽ chú ý đến quá trình định
c− của họ và những trải nghiệm thực tế mà họ đã v−ợt qua. Vì đối t−ợng nghiên
2 Nh−ng từ phỏng vấn của Kim, Kim cho biết rất ít con cái th−ờng xuyên giúp đỡ công việc của cha mẹ.
Họ th−ờng giúp cha mẹ khi cha mẹ bận, cuối tuần, trong kỳ nghỉ hè.
Nhà hàng Việt Nam - một biểu t−ợng...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
56
cứu của chúng tôi là thuyền nhân hay là những ng−ời thuộc diện ODP, nên chúng
tôi điểm qua quá trình định c− của thuyền nhân ng−ời Việt Nam nói chung3
(Bảng 1-1).
Theo tài liệu Văn phòng ng−ời tị nạn (Refugee Assistance Headquarters, viết
tắt “RHQ”), ở Nhật bây giờ có 8.656 ng−ời Việt Nam có t− cách “Ng−ời tị nạn Đông
D−ơng” (RHQ, 2006)4, bao gồm 3.536 thuyền nhân5 trôi dạt đến Nhật và quyết định
định c− ở Nhật (trong bảng ở trên, họ thuộc nhóm “a”), 1.826 ng−ời tr−ớc đây ở trại tị
nạn ở n−ớc ngoài (trong bảng, “b”), 2.669 ng−ời thuộc nhóm ODP (trong bảng, “c” )6.
Những ng−ời thuộc nhóm “d” trong bảng trên là con cái, vợ/chồng, cha mẹ của ng−ời
tị nạn Đông D−ơng đến Nhật nh−ng không có t− cách “Ng−ời tị nạn Đông D−ơng”.
Không thể biết con số chính xác về những ng−ời thuộc nhóm “d”. Nh−ng theo thống
kê về c− dân n−ớc ngoài ở Nhật thì có thể −ớc đoán tất cả 4 nhóm (bao gồm a, b, c, d)
là khoảng 12.000 ng−ời (Bộ T− Pháp, 2006). Khi mới đến Nhật, họ sống ở (1) Nơi tạm
trú: thuyên nhân sống chung với nhau trong từ mấy tháng đến mấy năm để chờ đ−ợc
sang n−ớc thứ 3 hoặc định c− ở Nhật, (2) Trung tâm tiếp đón ng−ời tị nạn tạm thời:
thuyên nhân ở đây trong một thời gian ngắn để kiểm tra sức khỏe, (3) Trung tâm
giúp đỡ định c−, (4) Trung tâm giúp đỡ quốc tế: ở (3), (4), ng−ời tị nạn chuẩn bị định
c− ở Nhật trong khoảng 6 tháng. Cũng có ng−ời chờ đ−ợc sang n−ớc thứ 3.
Sau khi định c− ở Nhật, Chính phủ cung cấp t− cách l−u trú “c− trú” đối với
những ng−ời ng−ời tị nạn Đông D−ơng7, sau một thời gian ng−ời tị nạn có thể chuyển
đổi t− cách “định c−”8. Gia đình của ng−ời tị nạn Đông D−ơng cũng sẽ có các t− cách
l−u trú “c− trú”, “gia đình của ng−ời có t− cách định c−”, v.v Các t− cách này không
bị hạn chế làm việc. Trong những ng−ời tị nạn Đông D−ơng cũng có ng−ời nhập quốc
tịch Nhật Bản9.
3 Ngoài thuyền nhân và những ng−ời thuộc diện ODP, có 2 ng−ời đ−ợc phỏng vấn vốn là du học sinh
đến Nhật tr−ớc năm 1975 , 1 ng−ời có ông nội ng−ời Nhật và đến Nhật năm 1975.
4 Trong những ng−ời có t− cách Ng−ời tị nạn Đông D−ơng, cũng có ng−ời bây giờ không còn sống ở Nhật.
5 Tổng số thuyền nhân trôi dạt đến Nhật là 11.212 ng−ời. Trong đó, 6.816 ng−ời sang n−ớc thứ ba, 754
ng−ời không đ−ợc tiếp nhận và 16 ng−ời chết. (Hội đồng điều phối cho ng−ời tị nạn Đông D−ơng -
Coordination Council for indo-Chinese Refugees and Displaced Persons, 2000).
6 Ngoài “a” “b” “c”, trong những ng−ời vốn là du học sinh đến Nhật tr−ớc năm 1975, có 625 ng−ời có t−
cách “Ng−ời tị nạn Đông D−ơng”(RHQ, 2006). Nh−ng quá trình định c− của họ hoàn toàn khác với
thuyền nhân nên chúng tôi không tính đến họ trong Bảng 4.1 ở trên.
7 Ng−ời n−ớc ngoài có dự định sống ở Nhật hơn 90 ngày phải đăng ký “c− dân ng−ời n−ớc ngoài” với cơ
quan sở tại theo luật pháp. Cơ quan cung cấp chứng minh th− theo mục đích l−u trú. Có 27 t− cách
l−u trú, có những t− cách không cho phép làm việc, những t− cách có thể làm việc hạn chế và những
t− cách đ−ợc làm việc không hạn chế. (Nh−ng Luật Quản lý xuất nhập cảnh đ−ợc sửa lại và có hiệu lực
từ 15/7/2009. Từ nay các quy định mới sẽ lần l−ợt đ−ợc ban hành).
8 T− cách “C− trú” có giới hạn 1 năm hoặc 3 năm, t− cách “định c−” thì không có giới hạn.
9 Cho đến cuối tháng 3 năm 2009, tổng cộng 730 ng−ời Việt có t− cách ng−ời tị nạn Đông D−ơng đã
nhập quốc tịch Nhật Bản. Theo tài liệu trang web của RHQ.
(26/7/2010) Cũng có ng−ời tị nạn Đông D−ơng nhập
quốc tịch Nhật nh−ng không báo cáo cho RHQ. Cho nên không thể biết con số chính xác về ng−ời nhập
quốc tịch Nhật.
Hirasawa Ayami 57
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Có nghĩa là khác với ng−ời n−ớc ngoài bình th−ờng, ng−ời Việt với t− cách
“Ng−ời tị nạn Đông D−ơng” có t− cách l−u trú ổn định (nếu không phải ng−ời gốc Nhật
hoặc không phải là gia đình của ng−ời Nhật thì không thể có t− cách l−u trú ổn định).
Ng−ời có t− cách đó có quyền nhận các loại phúc lợi công cộng, không bị hạn chế làm
việc. Đây là một −u thế.
Thuyền nhân và gia đình có xu h−ớng sống tập trung ở một số thành phố nhất
định, thành phố Yokohama (1.358 ng−ời), thành phố Kobe (1.197), thành phố Himeji
(1.436)10, v.v., nh−ng họ không giống với cộng đồng ng−ời Việt đ−ợc gọi là “little
Saigon” ở Mỹ. Ng−ời Việt ở Nhật, kể cả những ng−ời mới đến Nhật, tổng số rất ít và
không sống thành một khu vực riêng11. Điều này có thể ảnh h−ởng đến hoạt động kinh
doanh của họ, tức là cộng đồng ng−ời Việt không đủ khả năng cung cấp khách cho nhà
hàng của ng−ời đồng h−ơng.
5. Kết quả phỏng vấn
Sơ đồ 5.1: Mạng l−ới xã hội và các vai trò của nó
Chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp 18 chủ nhà hàng bằng tiếng Nhật12. Tất cả nhà
10 ở thời điểm năm 2006. Theo các số liệu của các thành phố, con số này bao gồm tất cả ng−ời Việt Nam
đã đăng ký ng−ời n−ớc ngoài ở cơ quan (những ng−ời tr−ớc đây là thuyền nhân, những ng−ời mới đến
Nhật với t− cách thực tập sinh, du học sinh, v.v.).
11 ở thời điểm năm 2009, khoảng 40.000 ng−ời Việt Nam sống ở Nhật. Theo thống kê Ng−ời n−ớc
ngoài sống ở Nhật (Bộ T− pháp). Con số này là tổng số ng−ời Việt kể cả thực tập sinh, du học sinh
mới đến Nhật.
12 Phỏng vấn đ−ợc thực hiện từ năm 2004 đến năm 2008. Ng−ời đ−ợc phỏng vấn: 11 ng−ời thế hệ thứ 1
(5 nam /6 nữ, 8 ng−ời thuyền nhân / 1 ng−ời ODP / 2 ng−ời vốn là du học sinh, 7ng−ời có hoặc đã từng
có vợ/chồng Việt, 4 ng−ời có hoặc đã từng vợ/chồng Nhật). 7 ng−ời thế hệ thứ 1,5 (2 nam / 5 nữ, 6 ng−ời
thuyền nhân / 1 ng−ời không thuyền nhân (đến Nhật bằng máy bay), 1 ng−ời có chồng Việt (gốc Hoa)/
2 ng−ời có vợ/chồng Nhật / 2 ng−ời ch−a lập gia đình).
thứ
Nhà hàng Việt Nam - một biểu t−ợng...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
58
hàng nói là khách ng−ời Nhật chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ thực khách13. Từ kết quả
cuộc phỏng vấn, chúng tôi đã phác họa quan hệ giữa mạng l−ới xã hội và các vai trò
của nó trong quá trình kinh doanh (phỏng vấn sơ đồ 2 - 1). Chúng ta có thể thấy
những đặc điểm của cộng đồng của ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật.
Vốn liếng / Những ng−ời cùng kinh doanh: Các đối t−ợng nghiên cứu của chúng
tôi tốn từ khoảng 5 triệu yên đến 20 triệu yên để mở nhà hàng14. Để có đủ vốn, tr−ớc
hết, họ sử dụng vốn của mình, sau đó là của vợ / chồng, và cuối cùng là của bạn bè
đồng h−ơng. Không có ng−ời nào vay tiền của bạn bè Nhật15. Có 2 điểm đáng chú ý: (1)
bạn bè ng−ời đồng h−ơng cung cấp vốn là bạn bè quen tr−ớc khi sang Nhật hoặc quen
khi còn ở nơi tạm trú (cả trại tị nạn ở n−ớc ngoài, và nơi tạm trú ở Nhật), sau nhiều
năm rời khỏi nơi tạm trú vẫn còn giữ quan hệ; (2) con cái thế hệ thứ 1,516 trở lên cũng
cung cấp không ít tiền cho nhà hàng của cha mẹ và cùng kinh doanh với cha mẹ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khác với các nghiên cứu khác về hoạt động kinh
doanh của ng−ời nhập c−, chúng tôi không thấy sự xuất hiện hoạt động “hụi (họ)”. Hơn
nữa, một số ng−ời cho thấy sự nghi ngại, sự e dè đối với hoạt động “hụi”.
Trong 18 ng−ời, có 9 ng−ời vay tiền hoặc nhận tiền góp vốn từ ng−ời đồng h−ơng
- những ng−ời quan hệ rất thân thiết. Có tr−ờng hợp một ng−ời đàn ông cùng ng−ời
anh họ chung vốn mở nhà hàng. Một ng−ời đàn anh đồng h−ơng cho vay một số tiền.
Họ quen nhau khi còn ở nơi tạm trú. ở tr−ờng hợp này, đáng chú ý là chủ nhà hàng
vẫn còn giữ quan hệ với ng−ời đàn anh này sau 15 năm sống ở Nhật17.
Trong 18 ng−ời, có 3 tr−ờng hợp là bạn bè cùng kinh doanh. Đáng nói là cả 3
tr−ờng hợp này đều là bạn bè quen nhau khi còn ở nơi tạm trú. Một ng−ời mở nhà
hàng sau hơn 5 năm từ khi định c− ở Nhật, cũng có ng−ời sau 15 năm mới mở nhà
hàng với bạn bè. Dù trải qua một thời gian dài, họ vẫn giữ quan hệ với bạn bè ở nơi
tạm trú. Thậm chí, có tr−ờng hợp một ng−ời đàn ông thế hệ thứ 1,5 cùng kinh doanh
với một ng−ời bạn ở nơi tạm trú thuộc thế hệ thứ 218. Gia đình của 2 ng−ời này rất
thân với nhau, cùng chuyển qua nhiều nơi tạm trú, sống gần nhau sau khi định c− ở
13 So sánh: Ashley Caruthers thực hiện điền dã để nghiên cứu cách tiêu dùng những thứ liên quan đến
văn hóa Việt Nam ở Nhật, kể cả món ăn Việt Nam. Những ng−ời đ−ợc ông phỏng vấn −ớc đoán hơn
80% nhà hàng Việt Nam ở Tokyo là do ng−ời Nhật kinh doanh và ông Carrthers cũng có thể xác nhận
điều này khi ông đến thăm các nhà hàng Việt Nam ở Tokyo (Carrthers,2004:419).
14 Tiền để mở nhà hàng khác nhau tùy theo địa điểm, thời giá và tùy theo chi phí sửa chữa, cải tạo nơi
kinh doanh.
15 Trong 18 ng−ời kinh doanh nhà hàng, 15 ng−ời sử dụng vốn liếng của mình (còn 3 ng−ời thì gia đình
họ lo tất cả vốn liếng). 6 ng−ời nhận đ−ợc tiền giúp đỡ của chồng. 1 ng−ời nhận đ−ợc tiền giúp đỡ của
anh em trai sống ở Nhật. 2 ng−ời vốn là du học sinh có vợ Nhật thì các bà vợ của họ đứng tên vay tiền
ngân hàng. Ngoài 2 ng−ời này, có 1 ng−ời vay tiền của một tổ chức tài chính (cả gia đình của ng−ời
này có quốc tịch Nhật Bản). Nếu không kể 3 tr−ờng hợp cuối cùng này, có thể nói không có ng−ời nào
vay tiền của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính (ở đây, tổ chức tài chính là một tổ chức tín dụng, một tổ
chức t− nhân, th−ờng điều kiện cho vay dễ hơn nên lãi suất cao hơn).
16 Thế hệ thứ 1,5 là những ng−ời định c− n−ớc ngoài khi còn nhỏ. Trong nghiên cứu về ng−ời nhập c− cũng
không có định nghĩa chính xác chỉ những ng−ời đi n−ớc ngoài khi ở độ tuổi truớc trung học. Họ khác với thế
hệ thứ 1 và thứ 2 về mặt ngôn ngữ, văn hóa,v.v., cho nên chúng tôi phân biệt các thế hệ này.
17 ở thời điểm thực hiện phỏng vấn, ng−ời này đã sang Mỹ để định c−.
18 ở thời điểm thực hiện phỏng vấn, 2 ng−ời này d−ới 30 tuổi.
Hirasawa Ayami 59
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Nhật. Họ xa nhau khi 1 gia đình phải chuyển nhà đến tỉnh khác, khi đó họ còn là học
sinh trung học. Sau khi tốt nghiệp, 2 ng−ời đàn ông này đều đã có việc làm. Nh−ng họ
quyết tâm bỏ việc và cùng khởi nghiệp nhà hàng Việt Nam.
Chúng tôi chú ý đến quan hệ giữa những ng−ời Việt Nam đã có trải nghiệm ở nơi
tạm trú hoặc ở trung tâm giúp đỡ định c− với những ng−ời sống chung lúc đó. Một
ng−ời đàn ông nói “Tôi rời khỏi n−ớc với 50 ng−ời, trong đó 36 ng−ời cùng vào trung
tâm giúp đỡ định c−. 36 ng−ời này, bây giờ tôi cảm thấy nh− anh em. Bây giờ cũng có
cơ hội gặp nhau ví dụ khi có đám c−ới”19. Tr−ờng hợp này cũng cho thấy hạt nhân của
sự tín nhiệm mạnh là sự trải nghiệm cùng nhau.
Cũng có khi con cái thế hệ thứ 1,5 đóng góp tiền mở nhà hàng và cùng kinh
doanh với cha mẹ. Một phụ nữ m−ợn tiền của con trai (làm việc ở một công ty Nhật).
Một cô gái trẻ thế hệ thứ 1,5 cùng kinh doanh nhà hàng với mẹ cũng đóng góp 4 triệu
yên, cô ấy nói “đối với tôi, đó là tự nhiên”.
Ngoài vốn liếng, con cái thế hệ thứ 1,5 cũng có vai trò quan trọng trong việc cùng
kinh doanh. Có 5 tr−ờng hợp con cái (tất cả là con gái) cùng kinh doanh nhà hàng với
cha mẹ. Về việc cùng kinh doanh, họ cho biết “(Khi bỏ việc chuyên môn ở công ty Nhật
để làm cho nhà hàng của mẹ) Tôi không có cảm giác khó chịu gì hết. Khi có thời gian
thì tôi luôn giúp nhà hàng của mẹ từ lúc tôi còn là học sinh trung học. Cho nên không
có cảm giác khó chịu (nữ, thế hệ thứ 1,5); “Nếu mẹ kinh doanh nhà hàng thì tự động
tôi phải cùng làm. Hồi đó tôi nghĩ, dù là mẹ không nhờ tôi thì tôi cũng phải cùng làm
(nữ, thế hệ thứ 1,5). Cũng có một ng−ời lúc đầu không muốn cùng kinh doanh nhà
hàng với mẹ nh−ng “Hồi đó (tr−ớc khi tốt nghiệp đại học), tôi sẽ làm việc ở nhà hàng là
chuyện quyết định rồi” (nữ,thế hệ thứ 1,5). ở đây, chúng ta có thể thấy “giá trị hấp
thu từ lúc nhỏ” - thói quen quan hệ cha mẹ và con gái của gia đình - cũng có ảnh
h−ởng đến việc con gái tham gia hoạt động kinh doanh với cha mẹ.
Lao động: Những ng−ời làm việc cho nhà hàng: Khác với ng−ời cùng kinh doanh,
về những ng−ời làm việc cho nhà hàng (ví dụ đầu bếp, phụ bếp), thì các chủ nhà hàng
chấp nhận những ng−ời không thân lắm. Họ coi trọng khả năng làm việc của ng−ời
đ−ợc thuê hơn quan hệ thân hay không.
Chúng ta có thể biết ng−ời đồng h−ơng không phải lúc nào cũng là lao động có
thể dựa vào. Lý do thứ 1, họ có thể có chỗ làm việc khác ở thị tr−ờng lao động bình
th−ờng; thứ 2, cũng có khi ng−ời đồng h−ơng là lao động khó dùng; thứ 3, do những
vấn đề liên quan đến giới nữ.
1) “Cho đến nay, tôi thuê phụ nữ Việt Nam làm bếp vì họ biết h−ơng vị tinh tế của
món ăn Việt Nam kiểu gia đình. Nh−ng từ khi mở nhà hàng đến nay, trong khoảng 2
năm, tôi đã thay đổi 8 đầu bếp. Lúc đầu, tôi thuê em gái của vợ nh−ng cô ấy bỏ việc.
Ng−ời Việt Nam lòng tự trọng cao. Nếu là ng−ời Nhật thì ng−ời đó sẽ chịu đựng vì ng−ời
đó nghĩ mình đ−ợc thuê, nh−ng ng−ời Việt Nam thì khác. Nếu tôi nói nhiều thì họ bỏ việc.
Bên cạnh đó, nếu nhà hàng lớn thì có thể trả l−ơng mỗi giờ 1.000 yen Nhật (khoảng 10
19 Ông này đến Nhật vào năm 1981, không phải là nhà kinh doanh.
Nhà hàng Việt Nam - một biểu t−ợng...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
60
USD), nh−ng cái nhà hàng nhỏ nh− của tôi thì chỉ có thể trả tối đa 850 yên (khoảng 8,5
USD). Đây cũng là lý do ng−ời ta không tiếp tục làm việc” (nam, thế hệ thứ 1).
Thị tr−ờng lao động của nhà hàng Việt Nam quá nhỏ và qui mô của các nhà
hàng cũng nhỏ. Dù là ng−ời n−ớc ngoài ch−a giỏi tiếng Nhật nh−ng có t− cách l−u trú
ổn định thì vẫn có chỗ làm việc ở thị tr−ờng lao động bình th−ờng, đặc biệt là ở những
thành phố lớn nh− Tokyo, Osaka. Đ−ơng nhiên tiền l−ơng không cao lắm nh−ng vẫn
cao hơn ở nhà hàng của ng−ời đồng h−ơng. Hơn nữa, công việc ở nhà hàng của ng−ời
đồng h−ơng cũng không ổn định vì qui mô của nó th−ờng rất nhỏ. Cũng có tr−ờng hợp
đầu bếp tự đứng ra mở nhà hàng cho riêng mình. Một chủ nhà hàng cũng thuê đầu
bếp ng−ời Việt Nam, nh−ng ng−ời đó bỏ ra mở nhà hàng mà không nói một lời nào với
ông. Thậm chí, có khi nhiều nhân viên rủ nhau bỏ đi để cùng mở nhà hàng. Ông
không nhớ đã có bao nhiêu đầu bếp bỏ việc từ khi mở nhà hàng vào đầu những năm
1980. Khi đầu bếp thay đổi, ông phải dạy lại cho ng−ời mới h−ơng vị món ăn của nhà
hàng của mình. Ông kết luận: “...phải chịu, phải chấp nhận thôi”.
Và chúng ta có thể thấy thuê ng−ời đồng h−ơng không phải dễ nh− chủ nhà hàng
trong tr−ờng hợp 1) đã nói, ng−ời Nhật “chịu đựng” hơn. Một ng−ời thế hệ thứ 1,5 (nữ)
không dám thuê ng−ời Việt vì “Nếu có ng−ời Việt thì h−ơng vị món ăn của nhà hàng
chúng tôi sẽ khác. (...) Nếu trong nhà bếp có một ng−ời Việt nghĩ là "món ăn này thì mình
giỏi nhất" chỉ vì mình là ng−ời Việt thì nhà bếp sẽ thất bại.”20 Nếu ông chủ biết ngôn ngữ,
biết quan hệ thuê - đ−ợc thuê trong văn hóa của hai n−ớc, biết tính cách của ng−ời bản xứ
và ng−ời đồng h−ơng thì có thể cân nhắc ng−ời nào phù hợp với hoạt động kinh doanh của
mình. Lý do ng−ời Nhật “chịu đựng” có thể nói là do văn hóa thuê - đ−ợc thuê ở Nhật. Và
cũng có thể nói ng−ời Nhật không biết món ăn Việt Nam “thật” nên phải có thái độ khiêm
tốn, phải có thái độ “học” chứ không phải là “dạy”.
Cũng có khi những lý do thuộc về giới tính cản trở một ng−ời phụ nữ tiếp tục làm
việc. Phụ nữ hay gặp hoàn cảnh phải thôi việc, ví dụ kết hôn, có thai, sinh con và nuôi
con, chuyển nhà theo chồng, v.v..21 Nếu là nhà hàng qui mô lớn thì ông chủ có thể đ−a
đầu bếp chuyên môn từ Việt Nam đến22 nh−ng ông chủ nhà hàng qui mô nhỏ thì
th−ờng thuê phụ nữ Việt định c− ở Nhật nên phải chuẩn bị đối phó với những tr−ờng
hợp bất khả kháng vừa nói.
Thông tin (về bất động sản): Chúng ta có thể thấy việc tìm ra thông tin bất động sản
và vốn con ng−ời (đặc biệt là khả năng tiếng Nhật) không liên quan đến nhau. Thế hệ thứ
1,5 trở đi thì có thể tự tìm nơi mở nhà hàng thông qua công ty bất động sản vì họ không có
vấn đề về tiếng Nhật. Nh−ng họ cũng có thể gặp vấn đề khác.
1) “Lúc đầu tôi tìm một địa điểm có thể sử dụng làm nhà hàng và nhà ở. Nh−ng
20 Ng−ời phụ nữ thế hệ thứ 1.5 này vẫn nói đ−ợc tiếng Việt, chồng của cô ấy (ng−ời Nhật) cũng biết tiếng
Việt. Không dám thuê ng−ời Việt không phải là do vấn đề ngôn ngữ.
21 Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có 2 ng−ời thế hệ thứ 1,5 có chị gái cùng kinh doanh rời khỏi nhà
hàng vì phải kết hôn. Có một ng−ời phụ nữ thế hệ thứ 1 có 2 ng−ời cùng kinh doanh rời khỏi nhà hàng
vì một ng−ời sinh con, một ng−ời chuyển nhà.
22 2 chủ nhà hàng thuê đầu bếp chuyên môn từ Việt Nam.
Hirasawa Ayami 61
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
mất 3, 4 năm, không thể tìm một địa điểm có điều kiện tốt. Sau đó tôi chỉ tìm chỗ cho
nhà hàng nh−ng trong khu vực tôi muốn mở nhà hàng, khó tìm ra một chỗ nào thích
hợp. (...) Cuối cùng, kể từ khi tôi và mẹ quyết tâm mở nhà hàng, sau 5 năm chúng tôi
mới có thể mở đ−ợc” (nữ, thế hệ thứ 1,5).
2) “Hồi đó tôi không biết chỗ nào có điều kiện tốt để mở nhà hàng. Tôi đến một
công ty bất động sản, nhân viên của công ty đó giới thiệu cho tôi địa điểm này. Tôi
quyết định thuê ở đây ngay. Sau này tôi mới nhận ra đây là khu vực không tốt chút
nào cả!” (Thực ra, đây là khu vực “giải trí” dành cho ng−ời lớn) (nữ, thế hệ thứ 1,5).
Chủ nhà hàng ở 1), thuộc thế hệ thứ 1,5 phải mất nhiều thời gian và sức lực.
Điều này cũng có thể đúng đối với ng−ời Nhật. Có một ông chồng ng−ời Nhật nói “Tìm
địa điểm là khó nhất, chúng tôi mất 1 năm”23. Chủ nhà hàng ở 2) ở trên không biết về
khu vực mở nhà hàng và không biết rõ các chi phí phải trả trong thời gian thuê địa
điểm mà ký hợp đồng24. Điều này luôn làm cô ấy khó chịu. Vì vấn đề chi phí, cô ấy
phải đóng cửa nhà hàng và mở nhà hàng mới ở chỗ khác.
Trong khi đó, dù những chủ nhà hàng thế hệ thứ 1 không giỏi tiếng Nhật lắm và
không biết nhiều lắm về thị tr−ờng bất động sản nh−ng họ cũng có thể tìm ra một địa
điểm với sự giúp đỡ của bạn bè.
3) “Địa điểm này đ−ợc một ng−ời bạn của chồng tôi giới thiệu. Anh ấy là kiến
trúc s−. Tr−ớc đó, tôi chỉ −ớc là một ngày nào đó tôi có nhà hàng của mình, khi có
thông tin địa điểm tôi quyết tâm mở nhà hàng” (nữ, thế hệ thứ 1).
4) “Địa điểm này đ−ợc một ng−ời bạn Nhật của anh họ tôi (ng−ời cùng kinh
doanh nhà hàng) giới thiệu. Bạn của anh là thợ hồ. Anh ấy biết một nhà hàng sắp
đóng cửa và cho anh họ tôi biết tin đó” (nam, thế hệ thứ 1).
5) Một ng−ời phụ nữ chủ nhà hàng muốn chuyển sang một khu vực kinh doanh
khác để có thể có khách nhiều hơn. Bà này hay nói với khách, bà đang tìm chỗ khác để
mở nhà hàng mới. Sau đó, một khách ng−ời Nhật cho bà biết một địa điểm gần ga xe
điện nằm trong khu vực kinh doanh (nữ, thế hệ thứ 1).
Chúng ta có thể thấy ng−ời Nhật quan hệ yếu có ích trong việc thu thập thông tin
về địa điểm mở nhà hàng. 3 tr−ờng hợp này có điểm chung. Thứ nhất, họ mở nhà hàng ở
khu vực ng−ời bản xứ; thứ hai, họ không vội vàng tìm địa điểm mở nhà hàng, thậm chí có
ng−ời chỉ quyết tâm mở nhà hàng sau khi nhận đ−ợc thông tin bất động sản. Thứ ba, họ
không có nhu cầu đặc biệt về địa điểm. Họ không mất công sức nhiều và nhu cầu cũng
đơn giản nên họ t−ơng đối dễ hài lòng về địa điểm thuê đ−ợc. Thực tế, họ có địa điểm có
điều kiện tốt: một chỗ tr−ớc đây cũng là nhà hàng (có sẵn các vật dụng, trang bị), một chỗ
gần ga xe lửa (có khách nhiều hơn), một chỗ diện tích vừa phải, v.v.. Nếu ng−ời ta thuê
đ−ợc một chỗ nh− vậy thì có thể tiết kiệm tiền đầu t−. Thậm chí, có thể tìm ra đ−ợc một
23 Vợ và mẹ vợ của ng−ời đàn ông Nhật này muốn mở nhà hàng.
24 ở Nhật, ng−ời thuê chỗ th−ờng phải trả tiền “quản lý” (chi phí phải trả thêm hàng tháng để chủ nhà
sửa chữa, duy trì hệ thống điện, n−ớc, ga, v.v.), ngoài tiền thuê, và ng−ời thuê có trách nhiệm phải
phục hồi nguyên trạng khi trả lại nhà.
Nhà hàng Việt Nam - một biểu t−ợng...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
62
chỗ lý t−ởng nếu ng−ời giới thiệu biết rõ ý muốn của ng−ời tìm thuê.
Những ng−ời cung cấp thông tin về địa điểm cho nhà hàng là kiến trúc s− (bạn
của chồng - chủ nhà hàng ở tr−ờng hợp 3), thợ hồ (bạn của anh họ cùng kinh doanh - ở
tr−ờng hợp 4). Kiến trúc s− và thợ hồ dễ nhận đ−ợc thông tin bất động sản hơn những
ng−ời khác nhờ môi tr−ờng làm việc của họ.
Bạn bè và ng−ời quen Việt Nam cũng có vai trò cung cấp thông tin địa điểm cho
ng−ời đồng h−ơng đang tìm nơi mở nhà hàng. Một nhà hàng của một phụ nữ thế hệ
thứ 1,5 tr−ớc đây vốn cũng là nhà hàng của ng−ời Việt định c− ở Nhật và mẹ của cô
thuê lại khi ông chủ cũ đóng cửa. Ngoài tr−ờng hợp này, có 2 tr−ờng hợp thuê lại nhà
hàng của ng−ời đồng h−ơng. Nh−ng, 3 nhà hàng này ở nơi không thuận tiện - xa ga xe
điện và lại nằm trong khu vực có nhiều ng−ời Việt trong khi đối t−ợng khách là ng−ời
bản xứ. Nói chung, nh− các nghiên cứu khác đã cho thấy, thông tin về cộng đồng của
mình thì ng−ời đồng h−ơng lấy đ−ợc nhanh hơn ng−ời bản xứ, nh−ng điều kiện địa
điểm không tốt để thu hút khách bản xứ.
6. Những gợi ý mang tính lý thuyết
6.1. Vốn xã hội: “sự cố kết giới hạn” của ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật
Đối với ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật có trải nghiệm sống ở nơi tạm trú, thời
gian sống ở đó có 2 ý nghĩa trái ng−ợc. Thời gian đó là sự thất vọng, đồng thời là thời
gian rất quan trọng tạo ra vốn xã hội.
Hầu nh− tất cả thuyền nhân muốn sang n−ớc thứ 325 (Hội động điều phối cho ng−ời
tị nạn Đông D−ơng, 1996:85-86) vì hồi đó họ không biết về Nhật, không chuẩn bị để sống
ở Nhật, cũng không có cộng đồng Việt Nam ở Nhật. Đối với họ, thời gian chờ đợi đ−ợc
phép định c− ở n−ớc thứ 3 càng dài càng thất vọng khi họ phải chấp nhận định c− ở Nhật.
Theo nghĩa này, thời gian ở nơi tạm trú là thời gian vô ích. Nh−ng đồng thời, trong thời
gian đó, họ có thể biết đ−ợc những ng−ời xung quanh về tính cách, khả năng, kể cả quan
hệ gia đình. Và trong thời gian đó, hoàn cảnh của họ rất giống nhau - mọi ng−ời đều
nghèo, phải đối mặt với khó khăn. Đó chính là một điều kiện tạo ra ý thức “chúng tôi” trở
thành nguồn vốn xã hội “cố kết giới hạn”. Thêm vào đó, vì họ sinh ra và lớn lên ở Việt
Nam nên có nguồn vốn xã hội “giá trị hấp thu”. Cho đến nay, hoạt động có tổ chức (một
loại vốn xã hội có thể thấy đ−ợc) của ng−ời Việt định c− ở Nhật không sôi nổi26, nh−ng
chúng ta biết vốn xã hội tiềm năng (giữa cá nhân và cá nhân) của họ vẫn đ−ợc duy trì và
có hiệu lực v−ợt thời gian, không gian, sau khi định c− ở Nhật.
Chúng ta cũng có thể biết điểm chung “chúng ta là ng−ời Việt” không đủ để tạo ra
vốn xã hội, thậm chí có thể trở thành nguồn xung đột. Có quan hệ lỏng lẻo giữa ông chủ
và đầu bếp. Ông chủ không thể dùng vốn xã hội có nguồn “sự trao đổi” hoặc “sự tín nhiệm
25 Trên thực tế, trong 11.212 thuyền nhân trôi dạt đến Nhật, 6.816 ng−ời (60%) đã sang n−ớc thứ 3
(RHQ,1999).
26 Tr−ớc đây có một số tổ chức của ng−ời Việt Nam định c− ở Nhật nh−ng đa số không thể duy trì đ−ợc.
Kawakami giải thích, trong thời kỳ mỗi thành viên của các tổ chức ch−a quen với cuộc sống ở Nhật,
các thành viên giúp đỡ nhau, nh−ng dần dần họ quen hơn, họ không cần giúp đỡ nữa và họ không
thích tổ chức hạn chế hành động của mình (Kawakami, 2001:122-144).
Hirasawa Ayami 63
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
bắt buộc” đối với đầu bếp. Chúng tôi phân tích, đây là vì điều kiện sinh sống của ng−ời
Việt Nam định c− ở Nhật. Ng−ời nhập c− có t− cách l−u trú ổn định, có mạng l−ới trợ giúp
nhất định (gia đình bà con sống chung, các tổ chức Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ)
thì có thể nhập vào thị tr−ờng bình th−ờng dễ hơn, khi thất nghiệp cũng bị ảnh h−ởng
nhẹ hơn. Họ không dựa vào nhà kinh doanh ng−ời đồng h−ơng cũng có thể sống đ−ợc. Có
thể nói, không dựa vào ng−ời đồng h−ơng khác để tránh nảy sinh vốn xã hội âm tính. Và
khác biệt về h−ơng vị món ăn giữa ông chủ và ng−ời làm bếp cho thấy “mình là ng−ời
Việt” chính là nguyên nhân xung đột. Cả ông chủ và ng−ời làm bếp đều là ng−ời Việt thì
mâu thuẫn về h−ơng vị “Việt Nam thật” dễ nảy sinh. Điều này ch−a đ−ợc xác định nh−ng
có gợi ý quan trọng; một điểm chung có thể trở thành vốn xã hội hay trở thành nguyên
nhân xung đột là tùy từng tr−ờng hợp.
6.2. Quan hệ mạnh - yếu và khả năng kết nối: “lỗ hổng của vốn con ng−ời”
Kết quả phỏng vấn của chúng tôi về việc lấy thông tin bất động sản minh chứng cho
giả thuyết “sức mạnh của quan hệ yếu” của Granovetter (1973). Những ng−ời nắm thông
tin bất động sản một cách hiệu quả là những ng−ời nhận đ−ợc thông tin của ng−ời quan
hệ yếu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những ng−ời không cố gắng tìm địa điểm nhà
hàng là những ng−ời đã có địa điểm đáng hài lòng và không bỏ nhiều thời gian27. Hiện
t−ợng này là do tính chất động của dòng thông tin bất động sản - thuộc loại thông tin có cơ
cấu “chỗ khuyết” (Granovetter, 1974:63-73). Tức là ng−ời ta có địa điểm mới sau khi một
ng−ời khác rời khỏi địa điểm đó, t−ơng tự nh− thông tin việc làm mới xuất hiện sau khi
một ng−ời khác bỏ việc. Cho nên không phải khi ng−ời ta muốn là ng−ời ta có thông tin.
Hơn nữa, những ng−ời xung quanh chủ nhà hoặc chính ng−ời đang thuê nhà có thể biết
đ−ợc một căn nhà “khuyết ng−ời” tr−ớc công ty bất động sản. Thực tế trong nghiên cứu
của chúng tôi, những ng−ời đ−a thông tin địa điểm là kiến trúc s−, thợ hồ và những ng−ời
đồng h−ơng trong cộng đồng Việt Nam. Tức là một ng−ời có thể tìm ra địa điểm tốt hay
không không liên quan đến vốn con ng−ời của bản thân mình (đặc biệt là khả năng tiếng
Nhật). Tuy nhiên, những ng−ời có vốn con ng−ời cao lại có xu h−ớng cố gắng giải quyết
vấn đề và th−ờng họ nghĩ chỉ có họ mới giải quyết đ−ợc, cho nên họ không dựa vào ng−ời
khác. Hiện t−ợng này có thể gọi là “lỗ hổng của vốn con ng−ời”.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Anh
1. Aldrich, Howard, and Zimmer, Catherine, 1986: “Entrepreneurship Through
Social Networks”. Sexton, Donald L., Smilor, Raymond W., The Art and science of
entrepreneurship. Ballinger Publishing Company. Cambridge.
2. Carruthers, Ashley, 2004: “Cute Logics of the Multicultural and the Consumption
27 Trong nghiên cứu về chuyên việc, Granovetter cũng nói “Đôi khi các cá nhân tìm những thông tin cho
phép họ trở nên năng động (mobile), và nói chung, họ sẽ có việc làm tốt hơn nếu họ không tìm kiếm
những thông tin nh− vậy, hoặc khi thông tin việc làm không gắn với việc tìm kiếm của họ”
(Granovetter,1974:93)
Nhà hàng Việt Nam - một biểu t−ợng...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
64
of the Vietnamese Exotic in Japan”. Positions, 12(2) fall: 401-429.
3. Coleman, James S., 1988: “Social Capital in the Creation of Human Capital”. The
American Journal of Sociology, 94(Supplement):S95-120
4. Dubini, Paola, and Aldrich, Howard, 1991: “Personal and Extended Networks are
Central to the Entrepreneurial Process”. Journal of Business Venturing, 6: 305-313.
5. Gold, Steaven J., 1992: “Refugee Communities”. Sage Publication.
6. Granovetter, Mark, 1973: “The Strength of Weak Ties”. The American Journal of
Sociology, 78(6): 1360-1380.
7. Granovetter, Mark, 1983: “The Strength of Weak Ties: A network theory
revisited”. Sociological Theory, 1: 201-233.
8. Granovetter, Mark, 1985: “Economic Action and Social Structure: The Problem of
Embeddedness”. American Journal of Sociology, 91(3): 481-510.
9. Granovetter, Mark, 1995[1974]: “Getting A Job: A Study of Contacts and
Careers”(second edition). The University of Chicago Press. Chicago and London.
10. Kim, Dae Young, 2006: “Stepping-Stone to Intergenerational Mobility? The
Springboard, Safety Net, or Mobility Trap Functions of Korean Immigrant
Entrepreneurship for the Second Generation”. International Migration Review,
40(4): 927-962.
11. Menzies, Teresa V., Brenner, Gabrielle A., and Filion, Louis Jacques, 2003: “Social
capital, networks and ethnic minority entrepreneurs: transnational
entrepreneurship and bootstrap capitalism”. Etemad, Hamid and Wright,
Richard, Globalization and Entrepreneurship. Edward Elgar Publishing.
Cheltenham, UK and Northampton, MA, USA.
12. Portes, Alejandro, and Borocz, Jozsef, 1989: “Contemporary Immigration:
Theoretical Perspectives on Its Determinants and Mode of Incorporation”.
International Migration Review, 23(3), Special Silver Anniversary Issue: 606-630
13. Portes, Alejandro,1998: “Social Capital: Its Origins and Applications in Modern
Sociology”. Annual Review of Sociology, 24: 1-24.
14. Sanders, Jimy M., and Nee, Victor, 1996: “Immigrant Self-Employment: The
Family as Social Capital and the Value of Human Capital”. American Sociological
Review, 61(2): 231-249.
15. Waldinger, Roger, Aldrich, Howard, and Ward, Robin, 2000: “Ethnic
Entrepreneurs”. Swedberg, Richard, Entrepreneurship: the social science view.
Oxford University Press Inc., New York.
16. Yoon, In-Jin, 1991: “The Changing Significance of Ethnic and Class Resources in
Immigrant Businesses: The Caseof Korean Immigrant Businesses in Chicago”.
International Migration Review, 25(2): 303-332.
17. Zhou, Min, 2004: “Revisiting Ethnic Entrepreneurship: Convergencies,
Hirasawa Ayami 65
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Controversies, and Conceptual Advancements”. International Migration Review,
38(3): 1040-1074.
Tài liệu tiếng Nhật
18. Bourdieu, Pierre, 1980: “Le capital social - notes provisoires -”. Actes de la
recherche en sciences sociales, 30. (Fukui, Norihiko,
dịch,1986:“「社会資本」とは何か– 暫定的ノート”. Actes, 1: 18-28.
19. Coordination Council for Indo-Chinese Refugees and Displaced Persons, 1996:
“インドシナ難民受入れ歩みと展望-難民受入れから20年-”
20. Coordination Council for Indo-Chinese Refugees and Displaced Persons, 2000:
“インドシナ難民に関する諸統計表(参考)”
21. Ishi, Angelo, 1995:
“出稼ぎビジネスの発生と生活環境の変化:食生活・レジャー・メディア等の視点から”.
Watanabe, Masako, 出稼ぎ日系ブラジル人-上, 明石書店.
22. Kawakami, Ikuo, 2001: 越境する家族–在日ベトナム系住民の生活世界. 勉誠出版.
23. Refugee Assistance Headquarters, 1999: “財団30年、難民事業本部20年のあゆみ”.
24. Refugee Assistance Headquarters, 2006:
“国際救援センターのあゆみ-難民受入れ23年の軌跡”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_1_2011_hirasawa_ayami_4563.pdf