Nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học Cơ sở - Đào Thị Việt Anh

Tài liệu Nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học Cơ sở - Đào Thị Việt Anh: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0152 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 71-78 This paper is available online at NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Theo đó, chương trình và sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, phân hoá và định hướng nghề nghiệp ở chương trình Trung học phổ thông. Vì vậy, việc xây dựng các chủ đề tích hợp là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với giáo viên hiện nay. Bài báo này trình bày 05 nguyên tắc (Đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho người học; Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính khả thi, vừa sức và có ý nghĩa với HS; Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững; ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học Cơ sở - Đào Thị Việt Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0152 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 71-78 This paper is available online at NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Theo đó, chương trình và sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, phân hoá và định hướng nghề nghiệp ở chương trình Trung học phổ thông. Vì vậy, việc xây dựng các chủ đề tích hợp là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với giáo viên hiện nay. Bài báo này trình bày 05 nguyên tắc (Đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho người học; Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính khả thi, vừa sức và có ý nghĩa với HS; Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững; Đảm bảo tính thực tiễn, quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương) và quy trình 05 bước (Xác định vấn đề cần giải quyết và đặt tên chủ đề tích hợp; Xác định nội dung kiến thức của chủ đề tích hợp; Xác định mục tiêu của chủ đề tích hợp; Thiết kế các hoạt động dạy học; Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. Từ khóa: Dạy học tích hợp, chủ đề tích hợp, khoa học tự nhiên, tích hợp, nguyên tắc, quy trình. 1. Mở đầu Dạy học tích hợp được quan tâm nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỉ XX và được vận dụng trong xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới như: Australia, Anh, Hoa kì, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Philippines..., qua đó đã khẳng định hiệu quả của dạy học tích hợp đối với hình thành và phát triển năng lực người học, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn [10]. Ở Việt Nam, vận dụng quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình phổ thông mới đang là vấn đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, áp dụng hiện nay, các tác giả: Đào Thái Lai và Nguyễn Anh Dũng đã phân tích quan điểm tích hợp trong chương trình giáo dục, đưa ra khái niệm về hoạt động mang tính tích hợp, dạy học tích hợp, xu hướng dạy học tích hợp ở trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề cập tới một số hình thức và mức độ tích hợp trong xây dựng và đề xuất phương án tích hợp chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam sau năm 2015 ở từng bậc học, cấp học [4]. Tác giả Cao Thị Thặng đã nghiên cứu xây dựng các chủ đề liên môn và thử nghiệm dạy học ở trường Trung học cơ sở (THCS) thực Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017 Liên hệ: Đào Thị Việt Anh, e-mail: vietanhsp2@gmail.com 71 Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm nghiệm theo phương pháp dạy học dự án, nhằm xác định một số vấn đề thực tiễn có liên quan tới định hướng phát triển chương trình tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS sau năm 2015 [7]. Nhóm tác giả Đỗ Hương Trà cùng các cộng sự trong cuốn sách “Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS, Quyển 1 Khoa học tự nhiên” đã đề cập tới cơ sở lí luận về dạy học tích hợp – phương thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và giới thiệu một số chủ đề tích hợp ở các mức độ khác nhau [9]. Ngoài ra, trong tài liệu tập huấn “Dạy học tích hợp ở tường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông” dành cho cán bộ quản lí, giáo viên (GV) THCS và Trung học phổ thông (THPT), Cục nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đã đưa ra các nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp ở nhà trường phổ thông và quy trình xây dựng bài học tích hợp [1]. Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Biên đã đề xuất 7 bước trong quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên gồm: Lựa chọn chủ đề; Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề; Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề; Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề; Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề; Lập kế hoạch dạy học chủ đề; Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề [3]. Dựa trên Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 4 năm 2017 [2] và kết quả nghiên cứu về dạy học tích hợp của các tác giả trên, chúng tôi đề xuất nguyên tắc và quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới mà bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai. 2. Nội dung nghiên cứu Xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần nghị quyết 29/NQ – TW. Để xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp hiệu quả, chúng tôi đề xuất các nguyên tắc và quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS dưới đây: 2.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho người học Đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho người học là một trong những yêu cầu quan trọng khi thiết kế chủ đề tích hợp trong dạy học nói chung và dạy học môn Khoa học tự nhiên nói riêng. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là cơ sở giúp GV xây dựng, tổ chức dạy học chủ đề tích hợp và kiểm tra đánh giá học sinh (HS). Theo dự thảo chương trình phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông mới giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới [2]. Như vậy, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực người học. Do đó, GV cần xác định được các năng lực, phẩm chất cần phát triển cho HS và lựa chọn các nội dung, phương pháp phù hợp để xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới [1]. 72 Nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học Đảm bảo tính khoa học là yêu cầu đặt ra khi lựa chọn nội dung của chủ đề tích hợp. Theo nguyên tắc này, nội dung chủ đề tích hợp đòi hỏi vừa phải đảm bảo đề cập đến kiến thức cơ bản của các môn học có liên quan, vừa tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật. Để đáp ứng tốt yêu cầu này, khi xây dựng chủ đề tích hợp GV cần dựa trên nội dung các môn học của chương trình hiện hành, đồng thời chú ý khai thác kiến thức thực tiễn, tinh giản kiến thức hàn lâm, tạo điều kiện để HS được trải nghiệm và khám phá, vận dụng các tri thức khoa học mới để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống thực tiễn. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khả thi, vừa sức và có ý nghĩa với HS Nội dung chủ đề tích hợp cần đảm bảo tính khả thi, vừa sức, có ý nghĩa, gần gũi và gắn bó với cuộc sống của người học. GV cần đặc biệt chú ý tới đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, khả năng học tập của HS ở mỗi vùng miền, địa phương khác nhau. . . để khai thác các vấn đề, tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm kiến thức từ đó hình thành khả năng tìm hiểu kiến thức và học tập suốt đời trên cơ sở nền tảng của giáo dục phổ thông và thích ứng được với cuộc sống luôn biến động. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững Nội dung các chủ đề tích hợp được lựa chọn cần góp phần hình thành, bồi dưỡng cho HS không chỉ nhận thức về thế giới mà còn thể hiện thái độ với thế giới; bồi dưỡng những phẩm chất của người công dân trong thời đại mới; lòng yêu thương quê hương, đất nước; trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; hợp tác, đoàn kết và bình đẳng; tôn trọng và tuân thủ pháp luật; học tập và tôn trọng các nền văn hóa, các dân tộc trên thế giới [1]... . Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương Khoa học tự nhiên là lĩnh vực nghiên cứu về thế giới tự nhiên, nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển chung nhất của giới tự nhiên. Với đặc thù đó, khi xây dựng chủ đề tích hợp môn Khoa học tự nhiên, GV cần chú trọng lựa chọn nội dung gắn với đời sống thực tiễn, khai thác các vấn đề của tự nhiên, tăng cường thực hành nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề của thực tiễn. Ngoài ra, GV cũng cần quan tâm tới các vấn đề mang tính xã hội của địa phương, giúp HS có những hiểu biết nhất định về nơi các em đang sống, từ đó chuẩn bị cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và đặt tên chủ đề tích hợp Xác định vấn đề/nhiệm vụ mà HS cần phải giải quyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng khi xây dựng chủ đề tích hợp. Để xác định vấn đề/nhiệm vụ của chủ đề, GV cần dựa vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của các môn học hiện hành, các ứng dụng, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Các vấn đề học tập này cần gắn với đời sống thực tiễn, đặc điểm của từng địa phương và phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Ngoài ra, khi xác định vấn đề học tập, GV cũng cần chú trọng lựa chọn các vấn đề để HS có thể vận dụng các kiến thức của nhiều môn học nghiên cứu, giúp hình thành và phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Lựa chọn vấn đề phù hợp với đối tượng HS là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả của chủ đề. Do đó, GV cần thu thập, phân tích và lựa chọn các vấn đề đáp ứng được những yêu cầu trên đồng thời chú ý tới hứng thú và nhu cầu tìm hiểu của HS. Vấn đề học tập có thể thuộc một trong các loại sau đây: 73 Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới; - Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức; - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới. Sau khi xác định được vấn đề cần giải quyết, GV tiến hành đặt tên cho chủ đề tích hợp. Tên chủ đề tích hợp cần phù hợp, thể hiện được nội dung của chủ đề tích hợp. Bước 2: Xác định nội dung kiến thức của chủ đề tích hợp - Xác định các câu hỏi cần giải quyết trong chủ đề tích hợp: Đây là bước định hướng các nội dung cần được đưa vào trong chủ đề. Các câu hỏi này là nhiệm vụ mà thông qua quá trình nghiên cứu chủ đề HS có thể trả lời được. Ví dụ, khi xây dựng chủ đề “Nước - Nguồn tài nguyên cho sự sống” GV có thể xác định các câu hỏi cần giải quyết trong chủ đề như sau: STT Nội dung Vấn đề (Câu hỏi) cần giải quyết 1 Sự tồn tại của nước trong tự nhiên và chu trình nước - Sự tồn tại của nước trong tự nhiên như thế nào? - Nước tồn tại ở các trạng thái nào trong tự nhiên? - Nước là nguồn tài nguyên tái sinh hay không, nguyên nhân làm giảm nguồn nước ngọt trên trái đất hiện nay? - Chu trình của nước trong tự nhiên như thế nào? 2 Thành phần hoá họccủa nước - Nước được cấu tạo từ những nguyên tố hoá học nào? - Làm thế nào để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố có trong phân tử nước? 3 Tính chất của nước: + Tính chất vật lí của nước + Tính chất hoá học của nước. - Nước có những tính chất vật lí nào? - Sự hoà tan của các chất trong nước như thế nào? - Nước có những tính chất hoá học nào? 4 Sự tồn tại và vai trò của nước đối với thực vật - Nước tồn tại trên những bộ phận nào của thực vật? - Vai trò của nước trong sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. - Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao? 5 Sự tồn tại và vai trò của nước trong cơ thể con người - Cho biết sự tồn tại của nước trong cơ thể con người? - Cho biết vai trò của nước trong cơ thể con người? 6 Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước - Cho biết thực trạng khai thác và sử dụng nước ngọt ở Việt Nam. - Cho biết Ảnh hưởng của việc khai thác nước ngọt tràn lan tới khô hạn, xâm nhập mặn và đời sống người dân tại Việt Nam. - Ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam và địa phương HS đang sinh sống như thế nào? - Làm thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên nước? - Xác định nội dung kiến thức của chủ đề: Dựa trên vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết, GV xác định các nội dung chính cần nghiên cứu của chủ đề. Các nội dung này được lựa chọn từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của các môn học có liên quan hoặc các nội dung của đời sống thực tiễn để xây dựng chủ đề dạy học [11]. - Xác định thời gian dạy học chủ đề: GV cần dự kiến thời gian thực hiện chủ đề gồm bao nhiêu tiết dạy học trên lớp và bao nhiêu thời gian HS làm việc ở nhà. Bước 3: Xác định mục tiêu của chủ đề tích hợp Để xác định mục tiêu dạy học của chủ đề tích hợp, GV cần phân tích chuẩn kiến thức, kĩ 74 Nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở năng, thái độ của các đơn vị kiến thức trong chủ đề tương ứng với các môn học của chương trình hiện hành. Ngoài ra, GV căn cứ vào các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong chủ đề tích hợp sẽ xây dựng. Mục tiêu của chủ đề cần được xác định và trình bày rõ ràng, cụ thể và có thể lượng hoá được. Ví dụ: Khi xây dựng chủ đề “Nước - Nguồn tài nguyên cho sự sống”, mục tiêu của chủ đề được xác định như sau: - Xác định mục tiêu của các đơn vị kiến thức thuộc môn học được lựa chọn để xây dựng chủ đề tích hợp theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Hoá học Chuẩn kiến thức Chuẩn kĩ năng Bài 36: Nước + Thành phần định tính và định lượng của nước. + Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na2O,...), oxit axit (P2O5, SO2,...). + Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch. + Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước. + Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca...), oxit bazơ, oxit axit. + Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể. Bài 40: Dung dịch + Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà. + Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. + Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước. + Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày. Sinh học Chuẩn kiến thức Chuẩn kĩ năng Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ. + Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây. + Trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và chất khoáng. Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí. Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước, quang hợp và hô hấp. ... ... ... Sinh học 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu). + Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng. + Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học. + Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường. + Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. 75 Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm VẬT LÍ Chuẩn kiến thức Chuẩn kĩ năng Vật lí 6 Bài 26 + 27: Sự bay hơi và ngưng tụ + Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi. + Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng đồng thời vào ba yếu tố. Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. + Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình ngưng tụ. + Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. + Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế. + Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. + Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. ... ... ... - Dựa trên chuẩn kiến thức của các đơn vị kiến thức liên quan được lựa chọn để xây dựng chủ đề, GV xác định mục tiêu chủ đề tích hợp: 1. Kiến thức Giúp HS nêu được: - Các trạng thái tồn tại của nước trong tự nhiên; - Nước là nguồn tài nguyên tái sinh, tuy nhiên cần có biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước hợp lí; - Hiện tượng xâm nhập mặn khi khai thác và sử dụng nước ngọt không đúng cách; - Chu trình của nước trong tự nhiên; - Thành phần định tính và định lượng của nước; - Tính chất vật lí của nước; - Tính chất hoá học của nước; - Vai trò của nước đối với con người và sinh vật; - Vai trò của nước đối với sản xuất và sự phát triển kinh thế đất nước; - Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ thiếu nước. Giúp HS giải thích được: - Ảnh hưởng của khai thác nước ngọt không hợp lí tới quá trình khô hạn, xâm nhập mặn tại Việt Nam hiện nay. - Ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tới đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân Việt Nam. - Phân tích được các biện pháp để bảo vệ nguồn nước sạch ở địa phương HS đang sinh sống. 2. Kĩ năng - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; - Kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông; - Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào đó; - Kĩ năng sử dụng CNTT trong dạy học. 3. Thái độ - Nhận thức được nguồn nước ngọt sử dụng cho cuộc sống rất hiếm hoi và đang có nguy cơ 76 Nguyên tắc, quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở thu hẹp do ô nhiễm ở phạm vi toàn cầu, quốc gia và địa phương; - Có ý thức bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm và tuyên truyền đến mọi người về tầm quan trọng của nguồn nước; - Say mê học tập và nghiên cứu khoa học. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề; - Năng lực hợp tác; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn. Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học GV cần lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp trong tổ chức dạy học chủ đề nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của HS để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề tích hợp, khi xây dựng tình huống xuất phát GV cần chú trọng đến các tình huống gần gũi với đời sống HS và các em sẵn sàng tham gia giải quyết các tình huống đó. Ngoài ra, tình huống xuất phát cần làm xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức đã biết và kiến thức phải tìm để kích thích tư duy của học sinh. Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định... . Bước 5: Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu Với mục tiêu dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực người học, GV cần chú trọng xây dựng bộ công cụ phù hợp để đánh giá mục tiêu đề ra sau khi tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp. Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Việc đánh giá kết quả học tập theo năng lực không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống khác nhau. Để đánh giá năng lực HS, GV cần xác định năng lực được đánh giá, sau đó dựa trên các biểu hiện, tiêu chí và các mức độ đánh giá để xây dựng bộ công cụ đánh giá. Công cụ đánh giá năng lực, ngoài hình thức kiểm tra viết thường dùng (đánh giá kiến thức, kĩ năng), GV cần thiết kế và sử dụng các công cụ khác như bảng kiểm quan sát; phiếu hỏi GV, HS; phiếu tự đánh giá của HS; phiếu đánh giá sản phẩm HS,. . . trong quá trình đánh giá sau khi tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp [8]. 3. Kết luận Dạy học tích hợp là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ với GV nói chung và GV THCS nói riêng, các nguyên tắc và quy trình mà chúng tôi đề xuất sẽ là những gợi ý giúp GV có thể xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục – Tài liệu hội thảo, 77 Đào Thị Việt Anh, Chu Văn Tiềm 2015. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở. Trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm. [2] Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2017. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể. [3] Nguyễn Văn Biên, 2015. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(2), tr. 61-66. [4] Nguyễn Anh Dũng, Đào Thái Lai, 2013. Đề xuất phương án tích hợp và phân hoá trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tạp chí giáo dục, số 301, tr. 1-5. [5] Trần Bá Hoành, 2010. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Rogiers, X, 1996. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường. NXB Giáo dục, (biên dịch: Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị). [7] Cao Thị Thặng, 2010. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn Vật lí - Hóa học - Sinh học và thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án ở Trường Phổ thông cơ sở Thực nghiệm - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 56, tr. 37-41. [8] Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh, 2017. Biểu hiện và công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 62(4), tr. 59-68. [9] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1 “Khoa học tự nhiên”. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [10] Bennett, J., Lubben, F., & Hogarth, S, 2007. Bringing science to life: A synthesis of the research evidence on the effects of context-based and STS approaches to science teaching. Science Education, 91(3), 347-370. [11] Zulfiya Unerbaeva, Saken Irkitbaev, Nazerke Shopshekbayeva, 2014. Integration Processes in the teaching of natural sciences. Geografija ir edukacija, pp. 88-92. ABSTRACT Principles and procedures in designing integrated - learning themes for science subjects in secondary schools Dao Thi Viet Anh, Chu Van Tiem Faculty of Chemistry, Hanoi Pedagogical University No 2 At present, PrimeMinister of Education is reforming education system. In this scheme, new textbooks and curriculum are designed in order to enhance integrated - learning in Elementary and secondary level, differentiate and orient vocation in high schools. Thus, the formation of themes which supports integrated - learning is essential to teachers nowadays. This article will present 5 principles (Guarantee the objectives of curriculum of high schools, establish and develop learners’ abilities and qualities; guarantee scienceness; guarantee practicability, relevance, validity to students; guarantee continual and educational development; guarantee reality and enhance individual concerns to local issues) and 5 steps ( decide on needed - to - solve problems and title for integrated - learning themes; Decide on contents and knowledge of integrated themes; decide on the objectives of integrated themes; Design teaching activities; design assessment tools) construct integrated - learning themes in science subjects in secondary schools. Keywords: Integrated - learning, integrated themes, integrated science, integrated, principles, procedures. 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4927_dtvanh_cvtiem_0622_2127484.pdf
Tài liệu liên quan