Tài liệu Nguyên nhân của dậy thì sớm trung ương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
158
NGUYÊN NHÂN CỦA DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG
Huỳnh Thị Vũ Quỳnh*, Phạm Lê An*, Phạm Thị Minh Hồng*, Vũ Huy Trụ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm các nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương ở trẻ em nhập bệnh viện
Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang phân tích.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được 291 trường hợp trẻ dậy thì sớm trung ương
được chụp MRI não, trong đó tỉ lệ dậy thì sớm trung ương vô căn và thực thể lần lượt là 87,6% và 12,4%. Tỉ lệ
dậy thì sớm trung ương có nguyên nhân thực thể ở các nhóm trên 6 tuổi, từ 2 đến 6 tuổi và dưới 2 tuổi lần lượt
là 8,8%; 30,3% và 50% (p < 0,001). Tỉ lệ nữ và nam dậy thì sớm trung ương có nguyên nhân thực thể là 11,3%
và 57,1% (p = 0,005). Nguyên nhân thực thể thường gặp nhất là vi u tuyến yên (microadenoma) (33,3%), kế đến
là nang khe Rathke (22,1%) và thứ 3 là u nghịch tạo (hamart...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân của dậy thì sớm trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
158
NGUYÊN NHÂN CỦA DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG
Huỳnh Thị Vũ Quỳnh*, Phạm Lê An*, Phạm Thị Minh Hồng*, Vũ Huy Trụ*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm các nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương ở trẻ em nhập bệnh viện
Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2016.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang phân tích.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được 291 trường hợp trẻ dậy thì sớm trung ương
được chụp MRI não, trong đó tỉ lệ dậy thì sớm trung ương vô căn và thực thể lần lượt là 87,6% và 12,4%. Tỉ lệ
dậy thì sớm trung ương có nguyên nhân thực thể ở các nhóm trên 6 tuổi, từ 2 đến 6 tuổi và dưới 2 tuổi lần lượt
là 8,8%; 30,3% và 50% (p < 0,001). Tỉ lệ nữ và nam dậy thì sớm trung ương có nguyên nhân thực thể là 11,3%
và 57,1% (p = 0,005). Nguyên nhân thực thể thường gặp nhất là vi u tuyến yên (microadenoma) (33,3%), kế đến
là nang khe Rathke (22,1%) và thứ 3 là u nghịch tạo (hamartoma) (13,8%). Tỉ lệ các nguyên nhân thực thể phải
can thiệp là 1,7%.
Kết luận: Đa số là dậy thì sớm trung ươngở trẻ em là vô căn. Trẻ càng nhỏ tỉ lệ dậy thì sớm trung ương có
nguyên nhân thực thể càng cao. Trẻ dậy thì sớm trung ương trên 6 tuổi thường có nguyên nhân vô căn. Tỉ lệ trẻ
nam có nguyên nhân thực thể cao hơn nữ. Các nguyên nhân thực thể cần can thiệp chiếm tỉ lệ thấp.
Từ khóa: Dậy thì sớm, trung ương, nguyên nhân, vô căn, tổn thương hệ thần kinh trung ương
ABSTRACT
CAUSES OF CENTRAL PRECOCIOUS PUBERTY
Huynh Thi Vu Quynh, Pham Le An, Pham Thi Minh Hong, Vu Huy Tru
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 158 - 165
Objectives: To determine the proportions and characteristics of central precocious puberty (CPP) in children
admitted to Children's Hospital 2 from January 2010 to December 2016.
Method: Cross-sectional analysis
Results: There were 291 cases of CPP. The proportions of idiopathic and pathologic CPP were 87.6% and
12.4%, respectively. The proportions of central nervous system (CNS) lesion in group more than 6, between 2-6,
less than 2 years of age were 8.8%; 30.3% and 50%, respectively (p<0.001). The proportions of females with CNS
lesion was 11.3% and of males was 57.1% (p=0,005). The most common cause was pituitary microadenoma
(33.3%), followed by Rathke (22.1%) and the third was hamartoma (13.8%). The proportion of pathological
causes requiring intervention was 1.7%.
Conclusions: In children, the majority of CPP was idiopathic. The younger the child with CPP, the higher
the proportion of pathological causes. CPP in children over 6 years of age were usually idiopathic. The proportion
of boys with CNS lesion is higher than girls. The causes need to be intervene were low.
Keywords: precocious puberty, central, causes, idiopathic, central nervous system lesion
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dậy thì sớm trung ương là kết quả của tình
trạng hoạt hóa trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến
sinh dục dẫn đến sự phát triển các đặc tính sinh
dục thứ phát trước 8 tuổi ở trẻ nữ và trước 9 tuổi
* Bộ môn Nhi, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ths.Bs Huỳnh Thị Vũ Quỳnh ĐT: 0989350127 Email: huynhvuquynhnt@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
159
ở trẻ nam. Theo tác giả Lee và Hook năm 2007,
80% các trường hợp dậy thì sớm trung ương
không tìm thấy được nguyên nhân, hầu hết dậy
thì sớm vô căn xảy ra ở trẻ gái(11). Các tổn thương
thần kinh trung ương sẽ kích thích và tăng tần
suất phóng thích GnRH, dẫn đến mất cân bằng
giữa hai hiện tượng kích thích và ức chế dậy thì.
Một nghiên cứu trên 200 trẻ gái ở Pháp cho thấy
các bất thường não chiếm 2% trẻ nữ dậy thì sớm
ở độ tuổi từ 6-8 tuổi và 20% trẻ nữ khởi phát dậy
thì trước 6 tuổi(3). Bất thường hệ thần kinh trung
ương thường gặp ở trẻ nam dậy thì sớm trung
ương nhiều hơn trẻ nữ. Tại Việt Nam, nghiên
cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010-2013, tỉ
lệ dậy thì sớm vô căn là 84,3%(14). Việc chẩn đoán
nguyên nhân thực thể của dậy thì sớm trung
ương yêu cầu trẻ cần được chụp cộng hưởng từ
(MRI) não. Đa số các tác giả đều thống nhất nên
chụp MRI não cho tất cả các trẻ nam dậy thì sớm
và trẻ nữ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, ở nhóm trẻ từ 6-
8 tuổi, vấn đề chỉ định chụp MRI còn nhiều bàn
cãi. Theo Paul B. Kaplowitz, khi tổng hợp các
nghiên cứu từ năm 1994 về tần suất bất thường
nội sọ, đặc biệt là các khối u não, ở trẻ nữ dậy thì
sớm cho thấy rằng các bất thường chiếm tần suất
8-15%, trong đó tỉ lệ những bất thường cần phải
can thiệp ở trẻ 6-8 tuổi là rất nhỏ, chiếm khoảng
0-2%(7). Theo tác giả này, MRI não nên được thực
hiện cho tất cả trẻ trai và tất cả các trẻ gái dưới 6
tuổi bị dậy thì sớm trung ương. Đối với trẻ dậy
thì sớm trung ương từ 6-8 tuổi, MRI tuyến yên
không cần thiết phải thực hiện thường quy(7).
Trái lại, trong một nghiên cứu nhỏ hơn trên 67
trẻ gái dậy thì sớm, tỉ lệ bất thường thần kinh
trung ương là 15% mặc dù không có triệu chứng
lâm sàng. Và theo tác giả này cần phải chụp MRI
thường quy cho tất cả các trẻ dậy thì sớm trung
ương(17). Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ tổn thương thực thể
ở nhóm dậy thì sớm trung ương và so sánh sự
khác biệt giữa nhóm dậy thì sớm trung ương vô
căn và nhóm có nguyên nhân thực thể.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang phân tích
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ nhập khoa thận-nội tiết bệnh viện
Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2010-12/2016 đã chẩn
đoán dậy thì sớm trung ương.
Cỡ mẫu
Với tỉ lệ có nguyên nhân thực thể ở hệ thần
kinh trung ương là 15,7% (18). Cỡ mẫu được tính
theo công thức:
N = , với (zα/2)2 =1,96,
p=0,157, d=0,05 N=203 trường hợp
Tiêu chí đưa vào
Trẻ được chẩn đoán dậy thì sớm trung ương
được chụp MRI não để xác định nguyên nhân
thực thể.
Tiêu chuẩn chẩn đoán dậy thì sớm trung ương
Phát triển các đặc tính sinh dục phụ (vú, lông
mu, lông nách, kinh nguyệt, mụn trứng cá)
trước 8 tuổi ở nữ, hoặc phát triển tinh hoàn (thể
tích tinh hoàn, dương vật, mụn, cơ bắp, vỡ
giọng, xuất tinh) trước 9 tuổi ở nam.
Tuổi xương – tuổi thật ≥ 1 tuổi
± Estradiol > 25 pg/ml (nữ), Testosteron > 0,7
nmol/L (nam)
± Kích thước tử cung/buồng trứng/siêu âm
lớn hơn so với tuổi
Đã được loại trừ dậy thì sớm 1 phần và tất cả
các nguyên nhân gây DTS ngoại biên (tiếp xúc
hormon sinh dục ngoại sinh, tăng sinh thượng
thận bẩm sinh, u buồng trứng (nữ), hội chứng
Mc -Cune Albright, u tuyến thượng thận, u tế
bào mầm, u tinh hoàn ở (nam))
Thu thập dữ liệu
Ghi nhận các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
như tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, BMI,
các triệu chứng lâm sàng (vú to, lông mu, lông
nách, kinh nguyệt, huyết trắng, tinh hoàn lớn,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
160
dương vật lớn), các kết quả cận lâm sàng như
tuổi xương, nồng độ FSH, LH, estradiol,
testosterone nền, nồng độ FSH, LH, estradiol,
testosterone sau khi làm nghiệm pháp kích
thích bằng GnRH, kết quả MRI hạ đồi – tuyến
yên. Trong đó, độ lệch chuẩn cân nặng, chiều
cao, BMI xác định dựa theo biểu đồ tăng
trưởng của tổ chức Y tế thế giới, thừa cân và
béo phì khi BMI theo tuổi ≥ 2SD, chiều cao tiến
triển so với tuổi khi chiều cao theo tuổi ≥
2SD(25). Tuổi xương được đánh giá dựa trên X
quang xương bàn tay trái, đọc kết quả theo hệ
thống X quang tuổi xương chuẩn của Greulich
– Pyle(15). Tuổi xương tiến triển so với tuổi thực
khi tuổi xương – tuổi thực ≥ 1 tuổi. Nồng độ
estradiol mức dậy thì khi ≥ 25 pg/mL, nồng độ
testosterone mức dậy thì khi ≥ 0,7 nmol/L(9).
Xử lý số liệu
Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
Epidata và Stata. Các biến số định lượng trình
bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc
trung vi (khoảng tứ vị), các biến số định tính
trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ %. Tương
quan giữa các biến số khảo sát bằng phép kiểm
chi bình phương, phép kiểm Fisher và phép
kiểm phi tham số Mann-Whitney. Giá trị p ≤
0,05: khác biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu
thập được 291 trường hợp được chẩn đoán dậy
thì sớm trung ương được chụp MRI não để tìm
nguyên nhân thực thể.
Bảng 1: Các đặc tính dân số nghiên cứu
Đặc điểm Kết quả (N=291)
Tuổi trung bình 7,3 ± 1,7
Nhóm tuổi
< 2 tuổi 8 (2,8%)
≥ 2-6 tuổi 33 (11,3%)
≥ 6 tuổi 250 (85,9%)
BMI 17,9 ± 2,4
Đặc điểm Kết quả (N=291)
Cân nặng SD 1,4 ± 1,0
Tỉ lệ thừa cân /béo phì 152 (52,2%)
Chiều cao SD 1,3 ± 1,0
Chiều cao /tuổi >2SD 67 (23,0%)
Tuổi xương 9,7 ± 2,2
Tuổi xương-tuổi thật 2,4 ± 1,2
Chiều cao tiên đoán 158,3 ± 8,7
Các nguyên nhân thực thể gây dậy thì sớm
trung ương
Có 57 (19,6%) trường hợp phát hiện bất
thường trên MRI não. Tuy nhiên chỉ có 36
(63,2%) trường hợp là bất thường ở vùng tuyến
yên, các bất thường khác chỉ là phát hiện tình cờ
và không gây ra DTS cũng như không cần can
thiệp điều trị đặc hiệu. Như vậy tỉ lệ dậy thì sớm
trung ương vô căn là 12,4%, tỉ lệ dậy thì sớm có
nguyên nhân thực thể là 87,6%.
Bảng 2: Các nguyên nhân thực thể gây DTS trung
ương
Nguyên nhân n n (%)
Vi u tuyến ở tuyến yên 12 33,3
Nang khe Rathke 8 22,1
Hamartoma vùng hạ đồi 5 13,8
Germinoma vùng hạ đồi-tuyến yên 2 5,6
U vùng hạ đồi 2 5,6
Nốt vôi hóa nhỏ tuyến yên 2 5,6
U cuống tuyến yên 1 2,8
Nang tuyến tùng 1 2,8
Não úng thủy 1 2,8
Phì đại củ xám
Dị dạng Chiari II
1
1
2,8
2,8
Tổng cộng 36 100
Nhận xét: trong các nguyên nhân thực thể
gây dậy thì sớm, hầu hết chỉ cần điều trị nội
khoa và không cần can thiệp phẫu thuật. Chỉ có
5 trường hợp (1,6%) là có chỉ định có thể phải
can thiệp ngoại khoa. Triệu chứng thần kinh gặp
trong cả 5 trường hợp này.
Khi phân tích hồi quy đa biến, 2 yếu tố tiên
đoán độc lập cho dậy thì sớm trung ương có
nguyên nhân thực thể là giới tính và nhóm tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
161
Bảng 3: So sánh các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa 2 nhóm dậy thì sớm trung ương vô căn và có
nguyên nhân thực thể
Đặc điểm mẫu Vô căn (n = 255) Thực thể (n = 36) p
Giới: Nữ 252 (88,7%) 32 (11,3%)
0,005
a
Nam 3 (42,9%) 4 (57,1%)
Tuổi 7,5 ± 1,4 6,2 ± 2,7 0,09
b
Nhóm tuổi <2 tuổi 4 (50,0%) 4 (50,0%)
<0,001
a
>= 2- <6 tuổi 23 (69,7%) 10 (30,3%)
>6 tuổi 228 (91,2%) 22 (8,8%)
SD cân nặng 1,4 ± 0,9 1,4 ± 1,1 0,38
b
SD chiều cao 1,3 ± 1,0 1,4 ± 1,1 0,59
Tuổi xương 9,9 ± 1,9 8,5 ± 3,4 0,15
b
Chiều cao tiên đoán 158,4 ± 8,8 157,3 ± 8,1 0,67
b
Nồng độ LH nền 1,7 ± 2,3 2,6 ± 2,3 0,02
b
Nồng độ FSH nền 3,8 ± 2,0 4,4 ± 2.6 0,20
b
Tỉ số LH/FSH nền 0,4 ± 0,6 0,7 ± 0,7 0,02
b
Nồng độ Estradiol nền (nữ) 37,1 ± 23,4 40,5 ± 21,4 0,27
b
Nồng độ testosterone nền (nam) 271,7 ± 65,5 211,1 ± 106,7 0,29
b
Nồng độ LH 30 phút 22,1 ± 19,2 26,8 ± 22,6 0,3
b
Nồng độ FSH 30 phút 10,1 ± 4,8 10,2 ± 6,0 0,72
b
Tỉ số LH/FSH 30 phút 2,3 ± 2,5 2,5 ± 1,8 0,2
b
Nồng độ LH 60 phút 24,9 ± 21,2 28,8 ± 22,3 0,3
b
Nồng độ FSH 60 phút 13,0 ± 6,5 12,6 ± 7,0 0,55
b
Tỉ số LH/FSH 60 phút 1,9 ± 1,3 2,3 ± 1,5 0,16
b
Nồng độ LH 120 phút 22,3 ± 18,8 25,6 ± 17,7 0,17
b
Nồng độ FSH 120 phút 15,3 ± 7,0 14,6 ± 7,5 0,42
b
Tỉ số LH/FSH 120 phút 1,5 ± 1,0 1,9 ± 1,4 0,07
b
Nồng độ LH đỉnh 26,9 ± 23,1 30,4 ± 22,8 0,29
b
Nồng độ FSH đỉnh 15,4 ± 7,1 14,8 ± 7,7 0,43
b
Tỉ số LH/FSH đỉnh 2,3 ± 2,5 2,6 ± 1,7 0,16
b
a: Phép kiểm Fisher chính xác; b: Phép kiểm phi tham số Mann-Whitney.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số chung
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi
nhận được 291 trường hợp dậy thì sớm trung
ương được chụp MRI não để xác định nguyên
nhân. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi là 7,3 ± 1,7, trong đó nhóm tuổi trên 6
tuổi chiếm tỉ lệ 85,9%. Kết quả này tương tự kết
quả nghiên cứu trên 159 trường hợp tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 năm 2010-2013, tuổi trung bình
của trẻ em dậy thì sớm trung ương là 7,17(14).
Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Khanh, tuổi
trung bình ở bệnh nhân dậy thì sớm trung ương
tại bệnh viện Nhi Đồng 1 là 5,5 ± 2,5 tuổi(18). Tỉ số
nữ: nam trong nghiên cứu của chúng tôi là 41:1,
cao hơn rất nhiều so với các tác giả khác(18, 13, 22).
Tỉ lệ thừa cân hoặc béo phì trong nghiên cứu
của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao (52,2%). Rất nhiều
giả thuyết về nguyên nhân của dậy thì sớm,
trong đó nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy
rằng béo phì có mối liên quan rất cao với dậy thì
sớm trung ương. Kaplowitz tổng hợp nhiều
nghiên cứu cắt ngang (các nghiên cứu đa trung
tâm tăng cường sức khỏe cho bé gái, nghiên cứu
Bogalusa Heart, và NHANES III) cho thấy có
mối liên quan giữa béo phì và dậy thì sớm ở nữ.
Tất cả các nghiên cứu đều nêu ra rằng có mối
liên quan giữa tăng BMI và lượng mỡ cơ thể với
triệu chứng có kinh, có lông mu và phát triển
tuyến vú sớm(6). Cơ chế của thừa cân béo phì gây
ra dậy thì sớm liên quan đến việc mô mỡ tiết ra
leptin và chính leptin kích thích hạ đồi tuyến yên
tiết ra các hormone GnRH, FSH và LH(24).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
162
Độ lệch chuẩn chiều cao trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi là 1,3 ± 1,0, thấp hơn
chỉ số độ lệch chuẩn chiều cao trung bình (2,82 ±
2,49) của tác giả Nguyễn Thị Phương Khanh(18).
Tỉ lệ bệnh nhân có chiều cao trên 2 độ lệch chuẩn
so với nghiên cứu trung bình trong nghiên cứu
chúng tôi là 23%. Theo y văn, các bệnh nhân dậy
thì sớm trung ương thường có sự gia tăng chiều
cao do estrogen tác động trực tiếp lên sự trưởng
thành xương cũng như tác động gián tiếp thông
qua việc kích thích trục GH-IGF1(21). Tuy nhiên,
sự khác nhau về kết quả khảo sát chiều cao giữa
các nghiên cứu có thể là do khi cắt ngang phân
tích chiều cao của trẻ dậy thì sớm tại một thời
điểm nên khó đánh giá trẻ có tăng tốc độ tăng
trưởng chiều cao hay không? Trẻ dậy thì sớm
trung ương có chiều cao bình thường tại một
thời điểm có thể do trước dậy thì trẻ có chiều cao
thấp hơn trung bình hoặc đây là dậy thì sớm
trung ương không tiến triển, hoặc trẻ đến khám
sớm khi vừa có các dấu hiệu dậy thì.
Chỉ số tuổi xương - tuổi thật trong nghiên
cứu của chúng tôi là 2,4 ± 1,2. Tương tự nghiên
cứu của tác giả Bùi Phương Thảo, chỉ số tuổi
xương – tuổi thật là 3,1 ± 1,6(2). Điều này chứng tỏ
trong nhóm dậy thì sớm trung ương, bệnh nhân
có tuổi xương tiến triển. Đây là một bằng chứng
cận lâm sàng tương ứng với việc tăng tốc độ
phát triển chiều cao trên lâm sàng và chứng
minh sự trưởng thành của xương dưới tác động
của hormone sinh dục.
Nguyên nhân dậy thì sớm trung ương
Tỉ lệ dậy thì sớm trung ương vô căn và có
nguyên nhân thực thể
Để chẩn đoán nguyên nhân dậy thì sớm
trung ương, chúng tôi tiến hành chụp MRI não
để khảo sát các bất thường ở vùng hạ đồi-tuyến
yên. Chúng tôi ghi nhận 57 bệnh nhân (19,6%) có
tổn thương trên não. Trong đó, chỉ có 36 trường
hợp là tổn thương vùng hạ đồi - tuyến yên và có
khả năng gây dậy thì sớm. Các trường hợp còn
lại chỉ là phát hiện những bất thường đi kèm
một cách tình cờ như tổn thương nhẹ vùng chất
trắng, nang màng nhện Những bất thường
này thường không triệu chứng và không cần can
thiệp điều trị và không phải là nguyên nhân gây
dậy thì sớm trung ương. Vì vậy, tỉ lệ dậy thì sớm
trung ương vô căn và thực thể trong nghiên cứu
của chúng tôi lần lượt là 87,7% và 12,3%. Điều
này tương tự trong y văn, đa số dậy thì sớm
trung ương là vô căn. Theo tác giả Lee, tỉ lệ dậy
thì sớm trung ương vô căn là 80%(10). Trong một
nghiên cứu tại Anh trên 67 bệnh nhân dậy thì
sớm trung ương, tỉ lệ có bất thường thực thể trên
não là 15%, tương tự như nghiên cứu của chúng
tôi(17). Tại Việt Nam, cũng có vài nghiên cứu cho
kết quả tương tự về nguyên nhân của dậy thì
sớm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự
kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Phương Thảo,
tỉ lệ dậy thì sớm trung ương vô căn là 88,8%(17).
Còn theo tác giả Nguyễn Phương Khanh thực
hiện nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân dậy thì
sớm trung ương tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thì tỉ
lệ dậy thì sớm vô căn là 72,2%, các bất thường
thực thể chiếm 27,8%(18). Mặc dù dậy thì sớm
trung ương vô căn vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên
các tổn thương thực thể chiếm tỉ lệ cao hơn so
với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể là
do tỉ lệ nam giới (27,8%) trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Phương Khanh cao hơn trong
nghiên cứu của chúng tôi (2,4%). Trong khi đó tỉ
lệ nam giới dậy thì sớm có nguyên nhân thực thể
thường cao hơn nữ giới.
Các nguyên nhân thực thể gây dậy thì sớm
trung ương
Trong 36 trường hợp có tổn thương thực thể
ở vùng hạ đồi - tuyến yên, nguyên nhân thường
gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là vi u
tuyến yên (33,3%), kế đến là nang khe Rathke
(22,1%), đứng thứ 3 là u nghịch tạo (hamartoma)
vùng hạ đồi (13,8%). Các nguyên nhân còn lại là
u vùng hạ đồi - tuyến yên, não úng thủy, dị dạng
Chiari IITất cả các nguyên nhân trên đều được
y văn ghi nhận là nguyên nhân của dậy thì sớm
trung ương(8, 16, 22, 23).
Trong nghiên cứu chúng tôi nguyên nhân
hàng đầu gây dậy thì sớm trung ương là vi u
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
163
tuyến yên, tỉ lệ cao hơn nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Phương Khanh(18). Vi u tuyến yên là
u nhỏ có đường kính dưới 10mm, có thể có chức
năng nội tiết hoặc không, và thường được phát
hiện một cách tình cờ (incidentaloma). Với sự
phổ biến của phương pháp chụp MRI hiện nay,
xuất độ phát hiện vi u tuyến yên ngày càng
nhiều. Trong một nghiên cứu phân tích gộp,
xuất độ vi u tuyến yên trên tử thiết là 22% và
trên chụp MRI là 14%. Vì vậy, trong nghiên cứu
của chúng tôi, có thể một số trường hợp vi u
tuyến yên gây tiết các hormone nội tiết gây dậy
thì sớm thực sự, cũng có thể có những trường
hợp phát hiện tình cờ. Khi khảo sát trên số lượng
lớn bệnh nhân, thì tỉ lệ bệnh nhân phát hiện
được vi u tuyến yên ngày càng cao.
Nguyên nhân thường gặp kế tiếp trong
nghiên cứu của chúng tôi là nang khe Rathke
(22,1%). Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Phương Khanh, không ghi nhận được
trường hợp nào, có lẽ do số lượng bệnh nhân
trong nghiên cứu còn ít (18). Trong một nghiên
cứu trên 44 bệnh nhân dưới 18 tuổi được chẩn
đoán là nang khe Rathke, tỉ lệ dậy thì sớm là
18%(12). Đặc điểm của các bệnh nhân bị dậy thì
sớm trong nghiên cứu này là thường có nang
kích thước nhỏ và vị trí ở trong tuyến yên, không
có triệu chứng thần kinh, điều trị dậy thì sớm
bằng đồng vận của GnRH không làm nhỏ kích
thước của nang khe Rathke(12). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, nang khe Rathke cũng có kích
thước nhỏ, trong yên và không có triệu chứng
thần kinh và không có trường hợp dậy thì sớm
nào cần phải can thiệp ngoại khoa.
Theo y văn, u nghịch tạo là khối u lành tính
thường gặp nhất trong các nguyên nhân gây dậy
thì rất sớm ở trẻ em, chiếm 10-44%(20). Những u
này thường là bất thường bẩm sinh lành tính
xuất phát từ các mô thần kinh không được tổ
chức hóa bao gồm các neuron tiết ra GnRH. Một
vài u nghịch tạo có thể sản xuất TGF alpha, chất
gây giải phóng GnRH(5). U nghịch tạo thường
gặp hơn ở bé trai. Dậy thì sớm trung ương gây ra
bởi u nghịch tạo vùng hạ đồi thường khởi phát
sớm, thậm chí trước 4 tuổi, nếu so sánh với dậy
thì sớm vô căn và dậy thì sớm do nguyên nhân
thực thể khác. Tỉ lệ dậy thì sớm trung ương do u
nghịch tạo vùng hạ đồi trước 4 tuổi là 10% (1).
Loại u này hiếm khi lớn lên gây chèn ép làm
tăng áp lực nội sọ nên không có chỉ định phẫu
thuật và thường đáp ứng tốt với thuốc đồng vận
GnRH. Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Khanh,
u nghịch tạo chiếm 80% trong số các nguyên
nhân gây dậy thì sớm, cao hơn trong nghiên cứu
của chúng tôi. Tương tự, kết quả nghiên cứu của
Bùi Phương Thảo tại bệnh viện Nhi Trung
Ương, u nghịch tạo vùng hạ đồi tuyến yên cũng
chiếm tỉ lệ cao (2). Sự khác biệt này có thể có 2 lý
do. Thứ nhất, có thể do cỡ mẫu khác nhau giữa 3
nghiên cứu và thực hiện trên 3 nhóm bệnh nhân
ở 3 nơi khác nhau. Thứ hai, do tỉ lệ nam trong
nghiên cứu của các tác giả chiếm tỉ lệ cao hơn
trong nghiên cứu của chúng tôi, và do dậy thì
sớm trung ương ở nam thường có nguyên nhân
thực thể. Chính vì vậy làm gia tăng tần suất dậy
thì sớm trung ương có nguyên nhân thực thể nói
chung và tỉ lệ u nghịch tạo nói riêng.
Các trường hợp còn lại gây dậy thì sớm
trung ương như u mầm (germinoma) vùng hạ
đồi-tuyến yên, u hạ đồi, u tuyến yên, nang tuyến
tùng là những tổn thương trực tiếp lên vùng hạ
đồi tuyến yên nên gây ra dậy thì sớm cũng
chiếm tỉ lệ nhỏ trong nghiên cứu của chúng tôi.
Những tổn thương gián tiếp lên vùng hạ đồi
tuyến yên cũng có thể gây ra dậy thì sớm như
não úng thủy, dị dạng Chiari II được y văn nêu
ra cũng gặp trong nghiên cứu của chúng tôi với
tỉ lệ thấp(8, 23).
Trong số 36 trường hợp dậy thì sớm có tổn
thương hệ thần kinh trung ương chỉ có 5 trường
hợp có chỉ định can thiệp ngoại khoa hoặc hóa
trị, xạ trị. Các trường hợp này đều có dấu hiệu
thần kinh gợi ý. Như vậy, tỉ lệ các tổn thương
thần kinh cần can thiệp chiếm tỉ lệ thấp (1,7%)
trong tất cả các trường hợp dậy thì sớm. Vì vậy,
có thể xem xét lại chỉ định chụp MRI não thường
quy cho các trẻ nhỏ dậy thì sớm trung ương.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
164
Khi so sánh 2 nhóm dậy thì sớm trung ương
có nguyên nhân thực thể và vô căn, chúng tôi chỉ
ghi nhận có sự khác biệt giữa 2 các yếu tố: giới
tính, nhóm tuổi, nồng độ LH nền và tỉ số
LH/FSH nền. Về giới tính, trong khi ở nữ đa số là
dậy thì sớm trung ương vô căn (88,7%), thì ở
nam, dậy thì sớm trung ương có tổn thương thực
thể lại chiếm tỉ lệ cao hơn (57,1%). Điều này phù
hợp với y văn và các nghiên cứu. Theo tác giả
Lee, tỉ lệ dậy thì sớm vô căn chiếm 80% và đa số
ở bé gái(4). Theo tác giả Ana và cộng sự, xuất độ
dậy thì sớm trung ương có tổn thương thực thể
chiếm 8–33% ở nữ và 40–90% ở nam(8). Theo tác
giả Nguyễn Thị Phương Khanh, tỉ lệ dậy thì sớm
có nguyên nhân thực thể ở bé gái là 18,2%, cao
hơn nghiên cứu của chúng tôi (11,3%), trong khi
đó ở bé trai là 60%, tương tự kết quả nghiên cứu
của chúng tôi(18). Vì vậy, các hướng dẫn đều
khuyến cáo chụp MRI não để khảo sát nguyên
nhân thực thể cho tất cả các bé trai(8, 22).
Về tuổi, có sự khác biệt về sự phân bố
nguyên nhân dậy thì giữa các nhóm tuổi.
91,2% dậy thì sớm trung ương vô căn là trên 6
tuổi, trong khi tỉ lệ dậy thì sớm có nguyên
nhân thực thể ở nhóm trên 6 tuổi chỉ chiếm
8,8%. Tuổi càng nhỏ, tỉ lệ có nguyên nhân thực
thể càng cao. Tỉ lệ đó ở các nhóm tuổi <2 tuổi,
từ 2 – 6 tuổi và trên 6 tuổi lần lượt là 50%,
30,3% và 8,8%. Điều này hoàn toàn phù hợp
với y văn. Và hiện nay không còn bàn cãi về
vấn đề chụp MRI não cho tất cả các trẻ dậy thì
sớm trung ương ở trẻ dưới 6 tuổi(22).
Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi còn
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về nồng độ
LH nền và tỉ số LH/FSH ở 2 nhóm dậy thì sớm
trung ương có nguyên nhân thực thể và vô căn.
Nồng độ LH nền và tỉ số LH/FSH ở nhóm dậy
thì sớm trung ương có nguyên nhân thực thể cao
hơn nhóm vô căn. Tương tự kết quả nghiên cứu
của chúng tôi, nghiên cứu của Pedicelli và cộng
sự cũng cho thấy những trẻ dậy thì sớm trung
ương có nguyên nhân thực thể có nồng độ LH
nền, tỉ số LH/FSH, nồng độ estradiol cao hơn
những trẻ dậy thì sớm trung ương vô căn. Tuy
nhiên, các thang điểm này có sự trùng lắp giữa 2
nhóm dậy thì sớm trung ương vô căn và dậy thì
sớm trung ương có nguyên nhân thực thể(19).
Trong một nghiên cứu phân tích những yếu tô
tiên đoán độc lập cho dậy thì sớm trung ương có
nguyên nhân thực thể trên 197 bệnh nhân, cho
thấy 3 yếu tố là khởi phát dậy thì trước 6 tuổi,
lâm sàng chưa có lông mu và nồng độ estradiol
trong máu lớn hơn 110 pmol/L(30 pg/ml)(3). Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
estradiol giữa 2 nhóm dậy thì sớm không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Khi phân tích hồi quy đa biến, chỉ còn 2 yếu
tố tuổi và giới tính tiên đoán độc lập cho dậy thì
sớm trung ương có nguyên nhân thực thể trong
nghiên cứu của chúng tôi. Điều này hoàn toàn
phù hợp với y văn, chúng ta cần lưu ý khả năng
bị dậy thì sớm trung ương có nguyên nhân thực
thể khi đứng trước 1 bé trai hoặc trẻ nữ bị dậy
thì sớm trung ương. Trẻ càng nhỏ, khả năng bị
dậy thì sớm trung ương có nguyên nhân thực
thể càng cao.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ dậy thì
sớm trung ương vô căn chiếm đa số. Giới tính và
nhóm tuổi là 2 yếu tố tiên đoán độc lập cho dậy
thì sớm trung ương có nguyên nhân thực thể.
Trẻ càng nhỏ tỉ lệ dậy thì sớm trung ương có
nguyên nhân thực thể càng cao. Trẻ dậy thì sớm
trung ương trên 6 tuổi thường có nguyên nhân
vô căn. Tỉ lệ trẻ nam có nguyên nhân thực thể
cao hơn trẻ nữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berberoğlu M. (2009). Precocious puberty and normal variant
puberty: definition, etiology, diagnosis and current
management. Journal of clinical research in pediatric
endocrinology, 1:164-174.
2. Bùi Phương Thảo, Vũ Chí Dũng, Nguyễn Ngọc Khánh, Cấn
Thị Bích Ngọc, Nguyễn Phú Đạt, Lê Thanh Hải LT (2015).
Lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của dậy thì sớm trung
ương. Tạp Chí Nhi Khoa, 8:61-65.
3. Chalumeau M, Chemaitilly W, Trivin C, Adan L, Breart Gr,
Brauner R. (2002). Central precocious puberty in girls: an
evidence-based diagnosis tree to predict central nervous
system abnormalities. Pediatrics, 109:61-67.
4. Garibaldi L, Chemaitilly W. (2011). Disorders of Pubertal
Development. In: Kliegman R, Stanton B, Geme J, Schor N,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
165
Behrman R, editors. Nelson Textbook of Pediatrics, 19 ed. p.
Chapter 556. Elsevier.
5. Jung H, Ojeda SR. (2002). Pathogenesis of precocious puberty
in hypothalamic hamartoma. Hormone research, 57 Suppl 2:31-
34.
6. Kaplowitz P. (2008). Link between body fat and the timing of
puberty. Pediatrics, 121:208-217.
7. Kaplowitz P. (2016). Do 6-8 year old girls with central
precocious puberty need routine brain imaging?. International
journal of pediatric endocrinology, 2016:9.
8. Latronico AC, Nahime BV, Carel JC. (2016). Causes, diagnosis,
and treatment of central precocious puberty. The Lancet:
Diabetes and endocrinology:1-10.
9. Lauren, David. (2012). Endocrinology. In: The Harriet Lane
Handbook, 19 ed.
10. Lee HS, Park HK, Ko JH, Kim YJ, Hwang JS. (2012). Utility of
Basal luteinizing hormone levels for detecting central
precocious puberty in girls. Hormone and metabolic research,
44:851-854.
11. Lee PA, Houk CP. (2007). Puberty and its disorder. In: Lifshitz
F, editor. Pediatric Endocrinology, 2. p. 273-369.
12. Lim HH, Yang SW. (2010). Risk factor for pituitary
dysfunction in children and adolescents with Rathke's cleft
cysts. Korean Journal of Pediatrics, 53:759-765.
13. Hoàng Thị Thủy Yên, Nguyễn Thị Diễm Chi, Trần Kim Hảo,
Nguyễn Hữu Sơn, Bùi Thị Minh Yến, Dương Thị Loan (2006).
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm dậy thì sớm ở trẻ gái. Hội
nội tiết Đái tháo đường Huế.
14. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh, Lê Minh Tường Vân. (2015). Đặc điểm
dịch tễ, lâm sàng và nguyên nhân của dậy thì sớm trung ương
ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2010-2013. Tạp chí Y Học
Thành Phố Hồ Chí Minh, 19:409-413.
15. Mughal A, Hassan N, Ahmed A. (2014). Bone Age
Assessment Methods: A Critical Review. Pakistan Journal of
Medical Sciences, 30:211-215.
16. Muir A. (2006). Precocious Puberty. Pediatrics in Review,
27:373-381.
17. Ng SM, Kumar Y, Cody D, Smith CS, Didi M. (2003). Cranial
MRI scans are indicated in all girls with central precocious
puberty. Archives of Disease in Childhood, 88:414-418.
18. Nguyễn Phương Khanh, Huỳnh Thoại Loan. (2014). Đặc điểm
các trường hợp dậy thì sớm trung ương tại bệnh viện Nhi
Đồng 1 từ năm 2008 đến nay. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh, Tập 18, Phụ bản số 4, chuyên đề Nhi Khoa: 33-40.
19. Pedicelli S, Alessio P, Scirè G, Cappa M, Cianfarani S. (2014).
Routine Screening by Brain Magnetic Resonance Imaging Is
Not Indicated in Every Girl With Onset of Puberty Between
the Ages of 6 and 8 Years. The Journal of Clinical Endocrinology
& Metabolism, 99:4455-4461.
20. Rodriguez H. Precocious Puberty: Clinical Management.
Pediatric Endocrinology, A Practical Clinical Guide, Chapter
23:396-405.
21. Rosenfield R, Cooke D, Radovick S (2014). Puberty and its
disorder in female. Pediatric endrocrinology, 4 ed.
22. Saenger P. (2013). Definition, etiology, and evaluation of
precocious puberty. Uptodate 21.6.
23. Stephen M, Peter Zage, Waguespack S. (2011). Gonadotropin-
Dependent Precocious Puberty: Neoplastic Causes and
Endocrine Considerations. International journal of pediatric
endocrinology, 2011:184502-184502.
24. Wang Y. (2002). Is obesity associated with early sexual
maturation? A comparison of the association in American
boys versus girls. Pediatrics, 110:903.
25. World. The WHO Child Growth Standards.
Ngày nhận bài báo: 29/03/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/03/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_nhan_cua_day_thi_som_trung_uong.pdf