Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Tài liệu Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 9 NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG CÓ THAI TỪ KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN Hê Thanh Nhã Yến*, Phạm Thiếu Quân*, Đặng Quang Vinh*, Vương Thị Ngọc Lan** TÓM TẮT Giới thiệu: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Cơ chế bệnh sinh của HCBTĐN được cho là do tình trạng cường insulin máu. Hiện chưa có báo cáo nào ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ đái tháo đường (ĐTĐ) ở bệnh nhân HCBTĐN được hỗ trợ sinh sản (HTSS). Mục tiêu: So sánh tỷ lệĐTĐ thai kỳ trong nhóm phụ nữ có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có và không có hội chứng buồng trứng đa nang. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện tại đơn vị hỗ trợ sinh sản bệnh viện Mỹ Đức từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2017. Các phụ nữ có thai từ kỹ thuật HTSSđược tầm soát ĐTĐ thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp đường với 75 gram glucose tại thời đ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 9 NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG CÓ THAI TỪ KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN Hê Thanh Nhã Yến*, Phạm Thiếu Quân*, Đặng Quang Vinh*, Vương Thị Ngọc Lan** TÓM TẮT Giới thiệu: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Cơ chế bệnh sinh của HCBTĐN được cho là do tình trạng cường insulin máu. Hiện chưa có báo cáo nào ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ đái tháo đường (ĐTĐ) ở bệnh nhân HCBTĐN được hỗ trợ sinh sản (HTSS). Mục tiêu: So sánh tỷ lệĐTĐ thai kỳ trong nhóm phụ nữ có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có và không có hội chứng buồng trứng đa nang. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện tại đơn vị hỗ trợ sinh sản bệnh viện Mỹ Đức từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2017. Các phụ nữ có thai từ kỹ thuật HTSSđược tầm soát ĐTĐ thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp đường với 75 gram glucose tại thời điểm thai 24 -28 tuần được nhận vào nghiên cứu. Kết quả: Có 217 phụ nữ được nhận vào nghiên cứu, trong đó, 98 phụ nữ cóHCBTĐN và 119 không có HCBTĐN. Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ lần lượt là 33,7%và 22,7% cho nhóm có và không HCBTĐN (OR 1,73, KTC 95%: 0,91 – 3,3, P > 0,05). Phân tích hồi qui đa biến ghi nhận tuổi mẹ là yếu tố nguy cơ độc lậpcho ĐTĐ thai kỳ. Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ ở phụ nữ có HCBTĐN khá cao là 33,7%, tuy nhiên, không ghi nhận HC BTĐN là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ, có thể do cỡ mẫu nhỏ. Đây là nghiên cứu định hướng cho nghiên cứu tiếp theocóthiết kế chặt chẽ và cỡ mẫu lớn hơn nhằm đánh giá ảnh hưởng của HCBTĐN lên ĐTĐ thai kỳ Từ khoá: Hội chứng buồng trứng đa nang, đái tháo đường thai kỳ, nghiệm pháp dung nạp đường 75g, hỗ trợ sinh sản ABSTRACT RISK OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS IN WOMEN WITH POLYCYSTIC OVARY SYNDROME CONCEIVED THROUGH ASSISTED REPRODUCTIVE TECHNOLOGY He Thanh Nha Yen, Pham Thieu Quan, Dang Quang Vinh, Vuong Thi Ngoc Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 9 - 13 Background: Polycystic ovary syndrome (PCOS) is associated with metabolic syndrome. Hyperinsulinism has been considered as one the mechanisms of this syndrome. There is no report on the risk of GDM in PCOS women conceived through assisted reproductive technology (ART). Objectives: To compare the rate of gestational diabetes mellitus (GDM) in women with and without PCOS conceived through assisted reproductive technology (ART). Method: This was a retrospective cohort study conducted at IVFMD, My Duc Hospital from April 2014 to April 2017. Women conceived though ART had screening for GDM using 75 gram oral glucose tolerance test at 24 – 28 weeks of gestation. Results: A total of 217 women were included in the study, in which 98 were PCOS and 119 were not. The * BV Mỹ Đức TP HCM ** Bộ môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: Ths. BS Hê Thanh Nhã Yến ĐT: 0909309942 Email: bsyen.htn@myduchospital.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 10 rates of GDM were 33.7% versus 22.7% in PCOS and non-PCOS group, respectively (OR 1.73, KTC 95%: 0.91 – 3.3, P > 0,05). Multivariable logistic regression analysis showed that maternal age was the only independent risk factor for GDM. Conclusion: GDM rate in PCOS women conceived through ART was as high as 33,7% however, PCOS was not found to be a risk factor of GDM, probably due to small sample size. This is a hypothesis generating study, more studies with well-design and large sample size is awaited to evaluate the impact of PCOS on GDM. Keywords: polycystic ovary syndrome, gestational diabetes mellitus, oral glucose tolerance test, assisted reproductive technology. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là rối loạn nội tiết thường gặp nhất ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ 8-22% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản(3). Phụ nữ HCBTĐN có biểu hiện khá đa dạng, thường bao gồm không rụng trứng hoặc rối loạn rụng trứng, hình ảnh buồng trứng có nhiều nang nhỏ và cường androgen. Đặc điểm lâm sàng của người phụ nữ Việt Nam bị HCBTĐN bao gồm: rối loạn kinh nguyệt kiểu kinh thưa chiếm 62-90%, kiểu vô kinh chiếm 5- 7%, hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm chiếm 87-95%, rậm lông kiểu có ria mép, lông ngực bụng chiếm 20-43%; béo phì với chỉ số khối cơ thể BMI >23 kg/ m2 chiếm 9-20%(6). Nhiều giả thiết cho rằng cường androgen, sự tăng hoạt động của tuyến thượng thận khởi phát trước tuổi dậy thì và đề kháng insulin đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của rối loạn này. Hơn nữa, chính sự phối hợp tác động của các yếu tố bệnh sinh này làm cho phụ nữ HCBTĐN có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hoá, bệnh tim mạch và cả một số biến chứng khi mang thai (cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ). Điều đó cho thấy HCBTĐN là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của người phụ nữ. HCBTĐN được chẩn đoán trong 80% trường hợp phụ nữ hiếm muộn do không phóng noãn khám và điều trị hỗ trợ sinh sản(9). Hiện chưa có báo cáo nào ở Việt Nam về các biến chứng thai kỳ đặc biệt là đái tháo đường ở phụ nữ có HCBTĐN. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành hoàn toàn trên nhóm phụ nữ có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Mục tiêu chính của nghiên cứu là so sánh tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ giữa 2 nhóm phụ nữ có hoặc không có HCBTĐN có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Mục tiêu nghiên cứu So sánh tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ giữa 2 nhóm phụ nữ có hoặc không có HCBTĐN có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Và so sánh tỷ lệ sinh non <34 tuần, <37 tuần, suy hô hấp sơ sinh và nhập săn sóc sơ sinh đặc biệt (NICU) giữa 2 nhómthai phụ có và không có HCBTĐN. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Đoàn hệ hồi cứu Dân số nghiên cứu Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang có thai từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn nhận Có thai từ kỹ thuật HTSS Làm nghiệm pháp dung nạp đường với 75g glucose khi thai 24 -28 tuần Tiêu chuẩn loại Thai lưu Thai sẩy Thai ngoài tử cung Chấm dứt thai kỳ trước 24 tuần do thai dị tật bẩm sinh Có bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp, đái tháo đường từ trước mang thai Kết cục nghiên cứu Kết cục chính: tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ Kết cục phụ: tuổi thai lúc sinh, cân nặng lúc sinh, nhập săn sóc sơ sinh tích cực, suy hô hấp sơ sinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 11 Biến số chính của nghiên cứu Biến số độc lập: Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán khi phụ nữ có 2 trong 3 tiêu chuẩn: cường androgen, rối loạn phóng noãn và hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm (tiêu chuẩn Rotterdam, 2003). Biến số phụ thuộc: Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán khi kết quả nghiệm pháp dung nạp đường 75g có 1 trong 3 tiêu chuẩn: đường huyết đói ≥ 92 mg/dl (5,1 mmol/l); đường huyết 1 giờ sau uống 75g đường ≥ 180 mg/dl (10,0 mmol/l); đường huyết 2 giờ sau uống 75g đường ≥ 153 mg/dl (8,5 mmol/l)(1). Phương pháp tiến hành Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2017 tại bệnh viện Mỹ Đức, TPHCM. Qui trình tiến hành nghiên cứu Bệnh nhân có thai từ hỗ trợ sinh sản được sàng lọc theo tiêu chuẩn nhận mẫu Được thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g đường ở thời điểm thai 24-28 tuần Thông tin khám thai, chi tiết cuộc sinh, kết cục trẻ sơ sinh được ghi nhận Xử lý số liệu Thông tin được thu thập, nhập, xử lý và phân tích bằng phần mềm R. P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Phân tích so sánh áp dụng OR và khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Từ tháng 4/2014 đến tháng 4/2017, có 217 phụ nữ có thai từ HTSS, trong đó, 98 phụ nữ có và 119 phụ nữ không có HCBTĐN được nhận vào nghiên cứu. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm HCBTĐN n =98 Không HCBTĐN n = 119 P Tuổi mẹ 29,37 ± 3,73 31,92 ± 5,10 <0,001 BMI trước mang thai 21,72 ± 2,88 20,94 ± 2,19 0,049 Con so 51/71 (71,8%) 59/92 (64,1%) 0,383 Kỹ thuật HTSS ISCI - Chuyển phôi tươi ISCI - Chuyển phôi trữ IVM IUI 23/98 (23,5%) 57/98 (58,2%) 11/98 (11,2%) 7/98 (7,1%) 29/119 (24,4%) 79/119 (66,4%) 4/119 (3,4%) 7/119 (5,9%) 0,136 Số thai: Đơn thai Song thai 58/98 (59,2%) 40/98 (40,8%) 70/119 (58,8%) 49/119 (41,2%) 0,999 B1HTSS: hỗ trợ sinh sản, ICSI: tiêm tinh trùng vào bào tương trứng, IVM: trưởng thành trứng non trong ống nghiệm, IUI: bơm tinh trùng vào buồng tử cung Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và tỷ lệ đái tháo đường cần điều trị insulin được trình bày trong Bảng 2. Kết cục sinh và trẻ sơ sinh được trình bày trong Bảng 3. Bảng 2: Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và tỷ lệ cần điều trị insulin ở phụ nữ có và không có HCBTĐN Kết cục HCBTĐN n =98 Không HCBTĐN n = 119 OR [KTC 95%] P Đái tháo đường thai kỳ 33/98 (33,7%) 27/119 (22,7%) 1,73 [0,91 - 3,3] 0,099 Điều trị insulin 5/33 (15,2%) 10/27 (37%) 0,31 [0,07 - 1,2] 0,099 Bảng 3: So sánh kết cục sinh Kết cục HCBTĐN n =98 Không HCBTĐN n = 119 OR [KTC 95%] P Tuổi thai lúc sinh 36,71 ± 1,79 36,79 ± 1,50 0,756 Cân nặng trẻ sơ sinh (gram) 2733,7 ± 530,4 2708,6 ± 529,3 0,902 Sinh non < 37 tuần 23/71 (32,4%) 26/119 (21,8%) 1,71 [0,84 - 3,49] 0,151 Sinh non <34 tuần 6/71 (8,5%) 6/119 (5%) 1,73 [0,44 - 6,78] 0,531 Suy hô hấp 7/67 (10,4%) 16/118 (13,6%) 0,74 [0,24 - 2,05] 0,7 Nhập NICU 6 (9,0%) 17 (14,4%) 0,59 [0,18 - 1,67] 0,396 NICU: chăm sóc sơ sinh tích cực Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 12 Chúng tôi tiến hành phân tích đơn và đa biến các yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, kết quả trình bày trong Bảng 4. Bảng 4: Phân tích đơn, đa biến các yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ Yếu tố nguy cơ ĐTĐ thai kỳ (n = 60) Không ĐTĐ thai kỳ (n = 157) OR (95% CI); Giá trị P OR* (95% CI); Giá trị P* Tuổi mẹ 32,13 ± 5,01 30,24 ± 4,48 1,02 [1,00 - 1,03]; 0,008 1,02 [1,01 - 1,04]; 0,007 BMI 22,18 ± 2,45 20,92 ± 2,46 1,04 [1,01 - 1,07]; 0,004 1,03 [1,00 - 1,06]; 0,052 KT HTSS ICSI-CP tươi ICSI-CP trữ IVM IUI 19 (31,7%) 31 (51,7%) 7 (11,7%) 3 (5%) 33 (21%) 105 (66,9%) 8 (5,1%) 11(7%) Tham chiếu 0,87 [0,76 - 1,00]; 0,059 1,11 [0,86 - 1,43]; 0,438 0,86 [0,66 - 1,12]; 0,260 Tham chiếu 0,87 [0,74 - 1,02]; 0,086 0,92 [0,67 - 1,26]; 0,612 1,58 [0,67 - 3,73]; 0,298 HCBTĐN Không Có 27 (45,0%) 33 (55,0%) 92 (58,6%) 65(41,4%) Tham chiếu 1,12 [0,99 - 1,26]; 0,072 Tham chiếu 1,15 [0,99 - 1,33] 0,059 B4KT HTSS: kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, CP: chuyển phôi, ICSI: tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, IVM: trưởng thành trứng non trong ống nghiệm, IUI: bơm tinh trùng vào buồng tử cung BÀN LUẬN Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát nguy cơ ĐTĐ thai kỳ ở phụ nữ HCBTĐN có thai từ điều trị kỹ thuật HTSS. Chúng tôi ghi nhận HCBTĐN không là yếu tố nguy cơ gây tăng tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ. Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ trong nhóm phụ nữ có HCBTĐN điều trị HTSS là 33,7% và nhóm không có HCBTĐN là 22,7%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,099). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Vollenhoven (2000), Turhan (2003) và khác biệt với nghiên cứu của Reyes (2012) và Ashrafi (2014)(1,7,10,12). Nghiên cứu của Reyes khảo sát trên phụ nữ HCBTĐN có thai tự nhiên và nghiên cứu của Ashrafi ở thai sau HTSS. Cả hai tác giả ghi nhận tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm có HCBTĐN rất cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCBTĐN. Tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm HCBTĐN của nghiên cứu Ashrafi cao 44,4%. Sự khác biệt này có thể được lý giải do đặc điểm nền của đối tượng trong nghiên cứu khác nhau. Phụ nữ có HCBTĐN trong nghiên cứu của Ashrafi thuộc nhóm thừa cân với BMI trung bình là 26,1, còn trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả phụ nữ có HCBTĐN có cân nặng trong mức bình thường với BMI trung bình là 21,7. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ĐTĐTK trên phụ nữ có HCBTĐN là tuổi mẹ, BMI, kỹ thuật điều trị hỗ trợ sinh sản và HCBTĐN. Sau khi phân tích hồi qui đa biến, chúng tôi ghi nhận tuổi mẹ là yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK. Tuổi mẹ tăng có thể làm tăng nguy cơ ĐTĐTK lên 2%. Kết quả này tương đồng với các báo cáo của Savvidou (2010), Bener (2011)(2,9). Theo phân tích của Wang (2013), tỷ lệ ĐTĐTK tăng từ 1,5% ở mẹ < 20 tuổi lên 13,9% ở mẹ ≥ 45 tuổi. Theo các tác giả, sự tương tác của các yếu tố tuổi mẹ cao và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ảnh hưởng lên nguy cơ mắc ĐTĐTK ở phụ nữ HCBTĐN điều trị hiếm muộn(10). Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các kết cục trên trẻ sơ sinh như tuổi thai lúc sinh, tỷ lệ sinh non, tỷ lệ suy hô hấp sơ sinh và nhập săn sóc sơ sinh đặc biệt. Nghiên cứu của Frene và cộng sự ghi nhận sự tăng khả năng sinh non và sinh trẻ nặng cân hơn tuổi thai ở phụ nữ có HCBTĐN kèm béo phì với BMI > 30 kg/m2(5). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp nào được chẩn đoán béo phì. Cân nặng lúc sinh trung bình của cả 2 nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi là >2500g và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 13 không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,902). Theo tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Kjerulff và cộng sự (2011), phụ nữ có HCBTĐN có nguy cơ sinh con nhẹ cân so với tuổi thai cao hơn 2 lần nhóm không có HCBTĐN (OR 2,62, KTC 95%: 1,35 – 5,10). Đây là tổng quan lớn, tổng kết và phân tích dữ liệu của 23 nghiên cứu trên 92392 phụ nữ”(3,6). Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt về cân nặng lúc sinh của trẻ ở nhóm có và không HCBTĐN, có thể do cỡ mẫu còn nhỏ. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Đây là báo cáo đầu tiên về nguy cơ đái tháo đường ở bệnh nhân HCBTĐN người Việt Nam thực hiện hỗ trợ sinh sản. Chúng tôi có thực hiện phân tích đa biến để loại các yếu tố gây nhiễu liên quan đến kết quả. Hạn chế của nghiên cứu là thiết kế hồi cứu và cỡ mẫu còn nhỏ, tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu bước đầu xây dựng giả thiết, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn và thiết kế tốt hơn. KẾT LUẬN Trong những thai kỳ từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang là 33,7% so với không có HCBTĐN là 22,7%. Nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ nên không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên, sự khác biệt này trong lâm sàng là đáng quan tâm. Do đó, quản lý thai kỳ ở phụ nữ có HCBTĐN cần chú ý tầm soát, tư vấn, điều trị đái tháo đường nhằm giảm các biến chứng và có kết cục thai kỳ và trẻ sơ sinh tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ashrafi M, Sheikhan F, Arabipoor A, Hosseini R, Nourbakhsh F, Zolfaghari Z (2014). “Gestational diabetes mellitus risk factors in women with polycystic ovary syndrome (PCOS)”. European Journal Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 181:pp.195–199. 2. Bener A, Saleh NM, Al-Hamaq A (2011). “Prevalence of gestational diabetes and associated maternal and neonatal complications in a fast-developing community: global comparisons”. International Journal of Women’s Health, 3:pp.367– 373. 3. Carmina E, Azziz R (2006). “Diagnosis, phenotype, and prevalence of polycystic ovary syndrome”. Fertil Steril. 86(1):pp.7-8. 4. De Frene V, Vansteelandt S, T’Sjoen G, Gerris J, Somers S, Vercruysse L, De Sutter P (2014). “A retrospective study of the pregnancy, delivery and neonatal outcome in overweight versus normal weight women with polycystic ovary syndrome”. Human Reproduction, 29(10):pp.2333–2338. 5. Kjerulff LE, Sanchez-Ramos, L, Duffy D. (2011). “Pregnancy outcomes in women with polycystic ovary syndrome: a metaanalysis”. American Journal of Obstetrics Gynecology, 204(6):pp.558.e1-6. 6. Lan VT, Norman R, Nhu G, Tuan P, Tuong H (2009). “Ovulation induction using low-dose step-up rFSH in Vietnamese women with polycystic ovary syndrome”. Reprod Biomed Online. 18(4):pp.516–21. 7. Reyes-Munoz E, Castellanos-Barroso G, Ramirez-Eugenio BY, Ortega-Gonzalez C, Parra A, Castillo-Mora A, De la Jara-Diaz J.F. (2012). “The risk of gestational diabetes mellitus among Mexican women with a history of infertility and polycystic ovary syndrome”. Fertility Sterility, 97(6):pp.1467–1471. 8. Savvidou M, Nelson SM, Makgoba M, Messow CM, Sattar N, Nicolaides K (2010). “First-trimester prediction of gestational diabetes mellitus: examining the potential of combining maternal characteristics and laboratory measures”. Diabetes. 59(12):pp.3017–3022. 9. The Thessaloniki ESHRE/ASRM-Sponsored PCOS Consensus Workshop Group 2008. “Consensus on infertility treatment related to polycystic ovary syndrome”. Human Reproduction, 23(3):pp.462–477. 10. Turhan NO, Seckin NC, Aybar F, Inegol I (2003). “Assessment of glucose tolerance and pregnancy outcome of polycystic ovary patients”. Inter J Gynaecol Obstet, 81(2):pp.163–168. 11. Vollenhoven B, Clark S, Kovacs G, Burger H, Healy D (2000). “Prevalence of gestational diabetes mellitus in polycystic ovarian syndrome (PCOS) patients pregnant after ovulation induction with gonadotrophins”. The Australian & New Zealand J Obstet Gynaecol, 40(1):pp.54–58. 12. Wang YA, Nikravan R, Smith HC, Sullivan EA (2013). “Higher prevalence of gestational diabetes mellitus following assisted reproduction technology treatment”. Human Reproduction, 28(9):2554–2561. Ngày nhận bài báo: 17/07/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf009_2_6112_2166349.pdf
Tài liệu liên quan