Tài liệu Ngưỡng của chỉ số Breteau để tiên đoán ổ dịch sốt xuất huyết dengue: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
56 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản
NGƯỠNG CỦA CHỈ SỐ BRETEAU ĐỂ TIÊN ĐOÁN
Ổ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Phan Phương Thảo*, Đỗ Kiến Quốc**, Huỳnh Thị Kim Hải***, Phạm Nhật Tuấn****,
Nguyễn Đỗ Nguyên****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì ngưỡng của chỉ số Breteau (BI)≥30 được áp dụng để tiên
đoán ổ dịch sốt xuất huyết dengue ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thuộc miền Trung; tuy nhiên,
chưa có bằng chứng thực tế ở địa phương, và ngoài ra, những dữ kiện giám sát cho thấy ổ dịch sốt xuất
huyết dengue vẫn xảy ra khi BI<30.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định ngưỡng của chỉ số BI để tiên đoán sự xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết
dengue tại thành phố Phan Thiết.
Phương pháp: Một nghiên cứu bệnh-chứng sử dụng dữ kiện giám sát từ năm 2013 đến 2016, với bệnh
là một khu phố (thuộc phường), hoặc một thôn (thuộc xã) có ổ dịch sốt xuất huyết dengue, và chứng là một
phư...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngưỡng của chỉ số Breteau để tiên đoán ổ dịch sốt xuất huyết dengue, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
56 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản
NGƯỠNG CỦA CHỈ SỐ BRETEAU ĐỂ TIÊN ĐOÁN
Ổ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Phan Phương Thảo*, Đỗ Kiến Quốc**, Huỳnh Thị Kim Hải***, Phạm Nhật Tuấn****,
Nguyễn Đỗ Nguyên****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì ngưỡng của chỉ số Breteau (BI)≥30 được áp dụng để tiên
đoán ổ dịch sốt xuất huyết dengue ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thuộc miền Trung; tuy nhiên,
chưa có bằng chứng thực tế ở địa phương, và ngoài ra, những dữ kiện giám sát cho thấy ổ dịch sốt xuất
huyết dengue vẫn xảy ra khi BI<30.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định ngưỡng của chỉ số BI để tiên đoán sự xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết
dengue tại thành phố Phan Thiết.
Phương pháp: Một nghiên cứu bệnh-chứng sử dụng dữ kiện giám sát từ năm 2013 đến 2016, với bệnh
là một khu phố (thuộc phường), hoặc một thôn (thuộc xã) có ổ dịch sốt xuất huyết dengue, và chứng là một
phường hoặc cùng xã với khu vực lưu hành ổ dịch sốt xuất huyết dengue đã được chọn, bắt cặp với bệnh
theo thời điểm khảo sát chỉ số BI. Diện tích dưới đường cong ROC xác định khả năng phân biệt khu vực
bệnh (khu vực ổ dịch) và chứng (khu vực không ổ dịch) của chỉ số BI. Ngưỡng BI được chọn khi độ đặc hiệu
lớn hơn 50%, và độ nhạy có giá trị cao nhất. Sức mạnh kết hợp giữa ngưỡng BI đã được chọn với sự xuất
hiện ổ dịch sốt xuất huyết dengue được xác định với hồi qui logistic.
Kết quả: Ở ngưỡng BI≥21,67, số chênh xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết dengue là cao gấp 3,57 lần so
với BI<21,67, với khoảng tin cậy của tỉ số số chênh điều chỉnh (1,41-9,02), và p<0,01.
Kết luận: Ngưỡng BI≥22 để tiên đoán nguy cơ xảy ra ổ dịch sốt xuất huyết dengue là phù hợp trong
giám sát sốt xuất huyết dengue ở thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.Việc hạ thấp ngưỡng có thể được
quan tâm ở những khu vực, hoặc vào những thời điểm có nguy cơ cao của bùng phát dịch sốt xuất huyết
dengue. Cần những nghiên cứu thêm về những khía cạnh kinh tế, khi giảm hoặc tăng độ đặc hiệu ở một
ngưỡng BI được chọn.
Từ khóa: ổ dịch sốt xuất huyết dengue, chỉ số Breteau, thành phố Phan Thiết
ABSTRACT
BRETEAU INDEX CUT-OFF IN PREDICTING DENGUE HEMORRAGIC FEVER OUTBREAKS AT
PHAN THIET CITY, BINH THUAN PROVINCE
Phan Phuong Thao, Do Kien Quoc, Huynh Thi Kim Hai, Pham Nhat Tuan, Nguyen Do Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 56 - 61
Background: The Breteau index (BI) at ≥30, as recommended by the Ministry of Health of Vietnam, is
applied for Phan Thiet city of Binh Thuan province located in the central part in predicting dengue
hemorragic fever outbreaks. However, there has been no local actual evidence, while surveillance data have
shown outbreaks occurred even at BI<30.
Objective: To determine the cut-off of BI in predicting dengue hemorragic fever outbreaks at Phan
Thiet city.
* BS YHDP, Đại học Y Dược TPHCM, ** Viện Pasteur TP.HCM, ***TT Y tế TP. Phan Thiết
**** BM Dịch Tễ_Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Phan Phương Thảo ĐT: 0949980657 Email: phanthaoyds@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 57
Method: A case-control study was conducted using the surveillance data from the year 2013 to 2016.
A case was a dengue hemorragic fever foci, and a control was an area outside the case foci with no dengue
patients, and matched with the case by the time of BI investigation. The area under the ROC curve was used
to determine the performance of BI values in discriminating a case and a control. The optimal BI cut-off
value was selected at the specificity higher than 50% and with the highest corresponding sensitivity.
Strength of association between the selected BI cut-off value and the case was determined by logistic
regression analyses.
Results: At BI≥21.67 the odds of occurring dengue hemorragic fever outbreaks was 3.57 times the
corresponding odds at BI<20, with the 95% confidence interval of adjusted odds ratio of (1.41-9.02), and
p<0.01.
Conclusion: The cut-off value of BI≥22was found appropriate for predictingdengue hemorragic fever
outbreaks at Phan Thiet city of Binh Thuan province.Lowering the cut-off may be considered during
epidemic period, or at high risk localities, however, economic issues have to be explored regarding the
changing of specificity at a selected BI cut-off value.
Key words: dengue hemorragic fever outbreak, Breteau index, Phan Thiet city
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết dengue
(SXHD) xuất hiện tất trên tất cả 63 tỉnh thành,
diễn tiến quanh năm, và đang tạo gánh nặng
bệnh tật lớn. Chỉ số Breteau Index (BI), số
dụng cụ chứa nước có lăng quăng trên 100 nhà
điều tra,và chỉ số mật độ muỗi (Density Index:
DI là số con muỗi/nhà) được sử dụng để tiên
đoán khả năng xảy ra dịch. Bộ Y Tế Việt Nam
đã sử dụng mức DI≥0,5, và BI≥20, hoặc BI≥30
là ngưỡng nguy cơ gây dịch SXHD(1). Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa
sự gia tăng quần thể véc-tơ và gia tăng số ca
mắc như nghiên cứu của Phạm Văn Hậu
(2011)(8), Sanchez (2006)(10). Tuy nhiên, vào
những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho
rằng không có mối liên quan mạnh giữa chỉ số
côn trùng và số ca mắc SXHD, hoặc không có
nguy cơ cao để xảy ra dịch dù các chỉ số côn
trùng tăng cao(2). Ví dụ, ở một số nơi như
Singapore dịch vẫn xảy ra dù chỉ số nhà có
lăng quăng (HI: house index)<1%, hoặc BI≤5,
là ngưỡng an toàn theo WHO(6). Nghiên cứu
của Foo (1985)(7), Correa (2005)(4) cho thấy có
mối liên quan yếu giữa hai yếu tố véc-tơ và số
ca mắc SXHD. Như vậy, cần thiết phải có thêm
nghiên cứu đánh giá tính chính xác của việc
sử dụng chỉ số BI để dự đoán khu vực có nguy
cơ cao hình thành ổ dịch SXHD.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác
định khả năng tiên đoán sự xuất hiện ổ dịch
SXHD củachỉ số BI. Thành phố Phan Thiết
được chọn làm nơi nghiên cứu do nằm trong
khu vực miền Trung có sự gia tăng số ca mắc
SXHD trong thời gian gần đây; và cũng là khu
vực có những yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất
hiện dịch SXHD như thời tiết nóng ẩm, dân cư
đông, và phát triển đô thị hóa. Theo khuyến
cáo của Bộ Y tế thì ngưỡng BI≥30 được áp
dụng ở thành phố Phan Thiết, tuy nhiên, chưa
có bằng chứng thực tế ở địa phương, và ngoài
ra, những dữ kiện giám sát cho thấy ổ dịch
SXHD vẫn xảy ra khi BI<30.
PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu sử dụng thiết kế bệnh-chứng bắt
cặp, với tỉ số chứng: bệnh là 1:1. Nhóm bệnh là
một khu phố (thuộc phường), hoặc một thôn
(thuộc xã) có ổ dịch SXHD trong khoảng thời
gian từ năm 2013 đến 2016 được trung tâm y tế
dự phòng Phan Thiết phát hiện và xử lý. Định
nghĩa một ổ dịch theo Bộ Y Tế là một khu phố
(thuộc phường) hoặc một thôn (thuộc xã) có bán
kính 200m, trong vòng 7 ngày kể từ ngày ghi
nhận ca đầu có từ 2 ca trở lên có chẩn đoán lâm
sàng SXHD (nội trú trong giai đoạn 2013–2015,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
58 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản
hoặc nội trú và ngoại trú trong năm 2016), hoặc 1
ca SXHD độ nặng, hoặc 1 ca SXHD tử vong, hoặc
1 ca có xét nghiệm MAC–ELISA dương tính
đồng thời phát hiện có lăng quăng trong các
dụng cụ chứa nước, hoặc muỗi truyền bệnh
trong bán kính 200m từ nhà bệnh nhân(1). Một
ca bệnh sẽ bị loại nếu số đo BI trong ổ dịch được
ghi nhận ở thời điểm quá 24 giờ kể từ khi xác
định ổ dịch. Nhóm chứng là một phường hoặc
xã khác khu vực lưu hành ổ dịch SXHD đã được
chọn, cách xa ít nhất 400m với khu vực nhóm
bệnh (là khoảng cách tối đa muỗi có thể bay để
lây truyền bệnh, nhưng không xa quá 5km để
hạn chế những khác biệt về địa lý tự nhiên, đặc
thù kinh tế, và tập quán). Khu vực chứng không
xuất hiện ổ dịch SXHD trong vòng ít nhất 2
tháng (gồm 15 ngày không ca mắc sau ổ dịch
trước(3), cộng 8 –10 ngày là thời gian cần cho vi-
rút dengue nhân lên trong muỗi, cộng 30 ngày là
thời gian sống tối đa của muỗi trưởng thành); và
bị loại nếu có xuất hiện ca mắc lẻ tẻ trong vòng
30 ngày trước hoặc sau ngày điều tra lăng quăng
nhằm hạn chế thấp nhất khả năng có ca mắc
dương tính trong nhóm chứng. Nhóm bệnh và
nhóm chứng được bắt cặp theo thời điểm khảo
sát chỉ số BI, cụ thể ngày điều tra lăng quăng
nhóm chứng không được vượt quá 15 ngày (chu
kì tối đa vòng đời của muỗi) so với ngày điều tra
lăng quăng ở nhóm bệnh.
Để có 90% cơ hội ở mức ý nghĩa 5% ước
lượng giá trị của tỉ số số chênh (OR: odds ratio)
là 3,5(10), với tỉ lệ phơi nhiễm ở nhóm chứng là
30%(10), cỡ mẫu của mỗi nhóm bệnh hoặc chứng
là 55 phường hoặc xã. Tổng cộng có tất cả 56 ổ
dịch SXHD từ năm 2013 đến năm 2016 được
chọn. Nhóm chứng được chọn ngẫu nhiên đơn
trong số những địa phương đủ tiêu chí chọn vào
và loại ra.
Biến số phơi nhiễm là chỉ số BI, và những
biến số kiểm soát gồm có số hộ của phường/xã,
và số dân của phường/xã. Những biến số này
được ghi nhận cùng thời điểm giữa nhóm bệnh
và chứng. Đối với nhóm bệnh (khu vực ổ dịch),
những thông tin về ổ dịch, BI, địa lý, thời gian ổ
dịch, dân số được ghi nhận từ danh sách thông
tin ổ dịch do Trung tâm y tế thành phố Phan
Thiết phát hiện, xử lý, và lưu tại Trạm y tế
phường/xã. Đối với nhóm chứng(khu vực bình
thường), thông tin được lấy từ danh sách điều
tra lăng quăng trong chiến dịch diệt lăng quăng
lưu tại Trạm y tế phường/xã thực hiện, và danh
sách điều tra lăng quăng tại phường điểm định
kì hàng tháng lưu tại Trung tâm y tế thành phố
Phan Thiết.
Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm
Stata 13.0, và theo phương pháp phân tích của
Sanchez L. trong nghiên cứu về sự lan truyền
dengue ở Cuba(10). Các biến số BI, số hộ, số dân
được chuyển sang dạng căn bậc hai để có
phân phối bình thường. Sử dụng hồi qui
logistic để xác định mối liên quan giữa BI với
sự xuất hiện ổ dịch, được kiểm soát cho các
biến số số hộ, và số dân. Diện tích dưới đường
cong ROC xác định khả năng phân biệt khu
vực bệnh và chứng của chỉ số BI. Ngưỡng BI
được chọn khi độ đặc hiệu lớn hơn 50%, và độ
nhạy có giá trị cao nhất. Sức mạnh kết hợp
giữa ngưỡng BI đã được chọn với sự xuất hiện
ổ dịch SXHD được xác định với hồi qui
logistic; và kết quả được báo cáo với OR điều
chỉnh và khoảng tin cậy (KTC) 95% của OR
điều chỉnh.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Các yếu tố liên quan với sự xuất hiện ổ
dịch SXHD (n=112)
Yếu tố OR điều chỉnh (KTC 95%) p
BI tăng một đơn vị 1,73 (1,19-2,50) 0,004
Số hộ tăng 1 đơn vị 1,40 (1,21-1,61) <0,001
Bảng 2: Các ngưỡng của BI liên quan với sự xuất
hiện ổ dịch SXHD (n=112)
Ngưỡng
BI
Độ nhạy
(%)
Độ đặc
hiệu (%)
OR* (KTC 95%) p
≥17,65 75 46,43 1,90 (0,73-4,94) 0,19
≥18,75 73,21 53,57 2,44 (0,95-6,26) 0,06
≥18,92 73,21 55,36 2,47 (0,96-6,32) 0,06
≥20 71,43 55,36 2,19 (0,86-5,53) 0,09
≥21,67 71,43 66,07 3,57 (1,41-9,02) <0,01
* Điều chỉnh theo số hộ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 59
Chỉ số BI và số hộ có liên quan có ý nghĩa
thống kê với sự xuất hiện ổ dịch SXHD (bảng
1). Tuy nhiên, theo dữ kiện của nghiên cứu,
khả năng tiên đoán của BI chỉ ở mức tương đối
chính xác, với diện tích dưới đường cong ROC
là 0,7012 (hình 1). Ở ngưỡng BI≥20, độ nhạy và
độ đặc hiệu tương ứng là 71,43% và 55,36%,
nhưng ở ngưỡng này mối liên quan của BI với
khả năng xuất hiện ổ dịch SXHD là không có ý
nghĩa thống kê (bảng 2). Ở ngưỡng BI≥21,67;
số chênh xuất hiện ổ dịch SXHD là cao gấp
3,57 lần so với BI<21,67, với KTC 95% (1,41-
9,02), và p<0,01.
Hình 1. Đường cong ROC liên quan giữa BI và sự
xuất hiện ổ dịch SXHD.
BÀN LUẬN
Khả năng tiên đoán sự xuất hiện ổ dịch
SXHD tại thành phố Phan Thiết ở
ngưỡng BI≥21,67
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
mạnh giữa phơi nhiễm với BI≥21,67 và sự hình
thành ổ dịch SXHD. Khi phân tích ở những
ngưỡng BI dưới 21,67 và có độ đặc hiệu trên
50%, mối liên quan giữa các ngưỡng BI đó và
sự xuất hiện ổ dịch là mạnh (OR>2), nhưng ý
nghĩa thống kê là mấp mé 0,05; điều này có
thể do ảnh hưởng của cỡ mẫu nghiên cứu
chưa đủ lớn. Những ngưỡng BI dưới 21,67 có
độ nhạy cao hơn không đáng kể so với độ
nhạy của ngưỡng BI≥21,67; tuy nhiên, độ đặc
hiệu là thấp hơn rất đáng kể, thí dụ với BI≥20,
trị số của độ đặc hiệu thấp hơn 16% so với độ
đặc hiệu ở ngưỡng 21,67, do đó, việc tiên đoán
thừa sẽ là quan trọng nếu sử dụng ngưỡng
BI≥20. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng
BI≥21,67 là phù hợp trong giám sát SXHD ở
thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Để
đơn giản, trong thực hành có thể chọn ở mức
BI≥22. Trong thực tế, việc hạ thấp ngưỡng có
thể được quan tâm ở những khu vực, hoặc vào
những thời điểm có nguy cơ cao của bùng
phát dịch SXHD. Tuy nhiên, hạn chế của
nghiên cứu này là không phân tích theo
những biến số khu vực, hoặc theo mùa.
Nghiên cứu của Sanchez ở Cuba (2006)(10) có
phương pháp tương tự, trong thời điểm số ca
mắc ở ngưỡng bình thường cụm dân cư có
BI≥ 4 là ngưỡng nguy cơ xảy ra ổ dịch; trong
khi tại thời điểm có số ca mắc tăng cao (mùa
mưa), chỉ cần khu vực có BI≥ 1 đã là nguy cơ
xảy ra ổ dịch SXHD. Ngoài ra, cũng cần những
nghiên cứu thêm về những khía cạnh kinh tế,
khi giảm hoặc tăng độ đặc hiệu, thí dụ, những
chi phí mà cơ quan y tế bỏ ra khi can thiệp
thừa, hoặc tổn thất sức khỏe của người dân
khi bị bỏ sót can thiệp.
Tại Trinidad, Chandee (2009)(3) phân tích
chỉ số véc-tơ thu thập tại các hộ có người mắc
bệnh, chỉ số lăng quăng cao hơn có ý nghĩa
thống kê tại các hộ này so với điều tra hộ bất
kì, nghiên cứu có nhược điểm chưa kết luận
được mối liên quan do không có nhóm chứng
đối chiếu. Phạm Văn Hậu(8) phân tích dữ kiện
từ giám sát kết luận có mối liên quan mạnh
giữa chỉ số véc-tơ và số ca mắc SXHD ở Tây
Nguyên từ 2004 -2008, tuy nhiên, nghiên cứu
này sử dụng chỉ số véc-tơ chung vào mùa
dịch, không chứng minh thu thập ở khu vực
có ca mắc cũng như đồng bộ chỉ số véc-tơ và
ca mắc trong cùng thời gian. Nghiên cứu của
Rubio–Palis(9) sử dụng mô hình hồi quy đa
biến tìm ra mối tương quan mạnh(r=0,9369)
giữa số ca mắc và các yếu tố chỉ số côn trùng,
lượng mưa trong giai đoạn 1997–2005, tuy
0.00
0.25
0.50
0.75
1.00
Độ
nh
ạy
0.00 0.25 0.50 0.75 1.00
1 – Độ đặc hiệu
Diện tích dưới đường cong = 0.7012
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
60 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản
nhiên, nghiên cứu không hiệu chỉnh các yếu tố
liên quan khác như dân cư, địa lý và chỉ số côn
trùng cũng như ca mắc không báo cáo có cùng
hay không từng địa điểm riêng biệt. Yếu tố địa
lý nói chung, cụ thể hơn là từng khu vực dân
cư, với hành vi trữ nước khác nhau, làm thay
đổi chỉ số côn trùng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu kết luận
không có mối liên quan hoặc tương quan yếu
giữa chỉ số véc-tơ và ca mắc SXHD. Theo
nghiên cứu của Correa(4), chỉ số HI và số ca
mắc có mối tương quan yếu (r=0,25 ở thành
thị, r=0,21 ở ngoại ô, và r=0,14 ở thôn quê), tuy
nhiên nghiên cứu dùng số liệu giám sát có thể
không đồng bộ thời gian và không gian chỉ số
véc-tơ và ca mắc. Theo Foo(7), mặc dù có hiện
diện mối tương quan nhưng không mạnh giữa
số ca mắc và BI, HI; tuy nhiên, họ giải thích
kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi cỡ mẫu nhỏ,
các yếu tố nhân khẩu học tác động. Nghiên
cứu của Cromwell(5) xác định tỉ số nguy cơ của
các chỉ số lăng quăng đánh giá bằng nhiều
phương pháp khác nhau lên số ca mắc SXHD
tại khu vực điều tra xác định bằng xét nghiệm
huyết thanh. Kết quả cho thấy trong quan sát
kéo dài, mật độ côn trùng cao không liên quan
đến gia tăng mắc SXHD, trong khi quan sát cắt
ngang, RR chỉ dao động từ 1,21-1,25, tuy nhiên
lại không chia ra từng mức ngưỡng chỉ số, có
thể dẫn đến không tìm thấy mối tương quan
khi mức ngưỡng véc-tơ thấp. Bowman(2) làm
nghiên cứu tổng hợp các nghiên cứu về mối
tương quan chỉ số côn trùng và số ca mắc
SXHD kết luận rằng có rất ít bằng chứng
mạnh về mối tương quan trên và khó tin cậy
để có thể sử dụng để dự đoán gia tăng ca
mắc.Các nghiên cứu của Phạm Văn Hậu(8),
Rubio(9), Correa(4) có hạn chế là sử dụng dữ
kiện của hệ thống giám sát thường quy, điều
này có thể gây sai lệch trong đồng bộ xác định
chính xác ca mắc, sai lệch khi không phù hợp
về dữ kiện véc-tơ và ca bệnh về cả thời gian và
không gian.
Những điểm hạn chế của nghiên cứu
Sai lệch thông tin có thể xảy ra khi sử dụng
các số đo BI là những dữ kiện thứ cấp, vì
những số đo BI được thu thập trong giám sát
định kỳ thường là của một phường, với một
mẫu khảo sát hạn chế, do đó, có thể không
đúng cho một đơn vị ổ dịch (hoặc chứng)
trong nghiên cứu khi ổ dịch và khu vực chứng
cùng trong một phường hoặc xã. Những hạn
chế khác của nghiên cứu là cỡ mẫu chưa đủ
lớn, không khảo sát một số biến số có ảnh
hưởng đến khả năng xảy ra dịch SXHD như
mật độ dân, hiện tượng công nghiệp hóa, và
nghiên cứu cũng đã không phân tích theo thời
điểm trước và trong khi có dịch.
KẾT LUẬN
Ngưỡng BI≥22 để tiên đoán nguy cơ xảy ra
ổ dịch SXHD là phù hợp trong giám sát SXHD
ở thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận; tuy
nhiên, trong thực tế, việc hạ thấp ngưỡng có
thể được quan tâm ở những khu vực, hoặc vào
những thời điểm có nguy cơ cao của bùng
phát dịch SXHD. Cần nghiên cứu thêm
ngưỡng BI tại những khu vực có tính chất dân
cư đông, di chuyển nhiều có các vật chứa nước
nhân tạo do hiện tượng đô thị hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2014). Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh
sốt xuất huyết Dengue.
2. Bowman LR, Runge-Ranzinger S, McCall PJ (2014).
Assessing the relationship between vector indices and
dengue transmission: a systematic review of the eviden.
PLoS Negl Trop Dis, 8(5):e2848.
3. Chadee DD (2009). Dengue cases and Aedes aegypti
indices in Trinidad. Acta Trop, 112 (2):174- 80.
4. Correa PR (2005). Aedes aegypti infestation and
occurrence of dengue in the city of Belo Horizonte,
Brazil.Rev Saude Publica, 39(1):33-40.
5. Cromwell EA, et al. (2017). The relationship between
entomological indicators of Aedes aegypti abundance and
dengue virus infection. PLOS, 11(3):e0005429.
6. Dengue (1992). Seroprevalence of dengue virus infection
in Singapore. Weekly Epidemiol Rec, 112(2):174-80.
7. Foo LC (1985). Rainfall, abundance of Aedes aegypti and
dengue infection in Selangor, Malaysia.The Southeast Asian
Journal of Tropical Medicine and Public Health, 16(4):560-568.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 61
8. Phạm Văn Hậu (2011). Ecological factors associated with
dengue fever in a central highlands province,
Vietnam.Stoch Environ Res Risk Assess,11:172.
9. Rubio-Paulis Y, Pérez-Ybarra LM, Infante-Ruíz
M, Comach G, Urdaneta-Márquez L(2011). Influence of
climatic variables on dengue cases and abundance of
Aedes aegypti in Maracay, Venezuela.Boletin De
Malariologia Y Salud Ambiental, 51 (2): 145 – 157.
10 . Sanchez L(2009). Aedes aegypti larval indices and risk for
dengue epidemics. Emerging Infect Dis,12 (5): 800 - 806.
Ngày nhận bài báo: 02/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguong_cua_chi_so_breteau_de_tien_doan_o_dich_sot_xuat_huyet.pdf