Nguồn thức ăn thô xanh và lựa chọn thức ăn thô xanh cho các hệ thống chăn nuôi gia súc bền vững

Tài liệu Nguồn thức ăn thô xanh và lựa chọn thức ăn thô xanh cho các hệ thống chăn nuôi gia súc bền vững: N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 41 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Nguồn thức ăn thô xanh và lựa chọn thức ăn thô xanh cho các hệ thống chăn nuôi gia súc bền vững Stephen Ives1, Nguyễn Hưng Quang2, Mai Anh Khoa3, Phan Đình Thắm2, Nguyễn Duy Hoan4 Cơ quan 1Trường Cao Đẳng thuộc Đại học Tasmania, Launceston, Tas 7250, Australia. 2Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam. 3Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam. 4Trung tâm Nguồn lực Học tập, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam. Tác giả đại diện Stephen.Ives@utas.edu.au Từ khóa Cỏ Guatemala, Mulato II, VA06, TD58, Stylo, năng suất, trâu, bò, phụ phẩm nông nghiệp. Giới thiệu Chăn nuôi gia súc ở miền núi Tây Bắc Việt Nam được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thông qua Quyết định của Bộ NN&PTNT số 984/QĐ-BNN-CN (2014), “Tái cấu trúc ngành chăn nuôi hướng tới nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Quyết định này cũng xác định khu vực ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn thức ăn thô xanh và lựa chọn thức ăn thô xanh cho các hệ thống chăn nuôi gia súc bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 41 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Nguồn thức ăn thô xanh và lựa chọn thức ăn thô xanh cho các hệ thống chăn nuôi gia súc bền vững Stephen Ives1, Nguyễn Hưng Quang2, Mai Anh Khoa3, Phan Đình Thắm2, Nguyễn Duy Hoan4 Cơ quan 1Trường Cao Đẳng thuộc Đại học Tasmania, Launceston, Tas 7250, Australia. 2Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam. 3Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam. 4Trung tâm Nguồn lực Học tập, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam. Tác giả đại diện Stephen.Ives@utas.edu.au Từ khóa Cỏ Guatemala, Mulato II, VA06, TD58, Stylo, năng suất, trâu, bò, phụ phẩm nông nghiệp. Giới thiệu Chăn nuôi gia súc ở miền núi Tây Bắc Việt Nam được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thông qua Quyết định của Bộ NN&PTNT số 984/QĐ-BNN-CN (2014), “Tái cấu trúc ngành chăn nuôi hướng tới nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Quyết định này cũng xác định khu vực vùng cao của Việt Nam (Tây bắc và Duyên hải Nam trung bộ) là những khu vực phù hợp để chăn nuôi gia súc. Chăn nuôi trâu bò tại miền núi phía Bắc Việt Nam hiện sử dụng 31% tổng diện tích đất chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, bổ sung thêm nguồn thức ăn và các lựa chọn thức ăn thô xanh cho động vật nhai lại lớn đang có tiềm năng để tăng được tính cạnh tranh với các loại cây trồng như ngô, sắn và lúa gạo. Một thách thức nữa là phải khắc phục vấn đề thiếu thức ăn vào mùa đông khô lạnh tại miền núi phía bắc. Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Sơn La và Điện Biên từ năm 2012- 2014, thuộc một phần của dựa án ACIAR LPS/2008/049, nhằm lượng hóa năng suất thức ăn thô xanh đang được sử dụng và tính sẵn có của phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn thức ăn đáp ứng nhu cầu thức ăn hàng năm cho chăn nuôi đại gia súc bền vững. Thức ăn được lựa chọn dựa vào sự hiểu biết về các đặc điểm tăng trưởng cũng như khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt để tồn tại trong khu vực nghiên cứu. Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Năng suất, tính sẵn có và sự phù hợp của các phụ phẩm nông nghiệp được H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 42 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững đánh giá thông qua việc giám sát, phỏng vấn nông dân và đo đạc trên đồng ruộng bằng cách lấy 5 mẫu trên mỗi điểm tại vùng canh tác sử dụng một ô rộng 1m2. Các khảo nghiệm đồng ruộng nhân rộng (thử nghiệm thiết kế ô hoàn thiện ngẫu nhiên với 3 vùng nhân rộng) được tiến hành để đánh giá các loại cỏ được sử dụng Pennisetum purpureum (VA06), Trip- sicum andersonii (Cỏ Guatamala), Panicum maximum (Cỏ Ghi nê TD58), Brachiaria spp (Mulato II) và cây cỏ họ đậu Stylosanthes spp (Stylo). Các loại cỏ này được trồng bằng hom, còn cỏ họ đậu được gieo trồng từ hạt. Việc đánh giá các loại cỏ đang được triển khai tại vùng cao (HL) H’Mong và vùng đất thấp (LL) ở các xã của người Kinh và Thái; các xã Tỏa Tình (HL) và Quài Cang (LL) thuộc huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên và xã Long Hẹ (HL) thuộc huyện Thuận Châu và xã Tà Hộc (LL) thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Kiểm tra đất trước khi khảo nghiệm về độ pH, tổng OM, tổng N, P,K. Các thông số được đo lường bao gồm lượng mưa và nhiệt độ, tỷ lệ sống sót, thời gian tái sinh, chiều cao và năng suất. Do bị lũ quét, địa điểm thử nghiệm tại xã Tà Hộc bị lụt và cuốn trôi ngay sau khi trồng. Các phụ phẩm nông nghiệp chỉ được đánh giá tại xã Long Hẹ và xã Tà Học. Kết quả Tổng lượng mưa vào tháng Giêng (giữa mùa đông) là 21mm ở tại vùng đất thấp so với 31mm tại các xã vùng cao, nhiệt độ trung bình ngày tháng Giêng tương ứng cho 2 vùng là 11°C và 8.5°C, đất nhiễm axit nặng tại cả hai vùng là (4.8 H20 ) và (4.3 H20 ). Tỷ lệ sống sót qua mùa đông của cỏ VA06, Guatamala, Mulato II, và Stylo là 100%, trong khi đó của TD58 là 98%. Việc sản xuất thức ăn khô hàng năm với các loại cỏ và đậu nói trên được thể hiện tại Hình 1. Các thông số được tính toán theo từng thửa ruộng kích cỡ 100 m2 và trung bình trong cả 4 địa điểm. Hình 1: Sản xuất thức ăn khô hàng năm tính trên ha với cỏ Pennisetum purpureum (VA06), Tripsicum andersonii (Cỏ Guatamala), Panicum maxi- mum (TD58), Brachiaria spp (Mulato II) và Stylosanthes spp (Stylo) tại các vùng cao và vùng thấp tại tỉnh Điện Biên và Sơn La. N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 43 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Năng suất phụ phẩm trên ha được thể hiện tại Hình 2 và được tính toán sử dụng lấy mẫu cánh đồng ước tính cho mỗi đơn vị diện tích canh tác. Hình 2: Sản xuất thức ăn khô hàng năm tính trên ha rơm, phụ phẩm ngô và sắn tại xã Long Hẹ (vùng cao) và Tà Học (vùng thấp) thuộc tỉnh Sơn La (n=10) Khảo sát nông dân cho thấy 100% nông dân sử dụng rơm làm thức ăn chăn nuôi, 13% dùng phụ phẩm ngô và không có hộ nào dùng phụ phẩm sắn. Trong tất cả các khảo sát, các phụ phẩm đều chưa qua chế biến. Thảo luận và kết luận Khối lượng sống của trâu bò giống địa phương khoảng 180 kg với trâu cái và 230 kg với trâu đực (IAS, 2017). Với lượng thức ăn tính theo vật chất khô hàng ngày khoảng 3% khối lượng sống (PIR 2017), một đầu gia súc cần khoảng 2,8 tấn thức ăn khô mỗi năm. Có nghĩa là nếu nông dân ở vùng cao chỉ dùng cỏ khô để nuôi 1 con gia súc, họ cần phải trồng: 2.000 m2 cỏ VA06, 12.000 m2 cỏ TD58, 4.000 m2 cỏ TD58, 6.200 m2 cỏ Mulato II hoặc 13.800 m2 cỏ Stylo. Nếu một nông dân vùng cao chỉ dùng phụ phẩm nông nghiệp, họ sẽ cần phải trồng: 1.900 m2 lúa, 5.300 m2 ngô hoặc 2.400 m2 sắn. Mặc dù các phụ phẩm này có sẵn rất nhiều, nhưng hiệu quả sử dụng còn rất thấp và phụ thuộc vào kinh nghiệm truyền thống và các điều kiện canh tác địa phương. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ cần được thực hiện để đánh giá tính kinh tế của việc sử dụng kết hợp phụ phẩm và các loại cỏ khô đang được thử nghiệm. Chính phủ Việt Nam đã bố trí khu vực này của Việt Nam để chăn nuôi gia súc, kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa lớn đến những người nông H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 44 Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững dân muốn đưa trâu bò vào hệ thống chăn nuôi của họ hoặc tăng số lượng đại gia súc, cũng như tăng tính bền vững của hệ thống chăn nuôi gia súc. Tài liệu tham khảo 1. Viện khoa học động vật, Tổng quan chăn nuôi bò tại Việt Nam. pdf. truy cập ngày 22/09/2017. 2. Ngành công nghiệp sơ cấp và khu vực, Nam Australia, Tính toán lượng thức ăn khô cho các loại gia súc khác nhau. dry_matter_intakes.pdf. truy cập ngày 22/09/2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs6_0473_2207167.pdf
Tài liệu liên quan