Nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - Hoàng Xuân Sơn

Tài liệu Nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - Hoàng Xuân Sơn: 94 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hoàng Xuân Sơn∗, Hồ Thị Thanh Trúc ∗∗ TÓM TẮT Trong bối cảnh hiện nay, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu“tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”và có thể phát triển đất nước bền vững, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến phát triển con người nói chung, phát triển nguồn nhân lực nói riêng, trong đó phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Từ khóa: nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế tri thức, Việt Nam HIGH QUALITY HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT IN QU1 KNOWLEDGE ECONOMY IN VIETNAM TODAY ABSTRACT In this context, to promote the ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - Hoàng Xuân Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hoàng Xuân Sơn∗, Hồ Thị Thanh Trúc ∗∗ TÓM TẮT Trong bối cảnh hiện nay, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu“tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”và có thể phát triển đất nước bền vững, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến phát triển con người nói chung, phát triển nguồn nhân lực nói riêng, trong đó phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Từ khóa: nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế tri thức, Việt Nam HIGH QUALITY HUMAN RESOURCE DEVELOPMENT IN QU1 KNOWLEDGE ECONOMY IN VIETNAM TODAY ABSTRACT In this context, to promote the industrialization and modernization of the country and international integration to achieve the objective of “creating a foundation for 2020 put our country basically becomes an industrialized country modern” and maybe sustainable development of the country, the Communist Party of Vietnam has always focused on human development in general, human resource development in particular, in which the development of high quality human resources is a in three strategic breakthrough of the Platform for national construction in the transition to socialism and economic development strategy - social period 2011-2020. Keywords: high quality human resources, knowledge economy, Vietnam ∗ ThS. Giảng viên khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế TP.HCM ∗ ∗ ThS. Giảng viên Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan 95 Nguồn nhân lực . . . 1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và kinh tế tri thức Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới vào khoảng giữa thế kỷ XX đã dẫn tới một hình thái kinh tế mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền và quảng bá nhanh tri thức đưa vào ứng dụng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Nhà kinh tế học P.F.Durker gọi đó là nền “kinh tế tri thức” và tên gọi này hiện nay đã trở thành phổ biến với việc sử dụng chính thức của Ngân hàng Thế giới (WB). Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực tri thức. Tài nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu. Trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại, con người là động vật duy nhất có năng lực sáng tạo tri thức, do đó, biết lao động sản xuất và tiến dần tới nền kinh tế dựa vào tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu. Hiện nay, trên thế giới, khái niệm “kinh tế tri thức” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lược cuộc sống”; còn Viện Ngân hàng Thế giới (WBI) lại cho rằng: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa vào tri thức như là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó tri thức được lĩnh hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển”. Cũng có cách nêu ngắn gọn hơn là: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà tri thức là “đầu vào” (input) cơ bản của quá trình phát triển kinh tế”. Tuy cách diễn đạt có khác nhau, nhưng đều cho thấy điểm chung nhất trong nền kinh tế tri thức là công nghệ và tri thức đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế. Tóm lại, có thể hiểu kinh tế tri thức là nền kinh tế mà sự phát triển của nó dựa chủ yếu vào tri thức, trên nền tảng tri thức; tri thức chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản phẩm xã hội. Để cụ thể hóa trong việc đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức của các nước trên thế giới, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra chỉ số kinh tế tri thức KEI (Knowledge Economy Index), với thang điểm thấp nhất là 0 và cao nhất là 10. Theo đó, chỉ số KEI của Việt Nam năm 2012 còn rất thấp, chỉ là 3,4 xếp thứ 104/145 quốc gia được xếp loại, tăng 9 bậc so với năm 2000, trong khi các nước có thu nhập trung bình chỉ số này là 4,1. Thêm vào đó, năng suất lao động của nước ta rất thấp. Theo Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố năm 2013 cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan14. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sự phát triển của nền kinh tế tri thức của một quốc gia dựa trên bốn trụ cột sau: lực lượng lao động trình độ cao, chất lượng cao; hệ thống sáng tạo và ứng dụng công nghệ có hiệu quả; hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin, tin học hiện đại; hệ thống thể chế xã hội và thể chế kinh tế hiện đại. Ngoài ra, kinh tế tri thức còn được xác định dựa trên bốn tiêu chí cơ bản như sau: 14 nguoi-singapore-lam-bang-15-nguoi-viet-2989707.html; Ngày truy cập: 01/7/2015 96 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ≥ 70% GDP do đóng góp của các ngành kinh tế tri thức; ≥ 70% giá trị gia tăng do lao động trí óc mang lại; ≥ 70% lực lượng lao động xã hội là lao động trí óc; ≥ 70% vốn sản xuất là vốn về con người. Như vậy, theo Ngân hàng Thế giới (WB), trụ cột quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức chính là “lực lượng lao động trình độ cao, chất lượng cao”; còn trong bốn tiêu chí xác định nền kinh tế tri thức thì có đến ba tiêu chí liên quan đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua đây chúng ta thấy rằng để phát triển được nền kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng nhất. Do vậy, phát triển kinh tế tri thức tốt nhất trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam là phải thúc đẩy phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao. Và, chỉ có phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao để phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam mới có thể thực hiện được mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” hay xa hơn là “từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa”15. Vấn đề được đặt ra là, nguồn nhân lực chất lượng cao là gì? Theo cách hiểu mang tính chất định tính thì “nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, từ đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của cộng đồng cũng như của toàn xã hội”16. Mặt khác, mỗi quốc gia để phát triển bao giờ cũng phải có các nguồn lực cho sự phát triển. Trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội 15 Đảng CSVN (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, HN, tr.71 16 doi/2014/30648/Giao-duc-dao-tao-voi-phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong.aspx; Ngày truy cập 27/6/2015 nào, trình độ và tính chất phát triển ra sao thì các nguồn lực cho sự phát triển vẫn là tư liệu sản xuất (đất đai, tài nguyên, máy móc thiết bị, công nghệ, tài chính...) và sức lao động (nguồn nhân lực và rộng ra là nguồn vốn con người, vốn xã hội, vốn thể chế...). Trong đó, sức lao động - nguồn nhân lực - con người là yếu tố động nhất, nguồn gốc của mọi của cải vật chất và sức sáng tạo ra các nền văn minh. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, sự thành bại của các quốc gia không thể là quá trình lịch sử tự nhiên, mà là một quá trình liên tục kế tiếp nhau của năng lực sáng tạo mang tính cách mạng của nhân loại qua các khúc quanh lịch sử. Một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, rất thuận lợi cho sự phát triển, nhưng chưa hẳn là quốc gia giàu có và ngược lại, Nhật Bản là một minh chứng rõ nhất cho vấn đề này. Tóm lại, về cơ bản chúng ta có thể khẳng định rằng, nguồn lực con người, vốn con người là hết sức quan trọng trong chiến lược và chính sách phát triển của mọi quốc gia. Theo Liên Hợp quốc thì “nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước”. Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng “nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người, bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân”. Như vậy, con người là tài nguyên đặc biệt và nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực của lực lượng lao động toàn xã hội. Nguồn nhân lực ấy kết tinh truyền thống, kinh nghiệm, trí tuệ của mỗi dân tộc và tinh hoa tri thức nhân loại được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai của mọi quốc gia. Ðiều này càng hoàn toàn đúng và trở thành quan trọng hơn trong thời đại ngày nay, khi 97 Nguồn nhân lực . . . khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia - dân tộc; khi lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã không còn dựa trên con số cộng của các yếu tố cấu thành đầu vào như: đất đai, khai thác tài nguyên, lao động rẻ, nhiều vốn tài chính, mà là dựa trên công nghệ, tri thức, tư duy đổi mới và năng lực sáng tạo của chính con người. Nguồn nhân lực, nguồn vốn con người, theo đó, đang ngày càng được xác định là yếu tố trung tâm trong hệ thống các nguồn lực phát triển, nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Và điều quan trọng hơn, ngày nay, nguồn nhân lực được mọi quốc gia quan tâm tới không phải là nguồn nhân lực nói chung, mà là nguồn nhân lực chất lượng cao. Ðó là những người lao động có kỹ năng, các nhà kinh doanh năng động và tài ba, các nhà quản lý giỏi, các nhà khoa học và công nghệ xuất sắc, các nhà lãnh đạo chính trị có tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới vượt trội. Do đó, cũng có thể nói, nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tài của các quốc gia, nhân tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của mọi nền kinh tế; quyết định vận mệnh của các dân tộc và tương lai phát triển của nhân loại. 2. Chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn vớiphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tại Ðại hội VIII (1996), Ðảng đã đề ra quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”17, và “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”18. Ðồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và lợi thế cạnh tranh quốc tế đã thuộc về công nghệ, tri thức, lao động có kỹ năng..., tại Ðại hội X (2006), Ðảng đã đề ra chủ trương “đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”19. Và, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ theo chiều rộng sang chiều sâu, Ðảng chủ trương phải đặc biệt coi trọng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo tinh thần của Ðại hội X, Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết 27 (2009) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác định rõ vai trò căn bản, động lực của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là xây dựng đội ngũ trí thức. Ðảng nhấn mạnh: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính 17 Đảng CSVN (200), Các nghị quyết của Trung ương Ðảng 1996- 1999, Nxb. CTQG, HN, tr.85 18 Đảng CSVN (1996), Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. CTQG, HN, tr.21 19 Đảng CSVN (2006), Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, HN, tr.91 98 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trị. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”20. Tại Ðại hội XI (2011) của Ðảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu thực hiện mục tiêu tổng quát là “tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Ðảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là “yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”21. Khâu đột phá này chính là bước ngoặt quan trọng nhằm tập trung nâng cao sức mạnh nội sinh: tri thức - trí tuệ của dân tộc Việt Nam để thích ứng và đột phá phát triển trong một thế giới năng động, của thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão; và chỉ có như vậy, nền kinh tế nước ta mới có được sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, có chất lượng và bền vững; mới có thể thoát ra khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đang hiện hữu và sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quán triệt Nghị quyết Đại hội XI, Chính phủ đã có hai văn bản rất quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đã được Chính phủ thông qua trong Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19- 4-2011 và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt 20 Sđd, tr.91 21 Ðảng CSVN (2011), Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, HN, tr.130 Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định 1216/QĐ- TTg, ngày 22-7-2011. Gần đây nhất là việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Đảng không chỉ coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, mà còn nhấn mạnh ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đó là những văn bản pháp lý quan trọng có tính định hướng để phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 nhằm phát triển kinh tế tri thức và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam thời gian qua Hiện tại, Việt Nam đang sở hữu một nguồn nhân lực khá dồi dào về số lượng nhưng lại rất hạn chế về mặt chất lượng. Cả nước có khoảng 14.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.432 giáo sư; 7.750 phó giáo sư; 16.000 thạc sĩ; 30.000 cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong số đó 49% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ trở lên. Cả nước hiện có 14.000 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; 11.200 giáo viên dạy nghề và 925.000 giáo viên hệ phổ thông. Trong số 9.000 tiến sĩ được điều tra thì có 70% giữ chức vụ quản lý, chỉ có 30% thực 99 Nguồn nhân lực . . . sự làm công tác chuyên môn. Theo kết quả điều tra gần đây, hiện tại ở nước ta 63% số sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm, nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhận sinh viên vào làm việc phải mất từ 1 đến 2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên ra trường có việc làm thì về cơ bản cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc22... Rõ ràng là chất lượng nguồn nhân lực của nước ta chưa cao, có sự mâu thuẫn giữa lượng và chất của nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đạt mức 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng23. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta cũng có sự mất cân đối nghiêm trọng: cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học thì có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật24. Trong khi đó, tỷ lệ này của thế giới tương ứng là 4 và 12. Ở Việt Nam, cứ 1 vạn dân thì có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100 và Trung Quốc là 140... Hơn nữa, nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta lại phân bố không hợp lý: 92,2% cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số cán bộ có trình độ từ tiến sĩ trở lên ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ chiếm chưa tới 1%. Trong số giáo sư và phó giáo sư, có tới 86,2% ở Hà Nội; 9,5% ở Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương còn lại chưa tới 4,3%25. Những năm gần đây, ở Việt Nam mỗi năm có hàng trăm ngàn sinh viên đại học, hàng chục 22 doi/2014/30648/Giao-duc-dao-tao-voi-phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong.aspx; Ngày truy cập 27/6/2015 23 content&view=article&id=1251:thc-trng-va-gii-phap-v-phat- trin-nhan-lc-vit-nam&catid=250:vit-nam&Itemid=532; Ngày truy cập 13/5/2015 24 doi/2014/30648/Giao-duc-dao-tao-voi-phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong.aspx; Ngày truy cập 27/6/2015 25 Sđd ngàn học viên cao học, nghiên cứu sinh. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên tăng từ 3,8% trong tổng lực lượng lao động năm 2002 lên khoảng 6,2% trong năm 2013... Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay đang còn rất nhiều vấn đề bất cập. Số lượng lao động qua đào tạo ở trình độ từ đại học trở lên ngày một gia tăng, nhưng chất lượng của lao động qua đào tạo, khả năng thích ứng công việc và phát huy kết quả đào tạo của số lao động này lại rất thấp. Theo kết quả khảo sát gần đây, số lao động qua đào tạo phát huy được tác dụng chưa tới 40%, tình trạng bằng cấp không đúng thực chất, “bằng dởm” không phải là hiện tượng cá biệt, ngay cả những trường hợp được học hành, đào tạo rất quy củ, bài bản một cách nghiêm túc nhưng khi ra làm việc thực tế vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không phát huy được tác dụng... Thực trạng này được lý giải như thế nào? Theo chúng tôi nguyên nhân của thực trạng trên phải được xem xét trên cả 3 phương diện: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường nói đào tạo nguồn nhân lực phải dựa vào nhu cầu, vào xu hướng phát triển của nền kinh tế, đào tạo đúng địa chỉ sử dụng, tiếp cận tinh hoa tri thức nhân loại... Nhưng trên thực tế, chúng ta chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhiều người cho rằng, đào tạo ở Việt Nam chỉ là để phục vụ “cầu” còn “cung” thì chưa rõ phải làm gì! Ngành nào là ngành mũi nhọn cũng chưa được xác định nhất quán, lĩnh vực nào là thế mạnh cần được quan tâm cũng chưa rõ ràng, nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo... chưa được xác định một cách khách quan, khoa học. Hơn nữa, chúng ta cũng đang còn lúng túng trong việc lựa chọn và quyết định hình thức, phương pháp, loại hình đào tạo thích hợp! Việc sử dụng lao động cũng còn nhiều bất hợp lý. Nguyên tắc đúng 100 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật người, đúng việc, đúng chuyên môn ở nhiều nơi vẫn chỉ là những câu nói cửa miệng. Việc đãi ngộ lao động ở nước ta hiện nay cũng chưa phù hợp, chưa tương xứng, đang là cản trở lớn cho việc phát huy tiềm năng và sức sáng tạo của lao động qua đào tạo. Chúng ta vẫn thường nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia” nhưng chế độ đãi ngộ với “hiền tài” như thế nào thì vẫn chỉ là các chủ đề được đề cập trong các cuộc hội thảo, trong các dự kiến, dự định của các cấp và các cơ quan có thẩm quyền. Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch đến độ khó tưởng tượng trong đãi ngộ giữa thủ khoa đại học, huy chương vàng Olympic các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, mức thưởng cho một phát minh sáng chế... với tiền thưởng cho “hoa hậu”, tiền cat-xê cho các “sao”... Hiện tượng “chảy máu chất xám”, đào tạo nhân tài nhưng lại không sử dụng được người tài, đào tạo để “người khác” sử dụng vẫn đang phổ biến ở nước ta hiện nay đều có nguyên nhân từ cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước và thực trạng này cũng rất nguy hiểm khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2015 này. Vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện vẫn đang là bài toán cần tìm lời giải. Mặc dù, xét về số lượng nhân lực có học hàm, học vị, Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu công việc còn hạn chế, nhất là đối với yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, việc đổi mới cơ chế giáo dục đào tạo đang là một đòi hỏi bức thiết. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Mặc dù có rất nhiều cố gắng và triển vọng, song công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta còn gặp một số khó khăn và hạn chế. Thứ nhất, hạn chế về khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu xã hội trên hai phương diện: Đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, dự báo hằng năm đào tạo mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của xã hội; Đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, theo các đơn vị tuyển dụng ở Việt Nam thì 80% đến 90% số sinh viên ra trường vừa được tuyển dụng cần phải đào tạo lại ít nhất là một năm. Thứ hai, sự mất cân đối về số lượng giữa các ngành nghề được đào tạo do sự thiếu định hướng trong việc chọn nghề và chọn trường cho sinh viên. Trên thực tế, việc chọn trường, chọn ngành học của học sinh, sinh viên nhiều khi lại dựa vào các quyết định cảm tính, mơ hồ như ngành đó, trường đó đang là “mốt”, gia đình có người thân quen, trường này dễ đỗ, trường kia “danh giá”... Điều này dẫn đến cung - cầu về nhân lực chất lượng cao vẫn luôn ở trạng thái “thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa”, gây lãng phí cho các gia đình và cho cả xã hội. Những hạn chế trên có nguyên nhân từ những khó khăn về cơ sở vật chất, về nội dung chương trình đào tạo, về phương pháp giảng dạy, về đội ngũ giảng viên. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đào tạo ở nước ta còn thiếu thốn và có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, miền, đặc biệt là các thiết bị giảng dạy và học tập, các công trình phục vụ thí nghiệm và thực hành cho sinh viên. Nội dung chương trình đào tạo của các ngành học ở bậc đại học đã có nhiều đổi mới, từng bước đi vào chuẩn hóa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều giáo trình, bài giảng chưa được thường xuyên cập nhật, chuẩn hóa về nội dung. Phương pháp đào tạo của các trường cao đẳng, đại học đều đã cố gắng đổi mới theo hướng nâng cao tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển 101 Nguồn nhân lực . . . sang đào tạo theo tín chỉ, nhưng những đổi mới này đang còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn từ chính bản thân sinh viên, vì sau 12 năm học phổ thông đã quá quen với lối học thụ động. Đội ngũ giảng viên các trường đại học, mặc dù số lượng có học hàm, học vị hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn tình trạng thiếu các chuyên gia đầu ngành. Theo thống kê của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2009 – 2014, số giáo sư nghỉ hưu gấp 3 lần số giáo sư mới được bổ sung. Về cơ bản có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam: - Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, chưa được nâng cấp, còn đào tạo thì chưa đến nơi đến chốn, nhiều người chưa được đào tạo. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. - Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tóm lại, có thể đánh giá tổng quát về nhân lực Việt Nam hiện nay là số lượng đông, chất lượng “còn thấp”, thể hiện là tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp, chưa có những tổng công trình sư, kỹ sư, nhà khoa học thật sự giỏi; chưa có những chuyên gia giỏi; chưa có những nhà tư vấn, nhà tham mưu giỏi; chưa có những nhà thuyết trình giỏi; chưa có những nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi. Theo Viện nghiên xã hội Mỹ đánh giá người Việt Nam rất “thông minh, sáng tạo” và “ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh” song tiếc rằng, lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 2. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt nam giai đoạn 2011-2020 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.CTQG, Hà Nội 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG-ST, Hà Nội 5. Nguyễn Văn Thạo – Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên) 92011), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb.CTQG-ST, Hà Nội 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.CTQG- ST, Hà Nội 7. Hoàng Xuân Sơn và Hồ Thị Thanh Trúc (2014), Tăng trưởng xanh gắn với phát triển kinh tế tri thức – lý luận và thực tiễn, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, số 3 8. www.cpv.org.vn 9. 10. 11. 12. 13. 14.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf54_8548_2122305.pdf
Tài liệu liên quan