Tài liệu Người nông dân hiện nay trong mối quan hệ nhà nước, hợp tác xã và gia đình: Xã hội học, số 4 - 1986
NGƯỜI NÔNG DÂN HIỆN NAY
TRONG MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC, HỢP TÁC XÃ VÀ GIA ĐÌNH
MAI KIM CHÂU
Quá trình hợp tác hóa ở nước ta cũng là quá trình biến động mạnh mẽ và căn bản trong toàn bộ cơ
cấu xã hội nông thôn.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ, phong trào hợp tác hóa ở nông thôn miền Bắc Việt Nam đã từng bước
gạt bỏ giai cấp địa chủ, các tầng lớp cường hào, phú nông và những thành phần bóc lột khác. Việc chia
lại ruộng đất đã khiến cho người nông dân nghèo khổ không có hoặc có ít ruộng trở thành người tư
hữu nhỏ về ruộng đất. Họ đem hết nhiệt tình và khả năng lao động của bản thân và gia đình tập trung
cho sản xuất, vừa làm nghĩa vụ đóng góp xây dựng Tổ quốc, vừa nâng cao đời sống gia đình. Trên cơ
sở đó, với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, người nông dân đã hăng hái đi vào hợp
tác hóa với tinh thần tự nguyện và giác ngộ cách mạng cao.
Dưới tác động trực tiếp của ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa
h...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người nông dân hiện nay trong mối quan hệ nhà nước, hợp tác xã và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 - 1986
NGƯỜI NÔNG DÂN HIỆN NAY
TRONG MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC, HỢP TÁC XÃ VÀ GIA ĐÌNH
MAI KIM CHÂU
Quá trình hợp tác hóa ở nước ta cũng là quá trình biến động mạnh mẽ và căn bản trong toàn bộ cơ
cấu xã hội nông thôn.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ, phong trào hợp tác hóa ở nông thôn miền Bắc Việt Nam đã từng bước
gạt bỏ giai cấp địa chủ, các tầng lớp cường hào, phú nông và những thành phần bóc lột khác. Việc chia
lại ruộng đất đã khiến cho người nông dân nghèo khổ không có hoặc có ít ruộng trở thành người tư
hữu nhỏ về ruộng đất. Họ đem hết nhiệt tình và khả năng lao động của bản thân và gia đình tập trung
cho sản xuất, vừa làm nghĩa vụ đóng góp xây dựng Tổ quốc, vừa nâng cao đời sống gia đình. Trên cơ
sở đó, với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, người nông dân đã hăng hái đi vào hợp
tác hóa với tinh thần tự nguyện và giác ngộ cách mạng cao.
Dưới tác động trực tiếp của ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa
học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa), quá trình xây dựng hợp tác xã ở nông thôn đã dần dần
làm biến đổi giai cấp nông dân. Số người lao động cá thể ngày một thu nhỏ, thành phần giai cấp xã hội
lần đầu tiên xuất hiện ở nông thôn Việt Nam là giai cấp nông dân tập thể đã giữ vai trò chủ đạo trong
toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn. Trong nội bộ giai cấp nông dàn tầng lớp
bên cạnh những người làm công việc trồng trọt, chăn nuôi, đã xuất hiện những tầng lớp người làm thợ
cơ khí, điều khiển máy móc, các ngành nghề hỗ trợ cho nông nghiệp và đặc biệt đông đảo là những
người làm nghề thủ công kiêm làm nông nghiệp hoặc làm nông nghiệp kiêm thợ thủ công.
Trong hệ thống tổ chức lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế và văn hóa, xã hội, các thành phần xã hội
mới đã được tạo ra ở nông thôn. Đó là tầng lớp các cán bộ làm công tác lãnh đạo thuộc hệ thống tổ
chức của Đảng, của chính quyền, đoàn thể và các cán bộ lãnh đạo kinh tế từ ban quản trị hợp tác xã tới
các đội sản xuất, các ban, ngành chuyên môn. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục đã đổi mới bộ mặt
nông thôn và cũng từ đó tạo ra trong cơ cấu xã hội những thành phần xã hội mới như giáo viên, cán bộ
y tế, cán bộ văn hóa, xã hội, v.v...
Sự xuất hiện cơ cấu xã hội hoàn toàn mới ở nông thôn đã hiện ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự
biến động từ thành phần xã hội này sang thành phần xã hội khác luôn luôn diễn ra cùng với những biến
động và phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và nông thôn nói riêng. Tình
hình đó đòi hỏi xã hội học cần đi
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
22 MAI KIM CHÂU
sâu nghiên cứu để phát hiện ra những đặc điểm cụ thể của các tầng lớp giai cấp xã hội và nêu lên
những thuận lợi, khó khăn của xu hướng thống nhất về chính trị, tư tưởng và tinh thần trong nông thôn
trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bài nghiên cứu này của chúng tôi không đề cập tới toàn bộ cơ cấu xã hội nông thôn, mà chỉ nhằm
vào một số đặc điểm của người nông dân Việt Nam đang biến đổi và đi lên trong mối quan hệ giữa ba
cơ chế cơ bản ở nông thôn là Nhà nước, hợp tác xã và gia đình xã viên.
1. Gia đình, hợp tác xã và Nhà nước: các thực thể kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những thay đổi cực kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, xã hội. Quan hệ sản xuất cũ đã từng bước bị gạt bỏ. Quan hệ sản xuất mới dựa
trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất do được hình thành và phát triển.
Ở nông thôn, quan hệ sản xuất mới ra đời đánh dấu bằng sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác xã.
Hợp tác xã trước hết là một thực thể kinh tế, và thực tế cũng là một thực thể xã hội. Hợp tác xã là cầu
nối giữa gia đình xã viên bởi Nhà nước. Nó đại diện cho cả hai thực thể kinh tế - xã hội này. Nhà nước,
hợp tác xã và gia đình là ba tác nhân chính của những thay đổi ở nông thôn hiện nay, trước hết là thay
đổi về đời sống kinh tế và sau đó là những biến đổi trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa, tư
tưởng.
Tuy vậy, sự hiện diện và hoạt động của ba thực thể kinh tế - xã hội này có khác nhau.
Trong hệ thống tổ chức gia đình, về cơ bản có chức năng tổ chức lao động, sản xuất trên phân công
việc được nhận khoán và trên phần kinh tế gia đình, đồng thời là nơi tổ chức cuộc sống hàng ngày cho
mỗi cá nhân. Gia đình cũng là nơi tổ chức thực hiện các nghĩa vụ của các thành viên đối với tập thể và
nhà nước.
Hợp tác xã với tư cách là thiết chế xã hội mới, vừa có tính chất độc lập vừa có tính chất phụ thuộc.
Tính độc lập của hợp tác xã thể hiện ở chỗ nó là cơ quan ra các quyết định trong phạm vi hoạt động
kinh tế, xã hội ở địa phương, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bản thân nó. Tính phụ
thuộc của hợp tác xã biểu hiện ở chỗ nó vừa là nơi cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước tại địa phương, vừa là cơ quan chịu trách nhiệm huy động đóng góp nghĩa vụ của địa
phương đối với Nhà nước.
Khác với những kiểu Nhà nước trước đây, Nhà nước ta hiện nay thực sự là người trực tiếp tham gia
vào hoạt động kinh tế. Hiện diện của Nhà nước trong tổ chức lao động sản xuất ở các cơ sở trước hết
thể hiện ở chủ trương, đường lối nhằm phát triển kinh tế nông thôn. Nhà nước còn là người trực tiếp
tiến hành tổ chức hoạt động kinh tế thông qua hoạt động của các hợp tác xã. Như vậy, dưới góc độ nào
đó, hợp tác xã và Nhà nước vừa trùng hợp làm một, vừa là hai thực thể kinh tế - xã hội ở hai cấp độ
khác nhau.
Vậy sự hoạt động của các thực thể kinh tế - xã hội này như thế nào, và những mỗi quan hệ giữa
chúng ra sao? Đó là vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
Người nông dân hiện nay 23
2. Sự phát triển kinh tế ở nông thôn và quan hệ giữa Nhà nước - hợp tác xã - gia đình.
Sau giai đoạn tổ chức các tổ đổi công, các hợp tác xã dần dần được thành lập. Từ chỗ hợp tác xã
có quy mô nhỏ này đã tiến lên quy mô lớn với cơ cấu ngành nghề đa dạng. Ngoài số người hoạt động
trong sản xuất nông nghiệp, số người làm các ngành nghề cũng đã dần dần tăng lên.
Trong sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã đã tập trung thâm canh và chuyên canh. Việc áp dụng
những tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, liên tục sử dụng những loại giống mới, cải tạo hệ
thống kênh mương, trang bị nhiều công cụ cải tiến, v.v..., đã làm cho năng suất lúa tăng lên không
ngừng. Từ chỗ đạt 5 tấn/ha trong chiến tranh chống Mỹ phá hoại, đến nay nhiều hợp tác xã đã đạt tới
10 - 11 tấn/ha. Thu hoạch trong việc trồng cấy các loại cây vụ đông, các ngành nghề khác đã đem lại
nguồn thu lớn cho hợp tác xã. Chính vì những điều đó mà quỹ tích lũy của hợp tác xã tăng lên và đời
sống của các gia đình xã viên cũng từng bước được cải thiện.
Song, nếu xét trên tổng thể nền kinh tế của các địa phương, tỷ trọng lao động trong sản xuất nông
nghiệp vẫn chiếm con số gần như tuyệt đối. Dù có làm ngành nghề, 90% dân cư vẫn làm ruộng là
chính. Tỷ trọng thu về từ sản xuất ngành nghề, kể cả ngành nghề phụ của nông nghiệp như dệt chiếu,
xe đay, đan lát, thêu ren, mành trúc v.v... cũng chỉ chiếm tới 1/10 đến 2/10 hoặc 3/10 tổng giá trị thu
nhập, cá biệt lắm mới có nơi đạt 50-80%. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện của dân số ngày càng tăng,
dù chỉ tăng tự nhiên với tốc độ 2% thì có cố gắng để vượt qua con số 11 tấn/ha cũng vẫn khó khăn
trong việc giải quyết công ăn việc làm cho số lao động được bổ sung và nuôi thêm số người vừa sinh
ra mỗi năm. Nếu tính đến năm 1990 phải đạt tới mức năng suất 15 tấn/ha (một con số gần như khó có
thể đạt tới với điều kiện lao động hiện tại) thì mới đạt tới gần 400 kg lương thực/đầu người mỗi năm
như ở một số hợp tác xã tiên tiến hiện nay. Như vậy, vấn đề cơ bản không phải chỉ là làm sao đạt tới
năng suất lúa ngày càng cao, mặc dù đây là yếu tố quan trọng của nền nông nghiệp nước ta, mà là phân
bố lao động trong nội bộ nền nông nghiệp. Nghĩa là phải tạo ra nhiều ngành nghề khác nhất là ngành
thủ công sử dụng thế mạnh của các địa phương, chuyển một phần lao động thừa của sản xuất nông
nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp và qua đó làm cho tỷ trọng thu nhập của các ngành nghề
tăng lên trong tổng thu nhập của hợp tác xã. Đây chính là xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta
nói chung và nền nông nghiệp nói riêng. Điều này được các cấp lãnh đạo ở nhiều địa phương cũng như
hợp tác xã nông nghiệp nhận thấy, đồng thời cũng là ý kiến của bà con nông dân khi họ đề nghị với
chính quyền địa phương. Nhưng trong thực tế có nhiều lý do đã hạn chế việc mở rộng ngành nghề,
chuyển một phần lao động nông nghiệp sang lao động thủ công nghiệp. Chẳng hạn, đã có năm, hợp tác
xã Hải Thanh (Hải Hậu, Hà Nam Ninh) tổ chức trồng cây vụ đông như tỏi và cà chua xuất khẩu, nhưng
các cơ quan hữu quan không thu mua và vận chuyển kịp thời, làm cho sản phẩm đó bị hủy hoại và cây
vụ đông không được chú trọng canh tác như trước nữa. Cũng tại Hải Thanh, làm mây song là một nghề
cổ truyền của địa phương, nhưng hiện nay gần như đã bị vứt bỏ hoàn toàn, lý do là các mặt hàng sản
xuất ra không có nơi tiêu thụ, hoặc là những vật tư cần thiết, kể cả tiền bán sản phẩm cũng không kịp
thời thu về để tái sản xuất, từ đó không những hợp tác xã không có tiền vốn để quay vòng mà bà con
xã viên cũng không đủ sinh sống để tiếp tục hành nghề. Vì vậy, một trong những vấn đề cơ bản để thúc
đẩy
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
24 MAI KIM CHÂU
sản xuất phát triển ở nông thôn là cần phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ Nhà nước và các cơ sở sản
xuất, cụ thể là các cơ quan chức năng từ huyện trở lên với các cơ sở sản xuất, cụ thể là hợp tác xã và
gia đình xã viên.
Sản xuất nông nghiệp đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, là mặt trận hàng đầu và
nóng bỏng nhất hiện nay. Với Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 6 và lần thứ 8, những gò bó,
kìm hãm sự phát triển kinh tế của nông thôn đã được từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện cho các cơ sở
phát huy quyền chủ động của mình trong việc định ra các kế hoạch và tổ chức sản xuất; nhưng trong
thực tế mối quan hệ giữa cơ sở và các ngành chưa được giải quyết một cách đúng đắn. Như mọi người
đã thấy, những hợp đồng kinh tế hai chiều chưa được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, nhất là về phía
Nhà nước.. Hiện nay, Nhà nước vốn chưa đảm bảo trong hợp đồng của mình đáp ứng những nhu cầu
của sản xuất nông nghiệp đủ về số lượng, đúng chủng loại, vào những thời gian và không gian cụ thể.
Thường khi các hợp tác xã nông nghiệp cần vật tư thì Nhà nước không có, hoặc có nhưng về chậm,
hoặc rất phiền phức trong giao nhận. Do đó, khi đồng lúa bị úng, hạn thì không có điện hoặc dầu để
chạy máy bơm, khi cần thuốc trừ sâu thì không có xuất, hoặc khi đồng ruộng cần phân đạm để bón
thúc thì tới khi lúa gần gặt mới được đưa về.
Tất cả những khó khăn nói trên đã làm cho các hợp tác xã nông nghiệp và các gia đình xã viên
không những không thể đảm bảo cho ruộng đồng của mình đạt năng suất cao, mà đôi khi còn tạo ra
cho họ những thiệt hại nhất định. Trong khi đó, các chỉ tiêu về thuế má, nghĩa vụ đóng góp của các gia
đình xã viên và hợp tác xã đều phải nộp đủ.
Hiện nay, Chỉ thị 100 của Ban Chấp hành Trung ương đã được chấp hành đều khắp ở các nông
thôn. Song, ở một số nơi, tinh thần của chỉ thị này chưa được quán triệt một cách đầy đủ. Đã có tình
trạng khoán trắng toàn bộ quá trình thâm canh cây lúa cho người nông dân. Về mặt tư tưởng, các cấp
lãnh đạo của tác hợp tác xã đều hiểu rõ rằng hợp tác xã chịu trách nhiệm chính tổ chức và điều hành 5
khâu quản, còn 3 khâu khoán được giao cho các gia đình xã viên đảm nhiệm. Trên thực tế, ở nhiều nơi,
hầu như toàn bộ các khâu khoán đều do các gia đình xã viên tự chăm lo lấy, trừ khâu tổ chức bảo vệ
thực vật, phun thuốc trừ sâu. Thí dụ ở khâu làm đất, việc cày bừa các ruộng khoán đều được phân cho
các đội chuyên, hoặc thuê cày máy, nhưng các công việc làm đất đều không đảm bảo cho việc gieo cấy
có thể thực hiện được, nên các gia đình xã viên phải mất khá nhiều công sức để cuốc xới lại. Trong
khâu chăm bón, các gia đình xã viên thường đầu tư thêm từ 5 đến 10 kg đạm/sào, có nơi còn lên tới 13
đến 15 kg. Còn khâu giống thì hầu như nhiều nơi gia đình xã viên tự lo liệu. Vai trò của các hợp tác xã
và các đội sản xuất chỉ được biểu hiện một cách gián tiếp. Từ đó, các gia đình xã viên chỉ lo làm sao
bảo đảm mảnh ruộng khoán của mình đạt năng suất cao. Một số gia đình đã trả một phần ruộng khoán
cho hợp tác xã với mục đích để đầu tư khả năng tiền vốn và sức lao động của mình nhiều hơn cho phần
ruộng khoán của mình. Các gia đình xã viên tận dụng mọi khả năng nhân lực và tiền vốn cho sản xuất
nông nghiệp, trên cơ sở đó tổng sản phẩm nông nghiệp được tăng lên. Đây chính là thế mạnh và là ưu
điểm nổi nhất của chính sách khoán mà mọi người đều thừa nhận. Nhưng làm sao giải quyết đúng đắn
giữa quyền lợi của xã viên với quỹ tích lũy của hợp tác xã và đóng góp cho Nhà nước là vấn đề đang
đòi hỏi cần được giải quyết một cách thỏa đáng. Chẳng hạn thu nhập của các gia đình xã viên được
nâng lên vì vừa được phân phối theo công điểm trên ruộng khoán, phần khác vừa được thu về số thóc
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
Người nông dân hiện nay 25
vượt khoán, nhưng tổng số thóc còn lại dành cho hợp tác xã thì không thay đổi, ngược lại bị giảm đi
khi những đòi hỏi đóng góp của Nhà nước tăng lên. Từ đó, quỹ tích lũy để phát triển sản xuất cũng
như quỹ phúc lợi dành cho phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội và xây dựng các công trình công
cộng cũng bị hạn chế.
Nhưng điều quan trọng hơn là tinh thần làm chủ tập thể của bà con xã viên có phần nào giảm sút.
Do tư tưởng tư hữu của người nông dân sinh ra từ nền sản xuất nhỏ trước đây, trong tình hình giao
khoán ruộng đất cho các gia đình xã viên, tư tưởng đó lại có điều kiện nảy nở. Ở nơi nào các khâu
quản không được đảm bảo thì vai trò của hợp tác xã bị lu mờ, và ở nơi đó hợp tác xã chỉ tồn tại về mặt
hình thức.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể nói rằng việc hợp tác xã phải đảm bảo tốt khâu quản
là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn.
Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo ở địa phương phải quán triệt một cách đầy đủ. Chỉ thị 100 của Ban
Chấp hành Trung ương. Song, điều đó: không được thực hiện tốt nếu các cơ quan của Nhà nước có
liên quan đến chương trình sản xuất nông nghiệp không thực hiện tốt vai trò của mình. Cụ thể là phải
đảm bảo cung cấp các vật tư, công cụ cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện mua bán và trao
đổi một cách công bằng và hợp lý đối với hợp tác xã nông nghiệp và bà con nông dân. Qua đó, các hợp
tác xã có thể đảm đương và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình là người tổ chức và quản lý lao
động sản xuất ở nông thôn, từng bước đưa nền kinh tế gia đình phụ thuộc và hỗ trợ đắc lực cho kinh tế
tập thể.
3. Tình hình đới sống kinh tế, văn hóa tinh thần của bà con nông dân. Trách nhiệm của Nhà
nước và cơ sở.
Từ khi có chính sách khoán sản phẩm, đời sống kinh tế của bà con nông dân đã dần dần được nâng
cao. Số gia đình có mức sống khá ngày một nhiều. Thông qua quan sát thực tế, chúng ta thấy số nhà
mới được xây dựng trong những năm gần đây phát triển mạnh ở nông thôn. Chính sách “ngói hóa”
không còn chỉ là chủ trương, mà đang dần dần biến thành hiện thực. Nguồn làm giàu cho đại đa số
nông dân phần lớn bắt nguồn từ thu nhập chính là chăn nuôi và làm ruộng khoán. Số gia đình xã viên
hụt khoán phải bù chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Tuy nhiên, đang có những hiện tượng phân hóa ở nông thôn. Có nhiều gia đình giàu lên, nhưng
cũng có nhiều gia đình chỉ đảm bảo mức sống bình thường. Số liệu điều tra cho thấy số gia đình phải
vay, hoặc để sản xuất, hoặc để ăn hay giỗ chạp, ma chay, cưới xin... (số này chiếm phần đông) là 70%
số gia đình được nghiên cứu. Theo số liệu thống kê trung bình thì trong tổng số các gia đình của nhiều
xã có khoảng 20% khá giả, 60% đủ ăn và có tới gần 20% gia đình còn lại là thiếu ăn. Lý do chủ yếu
của các gia đình phải vay nhiều là do họ không có đủ vốn liếng đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phần
đông là những gia đình neo đơn, thiếu lao động và các gia đình thuộc diện chính sách xã hội. Để trang
trải cho đời sống, cho việc học hành của con em, chi phí ốm đau và nhiều công việc cần thiết khác, các
gia đình này phải vay mượn của các gia đình khá giả, lãi suất thường là 15%, có khi lên tới 20%. Có
nhiều gia đình phải vay ăn và trả lúa non khi vụ gặt chưa tới. Đây là một hiện tượng có ý nghĩa giai
cấp sâu sắc, nếu các cấp lãnh đạo địa phương và Nhà nước không có biện pháp giải quyết một cách
đúng đắn thì hậu quả kinh tế - xã hội sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
26 MAI KIM CHÂU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, đời
sống văn hóa tinh thần của bà con nông dân cũng không ngừng phát triển. Nhiều địa phương đã đầu tư
một phần rất lớn của cải vật chất cho xây dựng trường học, bệnh xá, hệ thống loa truyền thanh, v.v
Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ được tổ chức khá thường xuyên. Do vậy tất cả con em nông dân đến tuổi
đều được đi học. Bình quân trình độ học vấn của nông dân là cấp II. Những người bệnh tật, ốm đau
được chăm sóc chu đáo. Trung bình mỗi người dân nông thôn Bác Bộ được đi xem các loại hình văn
hóa văn nghệ từ 2 đến 3 lần/năm. Ở một số địa phương, hệ thống điện thắp sáng, phục vụ sản xuất và
đời sống đã được đưa tới tận các gia đình.
Tuy vậy, trong khi nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của bà con nông dân ngày một tăng, khả
năng của các địa phương chưa đáp ứng được bao nhiêu. Tình hình đó dẫn đến kết qủa là những sinh
hoạt văn hoá cộng đồng, vốn có nguồn gốc sâu xa từ xã hội cũ bắt đầu tái hiện. Điều này biểu hiện ở
chỗ các hủ tục, lễ nghi lạc hậu đang dần dần trở thành phổ biến. Cưới xin, ma chay linh đình, tốn kém,
hội hè đình đám liên miên, các sinh hoạt có tính chất dòng họ, dòng tộc trở nên sôi nổi qua việc cúng
giỗ, tìm gia phả, xây dựng từ đường,v.v... Tình trạng này sẽ dẫn đến một loạt hậu quả ảnh hưởng đến
sản xuất, và mặt khác quan trọng hơn là đời sống văn hóa, văn minh ở nông thôn sẽ từng bước đi
xuống, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, những mô hình con người mới sẽ mất dần cơ sở tồn tại và phát triển.
Vì vậy, các cơ sở sản xuất, các địa phương, bên cạnh việc tập trung nâng cao đời sống vật chất của
người nông dân, cần chú trọng cải thiện đời sống tinh thần của họ. Đồng thời, Nhà nước, thông qua hệ
thống tổ chức của mình, cần chú trọng nhiều tới phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn,
giúp đỡ các cơ sở thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình.
4. Bộ máy quản lý và lãnh đạo của địa phương: vấn đề đặt ra.
Kiện toàn bộ máy tổ chức và quản lý lãnh đạo ở cơ sở là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho các chủ
trương, chính sách của Đảng được thực hiện tốt.
Trước khi thực hiện chính sách khoán sản phẩm, do chưa phát huy tốt quyền làm chủ của người lao
động, đội ngũ lãnh đạo ở nhiều nơi, một phần do chưa đủ trình độ quản lý, phần khác chăm lo cho hợp
tác xã ít hơn chăm lo đến đời sống gia đình mình, trong khi đó lại tổ chức chè chén linh đình, phân
phối không công bằng, hợp lý... đã làm cho bà con xã viên không gắn bó với hợp tác xã. Bộ máy lãnh
đạo của nhiều hợp tác xã không được kiện toàn, năng suất lao động đã tụt xuống mức rất thấp. Bà con
nông dân chán nản, một số khác bỏ ruộng đồng đi làm những ngành nghề khác hoặc buôn bán để kiếm
sống. Từ khi áp dụng chính sách khoán, quan hệ giữa đội ngũ lãnh đạo và bà con xã viên đã được giải
quyết. Lao động được bù đắp thỏa đáng, bà con nông dân phấn khởi làm việc, sản xuất đã dần dần phát
triển.
Tuy nhiên, trong số những ý kiến đề nghị với chính quyền địa phương ở nhiều nơi, một trong
những vấn đề được bà con nông dân chú trọng nhất là cần kiện toàn và nâng cao năng lực của bộ máy
lãnh đạo hợp tác xã. Điều này nói lên vai trò lãnh đạo của các cấp ở địa phương, nhất là ban quản trị
của một số hợp tác xã, còn phần nào bị hạn chế. Lấy xã Hải Thanh (Hải Hậu) làm ví dụ. Các ý kiến
của bà con đều thừa nhận rằng đội ngũ cán bộ lãnh đạo hợp tác xã đã chú trọng một cách đúng mức
đến mục tiêu phấn đấu và nâng cao năng suất của sản xuất nông nghiệp, nhưng trong
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
Người nông dân hiện nay 27
lãnh đạo cụ thể thì vai trò của ban quản trị chưa được thực hiện tốt. Cụ thể là có tới gần 50% số ý kiến
đề nghị ban quản trị hợp tác xã cần thực hiện tốt các khâu quản trong qúa trình thâm canh lúa. Sở dĩ
như vậy vì một phần hợp tác xã chưa có đủ điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện tốt các khâu quản.
Chẳng hạn, khâu làm đất chưa được bảo đảm một cách hoàn chỉnh, khâu làm giống, phân bón còn phó
thác cho các gia đình xã viên, đôi khi cả khâu bảo vệ thực vật, phun thuốc trừ sâu, các gia đình cũng tự
lo liệu. Không phải ban quản trị hợp tác xã không nhận thấy điều này, mà do trong quá trình thực hiện,
hợp tác xã còn vướng mắc ở các khâu liên quan đến các cơ quan Nhà nước, chẳng hạn số trâu cày của
hợp tác xã không đủ, hợp tác xã phải thuê máy cày để làm đất đảm bảo khoảng 60% diện tích, nhưng
việc làm đất bằng máy thường là chậm. Còn các khâu khác thuộc vào các hợp đồng kinh tế hai chiều
như phân đạm, thuốc trừ sâu, xăng dầu cho máy bơm, Nhà nước cung cấp cũng không bảo đảm, hợp
tác xã phải tự lo liệu, nhất là khi thời vụ bận rộn.
Trong số ý kiến đề nghị của bà con nông dân, một số người đã đề cập đến việc các cấp lãnh đạo ở
địa phương phải phát huy hơn nữa quyền làm chủ tập thể của người nông dân (11% số ý kiến). Bà con
đòi hỏi phải có thái độ dứt khoát, xử lý nghiêm minh một số cá nhân có khuyết điểm tham ô, việc
thanh toán ăn chia phải rõ ràng, quy định trao đổi, nhất là đổi phân đạm, lợn, phải đúng mức, v.v... Số
ý kiến đề nghị lãnh đạo địa phương quán triệt hơn nữa đường lối, chính sách của các cấp trên (cũng
tương đối cao 11%). Thí dụ, về chính sách hậu phương quân đội, địa phương cần thực hiện các chế độ
trợ cấp hoặc thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình bộ
đội đang ở phía trước. Mặt khác, cần phải giải quyết đúng đắn việc phân phối sản phẩm trong mối
tương quan giữa cán bộ lãnh đạo và người lao động trực tiếp (10% ý kiến đề nghị). Cụ thể là địa
phương cần giải quyết một cách hợp lý số công điểm cho các cấp cán bộ lãnh đạo hợp tác xã, không để
hiện tượng chênh lệch quá nhiều giữa cán bộ không sản xuất trực tiếp và bà con xã viên. Đồng thời cần
hạn chế nạn chè chén linh đình hoặc trích quỹ của hợp tác xã cho các cuộc hội họp quá nhiều. Hiện
tượng này ở nhiều nơi không nặng nề, song những đề nghị của bà con đối với việc kiện toàn bộ máy tổ
chức lãnh đạo ở địa phương, đặc biệt ở các cấp lãnh đạo tại một số hợp tác xã, cần được quan tâm giải
quyết. Có như vậy mới phát huy được quyền làm chủ tập thể của bà con xã viên, khuyến khích và động
viên sản xuất, làm cho hợp tác xã ngày càng trở nên vững mạnh.
5. Xu hướng tất yếu thay đổi chức năng kinh tế của gia đình và hoạt động hợp tác xã, Nhà
nước.
Những phân tích bước đầu về mối quan hệ giữa gia đình, hợp tác xã và Nhà nước trên lĩnh vực
kinh tế cho ta thấy các yếu tố của gia đình truyền thống đang mất đi những yếu tố của gia đình hiện đại
chưa hoàn toàn xuất hiện. Mặc dù gia đình nông thôn hiện nay vẫn còn mang tính chất là đơn vị sản
xuất, nhưng không hoàn toàn có ý nghĩa là một đơn vị kinh tế tự túc tự cấp như trước đây. Nếu trong
xã hội cũ, gia đình là đon vị sản xuất cơ bản của xã hội thì nay nó chỉ là một trong các thực thể kinh tế
- xã hội ở nông thôn: gia đình, hợp tác xã và Nhà nước. Chức năng sản xuất của gia đình được duy trì
với mục đích hỗ trợ cho phát triển kinh tế tập thể. Sản xuất của gia đình không chỉ để tự cấp mà được
dùng chủ yếu cho trao đổi, phục vụ những nhu cầu ngày càng cao của người nông dân. Phát triển kinh
tế tập thể thông qua tổ
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
28 MAI KIM CHÂU
chức lao động sản xuất và từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nông dân sẽ là cơ sở vật chất quan
trọng gắn bó người nông dân với tập thể và xã hội. Đó là điều kiện khách quan hạn chế sự tái hiện
những truyền thống lạc hậu, tiêu cực của gia đình và xã hội trước đây, tạo điều kiện cho chế độ mới,
con người mới, nền văn hóa mới tồn tại và phát triển.
Nghiên cứu mối quan hệ gia đình, hợp tác xã và Nhà nước, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng sự
biến đổi của nông thôn hiện nay được thể hiện ở chỗ gia đình và tập thể cùng hoạt động xung quanh
hoạt động lao động sản xuất và cùng góp phần đáp ứng những nhu cầu của các thành viên xã hội. Sự
biến đổi ấy đang vận động theo xu hướng kinh tế tập thể ngày một lớn, chiếm vai trò chủ yếu trong sản
xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Sự vận động đó đã và đang phá vỡ tính chất khép kín của cộng đồng
làng xã cổ truyền và tạo ra một hình thái nông thôn mở về kinh tế và xã hội trong quá trình liên tục,
không đứt đoạn từ sự biến đổi của nông thôn cũ sang sự phát triển của nông thôn mới.
Đó là đặc điểm của sự biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn trong thời kỳ quá độ hiện nay và là bước
đi tất yếu trên con đường đưa nông thôn tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Để đảm bảo cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở nông thôn, cần phải thực hiện
đồng bộ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể của các địa phương.
Thứ nhất: phải có đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ về tổ chức, có năng lực và có phẩm chất cao đẹp.
Trên cơ sở đó, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không những sẽ được quán triệt mà
còn được vận dụng một cách sáng tạo ở địa phương. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo như vậy, các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội sẽ được nâng cao và các biện pháp thực hiện sẽ được đẩy mạnh.
Thứ hai: Quyền làm chủ tập thể của nhân dân phải được tôn trọng và phát huy. Quyền làm chủ tập
thể này đã được xây dựng qua nhiều năm cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thực tế chứng minh
rằng nơi nào quyền làm chủ tập thể của nhân dân được đảm bảo thì ở đó những nhiệm vụ kinh tế - xã
hội được thực hiện tốt. Còn ở nơi nào quyền làm chủ tập thể của nhân dân không được tôn trọng thì ở
đó sản xuất không phát triên, đời sống kinh tế - xã hội bị giảm sút, các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất
không hoàn thành, các cơ sở vật chất của hợp tác xã bị sói mòn và người nông dân sẽ không gắn bó với
làm ăn tập thể.
Thứ ba: Trong điều kiện hiện nay, nông thôn đã phá vỡ sự khép kín của mình, sản xuất đã mang
tính chất xã hội hóa cao, đòi hỏi mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất với nhau, nhất là giữa gia đình,
hợp tác xã và Nhà nước, phải được giải quyết một cách đúng mức. Phá bỏ sự quan niệm bao cấp, tạo
điều kiện phát huy quyền làm chủ của cơ sở trong các hoạt động kinh tế - xã hội là một chủ trương
đúng đắn. Do đó, việc các cơ sở sản xuất phải tự vươn lên để giải quyết những khó khăn, tháo gỡ
những vướng mắc là điều quan trọng. Song Nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho các cơ sở hoàn thành
kế hoạch là điều kiện cực kỳ bức thiết. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là các cơ quan Nhà nước phải
đảm bảo thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế hai chiều, cung cấp đúng, đầy đủ và kịp thời các
vật tư cho sản xuất, không những sẽ giúp cho cơ sở hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của
mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi đóng góp các nghĩa vụ với Nhà nước. Các cơ sở gắn bó giữa tập
thể với Nhà
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 4 - 1986
Người nông dân hiện nay 29
nước, giữa địa phương với trung ương và giữa nhân dân với chế độ sẽ được đảm bảo vững chắc.
Thứ tư: Cần chú ý chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của bà con nông dân. Nông dân rất
gắn bó với Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa xã hội. Họ luôn luôn sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ của
người công dân trên tất cả các lĩnh vực. Chăm lo sức dân sẽ là cơ sở vững chắc đảm bảo cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Vì vậy, các cơ quan Đảng, Nhà nước và tập thể hợp tác xã, ngoài
việc có các chế độ, chính sách và quy định hợp lý trong việc động viên phát huy khả năng sản xuất của
gia đình nông dân, phải có chính sách giá cả thu mua phù hợp với sức lao động của bà con nông dân
bỏ ra cho hạt thóc, con lợn, thu mua một số lượng vừa phải, trong khi phải tính đến một khối lượng sản
phẩm còn lại, đảm bảo cho đời sống và tiêu dùng của họ. Đồng thời phải tạo ra nhiều nguồn hàng hóa,
nhất là hàng hóa tiêu dùng, để bán, trao đổi cho họ. Đó là những đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
*
* *
Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là chặng đường đổi mới của
nông thôn Việt Nam, và đó cũng là giai đoạn đầu tiên về sự trưởng thành của người nông dân tập thể.
Đây là chặng đường tạo lập về mặt hình thức, tiến tới hoàn chỉnh về mặt nội dung của cơ cấu xã hội ở
nông thôn Việt Nam.
Sự hoàn thiện của cơ chế khoán trong nông nghiệp, sự phát huy mọi tiềm năng của mỗi quan hệ
Nhà nước, tập thể và gia đình nông dân sẽ rút ngắn con đường xích lại gần nhau giữa giai cấp công
nhân và nông dân, giữa nông dân và trí thức, giữa nông thôn và thành thị.
Nghiên cứu những vấn đề trên đây và dự báo về quá trình phát triển của người nông dân và nông
thôn Việt Nam là một sứ mệnh quang vinh mà xã hội học đã và đang gánh vác.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_1986_maikimchau_4075.pdf