Tài liệu Người mở hướng nghiên cứu về văn học phật giáo Việt Nam - Nguyễn Công Lý: 258
Tấm gương người làm khoa học
Suốt 35 năm lao động thầm
lặng, không mệt mỏi trong công tác
giảng dạy và nghiên cứu khoa học,
PGS.TS. Nguyễn Công Lý đã vượt qua
những khó khăn, vất vả của những
năm tháng chiến tranh thời chống Mỹ
và những khó khăn trong sự nghiệp
giáo dục thời bao cấp sau ngày đất
nước thống nhất. Dẫu biết con đường
đi đến thành công bao giờ cũng gập
ghềnh, chông gai và đầy thử thách
nhưng ông đã khắc phục, để cuối cùng đạt được một vài những
thành tựu nho nhỏ trong nghiên cứu khoa học, nhận được bốn
giải thưởng về Văn học Nghệ thuật và Khoa học Công nghệ.
PGS.TS.
Nguyễn Công Lý
PGS.TS. NGuyễN côNG lý
người mở hướng nghiên cứu
về văn học phật giáo việt nam
_________
259
Tấm gương người làm khoa học
Hiện tại PGS.TS. Nguyễn Công Lý đang giảng dạy tại
khoa Văn học và Ngôn ngữ, đồng thời giảng dạy một số môn
thuộc chuyên ngành Tôn giáo học của khoa Triết học, khoa
Văn hoá học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại ...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người mở hướng nghiên cứu về văn học phật giáo Việt Nam - Nguyễn Công Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
258
Tấm gương người làm khoa học
Suốt 35 năm lao động thầm
lặng, không mệt mỏi trong công tác
giảng dạy và nghiên cứu khoa học,
PGS.TS. Nguyễn Công Lý đã vượt qua
những khó khăn, vất vả của những
năm tháng chiến tranh thời chống Mỹ
và những khó khăn trong sự nghiệp
giáo dục thời bao cấp sau ngày đất
nước thống nhất. Dẫu biết con đường
đi đến thành công bao giờ cũng gập
ghềnh, chông gai và đầy thử thách
nhưng ông đã khắc phục, để cuối cùng đạt được một vài những
thành tựu nho nhỏ trong nghiên cứu khoa học, nhận được bốn
giải thưởng về Văn học Nghệ thuật và Khoa học Công nghệ.
PGS.TS.
Nguyễn Công Lý
PGS.TS. NGuyễN côNG lý
người mở hướng nghiên cứu
về văn học phật giáo việt nam
_________
259
Tấm gương người làm khoa học
Hiện tại PGS.TS. Nguyễn Công Lý đang giảng dạy tại
khoa Văn học và Ngôn ngữ, đồng thời giảng dạy một số môn
thuộc chuyên ngành Tôn giáo học của khoa Triết học, khoa
Văn hoá học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, kiêm Phó Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo của trường. Ông còn được
mời thỉnh giảng tại vài trường Đại học khác ở thành phố và ở
khu vực phía Nam. Nhiều năm nay, ông còn tham gia giảng
dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam và là Cố vấn Trung tâm
Nghiên cứu Văn học Phật giáo Việt Nam thuộc Viện Nghiên
cứu Phật học Việt Nam.
Nói ông là người mở hướng nghiên cứu về Văn học Phật
giáo Việt Nam là bởi nhìn vào danh mục những công trình
nghiên cứu trong lý lịch khoa học của ông với những chuyên
khảo in thành sách và những tiểu luận đăng trên các tạp chí,
chúng tôi thấy ông đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu,
giảng dạy và viết nhiều về Văn học Phật giáo Việt Nam. Đặc
biệt, năm 1980, lúc còn bao cấp, thời điểm đất nước chưa có
chủ trương đổi mới, khi còn là học viên Cao học chuyên ngành
Văn học Cổ Việt Nam tại khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I, ông đã tiến hành nghiên cứu về Văn học Thiền
tông thời Lý - Trần, và đã bảo vệ thành công Luận văn trước
Hội đồng khoa học với kết quả xuất sắc vào tháng 11 năm 1982.
Đây là thời điểm mà giới nghiên cứu ở nước ta (trên đất Bắc)
còn rất ít quan tâm, có khi còn bỡ ngỡ hoặc xa lạ đối với Văn
học Phật giáo, và bấy giờ thành tựu nghiên cứu về bộ phận văn
học này có thể nói chưa có là bao và cũng không có gì đáng kể.
260
Tấm gương người làm khoa học
Con đường sự nghiệp nảy mầm từ trong chiến tranh
PGS.TS. Nguyễn Công Lý sinh ngày 19/12/1954 tại làng
Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa,
một vùng quê thuần nông tương đối trù phú, có truyền thống
hiếu học ở cực Nam Trung bộ.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nên tuổi
thơ của Nguyễn Công Lý gặp không ít vất vả, nhọc nhằn. Từ
nhỏ cậu đã phải phụ giúp gia đình làm ruộng, trồng trọt. Nhìn
lại tuổi thơ của cậu có thể thấy đây là động lực để thúc đẩy cậu
cố gắng trong học tập, vươn lên trong cuộc sống nhằm thoát
khỏi cảnh khó khăn, khổ cực. Trong hoàn cảnh miền Nam bị
tạm chiếm, vùng quê cậu sống lại là vùng xôi đậu – cài răng
lược, bom đạn chiến tranh thường xảy ra, gia đình cậu lại là
cơ sở nuôi dưỡng cán bộ cách mạng nằm vùng, nên đã gặp
không ít hiểm nguy, phiền phức bởi chính quyền Mỹ Nguỵ lúc
bấy giờ. Nhưng cậu đã không ngừng phấn đấu, theo đuổi việc
học suốt những năm tháng dài ở nhà trường phổ thông từ Tiểu
học đến Trung học đệ nhất cấp rồi Trung học đệ nhị cấp tại
quê nhà, để nhận được cái bằng tốt nghiệp Tú tài phổ thông.
Chúng tôi được biết kết quả học tập hàng năm ở nhà trường
phổ thông các cấp, cậu thường đứng đầu lớp. Cậu học đều tất
cả các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ,
nhưng đặc biệt yêu thích Triết học và Văn học. Những năm
cuối bậc Trung học đệ nhị cấp, cậu đã có vài bài nghiên cứu về
triết học, về văn học được chọn đăng trên Tập san Văn nghệ
của nhà trường.
261
Tấm gương người làm khoa học
Đại thắng mùa Xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải
phóng, đất nước thống nhất, cậu về quê tham gia công tác tại
Uỷ ban Nhân dân Cách mạng của xã nhà, phụ trách công tác ở
Ban Văn hoá - Giáo dục, ban ngày làm việc, ban đêm theo dõi
và trực tiếp giảng dạy các lớp Bình dân học vụ của xã. Đến cuối
năm 1975, các trường Đại học ở miền Nam mở cửa hoạt động
trở lại, cậu được hai trường đại học: Đại học Văn khoa (nay
là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) và Đại học Sư phạm Sài Gòn (nay
là Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) gởi giấy báo
nhập học. Cậu quyết định vào trường Đại học Sư phạm, chọn
HT.TS. Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam trao Bằng tuyên dương Công đức của Giáo hội cho PGS.TS.
Nguyễn Công Lý
262
Tấm gương người làm khoa học
ngành Ngữ văn với hy vọng sẽ trở thành giáo viên Ngữ văn
trong tương lai. Cần lưu ý là cùng với Đại học Sư phạm Hà Nội,
thì Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong
hai ngôi trường Sư phạm có bề dày truyền thống lịch sử và lớn
nhất ở nước ta, đã đào tạo nhiều thế hệ giáo viên có trình độ
chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Những năm học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày
giải phóng là những năm đất nước gặp rất nhiều khó khăn
về kinh tế. Với số tiền học bổng Nhà nước trợ cấp theo chế
độ làm sao mà đủ để sinh hoạt, nhà lại nghèo, nên cậu sinh
viên trẻ Nguyễn Công Lý vừa học, vừa tham gia vào đội bảo vệ
trực đêm của nhà trường để có thêm phụ cấp, vừa làm gia sư
PGS.TS. Nguyễn Công Lý đang báo cáo tổng kết
tại Hội thảo Phật giáo Nguyên thuỷ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá
263
Tấm gương người làm khoa học
(dạy kèm học sinh tại nhà) để kiếm thêm thu nhập. Tốt nghiệp
Đại học Sư phạm với loại khá tốt, cậu sinh viên trẻ được Bộ
Giáo dục bổ nhiệm làm giảng viên công tác tại khoa Văn - Sử -
Chính trị trường Cao đẳng Sư phạm Buôn Ma Thuột vào tháng
9 năm 1979 (lúc này cả nước ta chỉ có sáu trường Cao đẳng Sư
phạm, và tất cả đều do Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý). Từ đây,
ông mới chính thức trở thành nhà giáo.
Một hành trình vượt khó để đi đến thành công
Giảng dạy và công tác tại trường Cao đẳng Sư phạm
Buôn Ma Thuột được một niên khoá, đến tháng 7 năm 1980,
ông được nhà trường cử đi thi Cao học tại Hà Nội, và may mắn
được trúng tuyển. Tháng 10 năm đó, ông khăn gói ra Thủ đô
theo học lớp Cao học Văn học Việt Nam, chuyên ngành Văn
học Cổ tại khoa Ngữ văn tại trường Đại học Sư phạm I Hà
Nội. Sau hơn 2 năm theo học tại ngôi trường lớn nhất nước,
có truyền thống lịch sử lâu đời này, tháng 11 năm 1982, bảo vệ
Luận văn Cao học (nay là Thạc sĩ) xong, ông trở lại ngôi trường
cũ ở Tây Nguyên tiếp tục giảng dạy, công tác. Nhờ năng nổ,
nhiệt tình trong các hoạt động công tác, ông được đồng nghiệp
tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành với nhiệm vụ Phó Bí thư
Đoàn khoa; được nhà trường cử làm Phó ban Văn học. Đây có
lẽ là bước đầu để ông có thể cống hiến sức trẻ trong phong trào
Đoàn, trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Sau 7 năm công tác tại Tây Nguyên, năm 1986, vì hoàn
cảnh gia đình, ông xin về công tác tại quê nhà: Trường Cao
264
Tấm gương người làm khoa học
đẳng Sư phạm Nha Trang, phụ trách bộ phận Dạy và Học -
Nghiệp vụ Sư phạm tại Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
- Quản lý sinh viên của trường. Lúc tách tỉnh Phú Khánh thành
hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà như cũ (1989), ông được cử
phụ trách phòng ĐT - NCKH - QLSV. Bốn năm sau, ông xin
về khoa Xã hội trực tiếp giảng dạy. Những năm tháng về giảng
dạy tại khoa, thật sự là giai đoạn đem lại nhiều thành tựu bước
đầu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ông.
Trong suốt thời gian gắn bó với ngôi trường Sư phạm
Nha Trang ông đã không ngừng học tập, nghiên cứu để viết rồi
cho xuất bản vài giáo trình Cao đẳng Sư phạm như: Kỹ năng
sử dụng tiếng Việt (1992, tái bản 1993); Tập làm văn (1997);
Mở rộng vốn từ Hán Việt (giáo trình, 2002, tái bản 2004); vài
chuyên khảo được xuất bản như: Bản sắc dân tộc trong văn học
Thiền tông thời Lý - Trần (1997); Lược khảo và tra cứu về Học
chế và Quan chế ở Việt Nam từ 1945 trở về trước (1997). Tại nơi
đây, ông viết bài cho Tạp chí Nha Trang, cơ quan ngôn luận của
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hoà và ông đã trở thành
Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật của tỉnh.
Với tinh thần ham học hỏi, cầu tiến vươn lên, dù đã đủ
chuẩn yêu cầu để giảng dạy hệ Đại học và Cao đẳng, nhưng
ông vẫn khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục học tập
nâng cao trình độ. Đầu tháng 6 năm 1994, ông trở lại trường
Đại học Sư phạm Hà Nội thi vào lớp Nghiên cứu sinh chuyên
ngành Văn học Việt Nam với đề tài Luận án nghiên cứu về
Văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần. Và may mắn được
trúng tuyển. Từ đó, ông vừa phải hoàn thành nhiệm vụ giảng
265
Tấm gương người làm khoa học
dạy chuyên môn và công tác Công đoàn tại trường Cao đẳng
Sư phạm Nha Trang, vừa phải nghiên cứu để hoàn thành các
chuyên đề và Luận án Tiến sĩ. Năm 1998, Luận án hoàn thành,
được Giáo sư hướng dẫn phê duyệt, ông được bảo vệ Luận án
cấp bộ môn (1998), cấp cơ sở (1999), rồi cấp Nhà nước. Tất cả
những lần bảo vệ đều được Hội đồng chấm Luận án các cấp
đánh giá cao, đạt điểm tối đa, xếp loại xuất sắc, được nhận văn
bằng năm 2000. Vài năm sau, ông biên tập lại Luận án, xuất
bản thành chuyên khảo mang tên Văn học Phật giáo thời Lý
– Trần: diện mạo và đặc điểm (2002, tái bản 2004), sau đó dự
thi theo tiêu chuẩn là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật, công
trình này may mắn đã nhận được 2 giải thưởng cao về Văn
học Nghệ thuật của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà và của
PGS.TS. Nguyễn Công Lý đang Chủ toạ một Tiểu ban
trong Hội thảo khoa học
266
Tấm gương người làm khoa học
Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt
Nam năm 2003. Cũng tại quê hương Khánh Hoà, ông cùng
với vài nhà nghiên cứu khác trong Hội Văn học Nghệ thuật
của tỉnh thực hiện công trình biên khảo Khánh Hoà: diện mạo
văn hoá một vùng đất (2001). Công trình này được nhận giải
thưởng của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam năm 2001. Điều
này cho thấy ông - một người con của vùng đất Khánh Hòa - là
một người chịu khó, ham học hỏi, đúng với truyền thống hiếu
học của quê hương, đất nước.
Trong 17 năm công tác tại trường CĐSP Nha Trang ở
quê nhà, ngoài công việc giảng dạy, ông còn tham gia một vài
công tác khác của nhà trường, của đoàn thể với các nhiệm vụ
như: phụ trách Phòng ĐT- NCKH - QLSV, Thư ký Hội đồng
Khoa học trường (1988-1991); Trưởng tiểu ban KHXH&NV
của Hội đồng khoa học trường (1991-2004); Chủ tịch Công
đoàn Khoa Xã hội (1991-2004).
Nhìn lại quãng thời gian gắn bó với trường CĐSP Nha
Trang, giúp ta hiểu hơn về con người ông. Một người thầy giáo
tận tụy, tận tâm, vượt qua những khó khăn của cuộc sống để
giảng dạy, học tập và thực hiện các công trình nghiên cứu khoa
học, với những cống hiến thầm lặng vì sự nghiệp giáo dục của
quê hương, đất nước.
Tháng 4 năm 2004, do nhu cầu công tác, ông được
chuyển về giảng dạy tại khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Được công tác và giảng dạy tại một
trong hai ngôi trường lớn nhất nước, là trung tâm đào tạo và
267
Tấm gương người làm khoa học
nghiên cứu các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn lớn nhất
ở phía Nam, ông chẳng khác nào như con sóng đã tìm được
đại dương mênh mông, như con chim đã tìm về bầu trời cao
rộng để bay lượn. Chính môi trường mới này đã chắp cánh cho
ông thực hiện những đam mê trong nghiên cứu khoa học. Tại
đây, nhiều công trình khoa học được xuất bản, nhiều tiểu luận
nghiên cứu được đăng trên các tạp chí lớn nhỏ. Và cũng chính
tại ngôi trường nổi tiếng này, ông mới có dịp trình bày những
nghiên cứu chuyên sâu tâm đắc của mình về văn học trung đại
Việt Nam, Văn học Phật giáo Việt Nam, Văn hoá Phật giáo, tư
tưởng Phật học nói chung, Phật học Việt Nam nói riêng, cho
các thế hệ sinh viên Đại học, học viên Cao học và Nghiên cứu
sinh.
Thời gian này, ông đã cho xuất bản một số công trình
nghiên cứu của riêng ông hoặc là đồng tác giả như: Văn nghệ
Dân gian Khánh Hòa: Tác giả - Tác phẩm (đồng tác giả, 2006);
Văn học - Phật giáo với 1000 năm Thăng Long (đồng tác giả,
2010); Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách Ngữ văn Trung học
cơ sở, tập 1, tập 2 (2011); Nguyễn Đình Chú tuyển tập (tuyển
chọn, biên tập, giới thiệu, 2012); Tuyển tập thơ Giang Nam
(tuyển chọn, biên tập, giới thiệu, 2013); Nhìn lại Thơ Mới và
văn xuôi Tự Lực văn đoàn (đồng tác giả, 2013); Nhìn lại phong
trào Phật giáo Miền Nam 1963 (chủ biên, đồng tác giả, 2013);
Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á (đồng
tác giả, 2013); Phật giáo Nguyên thủy: hội nhập và phát triển
(biên tập và tổ chức bản thảo, đồng tác giả, 2014); Chủ nghĩa
Hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới
268
Tấm gương người làm khoa học
(biên tập và tổ chức bản thảo, đồng tác giả, 2014); Nguyễn Du:
tiếp cận từ góc độ văn hoá (đồng tác giả, 2014) v.v.. Và đặc biệt
năm 2011 ông được nhận giải thưởng Khoa học Công nghệ
của Đại học Quốc gia TP. HCM với công trình Giáo dục - Khoa
cử và Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến, thời Pháp thuộc.
Bên cạnh, ông còn là chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu
khoa học các cấp: cấp Trường (2 đề tài), cấp Đại học Quốc gia
(3 đề tài) và tham gia thực hiện các đề tài do đồng nghiệp làm
chủ nhiệm: cấp Bộ (2 đề tài), cấp tỉnh (2 đề tài), đề tài trọng
điểm cấp Đại học Quốc gia (4 đề tài).
Song song với công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học, một trong vài nhiệm vụ mà người thầy giáo ở trường Đại
học còn phải đảm nhiệm, đó là hướng dẫn sinh viên thực hiện
các đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều đề tài do
ông hướng dẫn được nhận giải thưởng khoa học cấp Trường và
một đề tài được giải thưởng khoa học cấp Bộ, đồng thời hướng
dẫn sinh viên, học viên Cao học, Nghiên cứu sinh thực hiện
Khoá luận tốt nghiệp, Luận văn, Luận án. Tính đến nay, chỉ
tính riêng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– ĐHQG TP. HCM, ông đã hướng dẫn thành công 12 Khoá
luận; 29 Luận văn Cao học thuộc ba chuyên ngành: Văn học
Việt Nam, Ngôn ngữ học, Văn hoá học; và 05 Luận án Tiến sĩ,
trong đó đã có 02 Luận án bảo vệ thành công trước Hội đồng
chấm Luận án cấp Nhà nước. Trong những Khoá luận, Luận
văn, Luận án đã được ông hướng dẫn và bảo vệ thành công đó,
có đến 15 đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Văn học Phật giáo.
269
Tấm gương người làm khoa học
Kết quả của một quá trình
Nhìn lại 35 năm miệt mài cống hiến vì sự nghiệp giảng
dạy và nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Công Lý, chúng ta có
dịp thấy rõ hơn về một tấm gương vượt khó, vượt khổ để đi
đến thành công như hôm nay. Tính đến tháng 4/2014, ông đã
là tác giả và chủ biên của 17 đầu sách; đồng tác giả (in chung)
của 22 đầu sách; và đã công bố 135 bài nghiên cứu trên các Tạp
chí của các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Hội Văn
học Nghệ thuật và in trong Kỷ yếu các Hội thảo khoa học trong
nước; Hội thảo khoa học Quốc tế.
Tất cả những thành quả nêu trên cho thấy ông là một
người không quản ngại gian khó, tham gia đóng góp sức lực
nhỏ bé của mình vào công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý.
Bên cạnh đó, với cái tâm trong sáng và sự nhiệt tình, cần mẫn
của người thầy giáo đã giúp ông gặt hái được nhiều thành công,
ít nhiều có đóng góp cho sự nghiệp trồng người và nghiên cứu
khoa học của nước nhà.
Năm nay ông bước sang tuổi lục thập, cái tuổi đang tràn
đầy sinh lực và đủ độ chín đối với những người nghiên cứu
thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Để có được những
thành tựu như trên, chắc là ông đã phải vượt qua bao biết bao
nhọc nhằn, gian khó của cuộc sống, để rồi ông đúc kết cho
mình kinh nghiệm làm việc: “Chịu khó đọc sách để tích lũy và
nghiền ngẫm, kiên trì và âm thầm làm việc, cứ viết và viết, tìm
cách công bố sản phẩm, đến lúc nào đó nhìn lại sẽ thấy dày dặn
và nghĩ mình cũng không đến nỗi nào”. Ông còn nói thêm: “Ở
trường đại học, giảng dạy phải biết gắn liền với nghiên cứu khoa
270
Tấm gương người làm khoa học
học. Hai nhiệm vụ này không thể tách rời nhau. Người thầy giáo
dạy đại học muốn dạy tốt trước hết phải nghiên cứu khoa học
tốt”.
Như dân gian đã nói “kiến tha lâu thì đầy tổ”. Quả đúng
như vậy. Có lẽ xuất phát từ suy nghĩ trên mà danh mục các
công trình của ông có thể nói là ngày càng dày dặn. Con đường
dẫn đến thành công của ông là vậy. Cố gắng học tập, kiên trì,
bền bỉ vượt qua những khó khăn để rồi nhận ra những đúng
sai, thiếu sót của bản thân và tích lũy kinh nghiệm để đi đến
thành công. Có thể thấy đây là một bài học kinh nghiệm quý
báu cho học viên, sinh viên trong quá trình học tập, làm việc,
nghiên cứu khoa học.
“Con ong được ca tụng vì nó làm việc không phải cho chính
mình mà cho tất cả”. Cũng giống như PGS.TS. Nguyễn Công Lý,
ông là người thầm lặng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giảng
dạy và nghiên cứu về Văn học Việt Nam và Văn học Phật giáo Việt
Nam. Với sự cẩn trọng, nghiêm khắc và đam mê trong nghiên
cứu, ông đã đạt được nhiều thành tựu như trên, ít nhiều có đóng
góp cho sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học.
Và chắc chắn ông không dừng lại ở những công trình vừa
nêu, mà ông sẽ còn tiếp tục miệt mài nghiên cứu, viết lách để làm
dày thêm danh mục những công trình khoa học của riêng mình.
Chúng tôi cầu mong ông luôn luôn vui khoẻ để cống hiến
cho sự nghiệp giáo dục và có thêm nhiều thành tựu khoa học mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguoi_mo_huong_nghien_cuu_vae_van_hoc_phat_giao_viet_nam_7607_2146607.pdf