Tài liệu Người cao tuổi Việt Nam: Phúc lợi xã hội và các mô hình chăm sóc sức khỏe: Xó hội học, số 2(110), 2010
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
31
Người cao tuổi Việt Nam: Phúc lợi xã hội
và các mô hình chăm sóc sức khỏe
Bế Quỳnh Nga*
Việt Nam là một đất nước nghèo, đông dân, và vẫn còn đang phải tiếp tục phấn
đấu khôi phục sau 3 thập niên chiến tranh. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Tuy
nhiên, cùng với việc giảm đói nghèo nói chung thì sự chênh lệch về mức sống cũng
tăng lên. Khoảng cách giữa vùng nông thôn và đô thị, thậm chí giữa các hộ gia đình
trong cùng địa phương cũng tăng lên. Sự phát triển của các quan hệ thị trường, di dân
nông nghiệp, sự biến đổi của một xã hội nông nghiệp truyền thống sang một xã hội
công nghiệp đã tạo ra những hình thức và mức độ rủi ro kinh tế xã hội khác nhau đối
với hàng triệu người, trong đó có người cao tuổi.
Quá trình phát triển này đã khiến cho vấn đề an sinh xã hội nói chung và an
sinh đối với người c...
12 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người cao tuổi Việt Nam: Phúc lợi xã hội và các mô hình chăm sóc sức khỏe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 2(110), 2010
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
31
Người cao tuổi Việt Nam: Phúc lợi xã hội
và các mô hình chăm sóc sức khỏe
Bế Quỳnh Nga*
Việt Nam là một đất nước nghèo, đông dân, và vẫn còn đang phải tiếp tục phấn
đấu khôi phục sau 3 thập niên chiến tranh. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Tuy
nhiên, cùng với việc giảm đói nghèo nói chung thì sự chênh lệch về mức sống cũng
tăng lên. Khoảng cách giữa vùng nông thôn và đô thị, thậm chí giữa các hộ gia đình
trong cùng địa phương cũng tăng lên. Sự phát triển của các quan hệ thị trường, di dân
nông nghiệp, sự biến đổi của một xã hội nông nghiệp truyền thống sang một xã hội
công nghiệp đã tạo ra những hình thức và mức độ rủi ro kinh tế xã hội khác nhau đối
với hàng triệu người, trong đó có người cao tuổi.
Quá trình phát triển này đã khiến cho vấn đề an sinh xã hội nói chung và an
sinh đối với người cao tuổi nói riêng, đang trở thành một trong những chủ đề hàng đầu
của các thảo luận về chính sách. Bài viết này nhằm đề cập đến tình hình dân số người
cao tuổi, các vấn đề phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam
hiện nay.
1. Dân số người cao tuổi ở Việt Nam
Người cao tuổi (NCT) trong báo cáo này được hiểu là những người từ 60 tuổi trở
lên. Một tính toán, dựa trên dữ liệu của điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
(VHLSS 2007), cho biết những người cao tuổi như thế chiếm khoảng 9,45% dân số so
với 63,78% nhóm người trong độ tuổi lao động (15 tới 59 tuổi), và khoảng 36,22% trẻ
em dưới 15 tuổi. 1
Số người cao tuổi ở Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt là số phụ nữ cao tuổi. Kết quả
Tổng điều tra dân số năm 1989 cho biết Việt Nam có 7,15% dân số là người cao tuổi,
năm 1999 là 8,12% và năm 2005 là 8,82%. Theo số liệu của Tổng cục thống kê2 tính
đến ngày 01/4/2006 Việt Nam có 8,05 triệu người cao tuổi chiếm 9,45% dân số. Trong
số người cao tuổi bao gồm: 3,92 triệu người từ 60 - 69 tuổi chiếm 4,61% dân số, 2,90
triệu người từ 70 - 79 tuổi chiếm 3,41% dân số, số người từ 80 tuổi trở nên chiếm
1,43% dân số, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 10,5 - 11 triệu người cao tuổi chiếm
trên 10% dân số cả nước3. Qua tổng hợp các kết quả điều tra cho thấy một số xu hướng
về dân số người cao tuổi ở Việt Nam như sau: tỷ lệ người cao tuổi từ năm 2008 tăng
* TS, Viện Xã hội học.
1
2 Tổng cục Thống kê, 2007.
3 Theo Dự báo dân số Việt Nam đến 2024, TCTK, 2000.
Người cao tuổi Việt Nam: Phỳc lợi xó hội.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
32
nhanh và sẽ tăng đột biến từ năm 2010. Dự báo sẽ tăng mạnh và vượt tỷ lệ NCT của
Thái Lan vào năm 20504. Điều này là một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ, phụng dưỡng người cao tuổi.
Kết quả của 3 đợt điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) vào những năm 1999,
2004 và 2006 đã cho thấy tỷ lệ người cao tuổi tăng cao. Tỷ lệ người cao tuổi theo điều
tra năm 1999 là 8% đã tăng lên tới 9,92% năm 2004 và 10,4% năm 2006. Cũng theo
điều tra này năm 20065 cho thấy số người cao tuổi cả nam và nữ đều tăng so với năm
20046 và người cao tuổi nữ cao hơn hẳn nam (12,0% người cao tuổi nữ so với 8,7%
người cao tuổi nam). Tỷ lệ người cao tuổi ở nông thôn đã tăng cao bằng tỷ lệ người
cao tuổi ở thành phố (10,3% người cao tuổi ở cả nông thôn và thành phố).
Nếu so sánh tỷ lệ người cao tuổi của Việt Nam (10,4% dân số năm 2006) với tỷ lệ
người cao tuổi của Thái Lan7 (11% năm 2006) thì tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam đã
gần với tỷ lệ của Thái Lan. UNESCAP dự báo từ năm 2006, tỷ lệ người cao tuổi của
Thái Lan sẽ tăng như sau: 11% năm 2006, 19% năm 2025 và 28% năm 2050. Tỷ lệ dân
số người cao tuổi Việt Nam dự báo theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình 2006 sẽ
như sau: 10,4% năm 2006, 16,4% năm 2025 và 29,4% năm 20508. Các kết quả điều tra
cho thấy mức độ tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi từ năm 2008 và số người cao tuổi ở
vùng nông thôn tăng nhanh và chiếm tỷ lệ xấp xỉ với tỷ lệ người cao tuổi ở các thành
phố lớn.
Phân bố theo độ tuổi của dân số có sự khác biệt giữa các vùng, phản ảnh cả
những yếu tố kinh tế và xã hội tác động tới tuổi thọ, đặc biệt là tỷ lệ nghèo và tình
trạng dân tộc thiểu số. Tính toán của nhóm nghiên cứu vừa dẫn, dựa trên dữ liệu điều
tra mức sống hộ gia đình (VHLSS, 2004), cho thấy vùng đồng bằng sông Hồng và Nam
Trung bộ có tỷ lệ người trên 60 tuổi cao nhất (9%) trong khi tỷ lệ này thấp nhất ở
vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và đặc biệt là Tây Nguyên chỉ có 6%.
Người cao tuổi Việt Nam sống ở những loại hộ gia đình nào? Điều tra mức sống
hộ gia đình 2004 cho thấy tỷ lệ cao nhất là những hộ gia đình có người trong độ tuổi
lao động và trẻ em chiếm 54% trong tổng số hộ gia đình, gia đình có người cao tuổi
sống với người trong độ tuổi lao động và trẻ em chiếm 28,4%, gia đình chỉ có người
trong độ tuổi lao động chiếm 8,8%, hộ gia đình có người cao tuổi sống với người trong
độ tuổi lao động chiếm 7,8%, hộ gia đình chỉ có người cao tuổi và hộ gia đình chỉ có
người cao tuổi sống với trẻ em chiếm một phần nhỏ là 0,8% và 0,2%.
Có mối liên hệ giữa việc có người cao tuổi sống trong hộ gia đình với năng lực
4 Hội Y tế công cộng Việt Nam., 2009.
5 Tổng cục Thống kê (2006).
6 Tổng cục Thống kê (2004).
7 Tổng cục Thống kê (2006). Điều tra mức sống dân cư, Nhà xuất bản Thống kê.
8 Hội Y tế công cộng Việt Nam. 2009.
Bế Quỳnh Nga 33
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
kinh tế của hộ gia đình. Nhiều nghiên cứu xã hội học nông thôn cho thấy việc mua
thuốc để điều trị bệnh cho người cao tuổi cũng có thể tiêu tốn nguồn lực tài chính gia
đình nông dân do người ta phải bán một phần lớn hoa lợi thu hoạch. Để trả chi phí
cho một ca mổ ở bệnh viện, các gia đình nghèo ở nông thôn, đặc biệt là các gia đình
của người cao tuổi nghèo có thể phải bán đi một con bò (hoặc trâu) hoặc phải vay nặng
lãi. Đối với những gia đình phải thế chấp để vay nợ tiền chữa bệnh cho người cao tuổi,
nếu không thể trả được nợ, gia đình đó có thể sẽ bị mất tài sản thế chấp, thường là
ruộng đất. Tóm lại, “việc có một người trên 60 tuổi trở lên trong hộ làm tăng rủi ro bị
nghèo lên khoảng 4%, so với khi không có người cao tuổi”9. Những hộ có người cao
tuổi mà chủ hộ là nữ thì khả năng rơi vào cảnh nghèo cùng cực nhiều hơn.
2. Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi
Theo một nghiên cứu công bố năm 1998, tình trạng sức khoẻ nói chung của
người cao tuổi không được khả quan lắm với khoảng 95% nói rằng họ cảm thấy mệt
mỏi và có nhu cầu chăm sóc về y tế10. Số liệu của Bộ Y tế vào thời gian đó cho thấy
có khoảng 23% hoặc 1,5 triệu người cao tuổi đang ở trong tình trạng sức khoẻ tồi tệ
11.
Theo kết quả điều tra của Viện Lão khoa, Bộ Y tế, năm 2001, tỷ lệ người cao tuổi
có sức khoẻ kém (so với độ tuổi) chiếm khá cao (22,9%), số có sức khoẻ tốt chỉ chiếm
5,7%. Bình quân 1 người cao tuổi có 2,69 bệnh; 56,7% người cao tuổi có các bệnh tật
ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày; 24,9% phải đi khám bệnh ít nhất là 1 lần trong
tháng12. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy người cao tuổi thường mắc là các bệnh
mãn tính; bệnh cơ, xương khớp chiếm 53,8% người cao tuổi bị bệnh; bệnh đường hô
hấp chiếm 41,6%; bệnh tim mạch chiếm 31.3% và bệnh đường tiêu hoá chiếm 27,1%.
Đối với nhóm người cao tuổi cô đơn do thiếu điều kiện chăm sóc sức khoẻ tình trạng
bệnh tật còn nghiêm trọng hơn rất nhiều13.
Điều tra y tế quốc gia (2001 - 2002) cho thấy khoảng 44% người cao tuổi ở trong
trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bệnh hoặc bị tai nạn thương tích gì trong
thời điểm diễn ra cuộc điều tra. Trong số người cao tuổi bị ốm có 34% bị mắc bệnh cấp
tính. Khoảng 12% người cao tuổi bị tàn tật, do những nguyên nhân khác nhau: do
chiến tranh (13%), do tuổi già (41%), do ốm đau (35%) và do tai nạn (8,8%). Tỷ lệ
người cao tuổi nữ bị tàn tật do ốm đau cao hơn người cao tuổi nam: khoảng 20% so với
7,5%. Cần nói thêm rằng, trong số những người cao tuổi bị tật có tới 20,4% cần tới sự
trợ giúp hàng ngày.
9 Martin Evans và đồng nghiệp, 2005.
10 MOLISA, 1998.
11 MOLISA, 1998.
12 Theo Kết quả điều tra của Viện Lão khoa năm 2001.
13 MOLISA, 2006.
Người cao tuổi Việt Nam: Phỳc lợi xó hội.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
34
Tài liệu của một cuộc điều tra về sức khỏe khác (2006)14, tiến hành tại ba tỉnh
Hải Dương, Ninh Thuận, Vĩnh long cung cấp những thông tin tương tự. Người cao tuổi
nam giới có sức khỏe tốt hơn người cao tuổi nữ. Tuổi tác cũng là một yếu tố liên quan
chặt chẽ với tình hình sức khỏe của người cao tuổi; tuổi càng cao sức khỏe càng kém
đi. Chẳng hạn, chỉ có 2,9% những người trong độ tuổi 60 - 64 cho biết tình trạng sức
khỏe kém, con số này lên đến 3,8% đối với những người trong độ tuổi từ 65- 69 tuổi,
5% với người trong độ tuổi từ 70 - 74. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên đối với người cao tuổi
có độ tuổi từ 80 - 84 tuổi (18,3%) và từ 85 tuổi trở lên (25%). Ngày ốm và số đợt ốm
trong năm là chỉ báo cho thấy tình trạng sức khỏe của người cao tuổi. Tài liệu thống
kê cho thấy người cao tuổi trên 60 ốm đau nhiều hơn người ở các nhóm tuổi thấp hơn.
Con số trung bình lần ốm trong năm của người cao tuổi là 2,4 lần. Số ngày nghỉ trung
bình do bị ốm của người cao tuổi trong một năm là 17 ngày, cao hơn các nhóm tuổi
khác15.
Việc sống với ai trong gia đình có tác động rõ nét tới tình trạng sức khoẻ của
người cao tuổi. Người ta nhận thấy tình hình sức khỏe của người cao tuổi đang sống
chung với con cháu tốt hơn nhiều so với những người cao tuổi độc thân hoặc sống
chung với những người cao tuổi khác. Điều tra y tế quốc gia cho thấy 67% người cao
tuổi đang sống chung với người từ 60 tuổi trở lên bị ốm đau, trong khi tỷ lệ này là 53%
ở những người cao tuổi sống chung với những người dưới 60 tuổi. Người cao tuổi đang
sống chung với gia đình (với vợ hoặc chồng) có tỷ lệ ốm đau thấp hơn những người cao
tuổi góa phụ, ly dị hoặc li thân, độc thân. Số lần ốm đau bình quân trong 12 tháng của
người cao tuổi sống chung với người trẻ tuổi là 2,2 lần/năm, trong khi con số ở những
người cao tuổi chỉ sống với người từ 60 tuổi trở lên là 3,2 lần/năm16. Kết quả một
nghiên cứu của chúng tôi về gia đình cũng xác nhận tình hình này, 79,8% số người cao
tuổi được hỏi mong muốn sống cùng con cháu17.
Lối sống cũng tác động nhiều tới tình hình sức khỏe của người cao tuổi. Điều tra
y tế Quốc gia cho biết nhóm người cao tuổi không tập thể dục có số lần ốm trung bình
trong năm (2,6 lần/năm) cao hơn nhóm người cao tuổi có tập thể dục (2,1 lần/năm).
3. Phúc lợi xã hội và người cao tuổi
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cấu trúc kinh tế xã hội ở Việt Nam đã
và đang biến đổi mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, người dân và xã hội có nhiều cơ hội để
phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những rủi ro, bất hạnh luôn có thể xảy
ra với họ, đặc biệt là với các nhóm "yếu thế". Phúc lợi và những tiến bộ của nền kinh tế
còn chưa tác động đồng đều trong xã hội, dẫn đến một số nhóm trở nên yếu thế hơn.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2000, nhóm 10% dân số có mức sống
14 Viện Chiến lược và chính sách y tế, 2006.
15 Điều tra y tế quốc gia 2001- 2002.
16 Điều tra y tế quốc gia 2001- 2002.
17 Bùi Quang Dũng và đồng nghiệp (Tài liệu điễn dã), 2009.
Bế Quỳnh Nga 35
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
cao nhất kiểm soát 29% tổng thu nhập của cả nước trong khi nhóm 10% dân số có mức
sống thấp nhất chỉ kiểm soát 3,5% tổng thu nhập18. Người dân nông thôn, người dân
sống ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, và các nhóm thiệt thòi khác như
phụ nữ cao tuổi và phụ nữ goá không được hưởng sự sung túc như mọi người. Mặc dù
cuộc sống đã thay đổi tốt hơn so với trước đây, cuộc sống của những người cao tuổi vẫn
ít may mắn hơn so với các nhóm tuổi khác trong xã hội. Cũng cần phải nhấn mạnh
rằng, tỷ lệ chi tiêu cho một số lĩnh vực xã hội trong tổng chi tiêu của Chính phủ, trong
đó có khoản “trợ cấp hưu trí và cứu trợ xã hội” ngày càng giảm.
Bảng 1. Tỷ lệ chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội trong tổng chi tiêu của Chính phủ
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Chi cho các lĩnh vực xã hội 32,3 33,4 33,3 30,2 29,8 31,3 29,7
Giáo dục 8,7 10,1 10,2 9,4 9,6 10,1 10.4
Y tế 4,4 4,3 4,1 3,7 3,4 2,9 3,0
Trợ cấp hưu trí và cứu trợ xã hội 13 13 11,7 10,6 10,4 11,2 9,3
Các khoản khác 6,1 6,1 6,7 6,4 6,4 7,1 7
Nguồn: UNDP, Hội thảo Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, 7/2005.
Trên thực tế việc di cư tìm kiếm việc làm của con cái đã trưởng thành có ảnh
hưởng mang tính hai mặt cả tích cực lẫn tiêu cực đến người cao tuổi .Với sự
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đang có nhiều người trẻ tuổi rời thôn quê
để tìm công việc được trả lương và điều này đang làm giảm đi sự chăm sóc và hỗ
trợ của gia đình truyền thống đối với cha mẹ già khi mà họ đang mất dần khả
năng tự chăm sóc mình do tuổi ngày càng cao Tuy vậy, trên thực tế những
người con xa gia đình này định kỳ vẫn về thăm hoặc gửi tiền về trợ giúp và có
liên lạc qua thư từ, bạn bè, điện thoại thăm hỏi cha mẹ già của họ. Cũng giống
như ở Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng ở Thái Lan đã nêu lên
những lo ngại về khả năng chăm sóc cha mẹ già của con cái đã trưởng thành di cư
tìm kiếm việc làm. Một số nghiên cứu của tác giả John Knodel19 đã cho thấy ảnh
hưởng mang tính hai mặt của việc di dân này. Một mặt việc di cư của con cái lớn
có ảnh hưởng không tốt đến việc chăm sóc cha mẹ già, đặc biệt là những người
trong nhóm tuổi cao có sức khỏe yếu. Mặt khác tuy con cái vắng nhà không thể
trực tiếp để hỗ trợ cha mẹ già nhưng họ thường xuyên liên lạc động viên tinh
thần, gửi tiền về hỗ trợ cha mẹ, khi cha mẹ ốm đau họ thường trở về nhà chăm
18 World Bank, 2000.
19 John Knodel và đồng nghiệp, 2007; John Knodel , 2009.
Người cao tuổi Việt Nam: Phỳc lợi xó hội.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
36
sóc và có người còn mang cha mẹ lên thành phố chữa bệnh với chất lượng cao hơn.
Một số lượng không nhỏ người cao tuổi không có thu nhập, không có khả năng
lao động phải sống dựa vào con, cháu, người thân. Theo một báo cáo của Bộ Lao
động - Thương binh - và Xã hội năm 2006, có tới 130 ngàn người cao tuổi thuộc diện
cô đơn không nơi nương tựa, 134 ngàn người từ 90 tuổi không có lương hưu và các
khoản trợ cấp xã hội khác. Trong số người cao tuổi còn có sức khoẻ có gần 30%
tham gia làm các công việc khác nhau để kiếm sống; 10% làm việc nhà để con cháu
đi làm, đặc biệt đối với vùng nông thôn tỷ lệ làm việc gia đình cao gấp 4,5 lần so
với tỷ lệ ở người ở đô thị20.
Đối với nhiều người trong thế hệ cao tuổi hiện nay, tuổi thọ tăng lên cũng có
nghĩa là họ phải chịu đựng các vấn đề về sức khoẻ và các căn bệnh mãn tính nhiều
năm hơn. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi ngày một tăng đang tạo nên
một sức ép to lớn cho chính phủ trong việc cung cấp nguồn lực vốn đã eo hẹp cho phúc
lợi xã hội.
Việt Nam đã có Pháp lệnh về người cao tuổi từ năm 2000 và tháng 11 năm 2009
vừa thông qua Luật về người cao tuổi. Các văn bản pháp luật này quy định những nội
dung về vị trí, vai trò người cao tuổi trong xã hội và trách nhiệm của gia đình, nhà
nước, và xã hội trong đảm bảo chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao
tuổi. Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt nam giai đoạn 2005 -
2010 được chính phủ ban hành năm 2005 với mục tiêu chung, 3 nhóm mục tiêu cụ thể
và 6 chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 đã căn cứ vào nhu cầu phát triển người cao
tuổi Việt Nam và theo định hướng của Chương trình hành động quốc tế Madrid về
người cao tuổi năm 2002.
Hiện nay có 4 nhóm người cao tuổi được hưởng hỗ trợ theo chính sách của chính
phủ: đó là những người trước đây đã từng làm việc cho nhà nước hoặc đã từng phục vụ
trong quân đội, cha mẹ liệt sỹ hoặc gia đình có công với cách mạng, và người cao tuổi
cô đơn không nơi nương tựa. Từ năm 2007 thì người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên (đến
tháng 7 năm 2011 là từ 80 tuổi trở lên) vốn không được nhận các khoản trợ cấp kể
trên sẽ được nhận trợ cấp xã hội. Người được nhận lương hưu tập trung chủ yếu tại
các vùng đô thị và chỉ có rất ít người ở nông thôn có lương hưu. Hiện cả nước có
khoảng 1,4 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp (chiếm 19% tổng số người cao tuổi)21; Như vậy, ước tính có khoảng
trên 2 triệu người cao tuổi được hưởng ít nhất một chế độ trợ cấp, hoặc lương hưu.
Nhóm người cao tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp đặc biệt có cuộc
sống tương đối ổn định.
20 Bộ LĐTB&XH, 2006.
21 Theo Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ LĐTBXH, 2006.
Bế Quỳnh Nga 37
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Từ Nghị định số 07/2000-NĐ/CP đến Nghị định số 67/2007-NĐ/CP về các
đối tượng bảo trợ xã hội, các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách ngày càng
được mở rộng và mức hưởng đựợc gia tăng phù hợp với mức độ phát triển kinh tế
của đất nước.
Chính sách của Việt Nam đối với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn ngày
càng được bổ sung, hoàn thiện và đầy đủ hơn. Năm 2007, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; nghị
định này nhằm vào các đối tượng người cao tuổi như sau: 1) Người cao tuổi cô đơn,
thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có
con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo; 2) Người từ 85 tuổi
trở lên (trước đây là 90 tuổi trở lên) không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội;
3) Người cao tuổi tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo;
4) Người cao tuổi mắc bệnh tâm thần mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa
hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo; 5) Người cao tuổi nhiễm HIV/AIDS không còn khả
năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.
Các chính sách ngày càng hạ thấp độ tuổi người cao tuổi được hưởng chính
sách, từ 90 tuổi trở lên vào năm 2000 xuống 85 tuổi trở lên từ năm 2007 và từ
tháng 7 năm 2010 sẽ là từ 80 tuổi trở lên. Một số địa phương có điều kiện đã nâng
mức trợ cấp so với quy định của Trung ương và hạ độ tuổi người cao tuổi được
hưởng chính sách như TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,
Đà Nẵng.
Mức trợ cấp dành cho người cao tuổi trong năm 2007 cũng tăng lên gần gấp hai
lần so với trước (mức chuẩn 120 nghìn đồng/tháng). Người cao tuổi tàn tật nặng hưởng
180.000 đồng/tháng. Nếu người cao tuổi bị HIV/AIDS mức hưởng là 240.000
đồng/tháng. Nếu những đối tượng trên quá đặc biệt khó khăn thì được xem xét tiếp
nhận vào cơ sở Bảo trợ Xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng; người cao tuổi được
hưởng mức trợ cấp xã hội nêu trên đều được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí hoặc được
khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế.
4. Hệ thống y tế và vấn đề chữa bệnh của người cao tuổi
Liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, Nhà nước ban hành
nhiều văn bản chính sách, đặc biệt trong đó phải kể tới là Luật khám chữa bệnh
(2009) và thông tư số 02/2004/TT-BYT hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi trong tình hình mới. Trong thực tế còn khá nhiều vấn đề liên quan tới các tổ
chức và định chế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Bảo hiểm y tế Việt nam mới chỉ bao phủ 26,3% dân số. Ngay cả với người lao
động hưởng lương- đối tượng của Bảo hiểm y tế bắt buộc - tỷ lệ tham gia cũng chỉ đạt
Người cao tuổi Việt Nam: Phỳc lợi xó hội.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
38
53%22. Theo tài liệu của Viện Chiến lược Chính sách Y tế thì việc áp dụng chế độ Bảo
hiểm y tế bắt buộc đối với khu vực kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn; thường những
ngành nghề có nhiều người ốm mới đăng ký, còn những ngành ít người ốm thì từ chối.
Loại hình Bảo hiểm y tế tự nguyện cũng khó mở rộng vì đối tượng của nó phần lớn là
nông dân. Lý do chủ yếu hạn chế đối tượng này tham gia bảo hiểm là thu nhập thấp -
không có khả năng đóng góp. Cũng như các nhóm đối tượng khác, người cao tuổi có
lương hưu hoặc có trợ cấp xã hội mới được cấp Bảo hiểm y tế miễn phí.
Người cao tuổi có nhu cầu nhiều về chăm sóc sức khỏe và có mô hình bệnh tật
đặc thù nhưng việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hiện nay của ngành y tế vẫn
còn mang tính thụ động. Các cơ sở y tế chưa chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức
khám sức khỏe định kỳ một cách thường xuyên nhằm phát hiện bệnh cho người cao
tuổi. Dể hiểu là trong tình hình đó, đối với ốm cấp tính, hình thức tự điều trị và sử
dụng dịch vụ y tế tư nhân vẫn là hai hình thức phổ biến. Chẳng hạn, theo tính toán
của một nghiên cứu thì chỉ khoảng 40% người cao tuổi sử dụng dịch vụ nhà nước khi
bị ốm. Những người trên 85 tuổi có tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so
với nhóm tuổi từ 60 - 64 do khả năng đi lại hạn chế. Đối với bệnh mãn tính, đến cơ sở y
tế nhà nước để chẩn đoán bệnh là hình thức phổ biến. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi
tự chẩn đoán bệnh cũng tương đối cao, chiếm hoảng 27%. Kiến thức về CSSK của
người cao tuổi khá hạn chế. Nhìn chung, người cao tuổi ít có kiến thức về phòng chống
một số bệnh thường gặp như tăng huyết áp, đau khớp. Khoảng hơn 45% người cao tuổi
không biết cách phòng chống bệnh tăng huyết áp23.
Phụ nữ cao tuổi có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế tư nhân với tỷ lệ cao hơn nam
giới, trong khi nam giới cao tuổi lại sử dụng dịch vụ bệnh viện công với tỷ lệ cao hơn.
Khoảng cách tới cơ sở y tế, điều kiện kinh tế và tâm lý ngại làm phiền tới con cháu là
những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi. Tuy
nhiên, sự thuận tiện về khoảng cách tới cơ sở y tế là lý do chính để người cao tuổi lựa
chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh. Hầu hết người cao tuổi mong muốn được khám chữa
bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà như khám tại nhà, khám ở cơ sở y tế tư nhân hoặc
khám chữa bệnh tại trạm y tế xã.
Hiện nay, hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang dần được hoàn thiện.
Tuyến Trung ương có viện Lão khoa Trung ương là tuyến chuyên sâu về điều trị các
bệnh lão khoa và thực hiện chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật trong CSSK người cao
tuổi trên phạm vị toàn quốc cũng như nghiên cứu các vấn đề bệnh tật của người cao
tuổi. Một số bệnh viện tuyến của 47 tỉnh đã thành lập khoa Lão khoa phục vụ riêng
người cao tuổi hoặc có một số giường điều trị dành cho người cao tuổi nằm trong khoa
Nội khi chưa có điều kiện thành lập khoa Lão khoa. Một số tỉnh đã xây dựng được
Viện điều dưỡng phục hồi chức năng, trong đó có phục vụ đối tượng là người cao tuổi
22 ( /2005).
23 Viện Chiến luợc và chính sách y tế, 2006.
Bế Quỳnh Nga 39
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
(tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Hầu hết các bệnh viện tuyến huyện cũng đều có các giường
điều trị dành cho người cao tuổi nằm trong khoa Nội. Về vấn đề nhân lực, hầu hết các
bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đều thiếu các cán bộ có chuyên ngành lão khoa. Điều này
có thể dẫn đến tình trạng nhu cầu CSSK của người cao tuổi không được đáp ứng một
cách kịp thời và đầy đủ.
5. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Các loại hình chăm sóc người cao tuổi (NCT) theo Luật NCT được Quốc hội thông
qua ngày 23/11/2009 bao gồm:
- Cơ sở bảo trợ xã hội
- Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi
- Cơ sở điều dưỡng NCT
Hiện nay ở Việt Nam có các cơ sở chăm sóc NCT đang hoạt động sau:
- Mô hình trung tâm bảo trợ xã hội
- Mô hình cơ sở nuôi dưỡng và chăm sóc NCT
- Mô hình trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT
- Mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng
ủy ban quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam hiện đang thực hiện 2 mô hình thí
điểm: 1) Mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào tình nguyện viên ở cộng đồng; 2) Mô
hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào thầy thuốc là tình nguyện viên tại cộng đồng.
Mục tiêu của các mô hình này nhằm trợ giúp trực tiếp những NCT ở cộng đồng. Hoạt
động của mô hình là tổ chức biên soạn tài liệu, đào tạo tình nguyện viên, hướng dẫn
họ xây dựng kế hoạch hoạt động dựa trên nhu cầu của người cao tuổi ở địa bàn của
mình và hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho hoạt động của họ.
Tại các đơn vị này, tình nguyện viên tuyên truyền phổ biến những kiến thức cần
thiết về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; mặt khác, họ còn vận động tìm kiếm các
nguồn trợ giúp cho những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, họ phát
hiện những vấn đề, nhu cầu cụ thể của người cao tuổi ở cộng đồng, làm cầu nối giữa
chính quyền và người dân để chính quyền nắm được nhu cầu người cao tuổi và có giải
pháp cho các vấn đề đặt ra.
Mô hình người cao tuổi sống chung với một trong số những người con đã trưởng
thành được coi là hệ thống hỗ trợ chủ yếu mang tính truyền thống tại nhiều quốc gia
châu á trong đó có Việt Nam. Phần lớn người Việt Nam vẫn tiếp tục lao động khi tuổi
đã cao, con số thống kê cho thấy rằng có đến 40% người cao tuổi vẫn phải làm việc, và
tỷ lệ này ở vùng nông thôn chắc chắn còn cao hơn. Gia đình là nguồn hỗ trợ quan
trọng nhất không gì so sánh được đối với người cao tuổi, đặc biệt tại các vùng nông
thôn. Tuy nhiên, sự tăng về số lượng người cao tuổi, hiện tượng di dân theo mùa của
Người cao tuổi Việt Nam: Phỳc lợi xó hội.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
40
các thành viên trẻ trong gia đình, và xu hướng giảm quy mô gia đình đang là một
thách thức đối với vai trò chăm sóc sức khỏe của thể chế gia đình Việt Nam, đặc biệt là
ở nông thôn. Trong suốt 2 thập niên qua, quy mô gia đình ở Việt Nam cũng đã giảm
xuống một cách nhanh chóng với tổng tỷ suất sinh (tổng số con trong suốt cuộc đời
sinh đẻ của một phụ nữ) giảm từ 5 con vào năm 1980 xuống khoảng 2,03 con vào năm
200924. Quy mô gia đình giảm xuống cũng đồng nghĩa với việc sẽ có ít con cái hơn cho
việc chăm sóc cha mẹ già trong tương lai. Tỷ số tiềm năng hỗ trợ25 sẽ giảm từ 12 đối 1
vào 1999 xuống 4 đối 1 vào năm 205026.
Khi kinh tế phát triển, để giải quyết nhu cầu của các gia đình ở thành thị trong
việc chăm sóc cha mẹ già, một mô hình mới xuất hiện đó là những cơ sở chăm sóc
người cao tuổi tư nhân gần giống với mô hình nhà dưỡng lão ở các nước phát triển. Đã
bắt đầu xuất hiện những tổ chức tư nhân làm dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở các
thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các tổ chức này là loại hình
dịch vụ lợi nhuận nuôi dưỡng người cao tuổi với chất lượng cao bằng nguồn đóng góp
của gia đình họ. Điều này giúp giải quyết một phần nhu cầu chăm sóc người cao tuổi ở
đô thị. Tuy nhiên loại hình này còn ít ỏi và mới xuất hiện tự phát nên chưa có những
chuẩn mực quy định cụ thể về chương trình, đội ngũ cán bộ và các kỹ năng cần thiết
để chăm sóc người cao tuổi.
Kết luận
Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam là nước tăng nhanh về tuổi
thọ trung bình cũng như số lượng người cao tuổi. Điều này đã làm cho mô hình ốm đau
cũng thay đổi. Bệnh tật thường hay xuất hiện ở lứa tuổi già. Tuổi cao là một yếu tố
nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là các bệnh mãn tính và bệnh thoái hoá. Sự thay đổi này
đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của hệ thống y tế và toàn xã hội trong chăm sóc sức khoẻ
cho người cao tuổi. Những vấn đề về sức khoẻ và khả năng tiếp cận chăm sóc y tế là
các vấn đề ưu tiên của người cao tuổi.
Mặc dù truyền thống kính trọng và phụng dưỡng người cao tuổi còn khá mạnh ở
Việt Nam, nghèo khổ, di dân và sự thay đổi của các giá trị xã hội đang làm mai một
khả năng chăm sóc của gia đình đối với người cao tuổi. Do vậy, việc xây dựng chính
sách cũng như các chương trình và dịch vụ cho người cao tuổi là rất cần thiết, nhất là
trong bối cảnh đang có sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu, kinh tế và xã hội như
hiện nay.
Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam là nước tăng nhanh về tuổi
thọ trung bình cũng như số lượng người cao tuổi. Điều này đã làm cho mô hình ốm đau
24
census-show-fertility-rate-in-viet-nam-remains-below-replacement-level-
&catid=88:features&Itemid=252&lang=v.
25 Số người tuổi từ 15 đến 64 tuổi trên số người từ 65 tuổi trở lên.
26 ESCAP, 1999.
Bế Quỳnh Nga 41
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
cũng thay đổi. Bệnh tật thường hay xuất hiện ở lứa tuổi già. Tuổi cao là một yếu tố
nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là các bệnh mạn tính và bệnh thoái hoá. Sự thay đổi này
đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của hệ thống y tế và toàn xã hội trong chăm sóc sức khoẻ
cho người cao tuổi. Những vấn đề về sức khoẻ và khả năng tiếp cận chăm sóc y tế hiện
nay đang là các vấn đề ưu tiên của người cao tuổi.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA) Báo cáo tổng kết công tác bảo trợ
xã hội. Vụ Bảo trợ xã hội MOLISA năm 2005.
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA). 2006. Báo cáo phát triển hệ thống
an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA). 2006. Báo cáo phát triển hệ thống
an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường, 2006.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA). 2005 Điều tra người tàn tật năm
2005 MOLISA.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA). 2005. Khảo sát hộ nghèo năm
2005. Vụ Bảo trợ xã hội MOLISA.
6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (MOLISA). 1998. Hội thảo về Người cao tuổi.
Tài liệu hội thảo chưa in, Hà Nội 04 - 05/ 11/ 1998.
7. Bùi Thế Cường. 2005. Trong miền an sinh xã hội: Nghiên cứu về tuổi già Việt
nam, Nhà xuất bản đại học quốc gia.
8. Hội Người cao tuổi (2006). Kỷ yếu hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm hoạt động
chăm sóc người cao tuổi (2001 - 2005), Nhà xuất Bản thống kê.
9. Hội Y tế công cộng Việt Nam. 2009. Báo cáo nghiên cứu tổng quan về chính sách,
thực thi chính sách và công trình nghiên cứu khoa học người cao tuổi Việt Nam.
10. HelpAge International. 2001. Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt Nam:
báo cáo từ một cuộc nghiên cứu có sự tham gia, 59 tr.
11. Martin Evans and other. 2005. Older people in Viet Nam. UNDP, 2005.
12. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ.
Người cao tuổi Việt Nam: Phỳc lợi xó hội.
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
42
13. Sheung-Tak Cheng, Alfred Chan, David Phillips (2007). The Ageing Situation in
Asia and the Pacific: Trends and Prorities, UNESCAP.
14. Tổng cục Thống kê (2004, 2006). Điều tra mức sống dân cư, Nhà xuất bản
Thống kê.
15. Tổng cục Thống kê 2007. Điều tra biến động dân số & KHHGĐ, Nhà xuất bản
Thống kê.
16. Viện Chiến lược và chính sách Y tế. 2006. Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi ở Việt Nam. Hà Nội 10/2006.
17. Viện Lão khoa. Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế
và xã hội của người cao tuổi Việt Nam. Hà Nội; 2002.
18. World Bank. 1999. Tiếng nói của người nghèo Việt Nam. Hà Nội.
19. World Bank. 2000. Báo cáo phát triển thế giới 2000/2001: Chống nghèo khổ New
York: Đại học Oxford ấn hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_2_2010_bequynhnga_9911.pdf