Ngữ pháp của thơ – nhân đọc một liên thơ trong bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi

Tài liệu Ngữ pháp của thơ – nhân đọc một liên thơ trong bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi: 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGỮ PHÁP CỦA THƠ – NHÂN ĐỌC MỘT LIÊN THƠ TRONG BÀI BẠCH ĐẰNG HẢI KHẨU CỦA NGUYỄN TRÃI Lê Thời Tân, Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Sự miêu tả trong thơ khác sự miêu tả của văn xuôi. Ngữ pháp câu thơ cho phép tạo nên những cấu trúc ẩn dụ đa tầng, phản ánh cách tri cảm đặc biệt của nhà thơ. Việc tập trung phân tích một liên thơ trong bài “Bạch Đằng hải khẩu” (Nguyễn Trãi) góp phần cho thấy điều đó. Từ khóa: Đối ngẫu, miêu tả, văn xuôi, Bạch Đằng hải khẩu Nhận bài ngày 03.3.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, và duyệt đăng ngày 25.3.2018 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn 1. GIỚI THIỆU Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi là một bài thơ vịnh sử tiêu biểu trong thơ ca trung đại Việt Nam. Là một bài thơ Đường luật, bài thơ mang đặc trưng thi pháp riêng của thể thơ, đồng thời cũng chứa đựng nét đặc trưng thi pháp thơ ca nói chung. Đặc trưng thi pháp chung đó bộc lộ trước hết ở bú...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ pháp của thơ – nhân đọc một liên thơ trong bài Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGỮ PHÁP CỦA THƠ – NHÂN ĐỌC MỘT LIÊN THƠ TRONG BÀI BẠCH ĐẰNG HẢI KHẨU CỦA NGUYỄN TRÃI Lê Thời Tân, Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Sự miêu tả trong thơ khác sự miêu tả của văn xuôi. Ngữ pháp câu thơ cho phép tạo nên những cấu trúc ẩn dụ đa tầng, phản ánh cách tri cảm đặc biệt của nhà thơ. Việc tập trung phân tích một liên thơ trong bài “Bạch Đằng hải khẩu” (Nguyễn Trãi) góp phần cho thấy điều đó. Từ khóa: Đối ngẫu, miêu tả, văn xuôi, Bạch Đằng hải khẩu Nhận bài ngày 03.3.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, và duyệt đăng ngày 25.3.2018 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn 1. GIỚI THIỆU Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi là một bài thơ vịnh sử tiêu biểu trong thơ ca trung đại Việt Nam. Là một bài thơ Đường luật, bài thơ mang đặc trưng thi pháp riêng của thể thơ, đồng thời cũng chứa đựng nét đặc trưng thi pháp thơ ca nói chung. Đặc trưng thi pháp chung đó bộc lộ trước hết ở bút pháp ẩn dụ thể hiện qua cấu trúc ngữ pháp đặc thù của câu thơ. Có thể thấy được điều đó qua việc chọn phân tích liên thơ thứ hai của bài thơ này. Nguyên văn liên thứ hai của bài thơ : 鱷斷鯨刳山曲曲 戈沉戟折岸層層 Phiên âm Hán Việt: Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tầng tầng. Tạm diễn nghĩa: Cá sấu đứt thây, cá kình phanh xác núi non lởm chởm Giáo chìm kích gãy bờ sông lớp lớp TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 22/2018 51 Cả liên thơ thường được xem là một đối ngẫu, trình bày một sự đẳng lập đồng liệt hai hình tượng thơ: rặng núi và bờ sông. Sự đẳng lập đồng liệt hai hình tượng hàm chứa một quan hệ đối sánh. Nhưng ngay trong mỗi câu thơ cũng có cấu trúc đẳng lập hai hình ảnh: Ngạc đoạn kình khoa và Sơn khúc khúc; Qua trầm kích chiết và Ngạn tầng tầng. 2. NỘI DUNG Bản dịch Nguyễn Đình Hồ “mô phỏng” tốt nhất ngữ pháp và cách biểu đạt của nguyên tác. Biểu đạt của nguyên tác phản ánh sự luân chuyển giao hoán của tri giác thực tế. Nhà thơ với hồi ức cảnh chiến thuyền quân Nguyên bị tấn công, đã nhìn những dãy núi hiểm trở với hình dung ác ngư bị giết chết, nhìn bờ sông chập chùng với kí ức bãi chiến trường xưa. Dĩ nhiên đây chỉ là một cố gắng hình dung lại trường tri cảm của nhà thơ. Xem chú thích từ ngữ cụ thể, ta còn thấy có thêm một cách lí giải khác nữa về ấn tượng sơ khởi của nhà thơ - cái ấn tượng được kích gợi vừa từ hồi ức lịch sử vừa từ thực cảnh trước mắt. Chú thích này như sau: “Kình, ngạc: ý nói chiến thuyền của địch (như cá kình, cá ngạc) bị tan rã như núi non đứt đoạn”. Nếu chấp nhận chú thích này ta sẽ thấy câu thơ gợi lên không phải chỉ là song hành của hai hình tượng (kình ngạc và núi non) mà thực tế còn hàm chứa một cấu trúc ẩn dụ đa tầng: chiến thuyền bị tấn công của địch - cá kình cá ngạc - núi non lởm chởm. Bất kể là thế nào đi nữa thì ta hoàn toàn có thể nói các hình ảnh thơ đó đã đồng thời xuất hiện trùng lồng vào nhau trong một tri cảm tức thời. Lối diễn nôm câu thơ ra văn xuôi cũng như cách đặt câu hỏi giảng văn kiểu “Hãy cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp tư từ ẩn dụ hay so sánh hay như thế nào?” hoàn toàn không giúp ích gì cho việc cảm nhận đặc sắc thực sự trong tri cảm và biểu đạt câu thơ. Ngữ pháp đặc thù của câu thơ cho thấy sự đồng hiện giải thích cho nhau giữa các hình tượng trong một trường tri giác tự nhiên không bị can thiệp bởi yếu tố suy luận so sánh logic (biểu thị ra ở những tư so sánh như / giống như). Hiệu quả biểu đạt đó chỉ có thể tạo ra ở trong thơ chứ không đạt tới khi dùng văn xuôi. So sánh bản dịch thơ với dịch nghĩa là đủ thấy vấn đề. Dịch nghĩa văn xuôi ta phải chọn một trong hai cách viết: 1) “Núi non trùng điệp như cá sấu bị chặt khúc, như cá kình bị phanh thây; Bờ sông chập chùng như giáo chìm kích gẫy chồng chất”; 2) Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt từng đoạn; Nhìn bờ từng lớp, như giáo kích gươm đao bị gãy chìm. Bản dịch thơ tốt nhất đã cố gắng tránh dùng từ so sánh biểu thị phán đoán logic và giữ nguyên trật tự đồng đẳng của cặp hình tượng trong mỗi câu thơ: Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng (Nguyễn Đình Hồ dịch) [1] 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Gần với cách dịch trên của Nguyễn Đình Hồ là một cách dịch khác: Ngạc chặt băm vằm non mấy khúc, Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng. Kế đó có thể kể đến bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn: Ngạc đứt kình phanh bao núi lớn, Giáo chìm kích gãy mấy bờ giăng [2] Bản dịch của Trần Đông Phong cũng cố gắng trung thành với nguyên tác: Sấu kình đứt đoạn núi quanh khúc Kích giáo gẫy chìm bãi xếp tầng Khác với các bản dịch trên, bản dịch nhóm Đào Duy Anh [3] đã hoán đổi vị trí hai hình ảnh núi non và kình ngạc nên lộ rõ ý suy đoán logic, và nhất là ở câu thứ hai đã ít nhiều sa vào nghĩa tả thực của văn xuôi: Chòm chòm núi đá kình rời đoạn, Lớp lớp bờ lau kiếm nát chồng Bản dịch của Lê Cao Phan có lẽ kém hơn cả. Câu thơ nặng nề và khô khan hẳn đi do việc sử dụng các từ “như”, “đòi”. Cặp hình ảnh đồng hiện trong một tưởng tượng đồng thời của nguyên tác giờ đã bị sắp thành trật tự trước sau: Núi như kình ngạc phân đòi đoạn Đất tựa kích đao rải ngổn ngang Riêng trường hợp bản dịch của Cao Nguyên lại là một kiểu riêng. Câu thứ nhất đảo hình ảnh núi lên trước. Và từ cấu trúc đồng liệt hai hình ảnh “Ngạc đoạn kình khoa”// “Sơn khúc khúc” chuyển thành câu chủ vị: “Núi uốn khúc” → “chia” → “kình”//“đoạn” → “ngạc”: Núi uốn khúc chia kình đoạn ngạc Đao chìm kích gãy bãi dăng dăng Việc dẫn đồng loạt các bản dịch ở đây không vì mục đích so sánh hơn thua, mà chủ yếu chỉ là để làm rõ thêm cái tính cách đặc biệt của cấu trúc ngữ pháp câu thơ trong nguyên tác. Chất thơ hoặc hiệu quả biểu đạt có tính thơ của thi ca được tạo ra từ tính cách ngữ pháp đặc thù đó. Có thể thấy lại bút pháp “tả cảnh” trên ở một bài thơ Đường luật khác cũng viết về Bạch Đằng giang - bài Qua sông Bạch Đằng của chí sĩ Dương Bá Trạc [4]. Ở đây, ta lại thấy những cặp hình ảnh hàm chứa quan hệ ẩn dụ nhưng đồng hiện trong từng câu thơ của một liên thơ: Sóng dồn lớp lớp làn tên bắn, Gió thổi ào ào tiếng trống rung TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 22/2018 53 Hình ảnh tả thực “sóng dồn lớp lớp” so sánh với “làn tên bắn” trong câu trên đối ngẫu với câu dưới đối sánh “gió thổi ào ào” với “tiếng trống rung”. Nhưng vì câu thơ đồng liệt các cặp hình ảnh và không sử dụng từ biểu thị phán đoán “như”, “tựa” hay “ngỡ”, nên mờ hồ hơn rất nhiều về nghĩa. Người đọc hoàn toàn có thể thực hiện các cách cắt nghĩa khác nhau: “Dưới sông lớp lớp sóng dồn, Trên bờ từng làn tên bắn; Trong không trung gió thổi ào ào, Trên các chiến thuyền tiếng trống rung từng hồi”; hoặc “Tên bắn từng làn trên lớp lớp sóng dồn; Tiếng trống rung lên hòa trong tiếng gió thổi ào ào”; thậm chí: “Sóng dồn từng lớp không ngăn được tên bắn thành làn; Tiếng gió thổi ào ào không át được tiếng trống rung” Dĩ nhiên, một bài thơ Đường luật không phải toàn bộ đều buộc phải tuân theo bút pháp trên đây. Vào liên thơ kết, thay vì chỉ đồng liệt các hình tượng và để chúng thể hiện, phản ánh một trạng thái so sánh ngầm, nhà thơ đã đưa vào trong câu thơ yếu tố ngôn từ suy luận. Vào lúc đó, nếu vẫn dùng bút pháp ẩn dụ, nhà thơ đã có thể không ngại dùng từ biểu lộ hành động so sánh mà không sợ làm mất đi sự hàm súc tư tưởng. Liên thơ kết thúc bài Bạch Đằng giang của vua Trần Minh Tông là một ví dụ xuất sắc: 江水渟涵斜日影, 錯疑 戰血未曾乾 (Giang thủy đình hàm tà nhật ảnh, Thác nghi chiến huyết vị tằng can - Nước sông chan chứa rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối, Còn ngỡ là máu chiến trường thuở trước chưa từng khô) [5]. Nhưng ngay cả trường hợp này vẫn tiếp tục cho ta thấy ngữ pháp của thơ đặc biệt như thế nào. Chính đó là điều phân biệt thơ ca với văn xuôi. Ít ra là qua các ví dụ dẫn ra từ hai thi tác viết về Bạch Đằng giang trên đây ta đã thấy sự miêu tả trong thơ khác sự miêu tả của văn xuôi như thế nào. 3. KẾT LUẬN Việc dẫn ra đây sự miêu tả cùng chi tiết đã xuất hiện trong thơ mà sau đó lại xuất hiện trong văn xuôi - chẳng hạn Ngô Sĩ Liên đã thực hiện ở Đại Việt Sử kí toàn thư - “Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, nước sông do vậy đỏ ngầu cả”, cho thấy rằng việc tìm hiểu ngữ pháp của liên thơ, câu thơ quan trọng nhường nào đối với việc hiểu đúng ý tưởng của người sáng tác. Thiết nghĩ, thẩm bình thơ ca là quyền riêng của mỗi người, nhưng tri thức về thi pháp, cấu trúc ngữ nghĩa của thơ ca cổ điển vẫn là điều cần coi trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, - Nxb Văn hoá, 1962. 2. Thăng Long thi văn tuyển (Bùi Hạnh Cẩn dịch), - Nxb Văn học, 2010. 54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3. Nguyễn Trãi toàn tập, - Nxb Khoa học Xã hội, 1976. 4. Chương Thâu (2004), Dương Bá Trạc, con người và thơ văn, - Nxb Phụ nữ. 5. Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ, Trần Tú Châu (biên soạn) (1988), Thơ văn Lý - Trần (Quyển thượng), - Nxb Khoa học Xã hội. 6. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên soạn thảo, Đại Việt sử ký toàn thư, (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam dịch), - Nxb Khoa học Xã hội, 1993. POETRY DUALITY OR POET'S PERCEPTION (READ “BACH DANG ESTUARY” OF NGUYEN TRAI) Abstract: Depiction in poetry is different from that in prose. Poetical grammar allows poet to create complex metaphor structure and reflect his perception. The analyzation of poem in “Bach Dang Estuary” helps illustrate this point. Keywords: Poetical grammar, depict, prose, Bach Dang Estuary.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf45_2115_2208444.pdf