Ngôn ngữ tít trên báo chí

Tài liệu Ngôn ngữ tít trên báo chí: NGÔN NGỮ TÍT TRÊN BÁO CHÍ Trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng và ngành truyền thông nói chung, ngôn ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến sự thành công của một sản phẩm quảng cáo, một bài viết, một bài PR Đối với quảng cáo ngôn ngữ là chìa khóa “then chốt” đem lại sự mới lạ, hấp dẫn và thuyết phục của sản phẩm. Việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ tít trên báo chí là việc làm rất quan trọng. Nó không chỉ giúp người làm truyền thông nắm rõ được về các quy tắc, tác dụng và phương tích giật tít trên báo chí. Mà còn giúp họ thực hiện sản phẩm quảng cáo qua ngôn ngữ một cách hiệu quả. Vì sao tít lại giúp bài báo có được độc giả đón nhận hay từ chối mà lại ảnh hưởng đến quảng cáo một cách thuần túy đến như thế. Vậy trong bài tiểu luận này, chúng ta cùng khảo sát một tờ báo mạng Dantri.com.vn về ngôn ngữ tít, để làm sáng tỏ nhận định trên. Phương pháp nghiên khảo sát vấn đề này đơn giản chỉ dừng lại ở việc chọn lọc sơ loại, liệt kê, nghiên cứu định lượng trong việc lựa...

doc14 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ tít trên báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÔN NGỮ TÍT TRÊN BÁO CHÍ Trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng và ngành truyền thông nói chung, ngôn ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định đến sự thành công của một sản phẩm quảng cáo, một bài viết, một bài PR Đối với quảng cáo ngôn ngữ là chìa khóa “then chốt” đem lại sự mới lạ, hấp dẫn và thuyết phục của sản phẩm. Việc nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ tít trên báo chí là việc làm rất quan trọng. Nó không chỉ giúp người làm truyền thông nắm rõ được về các quy tắc, tác dụng và phương tích giật tít trên báo chí. Mà còn giúp họ thực hiện sản phẩm quảng cáo qua ngôn ngữ một cách hiệu quả. Vì sao tít lại giúp bài báo có được độc giả đón nhận hay từ chối mà lại ảnh hưởng đến quảng cáo một cách thuần túy đến như thế. Vậy trong bài tiểu luận này, chúng ta cùng khảo sát một tờ báo mạng Dantri.com.vn về ngôn ngữ tít, để làm sáng tỏ nhận định trên. Phương pháp nghiên khảo sát vấn đề này đơn giản chỉ dừng lại ở việc chọn lọc sơ loại, liệt kê, nghiên cứu định lượng trong việc lựa chọn ngôn ngữ trên tít bài báo. Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triền mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet.Giật tít trên báo điện tử đang đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là sử dụng ngôn ngữ. Hiện nay, ngôn ngữ báo chí đang có xu thế được xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ. Trên cơ sở nhận thức rằng " phong cách là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu ", người ta đã tìm ra những luận cứ, với các mức độ thuyết phục khác nhau, để khẳng định là ngôn ngữ báo chí có những nét đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính - công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận. Tít là dòng tiêu đề quen thuộc của mọi bài báo. Nó là cái mà đọc giả quan sát đầu tiên khi tiếp xúc với mỗi bài báo bất kì. Bằng việc sử dụng những từ ngữ sắc nét, cô đọng, giàu tính biểu cảm, tít là nhân tố đầu tiên thu hút được độc giả tới bài báo. Trong mỗi thể loại báo lại có cách giật tít khác nhau, sử dụng những ngôn từ khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là thu hút, gây sự chú ý đối với người đọc. Tít ( đầu đề ) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc. Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay phóng sự. Tít cho độc giả biết có chuyện gì sảy ra và vì sao độc giả lại quan tâm đến nó. Tít là phần đọc giả đọc trước tiên, là cái tác động nhanh nhất với người đọc. Người đọc có thể nhìn lướt qua trang này, trang khác và dừng lại ở bài báo có cái tin hấp dẫn nhất. Ví dụ như trang báo mạng Dantri.vn dưới đây có thể thấy những cái tít đã khoanh tròn là dễ được người đọc chấp nhận đầu tiên. ( Dantri.vn ngày 27/11/2011 ) Vì sao những cái tít này được chọn mà không phải là những cái tít khác. Câu trả lời bắt ta phải hiểu thế nào là một tít hay, hấp dẫn. Một tít hay là khi nó hội tụ được 4 yếu tố: trung thực, hấp dẫn, chính xác và trình bày đẹp. Vậy trung thực, chính xác là nói đúng thông tin, nói sự thực. Hấp dẫn, trình bày đẹp về câu từ, ngôn ngữ. Tít đưa đúng thông tin là phần tất yếu nhưng trình bày làm sao để người đọc nhận ra đó là một cái tít hay nên đọc bài báo đó là chuyện vô cùng khó. Khó cả với người viết nó và người đọc nó. Ngôn ngữ phải sắc nét, chuẩn về ngữ pháp, phù hợp với nội dung bài báo và quan trọng nhất là phải thật “ bình dân” để mọi người đều có thể hiểu. Ngôn ngữ tít phải thật sự ngắn gọn, hàm xúc, ấn tượng. Đôi khi nó không thể sử dụng được những từ ngữ “bình dân” mà phải sử dụng đến những từ ngữ chuyên ngành, những thuật ngữ, từ vay mượn để truyền đạt thông tin. Tuy nhiên, ngắn gọn không có nghĩa là tiết kiệm ý tứ, câu chữ tới mức nghèo nàn, đơn điệu, khó hiểu. Nhưng liệu nó có vi phạm vào quy tắc sử dụng từ ngữ toàn dân trong báo chí. Câu trả lời là không hoàn toàn vi phạm. Ta có thể xét xem một ví dụ sau. ( Nguồn Dantri.com.vn ngày 16/12/2011). Từ “ NC700” là tên của một dòng xe gắn máy của hãng Honda. Người đưa tin chỉ có thể dùng tên kí hiệu của dòng xe mà giật tít chứ không thể tìm một từ ngữ nào khác để thay thế. Cho dù người đọc ban đầu chưa hiểu được “ NC700” là gì và có thể tò mò mà đọc bài báo đó. (Nguồn Dantri.com.vn ngày 8/12/2011) Từ ngữ “ hàng khủng” là cái tít được giật cho bài báo giới thiệu về sản phẩm điện thoại LG Nitro HD và đúng hơn là một bài quảng cáo về dòng sản phẩm này. “ Hàng khủng” là một từ theo ngôn ngữ nóng, chỉ những sản phẩm có giá trị cao. Ở đây người viết hoàn toàn sử dụng đúng từ “ hàng khủng” vì giá của chiếc điện thoại này là 14,5 triệu đồng – một sản phẩm đắt đỏ. Việc sử dụng những từ ngữ không “bình dân” hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng nhiều khi người viết hay lạm dụng những từ ngữ theo kiểu phô trương, bày vẽ, dài dòng làm cho người đọc không hiểu và có hiểu thì con số đó rất hạn chế. Ví dụ như một số tít sau: “ Cơn bão” Ngũ cung “càn quét” đại nhạc hội Thăng Long, Quy định CSGT không đem quá 100.000đ đem lại hiệu quả tốt, Hà Nội: “Bác” đề xuất tăng giá trông giữ xe máy, xe đạp Ví như cái tít “ Cơn bão” Ngũ cung “ càn quét” đại nhạc hội Thăng Long là sai về nghĩa của từ ngữ. Từ “ càn quét” như bị thừa hẳn ra khi có “ cơn bão” vì mấy ai cũng hiểu cơn bão là như thế nào. Mà có thể sửa lại như “Cơn bão” Ngũ Cung tại đại hội Thăng Long. Còn cái tít “ Quy định CSGT không đem quá 100.000đ đem lại hiệu quả tốt” lại khiến cho người đọc không hiểu được vấn đề ở đây là gì, tại sao là thế. Nhiều cái “tít” hay trên mặt báo được ví những bông hoa đẹp với bao màu sắc phong phú, rực rỡ. Điểm chung ở những “cái tít” phóng sự hay là ngôn ngữ được dồn nén cô đọng, khúc triết, văn phong mềm mại, uyển chuyển, sử dụng các biện pháp tu từ gợi cảm và tạo được nét duyên dáng, tinh tế dễ “bắt mắt” người đọc ngay từ đầu. Việc đặt “tít” với những câu từ “đắc địa” không chỉ là một cách “tiếp thị” để độc giả quan tâm, chú ý đến bài viết của mình, mà còn góp phần làm nên “hồn cốt” của tác phẩm báo chí và diện mạo, phong cách của người cầm bút. Đặt “tít” hay là một nghệ thuật của người làm báo. Việc sử dụng làm sao cho các câu cú chuẩn, từ ngữ dễ hiểu mà lại mang lại hiệu quả cao nhất là việc đòi hỏi người viết cần có vốn từ vựng phong phú, vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo. Trên báo in đã khó, báo mạng lại càng không dễ. Đối với báo mạng tít trên đó thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh; không như báo viết bài nào đi liền với tít đó. VD như một loạt tít ăn theo các tít lớn: (Dantri.com.vn ) Các tít trên báo mạng có thể là một lít các danh sách trên bài báo, trong một mục tìm kiếm nào đó hoặc trong bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống sảy ra hoàn toàn chẳng liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào. Chẳng hạn những mục hiện nên trên danh sách khi tìm kiếm ở Google, Yahoo có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế không thể dễ dàng hiểu ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về nó. Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo. Ngay cả khi tít đi cùng với bài viết hay kèm theo ảnh, khó khăn của việc đọc chữ trên màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy lượng thông tin rất hạn chế vì thế sử dụng ngôn ngữ là rất cần thiết. Phải thật ngắn, dễ hiểu và đưa đầy đủ thông tin. Người viết phải thuần thục tiếng mẹ đẻ, vận dụng linh hoạt khéo léo vào từng ngữ cảnh để giật tít. Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng những ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn. Lựa chọn ngôn ngữ tít đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả tới bài viết. Vì số lượng từ ngữ dành cho tít không nhiều, phải đảm bào cho từng từ thật đáng giá. Khi bạn đọc bài viết có thể viết ra những từ dành cho đoạn tít. Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ. Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng. Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức. Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách. Nên dùng những từ ngữ thông dụng, nếu tít dung ngôn ngữ bác học, trừu tượng sẽ gây khó khăn cho người đọc. Nên cẩn trọng khi dùng những loại: Từ chuyên ngành, thuật ngữ khoa học, từ địa phương, từ viết tắt, từ nước ngoài Nếu cần thiết phải dung từ giải thích. Nhà báo cần nắm chắc các chi thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng tiếng Việt liên quan đến 4 phương diện chính là ngữ âm, từ vựng ngữ pháp và phong cách. Để làm được điều đó, chắc chắn chúng ta phải học một cách bài bản, nghiêm túc. Có thể học từ trường ,lớp hay tự học. Song dù học ở đâu đi chăng nữa kết quả cuối cùng đạt được phải là nói đúng, viết đúng. Chưa viết đúng, nói đúng thì chưa thể kì vọng một cái tít hay, mới lạ. Tuy vậy, việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực không đồng nghĩa với sự phủ nhận hoàn toàn sáng tạo của cá nhân. Có điều những sáng tạo ấy cần phải tuân thủ một quy định nhất định, nghĩa là phải có cơ sở khoa học. Chẳng hạn khi đặt tít cần có tính sáng tạo người viết có thể tạo ra những từ mới nhưng cần phải dựa vào những từ đã có sẵn nào đó và có mối quan hệ trực tiếp với nó về âm lượng âm thanh, nghĩa. Một tít hay không nhất thiết phải vay mượn nhiều tiếng nước ngoài. Có thể nói chưa bao giờ ngôn ngữ ngoại lại xuất hiện nhiều như hiện nay. Đặc biệt là trên những cái tít trên báo mạng. người ta sử dụng nó khá tùy tiện không biết người đọc có hiểu được hay không. Thật là khó hiểu khi những nhà báo Việt Nam viết và người đọc phải mở cuốn từ điển bên cạnh để tra cứu. phải chăng tiếng Việt ta nghèo, không đủ lượng từ chuyển tải thông điệp của các nhà báo tới độc giả của họ. tới mức họ phải sử dụng tiếng nước ngoài thay thế. Hoàn toàn ngược lại tiếng Việt của ta rất phong phú, đủ cho người viết có thể diễn đạt được. nếu như một cái tít như sau: “ Đội hình tiêu biểu Champions League” thì nhà báo có thể viết là: “ Đội hình tiêu biểu Cúp các câu lạc bộ châu Âu” mà không phải sử dụng từ ngoại. còn đây là một ví dụ khác về sự lạm dụng quá mức tiêng nước ngoài. Từ “ smartphone” được dịch ra tiếng Việt là điện thoại thông minh, một từ ngữ còn khá mới,vậy tại sao tiếng ta có mà dân ta lại không được biết. Phải chăng người viết cố tình bỏ qua yêu cầu tối thiểu của một tít là phải mang tính đại chúng. Ngôn ngữ báo chí không hề xa lạ với ngôn ngữ văn học. bởi ngôn ngữ văn học cũng mang yếu tố khuôn mẫu như ngôn ngữ báo chí. Nhưng tính chất khuôn mẫu và dập khuôn của ngôn ngữ văn học lại có điểm khác biệt căn bản so với báo chí. Không phải là các hình thức ngôn từ mà tính khuôn mẫu của nó lại được thể hiện thủ pháp nghệ thuật, phương thức và phong cách diễn đạt. Cả báo chí, cả văn học đều hướng về độc giả đại chúng nhưng báo chí hướng về quần chúng ( hoạc các nhóm xà hội, các giai cấp biệt lập nào đó) nói chung. Còn văn học lại hướng tới độc giả cụ thể. Chính vì vậy tính cá thể nhân hóa của ngôn ngữ báo chí rất hạn chế. Phải thực khách quan khi đưa tin, viết bài. Vì thế nên ngôn ngữ tít cũng không ngoại lệ, phải mang cái chung nhất. thường cái chung phải có một khuôn mẫu nhất định vì thế có thể nói nó hạn chế rất nhiều đến sự sáng tạo của người viết. Ví dụ như ta thử đọc qua cái tít sau đây: Rõ ràng ta thấy rất rõ tính khuôn mẫu trong tít “ Triều cường dâng cao, người dân TPHCM lao đao trong biển nước”. đầy đủ ngắn gọn, hàm súc “ lao đao”, mang tính đại chúng. Nhưng cái tít này thực sự đơn điệu khi thiếu đi tính sang tạo của viết. người đọc có thể liếc mắt qua cái tít và đọc những cái tít cảu bài viết khác vì họ phần nào hiểu được những cái họ cần ở đây. Ngược lại người viết có thể sử dụng thủ thuật lược bỏ thông tin, đảo từ ngữ để tạo ra một cái tít hấp dẫn hơn, như; Người dân TPHCM lao đao trong biển nước hay Đêm Sài Gòn “ lao đao” trong biển nước. Tít các bài báo hết sức đa dạng và phong phú. Có tới tận rất tít ( tiêu đề) khác nhau về hình thức cũng như nội dung. Tuy nhiên đứng dưới góc độ nhìn tổng thể các phương diện và ý nghĩa – chức năng ta có thể chia ra làm 7 các tít ( tiêu đề) khác nhau. Tiêu đề xác nhận mang nhiệm vụ đơn giản xác nhận của sự kiện, hiện tượng hoàn cảnh, nào đó trong thực tế. đối với thể loại tin nhất là tin ngắn, tin vắn, tiêu đề thường là một thông báo cụ thể và trọn vẹn như: “ CEO Hoda nhận trách nhiệm sự thất bại của xe Civic 2012 , “ Bé Ngọc Anh đã ra đi mãi mãi”Vì vậy ngôn ngữ ở đây đòi hỏi sự chính xác về câu từ, cú pháp và cách diễn đạt một cách tuyệt đối. Tiêu đề câu hỏi mang nhiệm vụ đặt ra những vấn đề đòi hỏi người đọc cần suy ngẫm, nhằm tạo tính thông điệp sâu hơn của bài viết. Đối với loại tiêu đề này người viết cần sử dụng câu hỏi tu từ, dấu chấm hỏi phù hợp với nội dung của nó. Ví dụ như: Cần Thơ: Tòa chấp nhận cả yêu cầu trái pháp luật?, Thảm kịch này, ai viết điếu văn?, “ Nếu “xã hội” biết nói?... Ngôn ngữ ở đây không đơn thuần là cung cấp thông tin nữa mà còn sâu hơn là đặt người đọc vào vấn đề cần suy ngẫm. Các từ ngữ phải thật sự biểu cảm và mang trạng thái của một vấn đề nghi vấn. Tiêu đề kêu gọi là những câu khầu khiến. chúng kêu gọi độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động cần thiết ( theo quan điểm của người viết) nào đó. Do các tiêu đề kiểu này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân thành của tác giả có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của người đọc, để rồi từ đó trong long họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản nhằm chia sẻ nỗi niềm của tác giả. Chính vì điều này, ngôn ngữ ở đây phải thật sự hàm xúc và dung các tính từ mang tình thái cao như: ôi, than ôi, tiếc thay hay dấu chấm than. Ví dụ như các tít sau của tờ báo mạng Dantri.com.vn: Seria A: Buồn vui lẫn lộn, “Con ơi đừng để hai đứa nhỏ phải mồ côi”, “ Con đau lắm, không nói được đâu mẹ ơi!” Tiêu đề trích dẫn tạo cảm giác nguồn tin của tác giả hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy. Nói cách khác, đây là những cái tít mà nói về việc thật, con người thật mà chính tác giả được chứng kiến. chủ thể của lời nói thường là nhân vật nổi tiếng được nhiều người quan tâm. Vì thế từ ngữ ở đây phải trích dẫn nguyên văn, đúng câu từ. Ví dụ như một số tít sau: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “ Nhanh chóng giảm lãi suất cho vay”, Trà My Idol: “ Người ta vẫn gọi tôi là gái hư” Tiêu đề bình luận đây là loại tiêu đề mà ở đó, tác giả bộc lộ nhận xét đánh giá của mình về con người hay sự phận nào đó. Vì thế nên ngôn ngữ ở đây thường thấy thàng ngữ chủ chốt là tính từ mang sắc thái đánh giá ( đặc sắc vô nhị, buồn, vui, đặc sắc). Song cũng không có ít trường hợp có thành tố “hạt nhân” là các loại từ khác, chẳng hạn như danh từ, danh ngữ ( bông hoa, sai lầm, đốm sang). Các tít điển hình như: Barca – Santos: Vũ điệu tấn công tại Yokohama, Đừng “vô tình” gieo thói quen xấu cho trẻ, “Ăn chi toàn đồ bẩn” Tiêu đề giật gân có nhiệm vụ để khiêu gợi khán giả, chúng rất có tính hiệu quả tạo ra cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả phải đọc toàn bộ bài báo để thỏa mãn chí tò mò của mình, cho dù nội dung của nó chưa thực sự thú vị. Vậy nên ngôn ngữ nó sư dụng khá “ nóng”, một loạt các từ mới, cách gọi đầy tính giật gân. Người viết có thể sử dụng những từ ngữ mang sắc thái cảm xúc cao, các động từ mạnh nhằm sự thu hút tối đa với độc giả. Như tít: Hi hữu cầu thủ đá phạt lòi cả ruột bóng, Kỳ án hiếp dâm: Thách đố đưa 200 thanh niên đến thử “huyệt trai trinh”, Công nghệ “phù phép” thịt thối Tiêu đề gợi cảm là tiêu đề được tạo lập bởi cách diễn đạt, lối nói mới lạ và độc đáo, giàu hình ảnh vì thế rất sinh động và hấp dẫn. Thế nên các từ ngữ hết sức hoa mỹ, giàu tính biểu tượng. Nếu so sánh các tiêu đề gợi cảm với các tiêu đề bình luận, dễ dàng nhận thấy chúng có mối quan hệ khá mật thiết: không ít tiêu đề gợi cảm lại mang sắc thái bình luận. Ví dụ như các tít có nội dung sau: Một “chuyện lạ Việt Nam”, Mẹ ơi, đi về thôi nhà mình có tiền đâu, “Nôn nóng bắt cướp”, công an bắt oan, đánh người gây thương tích. Như vậy là có khá nhiều cách đặt tiêu đề ( tít) khác nhau cho các văn bản báo chí. Tuy nhiên việc lựa chọn các này hay cách khác lại phụ thuộc vào tình huống, từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Song, thế nào đi nữa mỗi tiêu đề cần nêu được thần thái của bài viết, vừa khêu gọi được trí tò mò của người đọc. Sử dụng ngôn ngữ trên báo chí đang được đặt ra gay gắt đối với người làm báo. Đã có những lời cảnh báo về việc sự dụng ngôn ngữ thiếu cách chọn lọc, thiếu sang tạo của một số tác giả. Đã tìm thấy sự sáo mòn, nhàm chán, lặp lại, đơn điệu và dập khuôn ở một số tác giả, họ tự tìm một mô thức có sẵn và lắp ghép câu chữ cho phù hợp với nội dung của bài viết của mình. Chúng ta vẫn thường bắt gặp những ngôn từ được tác giả sử dụng trong tít báo rất khó hiểu, trìu tượng, nhiều từ chuyên môn mà chỉ có người trong ngành mới hiểu được Ngôn ngữ của cả dân tộc ta là một loại ngôn ngữ đa bản sắc, là sản phẩm kết tinh của cả dân tộc Nhà báo là người có khả năng khởi tạo dư luận, những gì họ viết ra được coi là chuẩn mực nhất định để người ta nghe theo, học theo và làm theo. Chính vì vậy cần có sự sang tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ báo chí đặc biệt là trong cách giật tít. Tình trạng sử dụng lệch lạc ngôn từ vẫn diễn ra ở một số bộ phận không nhỏ các nhà báo. Do trình độ, năng lực hay xu hướng của thị trường đòi hỏi các nhà báo dần như dễ dàng chấp nhận các lối viết tít thực dụng, đơn điệu. Chưa tìm được điểm nhấn rõ nét trong phong cách ngôn ngữ báo chí. Hiện nay, ở các trường đại học – cao đẳng, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ báo chí chuyên nghiệp, vấn đề đào tạo ngôn ngữ báo chí được đề cao. Bằng những chuyên đề riêng được lồng ghép trong các môn học cơ sở hay chuyên môn sâu. Đó là những nỗ lực đáng ghi nhận của những nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí có tâm huyết sâu với nghề. Đòi hỏi các học viên – những nhà báo tương lai của đất nước có tình thần học tập cao và ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong bài báo. Cần có những phương pháp học tập nghiên cứu cụ thể chi tiết trong việc lựa chọn sử, dụng ngôn ngữ. Thực hành phải được đan xen thường xuyên với học lí thuyết. Tài liệu tham khảo: 1.Ngôn ngữ báo chí – Vũ Quang Hào.. 2.Tiếng Việt thực hành – Hoàng Anh ( nhà xuất bản lý luận chính trị) 3.Cẩm nang MediaNet. 4.Lao động nhà báo – lý thuyết và kỹ năng cơ bản – Lê Thị Nhã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc337302_ngon_ngu_tit_tren_bao_chi_8967.doc
Tài liệu liên quan