Tài liệu Ngôn ngữ giao tiếp của giáo viên trong trường Tiểu học nhìn từ lý thuyết ngữ dụng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
15
NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA GIÁO VIÊN
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG
Communicative language of teachers in primary schools
from the theory of pragmatics
TS. Trần Thị Lam Thủy(1), TS. Nguyễn Thị Thu Hằng(2), TS. Trịnh Cam Ly(3)
(1),(2),(3) Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Bài viết tập trung nghiên cứu các yếu tố chi phối ngôn ngữ giao tiếp của giáo viên trong trường tiểu học
dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ dụng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và phát triển kĩ
năng giao tiếp cho giáo viên.
Từ khóa: giao tiếp sư phạm, ngôn ngữ giao tiếp, trường tiểu học
ABSTRACT
The paper focuses on the factors that govern teachers' communicative language in primary schools in
the light of the theory of pragmatics, thereby propo...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ giao tiếp của giáo viên trong trường Tiểu học nhìn từ lý thuyết ngữ dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
15
NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA GIÁO VIÊN
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÌN TỪ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG
Communicative language of teachers in primary schools
from the theory of pragmatics
TS. Trần Thị Lam Thủy(1), TS. Nguyễn Thị Thu Hằng(2), TS. Trịnh Cam Ly(3)
(1),(2),(3) Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Bài viết tập trung nghiên cứu các yếu tố chi phối ngôn ngữ giao tiếp của giáo viên trong trường tiểu học
dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ dụng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và phát triển kĩ
năng giao tiếp cho giáo viên.
Từ khóa: giao tiếp sư phạm, ngôn ngữ giao tiếp, trường tiểu học
ABSTRACT
The paper focuses on the factors that govern teachers' communicative language in primary schools in
the light of the theory of pragmatics, thereby proposing solutions to form and develop communication
skills for teachers.
Keywords: pedagogical communication, communicative language, primary school
1. Đặt vấn đề
Nghiên cứu về ngôn ngữ giao tiếp nói
chung đã được quan tâm từ rất lâu trong
lịch sử Ngôn ngữ học từ phương diện lí
luận đến ứng dụng. Từ những năm 50 của
thế kỉ XX, nhiều nhà triết học, logic học
như L. Wittgenstein, J. Austin, J. Searle
xem xét, nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt
động giao tiếp với những công trình đầu
tiên về ngữ dụng học. Đến G. Kasper
(1997) trong bài viết Can pragmatic
competence be taught đã nhấn mạnh đến
những hiểu biết về ngữ dụng học và năng
lực ngôn ngữ như là một trong những yếu
tố quan trọng tạo nên năng lực giao tiếp.
Các tác giả H. Stephen Straight trong mục
đích, phương pháp và lí thuyết trong giảng
dạy ngôn ngữ (bản dịch), F. Lowenthal, F.
Vandamme trong Pragmatics and
Education nghiên cứu đến việc giảng
dạy ngôn ngữ đều khẳng định mục đích
đầu tiên của việc học ngôn ngữ là đạt đến
sự trôi chảy, lưu loát trong giao tiếp. Tuy
nhiên, các tác giả này chủ yếu quan tâm
đến việc ứng dụng năng lực ngữ dụng vào
phát triển năng lực giao tiếp cho đối tượng
người học ngôn ngữ thứ hai.
Bên cạnh những công trình đặt nền
móng về lí luận, thế giới ngày càng quan
tâm hơn đến việc sử dụng hiệu quả ngôn
ngữ trong giao tiếp. Nếu chỉ làm một thao
tác tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm của
Email: tranthilamthuy@gmail.com
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019)
16
Internet với các từ khóa “sử dụng hiệu quả
ngôn ngữ trong giao tiếp”, chỉ chưa đầy 1
phút, chúng ta đã có ngay 3.470.000 kết
quả; tương tự với cụm từ “using language
of result in the communication” chúng ta
đã có một con số đáng nể trong chưa đầy 1
phút là 9.870.000 kết quả. Tình hình này
cho thấy mối quan tâm đặc biệt của nhân
loại nói chung và Việt Nam nói riêng đối
với ngôn ngữ giao tiếp và dạy học ngôn
ngữ giao tiếp.
Ở Việt Nam, một trong những người
khởi xướng đầu tiên là Đỗ Hữu Châu với
các công trình nghiên cứu về Ngữ dụng
học, đặt nền móng cho việc nghiên cứu
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp như
Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 – Ngữ
dụng học, Giáo trình ngữ dụng học; Cơ sở
ngữ dụng học, Giáo trình ngữ dụng
học.v.v. Tiếp sau Đỗ Hữu Châu, ngữ dụng
và ngôn ngữ giao tiếp được khai thác gần
hơn với ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ
trong tác phẩm văn chương với các tác giả
như Nguyễn Đức Dân, Bùi Minh Toán, Đỗ
Thị Kim Liên và nhiều tác giả với các
bài viết trên tạp chí bàn về ngôn ngữ giao
tiếp trong những ngữ cảnh nhất định.
Riêng trong phạm vi giáo dục, ngôn
ngữ giao tiếp cũng xuất hiện nhiều công
trình quan tâm nghiên cứu với các tên tuổi
như Trần Hữu Luyến, Trương Dĩnh,
Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Trí, Nguyễn
Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hiên,
Nguyễn Thị Xuân Yến.v.v. Điểm qua các
bài viết về ngôn ngữ và giao tiếp trong
trường học, cho thấy các tác giả đã quan
tâm đến vấn đề từ nhiều phương diện liên
quan đến chương trình, sách giáo khoa, từ
nội dung đến phương pháp, đến các bài tập
thực hành giao tiếp đều được đề cập ở
hầu hết các cấp học. Riêng cấp học tiểu học
cũng đã có một số công trình tiêu biểu như
Dạy hội thoại cho học sinh tiểu học (Dự án
phát triển giáo viên tiểu học, Hà Nội, 2007
do Nguyễn Trí (chủ biên) và Hoạt động
giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học
(NXB Đại học Sư phạm của Phan Phương
Dung và Đặng Kim Nga, 2009).v.v.
Tuy nhiên, các công trình kể trên đều
mang tính cục bộ, chưa thể thành hệ thống.
Đối tượng mà các công trình đã có hướng
tới hầu như là chỉ mối quan hệ giữa giao
tiếp với hoạt động dạy học, đối tượng
chính được quan tâm đến ở đó là học sinh.
Câu hỏi mà các tác giả đặt ra vẫn xoay
quanh trục chính là làm thế nào để giáo
viên (GV) dạy cho học sinh (HS) giao tiếp
qua các bài học. Còn người dạy sẽ như thế
nào vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
Trong phạm vi của bài viết này, trước hết,
chúng tôi muốn tìm hiểu về thực trạng giao
tiếp trong trường tiểu học nhằm xây dựng
một hệ thống cơ sở cho những phạm vi
giao tiếp cụ thể dành cho giáo viên. Góp
phần giúp GV hoàn thiện thêm kĩ năng
giao tiếp của mình trước khi họ có thể
truyền dạy tri thức và rèn luyện kĩ năng
cho học sinh.
2. Các yếu tố chi phối giao tiếp và
giao tiếp sư phạm
2.1. Các yếu tố chi phối giao tiếp
Các nhân tố giao tiếp là những yếu tố
có mặt trong hoạt động giao tiếp, ảnh hưởng
và chi phối đến cuộc giao tiếp đó (kể cả chi
phối hình thức lẫn nội dung) như nhân vật
giao tiếp, thực tế được nói tới, tiền giả định
giao tiếp, phương tiện và kênh giao tiếp,
đích giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp là
những nhân tố giao tiếp thông thường.
a. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người
tham gia vào hoạt động giao tiếp và tương
TRẦN THỊ LAM THỦY và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
17
tác với nhau bằng ngôn ngữ. Khi bản thân
là một nhân vật giao tiếp, người giao tiếp
buộc phải chú ý đến vai giao tiếp của mình
trong cuộc thoại và quan hệ liên nhân giữa
mình cùng các đối tác. Đó là tương quan vị
thế xã hội của mình với đối tác (vai trên
hay dưới xét về tuổi tác, địa vị, trình độ)
và mối quan hệ tình cảm đã có (thân tình
hay còn xa lạ, khách sáo). Tất cả các yếu tố
này đều sẽ chi phối, buộc mỗi người giao
tiếp phải có hành vi, cử chỉ, lời nói phù
hợp với vai của mình.
b. Nguyên tắc hội thoại
Muốn cho một cuộc hội thoại thành
công, các nhân vật tham gia hội thoại phải
tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.
Các nguyên tắc này được phát biểu trong
Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice,
Lý thuyết quan yếu của Wilson và Sperber
và Phép lịch sự hay nguyên tắc tôn trọng
thể diện.v.v.
Nguyên tắc cộng tác được Grice đề
xuất với các phương châm hội thoại. Còn
Wilson và Sperber cho rằng một phát ngôn
có tính quan yếu là một phát ngôn có tác
động đối với ngữ cảnh. Xác định tính quan
yếu của phát ngôn là nhiệm vụ của người
giao tiếp bằng cách: đối chiếu với ngữ cảnh
(tri thức nền), người nghe suy ý từ nghĩa
của phát ngôn mà tìm ra tính quan yếu của
phát ngôn tiếp nhận được. Phép lịch sự
được R. Lakoff (1977) xác định là sự tôn
trọng nhau trong tương tác hội thoại. Càng
tuân thủ nguyên lí lịch sự thì nguy cơ đối
mặt với những trở ngại trong giao tiếp giữa
các cá nhân càng được giảm thiểu. Vì vậy
cần thực hiện những nguyên tắc sau: i)
không áp đặt (trong giao tiếp mang tính
nghi thức); ii) để ngỏ sự lựa chọn (trong
giao tiếp thông thường) và iii) làm cho
người đối thoại cảm thấy thoải mái (trong
trò chuyện thân mật).
Những nguyên tắc này chi phối và tác
động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại.
c. Phương châm hội thoại
Phương châm hội thoại là những quy
định mà người tham gia hội thoại phải tuân
thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công. Có 5
phương châm hội thoại chính là: phương
châm về lượng (khi giao tiếp, cần nói đúng
nội dung; nội dung của lời nói phải đáp
ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,
không thiếu, không thừa); phương châm về
chất (khi giao tiếp, đừng nói những điều
mà mình không tin là đúng hay không có
bằng chứng xác thực); phương châm quan
hệ (khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài
giao tiếp, tránh nói lạc đề); phương châm
cách thức (khi giao tiếp, cần chú ý nói
mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ),
phương châm lịch sự (khi giao tiếp cần tế
nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác).
Để giao tiếp thành công, cần nắm vững
các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn
cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận
dụng phương châm hội thoại cho phù hợp
và linh hoạt.
d. Thương lượng hội thoại
Thương lượng hội thoại là quá trình
vận động, tương tác giữa các đối tượng
tham gia giao tiếp để đạt tới mục đích.
Trong thương lượng hội thoại, các nhân vật
giao tiếp cần chú ý đến 3 yếu tố chính: đối
tượng thương lượng, phương thức thương
lượng và kết cục hội thoại.
e. Lập luận
“Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm
dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay
chấp nhận một kết luận nào đấy mà người
nói muốn đạt tới” (Đỗ Hữu Châu, 2001).
Trong giao tiếp, nếu nắm vững và vận
dụng tốt lí thuyết lập luận, người giao tiếp
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019)
18
có thể đưa ra những chứng cứ, lý lẽ để
thuyết phục, đàm phán, hướng đối phương
có thể tin vào thông tin mình cung cấp.
Nếu không biết sử dụng lập luận, người nói
có thể sẽ trở nên lúng túng, bị động trong
chính tình huống mà mình đưa ra.
g. Thực tế được nói tới
Thực tế được nói tới còn gọi là nội
dung của ngôn bản trong giao tiếp. Nội
dung ấy giúp người giao tiếp trả lời được
cho các câu hỏi: ‘‘Mình sẽ nói/ viết vấn đề
gì?, Mình sẽ gửi thông điệp gì tới người
nghe/ người đọc” thì mới có thể xác định
được hiện thực được nói tới.
h. Đích giao tiếp
Mỗi hoạt động giao tiếp bao giờ cũng
hướng tới một hoặc một số mục đích nhất
định nào đó (gọi là đích giao tiếp). Đích
của giao tiếp vô cùng đa dạng, phong phú,
có khi chỉ đơn thuần là để làm quen, bày tỏ
tâm tư, suy nghĩ, thông báo một tư tưởng,
nhận thức nào đó của mình nhưng cũng có
khi là đưa ra một lời yêu cầu, đề nghị đòi
hỏi người nghe phải giải đáp, thực hiện.
Đích trong giao tiếp người ta còn gọi là
đích tác động. Thông thường, người nói/viết
tác động đến người nghe/đọc với 3 dạng
đích: tác động về mặt nhận thức, tác động
về mặt tình cảm, tác động về mặt hành
động. Cuộc giao tiếp đạt được hiệu quả
(toàn phần hoặc một phần) khi và chỉ khi
đạt được đích giao tiếp. Ngược lại, cuộc
giao tiếp có thể hoàn toàn thất bại vì không
hề đạt được mục đích đặt ra từ ban đầu.
i. Hoàn cảnh giao tiếp
Bối cảnh diễn ra cuộc giao tiếp được
gọi là hoàn cảnh giao tiếp và được phân ra
làm 2 loại: hoàn cảnh giao tiếp rộng (bao
gồm hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế...
chung của đất nước/dân tộc, tham gia vào
cuộc giao tiếp dưới dạng những kinh
nghiệm, những vốn hiểu biết chung giữa
các nhân vật giao tiếp); hoàn cảnh giao tiếp
hẹp (yếu tố thời gian, địa điểm, hình thức
giao tiếp, tình trạng sức khỏe, những sự
việc diễn ra) trong quá trình giao tiếp.
Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp có nghi
thức hay phi nghi thức, tùy theo điều kiện
thời gian, nơi chốn... diễn ra cuộc giao tiếp,
người nói/viết sẽ lựa chọn nội dung, hình
thức diễn đạt phù hợp.
k. Tiền giả định giao tiếp
Tiền giả định giao tiếp là những hiểu
biết, những kinh nghiệm, vốn tri thức
chung giữa các nhân vật; là điều kiện để
cho một cuộc giao tiếp diễn ra bình
thường. Nhờ có tiền giả định giao tiếp mà
cuộc giao tiếp tránh được tình trạng “ông
nói gà, bà nói vịt” hoặc “vặn vẹo” nhau do
nội dung giao tiếp khó có thể diễn đạt hết
bằng lời.
l. Phương tiện và kênh giao tiếp
Phương tiện giao tiếp là tất cá yếu tố
được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, tư
tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác
trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao
tiếp chính gồm hai nhóm: ngôn ngữ (lời
nói, chữ viết) và phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử
chỉ, điệu bộ).
Như vậy, nghiên cứu nhân tố giao tiếp
giúp chúng ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về
giao tiếp, các nhân tố tham gia vào hoạt
động giao tiếp và chi phối cuộc giao tiếp
đó để biết cách điều chỉnh hoạt động giao
tiếp của mình nhằm đạt được hiệu quả giao
tiếp cao.
2.2. Giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm là hoạt động giao
tiếp diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp hẹp
(trường học). Trong đó, chủ thể của hoạt
động là GV nhằm truyền đạt và lĩnh hội
các tri thức khoa học, các kỹ năng nghề
TRẦN THỊ LAM THỦY và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
19
nghiệp, vốn sống để xây dựng và phát triển
nhân cách toàn diện cho học sinh.
Giao tiếp sư phạm thường mang tính
chuẩn mực dựa trên nền tảng tình cảm,
thuyết phục, cảm hóa, vận động. Đây là
hoạt động được xã hội tôn vinh, bảo đảm
trong môi trường an toàn, lành mạnh. Chính
vì vậy, mỗi một GV trong quá trình giao
tiếp phải luôn luôn chú ý đến tính chuẩn
mực, làm gương cho HS noi theo; đồng thời
HS phải có thái độ tôn kính người thầy
(được thể hiện trong Luật Giáo dục).
Trong môi trường trường học, có một
số yếu tố có thể làm chậm hoặc tác động
tiêu cực đến quá trình chuyển giao thông
tin một cách hiệu quả. Bao gồm:
- Trình độ nhận thức và mức độ nhận
thức theo cảm tính: sự quá chênh lệch về tuổi
tác, cương vị, trình độ văn hóa giữa người
phát và người nhận có thể là những yếu tố
tạo ra sự hiểu lầm hoặc không hiểu nhau;
- Sự khác biệt về giới tính cũng là một
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình
giao tiếp vì giới tính khác nhau tạo nên
những phong cách khác nhau;
- Tâm lý, cảm xúc: các cảm xúc thái
quá, các sự thay đổi tâm lí đột ngột cản trở
nhiều nhất đến quá trình giao tiếp hiệu quả;
- Những chấn thương tình cảm: nỗi
buồn, đau đớn, thất vọng;
- Những sự khác nhau về chính kiến,
những xung đột;
- Những định kiến về người khác;
- Đối tượng muốn nói rõ sự thật nhưng
cảm thấy không an toàn vì sự có mặt của
một người thứ ba;
- Các trở ngại do môi trường (tự nhiên
và xã hội): Những yếu tố gây nhiễu như:
các kích thích thị giác gây phân tán tư
tưởng; nhiệt độ không khí quá cao, từ 26
đến 33°c làm giảm từ 28% đến 50% khả
năng tiếp thu thông tin; tiếng ồn từ 60 đến
100 decibel làm cho số lượng các thông tin
tiếp thu sai lệch lên tới 40%.v.v.
Dựa trên các hoạt động sư phạm và các
mối quan hệ trong trường tiểu học, chúng
tôi phân ra các loại giao tiếp như sau:
- Giao tiếp giữa GV và học sinh;
- Giao tiếp giữa các đồng nghiệp với
nhau (bao gồm giao tiếp giữa GV và ban
giám hiệu, giữa các đồng nghiệp);
- Giao tiếp giữa GV và phụ huynh học
sinh.
3. Giao tiếp của giáo viên trong
trường tiểu học
Để nắm được thực trạng và đề ra giải
pháp hình thành kĩ năng xử lí tình huống
phù hợp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
thực trạng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp và
giao tiếp của 70 giáo viên tại một số trường
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bằng
hình thức phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp,
chúng tôi đã có một số chia sẻ cũng như
thông tin về thực trạng giao tiếp và sử dụng
ngôn ngữ giao tiếp của giáo viên. Kết quả
bước đầu cho thấy:
- Đối tượng mà GV gặp khó khăn
nhiều nhất khi giao tiếp là phụ huynh HS
(96% GV chọn). Đây là đối tượng rất đa
dạng với đủ các thành phần xã hội, đòi hỏi
GV phải linh hoạt trong ứng xử và tiếp
xúc. Chính vì vậy, GV ngại tiếp xúc với
phụ huynh cũng không có gì lạ.
- Trong giao tiếp với đồng nghiệp, Ban
Giám hiệu cũng như GV đều hướng tới tạo
sự thân thiện trong khi vẫn giữ đúng vai vị
thế giao tiếp (xưng hô chủ yếu là thầy/cô –
tôi/em hoặc anh/chị - tôi/em). Ngay cả khi
có sự bất đồng phải có tranh luận (thậm chí
tranh cãi), hầu hết GV vẫn chọn xưng hô
như thường ngày, lời nói vẫn giữ chuẩn
mực của nhà giáo.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019)
20
- Trong giao tiếp với phụ huynh, GV
cũng lựa chọn hướng tới tạo sự thân thiện
bằng cách xưng hô anh/chị - em hoặc
ba/mẹ - cô/thầy. Khi phụ huynh có thắc
mắc hoặc phản ứng không phù hợp, hầu
hết GV vẫn lựa chọn phương án bình tĩnh
giải thích để phụ huynh hiểu, trường hợp
bất đắc dĩ vượt ra ngoài khả năng mới làm
phiền đến sự hỗ trợ của BGH.
- Đối với học sinh, hầu như GV đều
chọn cách xưng hô hết sức thân mật đúng
với tinh thần “khi đến trường cô giáo như
mẹ hiền”, xưng cô/thầy và gọi con.
Mặc dù kết quả cho thấy khá cụ thể
song quan sát trong quá trình giáo viên
điền phiếu hỏi cũng như trả lời phỏng vấn,
những cơ sở khoa học của ngữ dụng học
không được áp dụng một cách thường
xuyên. Nói cách khác, GV ứng xử, làm
việc theo cảm tính chứ không tự phân tích
để dựa trên một cơ sở lí luận/khoa học để
hành xử. Từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất
thêm một số giải pháp để hình thành kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của GV
trong trường tiểu học dựa trên khung lí
thuyết của ngữ dụng học.
4. Đề xuất một số giải pháp hình thành
kĩ năng giao tiếp cho giáo viên tiểu học
4.1. Xây dựng mục đích giao tiếp và
hình thành lập luận cho cuộc giao tiếp
Bất kì cuộc giao tiếp nào cũng có mục
đích, dù chỉ là để tạo mối quan hệ thân
thiện hay trao đổi truyền đạt tư tưởng, nhận
thức. Bởi vậy, trước khi vào cuộc giao tiếp,
GV nên xác lập mục tiêu đồng thời hình
thành trước các ý (luận cứ) để có thể chủ
động trong cuộc hội thoại. Chẳng hạn để
trao đổi với phụ huynh tình hình học tập
của con em họ, GV cần tuân thủ các bước
lập luận: (1) thăm hỏi (tạo tình cảm và
không khí thân thiện), (2) khen ngợi những
điểm HS đã làm được, (3) bày tỏ mong
muốn HS sẽ có kết quả tốt hơn nữa trong
tương lai, (4) nói về những hạn chế cần
khắc phục, (5) mong muốn phụ huynh
cùng phối hợp. Như vậy, phụ huynh sẽ có
tâm lí thoải mái và dễ dàng phối hợp cùng
GV và nhà trường hơn.
4.2. Xác lập tiền giả định giao tiếp
chung cho cả người nói và người nghe
Trong các cuộc giao tiếp, rất nhiều
phát ngôn của người nói bắt đầu bằng như
anh/chị/em/thầy/cô đã biết. Đằng sau tổ
hợp này là những thông tin mà hầu như cả
người nói và người nghe đều đã biết. Việc
nhắc lại là để người nói khẳng định một lần
nữa những nhận thức và quan điểm chung,
nhằm tránh hiểu lầm hoặc thiếu định
hướng cho thông tin mới.
4.3. Tạo hoàn cảnh giao tiếp hẹp phù
hợp với vai giao tiếp và nội dung giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp hẹp của giao tiếp
sư phạm thông thường là lớp học, trường
học. Mọi cuộc giao tiếp diễn ra trong đó
đều phải tuân theo chuẩn mực và quy định
của nhà trường. Sự thân thiện, tính tích
cực, tính lịch sự và thái độ tôn trọng người
tham gia giao tiếp cũng như mọi người
xung quanh phải được đảm bảo như những
nguyên tắc của giao tiếp trong trường học.
4.4. Tạo quan hệ liên nhân thân mật
trong giao tiếp
Một cuộc trò chuyện thân mật bao giờ
cũng giúp người giao tiếp dễ dàng đạt được
mục đích, đồng thời xây dựng được mối
quan hệ tốt đẹp với đối tác. Chính vì vậy,
tạo sự thân thiện luôn là mối quan tâm hàng
đầu trước khi vào cuộc giao tiếp. Với người
Việt, biện pháp được sử dụng nhiều nhất là
sử dụng từ xưng – hô. Bằng cách kéo người
đối diện lại gần mình hơn qua việc dùng các
danh từ thân tộc như anh/chị - em,
TRẦN THỊ LAM THỦY và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
21
cô/bác/chú/dì – con/cháu.v.v. Đặc biệt, GV
và phụ huynh còn có cách xưng – gọi ba/mẹ
- cô/thầy khiến người trong cuộc cảm thấy
ấm áp và có trách nhiệm hơn. Đây là một
trong những biện pháp giúp GV cải thiện
nỗi e ngại tiếp xúc với phụ huynh nhiều
nhất. Ngoài ra, nếu bắt buộc phải nhận xét về
HS với phụ huynh, cần tránh phàn nàn, kể lể
lỗi của HS (nếu có). Nếu phải góp ý để thay
đổi, GV cũng phải “lựa lời” sao cho phụ
huynh cảm nhận sự chân thành và yêu
thương con trẻ của GV. Có như vậy, sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo
dục mới đạt đến hiệu quả cao nhất.
4.5. Sử dụng phương tiện giao tiếp
chuẩn mực
Với phương châm chọn lọc những yếu
tố ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản có
tính chất trong sáng, đẹp đẽ, và chuẩn mực
để phù hợp với các nhân tố giao tiếp, đáp
ứng được những đòi hỏi về thẩm mĩ ngôn
ngữ. GV cần xây dựng cho mình và cho cả
HS phương tiện giao tiếp chuẩn mực.
Về ngữ âm, lấy hệ thống cách phát âm
của giới tri thức sử dụng ngôn ngữ chuẩn
hóa, chứ không phải trên cách phát âm của
một cộng đồng địa phương để hướng các
em tiếp cận và sử dụng thành thạo được hệ
quy chuẩn phát âm chuẩn.
Về từ ngữ, GV cần sử dụng và cung
cấp cho HS hệ thống từ ngữ chuẩn mực,
biết sử dụng từ ngữ để diễn đạt đúng
truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc.
Đặc biệt, GV cần lưu ý thêm một số
điểm khi giao tiếp với học sinh:
- Khen ngợi một cách chân thành
những nỗ lực hoặc thành tích trong học tập
của các em;
- Giọng nói ấm áp, truyền cảm, hấp
dẫn, không nói lay, nói lắp, ngữ điệu vừa
phải sinh động;
- Vốn từ phong phú, đa dạng, dễ hiểu,
phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sư phạm;
- Lắng nghe, khích lệ, động viên các
em nói ra những băn khoăn, lo lắng cũng
như nguyện vọng của mình. Biết đặt mình
vào vị trí của các em để hiểu được tâm lý
và tìm được sự đồng cảm, thấu hiểu nhằm
dễ thuyết phục học sinh;
- Không quát tháo, không nặng lời,
không dùng những từ ngữ xúc phạm “láo,
hỗn,..” gây tổn thương các em;
- Không nên nhắc mãi những nhược điểm
đã được khắc phục của các em. Vì thực tế cho
thấy rằng: thưởng nhiều hơn phạt, khen nhiều
hơn chê là cách giáo dục có hiệu quả nhất;
- Thật chân thành quan tâm đến đối
tượng giao tiếp, không giả tạo, làm sao để
các em tìm thấy được sự gần gũi, tin cậy
trong hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò.
5. Kết luận
Giao tiếp sư phạm là một dạng giao
tiếp đặc biệt. Bởi ở đây không đơn thuần chỉ
là giao tiếp để chuyển tải thông tin mà qua
đó, chúng ta giáo dục, hình thành đạo đức,
nhân cách cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, trong bất
kì cuộc giao tiếp nào với tư cách là GV,
người giao tiếp đều phải hướng tới sự chuẩn
mực cả về thái độ, cử chỉ, lời nói.v.v. Xem
xét giao tiếp của GV dưới ánh sáng của lí
thuyết ngữ dụng học, chúng tôi cho rằng,
việc hiểu biết và vận dụng các lí thuyết ngữ
dụng vào giao tiếp là cần thiết và hữu ích
cho mỗi người tham gia giao tiếp. Hi vọng
những đề xuất của chúng tôi ở đây có thể
góp phần giúp GV tiểu học cũng như những
người tham gia giao tiếp có thể vận dụng và
đạt được thành công hơn trong cuộc sống.
Bài báo thuộc đề tài NCKH – Mã số
CS2018-26. Nhóm tác giả chân thành cảm
ơn Trường Đại học Sài Gòn đã tài trợ cho
đề tài nghiên cứu này.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019)
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Austin J. L. (1955). How to do things with words. Oxford at the Clarendon Press. (1962).
Đỗ Hữu Châu (2001). Đại cương ngôn ngữ học. Tập 2: Ngữ dụng học. Hà Nội: NXB Giáo
dục.
Grice, H.P. (1968). “Utterer's Meaning, Sentence Meaning, and Word Meaning”
Foundations of Language. 4. Reprinted as ch.6 of Grice 1989. pp. 117–137.
I.U.V. Rozdextvenxki (1997). Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương. TP.HCM:
NXB KHXH.
F. Lowenthal, F. Vandamme (1986). Pragmatics and Education. New York: Plenum press.
Ngô Công Hoàn (1997). Giao tiếp và ứng xử sư phạm. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Sperber, D., and Deirdre Wilson. (1986). Relevance: communication and cognition.
Oxford: Basil Blackwell. 10. Yule, G. (1996), Pragmatics.
Ngày nhận bài: 11/5/2019 Biên tập xong: 15/6/2019 Duyệt đăng: 20/6/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_163_2214918.pdf