Tài liệu Nghiên cứu xu thế biến đổi mực nước vùng ven biển Thành phố Hồ Chí Minh - Trần Xuân Hoàng: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017
109
Nghiên cứu xu thế biến đổi mực nước vùng ven biển
Thành phố Hồ Chí Minh
Water level trends in coastal region of Ho Chi Minh City
ThS. Trần Xuân Hoàng
Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường
ThS. Ngô Nam Thịnh
Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
TS. Lê Ngọc Tuấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Tran Xuan Hoang, M.Sc.
Institute of Hydrology Meteorology Oceanology and Environment
Ngo Nam Thinh, M.Sc.
Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climte Change
Le Ngoc Tuan, Ph.D.
The University of Science – National University Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Nước biển dâng do biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ nét trong những năm gần đây. Trong nghiên
cứu này, xu thế biến đổi mực nước được tính toán cập nhật đến năm 2014 (1979-2014; 1986-2005;
2005-2014) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận bao gồm các trạm Vũng Tà...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xu thế biến đổi mực nước vùng ven biển Thành phố Hồ Chí Minh - Trần Xuân Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017
109
Nghiên cứu xu thế biến đổi mực nước vùng ven biển
Thành phố Hồ Chí Minh
Water level trends in coastal region of Ho Chi Minh City
ThS. Trần Xuân Hoàng
Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường
ThS. Ngô Nam Thịnh
Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
TS. Lê Ngọc Tuấn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Tran Xuan Hoang, M.Sc.
Institute of Hydrology Meteorology Oceanology and Environment
Ngo Nam Thinh, M.Sc.
Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climte Change
Le Ngoc Tuan, Ph.D.
The University of Science – National University Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Nước biển dâng do biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ nét trong những năm gần đây. Trong nghiên
cứu này, xu thế biến đổi mực nước được tính toán cập nhật đến năm 2014 (1979-2014; 1986-2005;
2005-2014) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận bao gồm các trạm Vũng Tàu, Vàm
Kênh và Cần Giờ. Kết quả cho thấy xu thế biến đổi mực nước cực trị tại khu vực đều tăng, đặc biệt
trong 10 năm gần đây – phần nào thể hiện rõ ràng hơn biểu hiện của BĐKH tại khu vực.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mực nước.
Abstract
Sea level rise due to climate change is increasingly evident in recent years. In this work, water level
trends were calculated to the year 2014 (1978-2014; 1986-2005; 2005-2014) in Ho Chi Minh City and
the surrounding areas. The considered water level monitoring stations were Vung Tau, Vam Kenh, and
Can Gio. Results shows that extreme water level trends are increasing, especially in the last 10 years,
which clearly demonstrates the manifestation of climate change in the research area.
Keywords: climate change, sea level rise, water level.
1. Mở đầu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang
tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh -tự
nhiên, môi trường và xã hội, trong đó có sự
thay đổi các yếu tố khí tượng thủy văn.
Mực nước là một trong những yếu tố khí
tượng thủy văn cần được quan tâm, xem
xét. Theo đó, phân tích, đánh giá các đặc
trưng cực trị, xu thế và mức độ biến đổi
mực nước là hết sức cần thiết, góp phần
110
đánh giá ảnh hưởng của BĐKH, nước biển
dâng (NBD). Bên cạnh đó, việc phân tích
và tính toán đặc trưng mực nước còn có ý
nghĩa quan trọng đối với việc thiết kế các
công trình vùng ven bờ, ảnh hưởng đến chi
phí và độ an toàn của công trình... [1-2]
Huyện Cần Giờ là nơi duy nhất giáp
biển Đông của thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) với hệ thống sông rạch chằng
chịt và rất nhiều cửa sông (Soài Rạp, Đồng
Tranh, Cái Mép, Ngã Bảy,). Chế độ thủy
lực nơi đây khá phức tạp, chịu tác động của
lũ thượng nguồn và chế độ bán nhật triều
không đều của biển Đông, chi phối nhất
định đến tình hình ngập lụt, xâm nhập mặn,
diễn biến chất lượng nước, đặc biệt trong
bối cảnh BĐKH. Có thể thấy, diễn biến
mực nước có vai trò quan trọng trong
những nghiên cứu liên quan đến các vấn đề
nêu trên tại địa phương. Theo đó, nghiên
cứu này nhằm mục tiêu đánh giá xu thế
biến đổi mực nước tại Tp.HCM và vùng
lân cận đến năm 2014; cụ thể tại các trạm
mực nước Vũng Tàu, Vàm Kênh và Nhà
Bè; theo năm, theo mùa cũng như theo
từng giai đoạn khác nhau (từ 1979 đến
2014), trong đó có xét giai đoạn nền 1986-
2005 theo tiếp cận trong báo cáo AR5 của
Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí
hậu (IPCC) [3]. Việc đánh giá riêng biệt
ảnh hưởng của BĐKH đến sự thay đổi mực
nước tại địa phương không thuộc phạm vi
của nghiên cứu này.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trạm hải văn Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu) và Vàm Kênh (tỉnh Tiền Giang)
đại diện tốt chế độ mực nước tại khu vực
cửa sông huyện Cần Giờ, phục vụ đánh giá
diễn biến NBD; trạm Nhà Bè nằm sâu
trong nội đồng tại vị trí giáp ranh giữa
huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè với chế
độ mực nước vừa chịu tác động của thủy
triều biển Đông vừa chịu tác động của lưu
lượng thượng nguồn - có thể đại diện cho
các kênh rạch nội đồng tại khu vực huyện
Cần Giờ.
Hình 1: Vị trí trạm mực nước Vũng Tàu,
Vàm Kênh và Nhà Bè.
Nghiên cứu xây dựng 2 nội dung
chính: (1) Đánh giá các đặc trưng mực
nước và thủy triều, bao gồm: đặc trưng
mực nước cực trị; cực trị thủy triều; mực
nước thiết kế (phương pháp phân tích cực
trị mực nước quan trắc). (2) Đánh giá xu
thế biến đổi mực nước tại các trạm:
phương pháp phân tích xu thế.
Các giai đoạn được xem xét so sánh:
(1) Giai đoạn 1986 - 2005: Giai đoạn nền
cho kịch bản BĐKH trong báo cáo AR5
của IPCC [3]; (2) Giai đoạn 2005 - 2014:
Giai đoạn 10 năm gần đây; (3) Giai đoạn
1978 - 2014: Giai đoạn tổng hợp.
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu mực nước giờ tại
Trạm Vũng Tàu trong 37 năm (01/01/1978
- 31/12/2014); Trạm Vàm Kênh trong 36
năm (01/01/1979-31/12/2014); Trạm Nhà
Bè trong 34 năm (01/01/1981-31/12/2014).
Tất cả các số liệu đã được đưa về mốc
chuẩn quốc gia và được cung cấp bởi Đài
Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đảm
bảo độ tin cậy.
Số liệu mực nước giờ được sử dụng để
phân tích điều hòa thủy triều, tạo ra bộ
hằng số điều hòa thủy triều -sử dụng để
111
tính toán các mực triều cực trị. Các giá trị
mực nước trung bình, tối thấp và tối cao
năm được sử dụng để tính các mực nước
tần suất hiếm (các mực nước thiết kế) với
chu kỳ lặp lại (hồi kỳ) khác nhau. Như vậy,
cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán khá đầy đủ
và được quan trắc trong nhiều năm, đảm
bảo không có sự biến động hay dị thường
lớn trong quá trình quan trắc.
2.2. Phương pháp tính toán mực nước
cực trị
Để thực hiện việc tính toán và phân
tích các số liệu mực nước thực đo, phần
mềm Excel được sử dụng tương ứng với
các công thức sau:
̅̅ ̅
∑
(j=1, 2, 12; i=1, 2, , Nj)
( ) (j=1, 2, , 12; i=1, 2, , Nj)
( ) (=1, 2, , 12; i=1, 2, , Nj)
Trong đó: Nj: Số giá trị mực nước trong
một tháng hoặc năm j; Hi: Giá trị mực nước
thứ i trong trong tháng hoặc năm j; :
Giá trị mực nước trung bình trong tháng
hoặc năm j; Hmaxj: Giá trị mực nước cực đại
trong tháng hoặc năm j; Hminj: Giá trị mực
nước cực tiểu trong tháng hoặc năm j.
2.3. Các phương pháp tính độ cao
thủy triều cực trị
Tính độ cao thủy triều cực trị là chỉ xét
đơn thuần dao động mực nước do triều,
không xét đến các yếu tố khác như mưa,
gió, sóng hay lưu lượng nước từ thượng
nguồn đổ về.
Tính độ cao thủy triều cực đ cực
t u ằng tổ hợp các phân triều: độ cao
thủy triều ở một giờ t được tính theo công
thức (1) cho khoảng thời gian bất kỳ. Từ
đó, chọn một độ cao thủy triều cao nhất và
một độ cao thủy triều thấp nhất [3].
∑ ( )
(1)
Trong đó 0A là mực nước trung bình
(m);
if là các hệ số suy biến, phụ thuộc
vào các tham số quỹ đạo Mặt Trăng; iH là
những hằng số điều hòa biên độ của các
phân triều (m);
iuV )( 0 là pha ban đầu của
các phân triều (độ); ig là các hằng số điều
hòa về pha của các phân triều (độ).
Phương pháp Vlađ m rsky: cho phép
giải tích chính xác bài toán theo các hằng
số điều hòa của 8 phân triều. Cũng có thể
nhận được những trị gần đúng của các yếu
tố thiên văn thỏa mãn các điều kiện cực trị
dựa theo phương pháp Vlađimirsky [3].
Những độ cao cực trị thủy triều theo
phương pháp Vlađimirsky tìm được bằng
cách chọn liên tiếp các trị số trong
khoảng từ 0 đến 360:
( )
( ) (2)
Trong đó:
√
√
; ;
ai là hệ số các phân triều
jH
1K
112
2.4. Phân tích cực trị đối với mực nước
quan trắc (tính các mực nước thiết kế)
Được áp dụng để xác định các độ cao
mực nước cực trị tần xuất hiếm. Từ chuỗi
các giá trị mực nước tối cao năm và tối
thấp năm trong thời kỳ quan trắc có thể xác
định các độ cao mực nước thiết kế ứng với
những tần suất lặp lại hiếm khác nhau. Cơ
sở lý thuyết của phương pháp tham khảo
Nghiêm Tiến Lam [4].
2.5. Phương pháp phân tích xu thế
Tốc độ biến thiên theo thời gian (dâng
lên hoặc hạ xuống) của mực nước được xác
định theo phương pháp phân tích xu thế
(phân tích trend) trong phần mềm Excel.
Mối liên hệ giữa mực nước y và thời gian
x được xác định dưới dạng một phương
trình hồi quy tuyến tính: bxay .
Phương pháp này được áp dụng đối với các
chuỗi mực nước giờ, ngày, tháng, năm hay
các cực trị mực nước (tối thấp, tối cao).
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc trưng mực nước và thủy triều
3.1.1. Đặc trưng mực nước
Các giá trị đặc trưng cực đại, trung
bình và cực tiểu của mực nước được trình
bày trong Bảng 1, theo đó có thể thấy mực
nước có xu hướng tăng dần về phía Tây.
Mực nước cực đại tại Vũng Tàu thấp hơn
Vàm Kênh khoảng 30 cm. Ngoài ra, các
đặc trưng mực nước tại Nhà Bè và Vàm
Kênh có xu hướng tương đồng nhau.
Bảng 1: Đặc trưng mực nước trạm (cm)
Trạm Cực đại Trung bình Cực tiểu
Vàm Kênh 178 -8 -268
Vũng Tàu 148 -24 -332
Nhà Bè 170 2 -270
Độ cao của mực nước cực trị thiết kế
được tính toán cho các vùng ven biển -trạm
Vàm Kênh và Vũng Tàu. Các mực nước
cực trị thiết kế theo chu kỳ lặp được thể
hiện trong Bảng 2, qua đó cho thấy mực
nước thiết kế cực đại chu kỳ lặp 100 năm
có khả năng cao hơn mực nước cực đại
hiện tại khoảng 4cm và 6cm tương ứng tại
trạm Vũng Tàu và Vàm Kênh. Đối với
mực nước thiết kế cực tiểu, các số liệu
tương ứng là 4cm và 10cm.
Bảng 2: Kết quả phân tích cực trị với chuỗi mực nước (cm) tối cao và tối thấp năm
Chu kỳ lặp (năm )
Vũng Tàu Vàm Kênh
Cực đại Cực tiểu Cực đại Cực tiểu
2 132,06 -302,26 155,65 -239,16
3 137,14 -310,96 159,52 -245,42
4 138,55 -313,46 163,64 -250,24
5 140,09 -316,25 166,06 -253,37
10 144,03 -323,54 171,86 -260,79
20 147,15 -329,50 176,10 -267,22
30 149,11 -333,34 179,21 -271,25
50 150,52 -336,13 181,38 -274,31
100 152,69 -340,48 184,69 -278,98
113
3.1.2. Các độ cao cực trị của thủy
triều (thủy triều cực trị lý thuyết)
Độ cao thủy triều cực trị được tính
theo hai phương pháp: (1) theo bộ hằng số
điều hòa đầy đủ và (2) phương pháp
Vlađimirsky. Kết quả tính toán được so
sánh với mực nước thiết kế theo chu kỳ lặp
50 năm và số liệu thực đo hơn 35 năm để
lựa chọn phương pháp phù hợp. Bảng 3
cho thấy phương pháp tổ hợp phân triều
của tất cả các sóng triều gần đúng hơn so
với mực nước thiết kế chu kỳ lặp 50 năm
trong khi phương pháp Vlađimirsky cho
kết quả thiên nhỏ (vì chỉ sử dụng 8 sóng
triều chính). Có thể thấy rằng mực nước
thiết kế cực trị hồi quy chu kỳ 50 năm
(Bảng 3) và mực thủy triều thiên văn cực
trị chênh lệch không đáng kể. Sự sai lệch
này cũng thể hiện ảnh hưởng của lưu lượng
thượng nguồn, tác động của mưa, gió
tham gia vào quá trình dao động mực nước
tổng cộng.
Bảng 3: Kết quả tính các độ cao cực trị của thủy triều (cm)
Trạm Phương pháp ước lượng Mực thủy triều (cm)
Thấp nhất Cao nhất
Vũng Tàu
Phương pháp tổ hợp phân triều thời kỳ năm 2000 đến
2050
-315,0 142,0
Phương pháp Vlađimirsky -289,0 124,0
Mực nước thiết kế chu kỳ lặp 50 năm -336,1 150,5
Phương pháp lọc số liệu thực đo thời kỳ năm 1978 đến
2014
-332,0 148,0
Vàm
Kênh
Phương pháp tổ hợp phân triều thời kỳ năm 2000 đến
2050
-263,4 169,9
Phương pháp Vlađimirsky -237,3 146,5
Mực nước thiết kế chu kỳ lặp 50 năm -272,1 180,0
Phương pháp lọc số liệu thực đo thời kỳ năm 1979 đến
2014
-268,0 178,0
3.2. Xu thế ến đổ của mực nước
theo số l ệu đo đ c
Xu thế biến đổi mực nước tại khu vực
Cần Giờ và vùng lân cận được tính toán
theo cực trị năm và cực trị theo mùa: mùa
mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô
(từ tháng 12 đến tháng 4).
3.2.1. Xu thế biến đổi mực nước trung
bình năm
3.2.1.1. Trạm Vàm Kênh
Tại trạm Vàm Kênh, kết quả tính toán
cho thấy mực nước trung bình có xu thế
tăng: 0,57 cm/năm trong khoảng 36 năm
(1979 - 2014), tăng 0,86 cm/năm trong giai
đoạn 1986 - 2005 và tiếp tục tăng trong
những năm gần đây (2005 - 2014) (Hình 2):
114
Hình 2: Xu thế biến đổi mực nước trung bình năm tại trạm Vàm Kênh
3.2.1.2. Trạm Vũng Tàu
Hình 3 thể hiện xu thế biến đổi mực
nước trung bình tại trạm Vũng Tàu qua các
giai đoạn với nhiều nét tương đồng với
trạm Vàm Kênh. Đây có thể là xu thế biến
đổi chung của các trạm ven biển khu vực
Nam Bộ với ảnh hưởng của triều Biển
Đông. Xu thế mực nước trung bình trong
khoảng 37 năm (1978 - 2014) tại Vàm
Kênh tăng với tốc độ 0,31 cm/năm. Trong
đó, (i) giai đoạn 1986 - 2005: Tốc độ gia
tăng mực nước là 0,44 cm/năm, ghi nhận
được năm có mực nước thấp nhất (1987)
và năm có mực nước cao nhất (1994); (ii)
giai đoạn 2005 -2014, mực nước tiếp tục
có xu thế tăng khá cao.
Hình 3: Xu thế biến đổi mực nước trung bình năm tại trạm Vũng Tàu
3.2.1.3. Trạm Nhà Bè
Tốc độ gia tăng mực nước trung bình
tại trạm Nhà Bè trong giai đoạn 1981 -
2014 là 0,34 cm/năm (Hình 4) - khá tương
đồng với trạm Vũng Tàu (0,31 cm/năm) và
thấp hơn gần 2 lần so với trạm Vàm Kênh
y = 0.57x - 1,148.07
y = 0.86x - 1,733.44
-20
-16
-12
-8
-4
0
4
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
y = 0.31x - 641.78
y = 0.44x - 899.07
-35
-30
-25
-20
-15
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
115
(0,57 cm/năm). Giai đoạn 1986 - 2005 ít có
sự biến động về mực nước trung bình; duy
trì xu thế tăng với tốc độ khá nhỏ, chỉ
khoảng 0,14 cm/năm. Trong 10 năm gần
đây, mực nước trung bình tăng rất nhanh
và có dấu hiệu tiếp tục tăng; ghi nhận năm
2014 có mực nước trung bình cao nhất
trong hơn 30 năm tại Nhà Bè.
Hình 4: Xu thế biến đổi mực nước trung bình năm tại trạm Nhà Bè
3.2.2. Xu thế biến đổi mực nước cực đại
Xu thế mực nước trung bình thể hiện
mức độ biến đổi chung về mực nước -phục
vụ các nghiên cứu về khí hậu, thủy văn
nhưng thường không mang nhiều ý nghĩa
trong các nghiên cứu về môi trường - bởi
các vấn đề môi trường (như ngập, hạn hán,
xâm nhập mặn...) thường song hành cùng
với các thời điểm cực trị mực nước. Theo
đó, yếu tố mực nước cực đại và cực tiểu
cũng cần được quan tâm đánh giá.
3.2.2.1. Trạm Vàm Kênh
Hình 5: Xu thế biến đổi mực nước cực đại trạm Vàm Kênh qua các giai đoạn
y = 0.34x - 681.71
y = 0.14x - 278.70
-5
0
5
10
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
y = 0.63x - 1,093.28
y = 0.95x - 1,731.22
130
140
150
160
170
180
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
116
Mực nước cực đại tại trạm Vàm Kênh
dao động từ 135 cm (năm 1988) - 176 cm
(năm 1997), đều có xu thế tăng trong các giai
đoạn được xét, như 0,63 cm/năm và 0,95
cm/năm tương ứng với giai đoạn 1979 –
2014 và 1986 – 2005 (Hình 5). Như vậy, xu
thế tăng của mực nước cực đại trong 10 năm
khá tương đồng với giai đoạn hơn 30 năm.
Biên độ dao động qua các năm cũng có dấu
hiệu giảm và tốc độ biến đổi ổn định hơn.
3.2.2.2. Trạm Vũng Tàu
Như đã đề cập, mực nước ở Vũng Tàu
thấp hơn so với trạm Vàm Kênh. Hình 6
cho thấy xu thế tăng ngày càng cao của
mực nước cực đại tại trạm Vũng Tàu: 0,43
cm/năm trong khoảng hơn 35 năm (từ 1978
- 2014); 0,73 cm/năm trong giai đoạn 1986
- 2005 (gấp gần 2 lần so với toàn giai đoạn
35 năm) và tiếp tục tăng trong giai đoạn
2005 - 2014.
Hình 6: Xu thế biến đổi mực nước cực đại tại trạm Vũng Tàu qua các giai đoạn
3.2.2.3. Trạm Nhà Bè
Trong 3 trạm được phân tích, trạm
Nhà Bè cho thấy tốc độ tăng mực nước cực
đại cao nhất: 1,05 cm/năm trong 34 năm
(1981 - 2014); 0,93 cm/năm trong giai
đoạn 1986 – 2005 với năm 2003 có mực
nước cực đại cao nhất; tiếp tục tăng trong
giai đoạn 2005-2014. Đặc biệt trong 5 năm
gần đây (2010 - 2014), mực nước cực đại
tại Nhà Bè liên tục tăng nhanh, lên tới 170
cm vào năm 2014 - đây cũng là mực nước
lớn nhất tại Nhà Bè trong hơn 30 năm.
y = 0.43x - 732.42
y = 0.73x - 1,325.22
115
120
125
130
135
140
145
150
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
117
Hình 7: Xu thế biến đổi mực nước cực đại tại trạm Nhà Bè qua các giai đoạn
3.2.3. Xu thế biến đổi mực nước cực tiểu
3.2.3.1. Trạm Vàm Kênh
Hình 8 thể hiện xu thế biến đổi mực
nước cực tiểu tại trạm Vàm Kênh trong 37
năm (từ 1979 - 2014): xu hướng tăng với
tốc độ 0,73 cm/năm với năm có mực nước
cực tiểu thấp nhất (khoảng -270 cm) và cao
nhất (-220 cm) lần lượt là 1988 và 2010.
Tương tự các đặc trưng mực nước đã phân
tích, mực nước cực tiểu giai đoạn 1986-
2005 và 2005-2015 cũng ghi nhận xu thế
tăng với tốc độ khá cao.
Hình 8: Xu thế biến đổi mực nước cực tiểu tại trạm Vàm Kênh qua các giai đoạn
y = 1.05x - 1,951.19
y = 0.93x - 1,710.21
125
135
145
155
165
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
y = 0.73x - 1,700.28
y = 1.20x - 2,637.55
-270
-260
-250
-240
-230
-220
-210
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
118
3.2.3.2. Trạm Vũng Tàu
Hình 9: Xu thế biến đổi mực nước cực tiểu tại trạm Vũng Tàu qua các giai đoạn
Hình 9 thể hiện xu thế biến đổi mực
nước cực tiểu tại trạm Vũng Tàu trong 38
năm (1978 - 2014): có nhiều biến động tại
một số thời điểm mặc dù xu thế chung
tương đối ổn định với tốc độ gia tăng
khoảng 0,06 cm/năm. Trong giai đoạn
1986 – 2005, mực nước cực tiểu mang
nhiều nét đặc trưng của toàn thời kỳ (gần
40 năm) -tương đồng với xu thế chung và
gần như không biến đổi (-0,02 cm/năm);
cực tiểu mực nước đạt mức cao nhất (-280
cm) và thấp nhất (khoảng -335 cm) tương
vào năm 1993 và 2005. Sau giai đoạn ít
biến đổi, mực nước cực tiểu giai đoạn 2005
- 2014 có dấu hiệu gia tăng.
3.2.3.3. Trạm Nhà Bè
Nhìn chung, xu thế biến đổi mực nước
cực tiểu tại trạm Nhà Bè (Hình 10) có sự
khác biệt so với xu thế biến đổi mực nước
trung bình và tối cao. Trong cả giai đoạn
1981-2014, mực nước cực tiểu có xu thế
giảm với tốc độ khoảng -0,38 cm/năm. Xét
giai đoạn 1986 – 2005, ghi nhận xu thế
giảm mực nước cực tiểu (-0,64 cm/năm)
và mực nước cực tiểu thấp nhất vào năm
2005 (khoảng -270 cm). Trong 10 năm gần
đây, mực nước cực tiểu có xu hướng tăng
trở lại.
y = 0.06x - 422.74
y = -0.02x - 252.24
-340
-330
-320
-310
-300
-290
-280
-270
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
M
ự
c
n
ư
ớ
c
(
c
m
)
Giai đoạn 1979-2014 Giai đoạn 1986-2005 Giai đoạn 2005-2014
119
Hình 10: Xu thế biến đổi mực nước cực tiểu tại trạm Nhà Bè qua các giai đoạn
3.2.4. Đánh giá chung xu thế mực nước tại khu vực Tp.HCM
Hình 11: Tổng hợp xu thế biến đổi mực nước tại các trạm qua các giai đoạn
Kết quả phân tích, tính toán xu thế
biến đổi mực nước tại các trạm qua các giai
đoạn được tổng hợp và thể hiện trong Hình
11. Theo đó, xu thế mực nước trung bình ít
biến động hơn so với xu thế mực nước cực
đại và cực tiểu. Mực nước nhìn chung có
xu thế tăng với tốc độ khác nhau tại mỗi
trạm, mỗi tiêu chí:
- 1986 - 2005: ngoài mực nước cực
tiểu tại trạm Nhà Bè giảm, đa phần ghi
nhận xu thế tăng với tốc độ nhỏ. Tốc độ
biến đổi cao nhất ghi nhận đối với mực
nước cực tiểu tại trạm Vàm Kênh.
- 2005 - 2014: Trong khoảng 10 năm
120
gần đây, xu thế mực nước đang có dấu hiệu
tăng khá nhanh về cả mực nước trung bình,
cực đại hay cực tiểu - đây có thể xem là
biểu hiện của NBD tại khu vực huyện Cần
Giờ, TpHCM.
Diễn biến mực nước theo các tiêu chí
cụ thể như sau:
- Mực nước cực đại: xu hướng biến
đổi tương đối tương đồng giữa các trạm và
các giai đoạn, tuy nhiên tốc độ biến đổi có
những sự khác biệt nhất định: cao nhất tại
trạm Nhà Bè, khá tương đồng tại trạm
Vũng Tàu và Vàm Kênh. Trong 10 năm
gần đây, mực nước cực đại tại trạm Vũng
Tàu đang có xu hướng tăng nhanh hơn.
- Mực nước trung bình: như đã đề cập,
mực nước trung bình có xu thế biến đổi
chậm hơn 2 yếu tố còn lại và không có
nhiều sự khác biệt giữa các trạm. Đáng lưu
ý, mực nước trung bình trong 10 năm gần
đây đang có xu hướng tăng cao tại Nhà Bè
và Vũng Tàu, đặc biệt là trạm Nhà Bè.
- Mực nước cực tiểu: ổn định trong
giai đoạn 1986-2005 và tăng nhanh trong
10 năm gần đây -nhất là trạm Vũng Tàu.
Ngoài ra, đáng quan tâm là mực nước cực
tiểu tại trạm Nhà Bè: trước đây hầu hết có
xu thế giảm, tuy nhiên đang tăng nhanh
trong những năm gần đây (2005 – 2014).
Điều này có thể giải thích bởi ngoài hiện
tượng NBD, tại Nhà Bè còn chịu ảnh
hưởng của lượng nước thượng nguồn đổ
về, đặc biệt là lượng nước điều tiết từ các
hồ trong mùa khô, làm mực nước cực tiểu
gia tăng.
4. Kết luận
Xu thế biến đổi mực nước đến năm
2014 được tính toán và đánh giá tại 3 trạm
Vũng Tàu, Vàm Kênh và Nhà Bè -đại diện
được cho khu vực huyện Cần Giờ và vùng
lân cận. Nhìn chung, mực nước có xu thế
gia tăng với tốc độ tăng khác nhau: trạm
Nhà Bè và Vàm Kênh tăng cao hơn so với
trạm Vũng Tàu do tác động một phần của
lượng nước thượng nguồn. Theo đó, có thể
nhận thấy xu thế dâng lên của mực nước
biển toàn cầu nói chung và khu vực Huyện
Cần Giờ, Tp.HCM nói riêng. Đặc biệt, xu
thế gia tăng mực nước trong 10 năm gần
đây phần nào phản ánh biểu hiện của
BĐKH và NBD tại khu vực. Xu thế dâng
lên của mực nước nằm trong cửa sông tăng
mạnh hơn so với khu vực ven biển tại
Vũng Tàu - có thể do ảnh hưởng của địa
hình, mưa và chế độ lũ thượng nguồn đổ về
kết hợp với chế độ thủy triều dâng lên từ
biển Đông.
Nghiên cứu cung cấp những dữ liệu,
nhận định về xu thế biến đổi mực nước
trong điều kiện BĐKH tại Tp.HCM, phục
vụ tốt cho các nghiên cứu có liên quan về
ngập lụt, xâm nhập mặn, diễn biến chất
lượng nước cũng như các nghiên cứu
xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH và
nước biển dâng cho các ngành, các lĩnh
vực tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Tưởng và Nguyễn Quốc Trinh,
“Biển đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến đổi
mực nước biển”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn
2 (2004) 27-29.
2. Nguyễn Quốc Trinh, “Tính toán đặc trưng
mực nước biển tại Vũng Tàu”, Tạp chí Khí
tượng Thủy văn 4 (2004) 47-52.
3. Climate Change: Synthesis Report.
Contribution of Working Groups I, II and III
to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change.
IPCC, Geneva, Switzerland, 2014.
4. Phạm Văn Huấn (2002), Giáo trình Động lực
học biển - Phần 3 - Thuỷ Triều, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Nghiêm Tiến La (2005), Tính toán tần suất
theo phân bố Gumbel, Weibull, Khoa kỹ thuật
Biển, Đại học Thủy lợi.
Ngày nhận bài: 20/4/2016 Biên tập xong: 15/01/2017 Duyệt đăng: 20/01/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 145_3454_2215197.pdf