Nghiên cứu xây dựng tình huống gắn với thực tiến dạy học môn cơ sở văn hóa Việt Nam nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng tình huống gắn với thực tiến dạy học môn cơ sở văn hóa Việt Nam nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh: Trần Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 59 - 64 59 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIẾN DẠY HỌC MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM NHẰM GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH Trần Thị Vân Anh*, Nguyễn Hoàng Hà Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên là một nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng của các trường đại học và cao đẳng. Bài báo này tác giả giới thiệu một số con đường cơ bản giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, đặc biệt là thông qua dạy học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Tác giả nghiên cứu xây dựng một số tình huống gắn với thực tiễn dạy học môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam, qua đó giáo dục sinh viên hiểu sâu sắc một số đặc trưng và bản sắc văn hóa của người Việt; yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, hoàn thiện nhân cá...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng tình huống gắn với thực tiến dạy học môn cơ sở văn hóa Việt Nam nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 59 - 64 59 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG GẮN VỚI THỰC TIẾN DẠY HỌC MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM NHẰM GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH Trần Thị Vân Anh*, Nguyễn Hoàng Hà Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên là một nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng của các trường đại học và cao đẳng. Bài báo này tác giả giới thiệu một số con đường cơ bản giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, đặc biệt là thông qua dạy học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Tác giả nghiên cứu xây dựng một số tình huống gắn với thực tiễn dạy học môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam, qua đó giáo dục sinh viên hiểu sâu sắc một số đặc trưng và bản sắc văn hóa của người Việt; yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, hoàn thiện nhân cách của bản thân. Từ khóa: Bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc; tình huống dạy học; truyền thống văn hóa; Ngôn ngữ Anh ĐẶT VẤN ĐỀ* Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống giá trị bền vững mang tính truyền thống và hiện đại, gồm các giá trị tinh hoa của dân tộc được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; là quá trình tiếp nhận, bổ sung, hoàn thiện những giá trị mới, đồng thời gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời, để những giá trị bền vững luôn sống động với thực tiễn xã hội. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là mối quan tâm của tất cả các nước trên thế giới. Nghị quyết BCH TW5 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng” [1]. * Tel: 0942 974019, Email: vananhsusan@gmail.com Giáo dục văn hóa, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, được xem là mũi nhọn của chiến lược giáo dục. Có nhiều hình thức để thực hiện nhiệm vụ giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên, như: Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị của Đoàn, Hội sinh viên; thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề; thông qua các nội dung học được lồng ghép, tích hợp vào các môn học Tâm lí học, Dẫn luận ngôn ngữ học, Lí thuyết tiếng Việt, Tiếng Việt thực hành,... Đặc biệt là thông qua môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam, môn học chính khóa trong chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Anh. Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết cho việc hiểu một nền văn hóa, giúp họ nắm được các đặc trưng cơ bản cùng các qui luật hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam, nhận thức được vai trò có tính chất nền tảng của nền văn hóa trong sự phát triển toàn diện và bền vững của đời sống xã hội; yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại qua đó hoàn thiện nhân cách bản thân [2]. Nội dung môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam có tính chất nặng về kiến thức lí thuyết về lịch Trần Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 59 - 64 60 sử, địa lí, kiến thức tổng hợp về văn hóa ở nhiều lĩnh vực như Ngôn ngữ,Văn chương, Mỹ thuật, Nghệ thuật, tôn giáo nên đòi hỏi cả người dạy và người học vừa phải có kiến thức sâu và rộng, vừa phải có tư duy rõ ràng để có thể xem xét và nhìn nhận các vấn đề một cách vừa bao quát vừa cụ thể. Hơn nữa, lượng kiến thức rộng của môn học còn đến từ việc tích hợp đa chiều cả kiến thức thực tế và kiến thức thu thập trong sách vở. Trong khi thời lượng dành cho học phần là 30 tiết thực hiện. Như vậy, mặc dù sinh viên nhận thức khá rõ nét về vai trò và ý nghĩa của môn học, nhưng không dễ để tiếp nhận một cách hệ thống yêu cầu và kiến thức của môn học. Để môn học gần gũi với cuộc sống của sinh viên, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, như các phương pháp: làm việc nhóm, nêu vấn đề nghiên cứu, thuyết trình bằng Slide, sử dụng phim tư liệu trong giảng dạy, đóng vai – xử lý tình huống. Một trong những phương pháp được tác giả nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy môn học là phương pháp dạy học tình huống. Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu xây dựng một số tình huống gắn với thực tiễn dạy học môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Tình huống dạy học Theo Boeherer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”. [3] Cấu trúc của tình huống dạy học Một tình huống trong dạy học tình huống thường có ba phần: (1) Phần mở đầu: Nêu vắn tắt bối cảnh của các sự kiện trong tình huống. (2) Phần nội dung: Mô tả diễn biến của các sự kiện trong tình huống (các dữ kiện). (3) Các vấn đề, các yêu cầu, các đề nghị cần giải quyết. Mục đích của việc dạy học dựa trên phương pháp tình huống Mục đích chính của các tình huống là để miêu tả, trao đổi kinh nghiệm về cách thức giải quyết vấn đề và những mâu thuẫn trong khi thực hiện công việc được giao. Bằng những tình huống khác nhau cần phải giải quyết trong khoảng thời gian định sẵn cùng nguồn lực có hạn, người học được đặt vào vị trí cần phải đưa ra quyết định hoặc kêu gọi sự hỗ trợ của các thành viên cùng nhóm để tìm hướng giải quyết hợp lý. Sự đa dạng của các tình huống được đưa lên không chỉ khuyến khích người học phát huy tính chủ động, óc sáng tạo mà còn đem đến sự thoải mái, sảng khoái về mặt tinh thần khi tham dự lớp. Yếu tố này làm người học có thể tiếp thu nội dung kiến thức bài giảng dễ dàng, sâu và nhớ lâu hơn các phương pháp giảng dạy truyền thống (Scholz và Olaf, 2002). Thiết kế tình huống dạy học Nguyên tắc thiết kế tình huống dạy học [4] - Nguyên tắc 1. Tình huống phải gắn với mục đích và nội dung dạy học. - Nguyên tắc 2. Tình huống phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học. - Nguyên tắc 3. Tình huống phải mang tính thực tế, khả thi. - Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính sư phạm. - Nguyên tắc 5. Đảm bảo tính giáo dục. Quy trình thiết kế tình huống Bước 1. Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học Giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn tình huống dạy học sao cho phù hợp, chú ý hơn đến các kiến thức trọng tâm. Bước 2. Xác định nội dung kiến thức dạy học gắn với tình huống sẽ sử dụng Từ nội dung bài dạy, GV xác định những kiến thức có khả năng thiết kế tình huống. Những căn cứ để GV lựa chọn tình huống: tính cần thiết và lợi ích của tình huống đem lại sau khi giải quyết; tính đơn giản hay phức tạp của tình huống; mức độ phù hợp với trình độ và Trần Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 59 - 64 61 tâm sinh lý của người học; tình huống có dễ tìm tài liệu không. Bước 3. Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu để thiết kế tình huống bằng cách tìm kiếm các nguồn như: - Những mẩu truyện ngắn, sách báo, tài liệu tham khảo, các báo điện tử, - Những tình huống bắt gặp trong cuộc sống hoặc kinh nghiệm bản thân. - Những kinh nghiệm dân gian trong ca dao, tục ngữ. Bước 4. Lựa chọn hình thức mô tả tình huống Tùy theo nội dung và điều kiện cụ thể, có thể mô tả tình huống dưới các hình thức sau: - Mô tả tình huống bằng câu chuyện kể. - Mô tả tình huống thông qua các câu thơ, ca dao, tục ngữ - Sử dụng những đoạn phim ngắn, trích đoạn clip, các đoạn âm thanh ngắn - Sử dụng các tranh ảnh, hình vẽ, làm tăng thêm tính chân thực và thực tiễn của tình huống. Bước 5. Thiết kế tình huống Giáo viên thiết kế tình huống trên cơ sở những thông tin thu thập được và hình thức mô tả tình huống đã lựa chọn. XÂY DỰNG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CHO MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Xây dựng tình huống dạy học cho nội dung văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng người Việt Nam Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa tổ chức đời sống tập thể (tổ chức nông thôn, tổ chức quốc gia, tổ chức đô thị) và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (tín ngưỡng, phong tục, văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật thanh sắc và hình khối). Giúp sinh viên biết coi trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc và vận dụng trong đời sống hàng ngày. Để giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quan niệm tôn trọng phụ nữ, người lớn tuổi của dân tộc Việt cho sinh viên, tác giả đã giao tình huống thực tiễn để sinh viên chuẩn bị trước cho giờ Thực hành Cơ sở văn hóa Việt Nam. Tình huống 1: Giáo viên quỳ gối xin lỗi phụ huynh Nội dung tình huống: Sáng ngày 28/2/2018, tại trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An, một nhóm gồm 4 phụ huynh học sinh đã tới trường (văn phòng thầy Hiệu trường) lớn tiếng phản ánh cách giáo dục của cô Bùi Thị T.N, giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3 vượt quá chuẩn mực sư phạm. (Do trước đó cô N. đã phạt cả lớp học sinh lớp chủ nhiệm quỳ phạt do vi phạm nội quy trường, lớp học khiến nhiều em sợ không dám đến trường). Biết mình sai, cô đã nhận lỗi và hứa khắc phục sai sót. Dù vậy, một phụ huynh, ông Võ Hòa Thuận – luật sư, không đồng tình. Trước áp lực lớn từ phía các phụ huynh và sự thờ ơ của Ban giám hiệu nhà trường, cô N đã quỳ gối trước mặt 4 phụ huynh trong thời gian 40 phút để xin lỗi phụ huynh học sinh, có sự chứng kiến của một số giáo viên của trường. Câu hỏi: 1. Anh (chị) hãy phân tích tình huống và đưa ra nhận xét, đánh giá về hành vi của phụ huynh học sinh, giáo viên, thầy hiệu trưởng. 2. Đề xuất giải pháp của bản thân để xử lý tình huống trên. Trong tình huống trên, sự việc phụ huynh bắt giáo viên quỳ xin lỗi là câu chuyện đáng tiếc và lỗi sai đến từ hai phía. Sai lầm này xuất phát từ biện pháp giáo dục không hợp lý của cô giáo, cô đã vi phạm nguyên tắc Tôn trọng đối tượng giáo dục. Tuy nhiên, việc một số phụ huynh đến trường, ép giáo viên quỳ xin lỗi thực sự đẩy câu chuyện nghiêm trọng hơn nhiều. Khi cha mẹ ép cô giáo phải quỳ xuống tức họ gạt bỏ cơ hội được quan tâm, dạy dỗ chu đáo của con mình. Ngoài ra, họ cũng trực tiếp dạy con bài học xấu về cách ứng xử, đồng thời hoàn toàn xóa luôn đạo lý “tôn sư trọng đạo” trong tiềm thức trẻ. Trong tình huống trên phụ huynh nên bình tĩnh trao đổi với giáo viên hoặc báo hiệu Trần Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 59 - 64 62 trưởng về sự việc bị phạt quỳ của con em mình để cùng nhau giải quyết vấn đề một hiệu quả, có văn hóa. Còn về phía cô giáo cần rút ra bài học cho mình về các biện pháp giáo dục học sinh tích cực và nhân văn để công tác giáo dục thực sự hiệu quả và tốt đẹp. Qua tình huống trên giáo dục sinh viên thấm nhuần truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam (uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây), một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nội dung Văn hóa tổ chức đời sống tập thể đề cập đến ba lĩnh vực: quốc gia, nông thôn, đô thị. Nông thôn Việt Nam có 2 đặc trưng gốc cơ bản đó là tính cộng đồng và tính tự trị. Các giá trị phái sinh điển hình của tính cộng đồng làng xã là: Tinh thần tập thể; tình đoàn kết; tính dân chủ làng xã; tính trọng thể diện; tình yêu quê hương, làng xóm; lòng biết ơn [5]. Để giáo dục sinh viên về đạo Thờ cúng ông bà tổ tiên, một đạo lý thể hiện Lòng biết ơn của dân tộc Việt đối với tổ tiên, tác giả nghiên cứu xây dựng tình huống dạy học như sau: Tình huống 2: Đập tan bàn thờ tổ tiên để theo tà đạo ‘Hội thánh đức chúa trời’. Hiện nay, ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc xuất hiện nhóm người theo tà đạo Hội thánh đức chúa trời. Họ đã lôi kéo, dụ dỗ những người nhẹ dạ như phụ nữ, sinh viên tham gia. Trong đó có rất nhiều sinh viên đã tham gia vào tổ chức này và có nhiều biểu hiện lạ như: bỏ học để đi tuyên truyền đạo; ném bát hương thờ cúng tổ tiên; không ăn đồ thờ cúng; tin vào ngày tận thế; chỉ thích ăn thịt chó, Câu hỏi: 1.Quan điểm của anh chị về hiện tượng trên như thế nào? 2.Đề xuất biện pháp để giáo dục Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho thế hệ trẻ. Đập tan bàn thờ tổ tiên là một hành vi trái với đạo đức, phong tục truyền thống của dân tộc ta, cần lên án nghiêm khắc. Trong gia đình, các bậc phụ huynh cần giáo dục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho thế hệ trẻ một cách thường xuyên và bằng hoạt động nêu gương của mình. Thông qua giải quyết tình huống trên, sinh viên được củng cố và khắc sâu truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đạo thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam; biết kính trọng và tôn thờ tổ tiên và có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho xã hội nối tiếp truyền thống quý báu của gia đình và dân tộc. Xây dựng tình huống dạy học cho nội dung văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa và môi trường; giúp họ nhận thức được vai trò to lớn của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người, đối với sự phát triển bền vững của đất. Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống cho sinh viên, tác giả đi nghiên cứu, xây dựng tình huống dạy học: Tình huống 3: Khách Tây ngưng tham quan để dọn rác ở vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận. Ngày 16/3/2018, anh Lại Hoàng Phi, huấn luyện viên lướt ván tại Ninh Thuận đưa 10 du khách nước ngoài từ các nước Anh, Pháp, Đức, Phần Lan đến vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận để tham quan, nghỉ ngơi và bơi lội. Tuy nhiên, khu vực này ngập trong rác thải sinh hoạt của những du khách bỏ lại. Nhóm đã quyết định ngưng tham quan để nhặt rác, dọn sạch khu vực. Họ đã gom được nhiều bao rác lớn, chất đầy xe bán tải và chở đến khu vực thu gom rác. Câu hỏi: 1. Anh/chị có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên? 2. Anh/ chị lý giải vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn người phương Đông chúng ta? Nhóm du khách trên có ý thức rất cao trong việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên sạch đẹp. Hành động của họ làm thức tỉnh những người có hành vi xả rác bừa bãi ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường, phá hỏng Trần Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 59 - 64 63 cảnh quan của khu danh lam thắng cảnh. Người Việt Nam cần thay đổi tư duy, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường và có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống của chính mình. Thông qua việc so sánh, đánh giá về cách ứng xử với môi trường tự nhiên của du khách nước ngoài và người dân bản địa, sinh viên được nâng cao ý thức, thái độ và hành vi xây dựng, giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CHO NỘI DUNG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các thời kì văn hóa trong tiến trình văn hóa Việt Nam; vai trò của từng thời kì trong định hình văn hóa Việt Nam. Tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam chia thành 6 giai đoạn tạo thành 3 lớp: Lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực và lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cội nguồn và lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc, tác giả đi xây dựng tình huống dạy học như sau: Tình huống 4: Văn hóa Việt Nam là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa? Sau khi học xong bài học “Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực” thuộc chương 3.Tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam, một bạn sinh viên đưa ra vấn đề thảo luận như sau: Có người cho rằng do Việt Nam bị Bắc thuộc hơn 1000 năm, cho nên văn hóa Việt Nam chỉ là một bộ phận của văn hóa Trung Quốc. Câu hỏi: Bạn có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Qua giải quyết tình huống, sinh viên thêm tự hào về cội nguồn dân tộc Việt, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa, văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, mặt khác tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại làm giàu cho nền văn hóa Việt Nam. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC CHO NỘI DUNG VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về văn hóa tổ chức đời sống cá nhân thể hiện ở các khía cạnh: Tín ngưỡng, phong tục, văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật thanh sắc và hình khối. Tình huống 5: Cách xưng hô của giáo viên và học sinh trên lớp Vấn đề xưng hô của GV-HS trên lớp sao cho mang màu sắc học đường khá quan trọng. Ngày xưa, thầy- trò thường xưng hô theo kiểu ta- các con. Tại trường THPT nọ, giáo viên dạy môn Sinh N. dạy rất hay, có nhiều HS vào đội tuyển cấp thành phố, cấp quốc gia thuộc bộ môn của cô. Thế nhưng, khi lên lớp, Cô chỉ vỏn vẹn mấy đại từ nhân xưng sau: tôi- các anh chị. Trường hợp khác, một giáo viên khá kỳ cựu thì nói kiểu "mày -tao" với học sinh cấp 3. Rồi thầy K. mới về trường sau khi tốt nghiệp thì các bạn- tôi. Câu hỏi: Anh/ chị nghĩ sao về vấn đề xưng hô – cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp ở môi trường sư phạm? Qua đây, sinh viên củng cố kiến thức về Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ của dân tộc Việt Nam, vận dụng kiến thức và hiểu biết cá nhân để ứng xử giao tiếp cho phù hợp với đặc trưng và truyền thống văn hóa giao tiếp tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận của dân tộc Việt. TRIỂN KHAI DẠY HỌC TÌNH HUỐNG VÀ KẾT QUẢ Tác giả đã triển khai dạy học bằng phương pháp tình huống cho 2 khóa K52NNA và K53NNA và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Sinh viên cảm thấy hào hứng, tự giác và tích cực hơn rất nhiều trong việc nghiên cứu kiến thức môn học và áp dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng văn hóa, đề xuất các giải pháp của bản thân trong việc ứng xử các tình huống có văn hóa, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trần Thị Vân Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 59 - 64 64 KẾT LUẬN Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên qua nội dung môn Cơ sở văn hóa Việt Nam là con đường giáo dục cơ bản và quan trọng trong các nhà trường đại học. Bài viết đã đề xuất một số tình huống mang tính thời sự của xã hội hiện đại gắn với thực tiễn dạy học môn học qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giảng dạy môn học cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học với đổi mới nội dung dạy học, đa dạng hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức đánh giá; đồng thời đổi mới cách dạy của thầy đi đôi với cách học của trò. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên cho đề tài nghiên cứu khoa học, mã số T2017-B14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết BCH TW5 khóa VIII, 1998. 2. Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, khoa Sư phạm Kỹ thuật (2017), Đề cương học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại học Kỹ thuật công nghiệp. 3. Boehrer,J (1995), “How to teach a case”, Kennedy School of government Case Programme, Case No C18-95-1285.0 available from 4. Trịnh Văn Biều, (2014), Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 62, trang 5-16.2. 5.Trần Ngọc Thêm, (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đế hiện đại và con đường tới tương lai, Nxb Văn hóa – Văn nghệ. ABSTRACT CONSTRUCTION RESEARCH OF TEACHING SITUATIONS ASSOCIATED WITH THE FACTUAL TEACHING OF THE SUBJECT VIETNAM CULTURAL FOUNDATION TO EDUCATE NATIONAL CULTURAL IDENTITY FOR STUDENTS IN MAJOR OF ENGLISH LANGUAGE Tran Thi Van Anh * , Nguyen Hoang Ha University of Technology - TNU Education of national cultural identity for students is an urgent and important task of universities and colleges. This article introduces some basic methods of education of national cultural identity for students in major of English language, through teaching the subject of Vietnamese Cultural Foundation in particular. Teaching situations associated with the factual teaching of the subject Vietnamese Cultural Foundation have been developed and studied by the author, thereby educating students to deeply understand some characteristics and cultural identity of Vietnamese people; to love, respect, preserve and promote the national traditional values; to selectively acquire cultural essence of humanity, thereby improving their own personality. Key words: national ethnic identity; education of national cultural identity; teaching situations; cultural tradition; English language Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 12/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0942 974019, Email: vananhsusan@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf312_494_1_pb_0599_2127087.pdf
Tài liệu liên quan