Tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (aleurocybotus indicus david & subramaniam) tại đồng bằng sông Cửu Long: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
845
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỌ PHẤN
TRẮNG HẠI LÚA (Aleurocybotus indicus David & Subramaniam)
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Võ Thị Bích Chi, Trần Thị Bé Hồng, Nguyễn Thị Nhàn,
Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Xuân,
Hồ Thanh Nhàn, Phạm Văn Lam và Nguyễn Thị Lộc
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, bọ phấn trắng (hay còn gọi
là rầy phấn trắng) Aleurocybotus indicus David
& Subramaniam lần đầu được tìm thấy tại
Satara, Ấn Độ năm 1966 (Alam, 1989); chúng
được xác định là dịch hại chính trên lúa ở
Fanaye và N Diaye, Senegal và ở Niger năm
1977 và có thể làm thất thu năng suất đến 80%
(Abdou, 1992). Tại Việt Nam, bọ phấn trắng
gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa
ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu 2010 như Long
An, An Giang, Tây Ninh với diện tích là
15.462 ha (Bộ NN & PTNT, 2010). Tác hại do
bọ phấn trắng gây ra là làm cho lá lúa...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (aleurocybotus indicus david & subramaniam) tại đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
845
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỌ PHẤN
TRẮNG HẠI LÚA (Aleurocybotus indicus David & Subramaniam)
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Võ Thị Bích Chi, Trần Thị Bé Hồng, Nguyễn Thị Nhàn,
Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Xuân,
Hồ Thanh Nhàn, Phạm Văn Lam và Nguyễn Thị Lộc
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, bọ phấn trắng (hay còn gọi
là rầy phấn trắng) Aleurocybotus indicus David
& Subramaniam lần đầu được tìm thấy tại
Satara, Ấn Độ năm 1966 (Alam, 1989); chúng
được xác định là dịch hại chính trên lúa ở
Fanaye và N Diaye, Senegal và ở Niger năm
1977 và có thể làm thất thu năng suất đến 80%
(Abdou, 1992). Tại Việt Nam, bọ phấn trắng
gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa
ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu 2010 như Long
An, An Giang, Tây Ninh với diện tích là
15.462 ha (Bộ NN & PTNT, 2010). Tác hại do
bọ phấn trắng gây ra là làm cho lá lúa bị vàng
và gây hiện tượng lép hạt. Cây lúa bị bọ phấn
trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút
“siết” chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra
được hoặc trổ ra được nhưng bị quấn sát vào
nhau làm cho hạt bị lép và kết quả bước đầu đã
xác định loài bọ phấn trắng này có tên khoa
học là Aleurocybotus sp., thuộc họ Aleyrodidae
(Nguyễn Văn Liêm, 2010). Bọ phấn trắng đã
gây hại trên cây lúa với quy mô và mật độ ngày
càng gia tăng, do đó chúng tôi đã nghiên cứu
xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn
trắng hại lúa (Hemiptera: Aleyrodidae) từ 2011
đến 2015 nhằm tìm ra các biện pháp quản lý
tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa hiệu quả tại
Đồng bằng sông Cửu Long.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- Đối tượng nghiên cứu: bọ phấn trắng
hại lúa Aleurocybotus indicus David &
Subramaniam.
- Địa điểm nghiên cứu: các thí nghiệm
được thực hiện tại thành phố Cần Thơ và tỉnh
An Giang, mô hình được thực hiện tại 2 tỉnh:
Long An và An Giang.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm
2013 đến tháng 12 năm 2015.
- Vật liệu thí nghiệm:
+ Giống lúa dùng trong thí nghiệm và
mô hình: OM4900 và Nếp IR4625.
+ Phân bón cho thí nghiệm: 80-50-30 kg
(N- P2O5- K2O)/ha đối với vụ Hè Thu và 100-
50-30 kg (N- P2O5- K2O)/ha đối với vụ Đông
Xuân.
+ Các thuốc BVTV dùng trong nghiên
cứu thí nghiệm: sinh học, thảo mộc, hoá sinh và
hoá học.
2.2. Phương pháp
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các
biện pháp canh tác đến biến động quần thể
bọ phấn trắng hại lúa
- Nội dung bao gồm 1 thí nghiệm về đánh
giá khả năng gây hại của bọ phấn trắng đối với
một số giống lúa trồng phổ biến ở ĐBSCL và 6
thí nghiệm về canh tác như: ảnh hưởng của các
mức phân bón; chế độ tưới tiêu; mật độ sạ;
phương pháp sạ cấy; quản lý rơm rạ và quản lý
cỏ dại đến biến động quần thể bọ phấn trắng
hại lúa.
- Các thí nghiệm được thực hiện ở vụ
Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè thu 2013.
- Giống lúa và cách gieo sạ: tất cả các thí
nghiệm được sử dụng giống lúa OM4900 và sạ
hàng 100 kg/ha.
- Các thí nghiệm được bố trí theo thể
thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại
với 5 - 7 nghiệm thức, diện tích ô thí nghiệm là
50 m2. Đối với thí nghiệm về đánh giá khả
năng gây hại của bọ phấn trắng đối với một số
giống lúa trồng phổ biến ở ĐBSCL được bố trí
theo diện rộng với 6 nghiệm thức và diện tích ô
thí nghiệm là 500 m2. Đối với thí nghiệm ảnh
hưởng của chế độ tưới tiêu đối với bọ phấn
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
846
trắng hại lúa được bố trí diện rộng gồm 2
nghiệm thức, diện tích ô thí nghiệm là 700 m2.
- Chỉ tiêu theo dõi: điều tra định kỳ 7
ngày/lần khi cây lúa được 3 tuần tuổi, ghi nhận
biến động mật số bọ phấn trắng và năng suất.
- Cách lấy chỉ tiêu: Đối với ấu trùng bọ
phấn trắng: đếm tổng số ấu trùng bọ phấn trắng
trên 5 điểm theo hai đường chéo góc, mỗi điểm
là 1 khung 20x25 cm. Đối với thành trùng bọ
phấn trắng: Dùng vợt làm bằng lưới mịn
(đường kính 25 cm) vợt ngẫu nhiên 3
điểm/ruộng, mỗi điểm vợt 4 vợt liên tiếp tương
ứng với diện tích là 1 m2. Mẫu vợt được trữ
trong lọ chứa cồn 75% và được phân loại trong
phòng thí nghiệm.
Nội dung 2: Đánh giá hiệu lực của thuốc
sinh học, thảo mộc, hóa sinh và hóa học đối
với bọ phấn trắng hại lúa
- Thời gian và địa điểm thí nghiệm: vụ
Đông Xuân 2013 - 2014 và Hè Thu 2014, tại
Viện Lúa ĐBSCL và huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
- Kiểu bố trí: diện hẹp, khối hoàn toàn
ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
- Phân bón: 100-40-30 kg(N-P2O5-
K2O)/ha đối với vụ Đông Xuân và 80-40-30
kg(N-P2O5-K2O)/ha đối với vụ Hè Thu.
- Phương pháp gieo sạ: sạ hàng 100
kg/ha, giống lúa: OM4900
- Phương pháp thí nghiệm và chỉ tiêu
theo dõi: phun thuốc khi bọ phấn trắng xuất
hiện rộ với mật số trung bình khoảng 400 - 500
con/m2. Đếm mật số bọ phấn trắng trước khi
phun thuốc 1 ngày và 3, 7, 10, 14 ngày sau
phun. Cách lấy chỉ tiêu: tương tự như các thí
nghiệm thực hiện ở nội dung 1.
Nội dung 3: Xây dựng mô hình thực nghiệm
hoàn thiện quy trình phòng trừ tổng hợp bọ
phấn trắng hại lúa theo hướng hiệu quả và
thân thiện với môi trường.
- Địa điểm: huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long
An và huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Thời gian: Đông Xuân 2014 - 2015 và
Hè Thu 2015
- Cách chọn điểm: Chọn 3 hộ nông dân
có diện tích ruộng ít nhất là 2 ha và tự nguyện
tham gia mô hình, ham muốn học hỏi tiến bộ
kỹ thuật mới trong sản xuất lúa.
- Thiết kế mô hình: Bố trí mô hình theo
kiểu trắc nghiệm diện rộng. Chia ruộng của
nông dân thành hai phần. Phần thực hiện mô
hình có diện tích 1 ha. Áp dụng quy trình “quản
lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa”. Phần đất
ruộng còn lại của nông dân do nông dân tự làm
theo tập quán của nông dân như sạ lan 170 - 200
kg/ha, phun thuốc trừ sâu hoá học khi có rầy
nâu, bọ phấn trắng hoặc sâu hại khác.
- Kỹ thuật áp dụng cho mô hình:
+ Lượng phân bón khuyến cáo tại 2 địa
phương xây dựng mô hình:
Tại An Giang: 100-50-30 kg(N-P2O5-
K2O)/ha đối với vụ Đông Xuân và 80-50-30
kg(N-P2O5-K2O)/ha đối với vụ Hè Thu.
Tại Long An: 90-40-50 kg(N-P2O5-
K2O)/ha đối với vụ Đông Xuân và 100-60-60
kg(N-P2O5-K2O)/ha đối với vụ Hè Thu.
+ Phun đạm hữu cơ để bổ sung thức ăn
cho thiên địch của bọ phấn trắng cũng như
thiên địch của sâu hại lúa.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: không
phun thuốc sớm và đặc biệt là không phun
ngừa đối với các loài sâu hại nhằm tạo điều
kiện cho các loài thiên địch trên đồng ruộng
phát triển để khống chế dịch hại nói chung và
bọ phấn trắng nói riêng. Khi điều tra phát hiện
bọ phấn trắng với mật số trung bình khoảng
1.000 con/m2 thì sử dụng thuốc sinh học
Ometar để phòng trừ.
- Chỉ tiêu theo dõi: điều tra định kỳ 7
ngày 1 lần mật số bọ phấn trắng, thành phần
thiên địch. Thu hoạch lúa để tính năng suất và
thu thập số liệu sản xuất để tính hiệu quả kinh
tế.
4.4 Phân tích số liệu
- Hiệu lực trừ bọ phấn trắng ngoài đồng
được tính theo công thức Henderson - Tilton
(1955).
- Các số liệu thí nghiệm được phân tích
thống kê bằng chương trình SPSS 16.0. Thí
nghiệm ngoài đồng được so sánh trung bình bằng
phép kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
847
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến
biến động quần thể bọ phấn trắng hại lúa
3.1.1. Đánh giá khả năng gây hại của bọ
phấn trắng đối với một số giống lúa phổ biến
ở ĐBSCL
Kết quả thí nghiệm vụ Đông Xuân 2013
- 2014 tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang thể
hiện ở biểu đồ 1 cho thấy bọ phấn trắng xuất
hiện ở giai đoạn mạ với mật số trung bình dao
động từ 12 - 19 con/m2. Mật số bọ phấn trắng
gia tăng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh (dao động từ
302 - 576 con/m2) và tăng lên rất cao ở giai
đoạn làm đòng. Ở giai đoạn lúa làm đòng, ba
giống lúa thơm Jasmine 85, OM6162 và
OM4900 có mật số bọ phấn trắng tương ứng
1.163, 1.030 và 974 con/m2 và cao hơn giống
lúa OM4218 và nếp IR4625 (tương ứng 632
và 703 con/m2). Giống lúa IR50404 cũng có
mật số bọ phấn trắng ở giai đoạn làm đòng khá
cao (922 con/m2). Ở giai đoạn lúa chín, mật số
bọ phấn trắng giảm xuống rất thấp ở tất cả các
giống và không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nghiệm thức (dao động từ
59 - 82 con/m2).
0
500
1.000
1.500
2.000
OM4218 13 313 632 498 59
OM6162 17 504 1.030 628 80
OM4900 15 418 974 669 82
Jasmine 85 19 576 1.163 700 63
IR50404 15 476 922 571 73
Nếp IR4625 12 302 703 474 71
GĐ mạ GĐ đẻ nhánh GĐ đòng GĐ trổ GĐ chín
Con/m2
Biểu đồ 1. Mật số bọ phấn trắng ở các giai đoạn sinh trưởng của một số giống lúa phổ biến vụ
Đông Xuân 2013 - 2014 (Thoại Sơn - An Giang)
Kết quả thí nghiệm lặp lại ở vụ Hè
Thu 2014 cho thấy bọ phấn trắng xuất hiện
với mật số cao nhất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh
(576 - 1.078 con/m2). Ở thời điểm này, mật số
bọ phấn trắng gây hại trên giống lúa Jasmine 85
cao nhất (1.078 con/m2). Hai giống lúa
OM4900 và OM6162 có mật số bọ phấn trắng
tương ứng là 938 và 928 con/m2, giống lúa
IR50404 cũng có mật số bọ phấn trắng khá cao
(880 con/m2). Hai giống OM4218 và nếp
IR4625 có mật số bọ phấn trắng thấp hơn các
nghiệm thức trên (tương ứng 576 và 679
con/m2) trong đó OM4218 thấp hơn đáng kể so
với giống lúa Jasmine 85. Ở vụ Hè Thu 2014
có mưa nhiều và kéo dài vào thời điểm lúa làm
đòng trở đi nên đã làm cho mật số bọ phấn
trắng giảm ở giai đoạn lúa trổ và chín.
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón đến biến động
quần thể bọ phấn trắng hại lúa
Kết quả thí nghiệm nghiên cứu về ảnh
hưởng của các mức phân bón đến biến động
quần thể bọ phấn trắng hại lúa được thực hiện
trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và Hè Thu
2013 tại xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang cho thấy khi bón đạm càng cao thì
mật số bọ phấn trắng trên ruộng lúa càng tăng.
Tuy nhiên, với mật số khoảng 2.000 - 3.000
con/m2 chưa ảnh hưởng đến năng suất lúa thí
nghiệm.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
848
Bảng 1. Biến động mật số bọ phấn trắng hại lúa ở các mức phân bón khác nhau trên giống lúa
OM4900 (Thoại Sơn - An Giang, năm 2013)
Nghiệm
thức
Mật số bọ phấn trắng ở các thời điểm quan sát (con/m2) Năng
suất
(tấn/ha)
Vụ Đông Xuân 2012 – 2013
4TSS 5TSS 6TSS 7TSS 8TSS 9TSS 10TSS
T1 33 266 538 637 ab 216 162 bc 96 6,80 b
T2 36 194 610 634 ab 204 164 bc 133 6,77 b
T3 30 207 479 541 b 209 134 c 55 6,27 c
T4 35 239 663 740 ab 183 176 b 106 7,13 ab
T5 29 238 559 936 a 182 227 a 102 7,20 a
CV (%) 35,6 27,7 23,8 22,2 28,1 11,8 41,5 3,9
Vụ Hè Thu 2013
T1 294 2.718 ab 1.813 b 647 b 895 286 b 94 4,11 ab
T2 276 2.709 ab 2.509 ab 713 b 1.100 290 b 95 4,33 ab
T3 286 2.387 b 2.193 ab 653 b 996 204 b 103 3,62 b
T4 275 3.192 a 2.699 a 744 ab 1.169 298 b 137 4,91 a
T5 355 2.999 a 2.423 ab 861 a 1.071 488 a 137 4,72 a
CV (%) 9,3 17,0 10,0 16,7 28,9 22,0 29,8 11,1
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép
kiểm định Duncan; TSS: tuần sau sạ.
- Vụ Đông Xuân: T1:100-40-30, T2:100-50-30, T3:80-40-30, T4:120-40-30, T5:135-80-60.
- Vụ Hè Thu: T1:80-40-30, T2:80-50-30, T3:60-40-30, T4:100-40-30, T5:120-80-60.
3.1.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới tiêu đến
biến động quần thể bọ phấn trắng hại lúa
Kết quả bước đầu cho thấy biện pháp quản
lý nước khô - ngập xen kẽ có tác dụng tiết kiệm
nước tưới so với biện pháp giữ nước ngập liên
tục nhưng chưa thấy ảnh hưởng đến biến động
quần thể bọ phấn trắng hại lúa.
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ sạ đến biến động quần thể bọ phấn trắng hại lúa
Bảng 2. Biến động quần thể bọ phấn trắng trên giống lúa OM4900 ở các mật độ sạ khác nhau
(Thoại Sơn - An Giang, năm 2012 - 2013)
Nghiệm thức
(kg/ha)
Mật số bọ phấn trắng ở các thời điểm quan sát (con/m2) Năng
suất
(tấn/ha)
Vụ Đông Xuân 2012 – 2013
3TSS 4TSS 5TSS 6TSS 7TSS 8TSS 9TSS
Sạ lan 120 20 ab 92 ab 693 b 987 bc 1.412 b 644 247 6,63 a
Sạ lan 150 31 ab 115 ab 824 ab 1.342 ab 1.329 b 571 375 6,43 ab
Sạ lan 180 28 ab 99 ab 901 ab 1.613 a 1.234 b 626 577 6,33 ab
Sạ lan 210 23 ab 131 a 970 a 1.492 a 1.937 ab 432 313 5,73 bc
Sạ lan 250 37 a 119 a 928 ab 1.481 a 3.078 a 856 307 5,13 c
Sạ hàng 100 36 a 75 b 699 b 834 c 939 b 601 319 6,73 a
Sạ hàng 120 17 b 77 ab 785 ab 986 bc 1.217 b 611 271 7,07 a
CV (%) 32,6 19,7 16,3 20,5 40,6 45,2 44,4 6,3
Vụ Hè Thu 2013
Sạ lan 120 483 b 2.641 bc 3.632 bc 2.178 b 1.707 b 1.768 a 442 4,60 a
Sạ lan 150 842 a 2.605 bc 4.376 abc 2.939 a 1.733 bc 1.643 ab 403 4,43 a
Sạ lan 180 618 ab 3.634 a 5.191 a 3.042 a 1.706 bc 1.551 ab 516 3,53 b
Sạ lan 210 504 b 3.402 ab 4.967 ab 3.320 a 2.044 ab 1.572 ab 357 3,38 b
Sạ lan 250 557 b 3.543 a 5.106 a 3.099 a 2.200 a 1.629 ab 451 3,63 b
Sạ hàng 100 513 b 2.126 c 3.390 c 2.240 b 1.625 bc 1.481 b 581 4,93 a
Sạ hàng 120 629 ab 2.267 c 3.450 c 2.405 b 1.524 c 1.628 ab 554 4,73 a
CV (%) 23,6 15,0 16,9 12,9 10,3 30,6 8,9 8,9
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép
kiểm định Duncan, TSS: tuần sau sạ
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
849
Ở vụ Đông Xuân 2012 - 2013, bọ phấn
trắng xuất hiện rất sớm vào 3TSS với mật số
trung bình dao động từ 17 đến 37 con/m2, tăng
dần ở 4, 5, 6TSS và đạt cao nhất ở 7TSS. Ở
7TSS, nghiệm thức sạ lan 250 kg/ha có mật số
bọ phấn trắng cao nhất (3.078 con/m2), không
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mật số bọ
phấn trắng của nghiệm thức sạ lan 210 kg/ha
(1.937 con/m2) nhưng cao hơn một cách có ý
nghĩa thống kê so với mật số bọ phấn trắng của
5 nghiệm thức còn lại (dao động từ 939 đến
1.412 con/m2).
Thí nghiệm lặp lại ở vụ Hè Thu 2013 cho
thấy bọ phấn trắng hại lúa có mật số cao hơn so
với vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và đạt cao nhất
ở 5TSS. Tại thời điểm này, hai nghiệm thức sạ
lan 180 kg/ha và 250 kg/ha có mật số bọ phấn
trắng cao nhất (tương ứng với 5.191 và 5.106
con/m2). Hai nghiệm thức sạ lan 150 kg/ha và
210 kg/ha có mật số bọ phấn trắng thấp hơn
(tương ứng với 4.376 và 4.967 con/m2) nhưng
không khác biệt về mặt thống kê so với hai
nghiệm thức trên. Hai nghiệm thức sạ hàng 100
kg/ha và 120 kg/ha có mật số bọ phấn trắng
thấp nhất (tương ứng với 3.390 và 3.450
con/m2) và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
mật số bọ phấn trắng của ba nghiệm thức sạ lan
180 kg/ha, 210 kg/ha và 250 kg/ha. Nghiệm
thức sạ lan 120 kg/ha cũng có mật số bọ phấn
trắng thấp (3.632 con/m2), không khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với mật số bọ phấn trắng của
hai nghiệm thức sạ hàng nói trên.
3.1.5. Ảnh hưởng của phương pháp sạ cấy đến
biến động quần thể bọ phấn trắng hại lúa
Lúa cấy có mật số bọ phấn trắng thấp
hơn so với lúa sạ. Cấy lúa với khoảng cách
15x15cm và 15x20cm cho năng suất lúa cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm
thức lúa sạ và cấy với khoảng cách 20x20cm.
3.1.6. Ảnh hưởng của phương pháp quản lý
rơm rạ đến biến động quần thể bọ phấn trắng
hại lúa
Các biện pháp quản lý rơm rạ trên đồng
ruộng bao gồm dọn thật sạch rơm rạ vụ trước,
cày vùi rơm rạ vụ trước, xử lý rơm rạ vụ trước
bằng Trichoderma, đốt đồng và không làm đất
được thực hiện trong 2 vụ lúa chưa thấy ảnh
hưởng tới biến động mật số bọ phấn trắng và
năng suất lúa.
3.1.7. Ảnh hưởng của phương pháp quản lý
cỏ dại đến biến động quần thể bọ phấn trắng
hại lúa
Kết quả bước đầu cho thấy biện pháp
quản lý cỏ dại trên đồng ruộng (như chỉ phun
thuốc tiền nảy mầm, chỉ phun thuốc hậu nảy
mầm, phun cả 2 thuốc tiền và hậu nảy mầm,
làm cỏ bằng tay hoặc không làm cỏ) chưa thấy
ảnh hưởng đến biến động mật số bọ phấn trắng
hại lúa.
3.2. Hiệu lực của thuốc sinh học, thảo mộc,
hóa sinh và hóa học đối với bọ phấn trắng
hại lúa
3.2.1. Hiệu lực của thuốc sinh học và thảo mộc
đối với bọ phấn trắng hại lúa
Bảng 3. Hiệu lực của thuốc sinh học và thảo mộc đối với bọ phấn trắng hại lúa vụ Đông Xuân
2013 - 2014 (Viện Lúa ĐBSCL)
TT Nghiệm thức Mật số (con/m
2) Hiệu lực (%)
Nhóm vi sinh vật 1NTP 7NSP 10NSP 7NSP 10NSP
1 M.a(1,2x109 bt/g) 724 a 267 c 211 c 63,2 65,2
2 B.b(1,5x109 bt/g) 663 a 253 d 196 c 60,2 63,7
3 B.b(107bt/g) + M.a(107 bt/g) 685 a 389 b 290 b 39,5 46,3
4 B.b + M.a(1,5x109 bt/g) 715 a 358 bc 268 b 47,2 53,5
5 B.b(1,5x109 bt/g) + M.a(1,2x109 bt/g) 645 a 252 d 205 c 59,6 61,4
6 Đối chứng phun nước lã 703 a 687 a 588 a - -
CV(%) 17,1 13,9 10,6
Nhóm thảo mộc 1NTP 7NSP 10NSP 7NSP 10NSP
1 Garlic oil 20% 465 a 264 b 233 c 43,9 48,2
2 Matrine 0,5% 504 a 297 b 281 bc 40,0 42,3
3 Rotenone 546 a 330 b 311 b 37,8 41,3
4 Azadirachtin 0,3% 527 a 314 b 223 c 39,8 55,3
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
850
TT Nghiệm thức Mật số (con/m
2) Hiệu lực (%)
Nhóm vi sinh vật 1NTP 7NSP 10NSP 7NSP 10NSP
5 Neem oil 66% + Azadirachtin 0,124% 520 a 309 b 247 bc 38,8 50,3
6 Đối chứng phun nước lã 508 a 497 a 488 a - -
CV (%) 8,4 12,2 12,0
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép
kiểm định Duncan; NTP: ngày trước phun; NSP: ngày sau phun.
Kết quả thí nghiệm ở hai vụ Đông Xuân
2013 - 2014 và Hè Thu 2014 cho thấy các chế
phẩm sinh học sản xuất từ các dòng nấm xanh
Metarhizium anisopliae với nồng độ 1,2x109
bt/g, nấm trắng Beauveria bassiana với nồng
độ 1,5x109 bt/g hoặc phối trộn hai dòng nấm
trên đều có hiệu lực trừ bọ phấn trắng đạt
khoảng 61,4 đến 66,8% ở 10 ngày sau phun.
Hai chế phẩm Trắng xanh BTN và Thiên địch -
Tàng hình WP cũng được sản xuất từ M.
anisopliae + B. bassiana nhưng có mật số bào
tử thấp hơn nên hiệu lực trừ bọ phấn trắng thấp
hơn so với 3 nghiệm thức trên.
3.2.2. Hiệu lực của thuốc hóa sinh và hóa học
đối với bọ phấn trắng hại lúa
Kết quả thí nghiệm ngoài đồng qua 2 vụ
lúa cho thấy thuốc hóa sinh Abamectin 1.8%
(Silsau 1.8EC) có hiệu lực trừ bọ phấn trắng
khá cao (khoảng 65,1 - 68,0% ở 10NSP); thuốc
hóa học Pymetrozine 500g/kg (Chess 50WG) có
hiệu quả cao trong việc phòng trừ bọ phấn
trắng hại lúa (đạt 70,5 đến 72,6% ở 10NSP).
Bảng 4. Hiệu lực của thuốc hóa sinh và hóa học đối với bọ phấn trắng hại lúa vụ Đông Xuân
2013 - 2014 (Thoại Sơn - An Giang)
TT
Nghiệm thức Mật số (con/m2) Hiệu lực (%)
Nhóm hóa sinh 1NTP 3NSP 7NSP 10NSP 3NSP 7NSP 10NSP
1 Abamectin 1.8% 423 a 355 d 160 c 151 d 37,2 66,3 68,0
2 Emamectin benzoate 2% 432 a 403 cd 190 c 163 cd 30,6 60,0 66,1
3 Emamectin benzoate 19g/l 439 a 439 bc 234 c 208 bc 25,0 52,3 57,7
4 Emamectin benzoate 2.6% 436 a 420 bcd 209 c 175 cd 27,8 56,8 64,3
5 Petroleum spray oil 99% 453 a 474 b 315 b 233 b 21,9 37,4 54,0
6 Đối chứng phun nước lã 443 a 593 a 493 a 496 a - - -
CV(%) 6,9 7,9 15,3 9,9
Nhóm hóa học 1NTP 3NSP 7NSP 10NSP 3NSP 7NSP 10NSP
1 Imidacloprid 50g/l 398 a 177 b 94 b 51 bc 45,7 52,9 60,3
2 Thiamethoxam 250g/kg 439 a 168 b 83 bc 53 bc 51,8 61,8 63,0
3 Pymetrozine 500g/kg 445 a 141 b 65 c 39 c 60,8 70,6 72,6
4 Dinotefuran 200g/kg 412 a 124 b 68 c 52 bc 63,0 67,1 61,0
5 Buprofezin 100g/l 386 a 182 b 84 bc 57 b 41,8 56,8 55,1
6 Etofenprox 10% 403 a 123 b 66 c 49 bc 62,2 67,0 63,1
7 Quinalphos 250g/l 385 a 116 b 66 c 52 bc 62,9 65,2 58,7
8 Đối chứng phun nước lã 463 a 375 a 230 a 150 a - - -
CV (%) 9,7 19,2 11,0 12,0
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép
kiểm định Duncan; NTP: ngày trước phun; NSP: ngày sau phun.
3.3. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp
quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa có
hiệu quả trên đồng ruộng tại 2 tỉnh Long An
và An Giang
Ruộng mô hình áp dụng quy trình quản
lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa tại Long An
và An Giang đã gia tăng và bảo tồn thiên địch
của sâu hại lúa, có mật số bọ phấn trắng thấp
hơn so với đối chứng của nông dân. Bên cạnh
việc tiết kiệm được chi phí sản xuất, ruộng mô
hình còn cho năng suất cao nên đã tăng thu
nhập so với ruộng đối chứng của nông dân tại
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
851
Long An trung bình là 3.050.000 đồng/ha
(tương ứng 11,0%) ở vụ Đông Xuân 2014 -
2015 và 2.101.999 đồng (tương ứng 18,8%)
trong vụ Hè Thu 2015. Tương tự, mô hình áp
dụng quy trình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng
hại lúa tại An Giang cũng tăng thu nhập so với
đối chứng 3.634.134 đồng/ha (tương ứng
18,0%) trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và
2.203.467 đồng/ha (tương ứng 17,5%) ở vụ Hè
Thu 2015.
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa tại huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Khoản mục Mô hình (1)
Đối chứng
(2)
Chênh lệch
Số tiền
(3) = (1) - (2)
Tỷ lệ
(%)
I. Tổng chi (đ/ha) 15.286.834 17.665.168 -2.378.334 -13,5
1. Chi phí vật tư (đ/ha) 8.253.500 10.971.834 -2.718.334 -24,8
- Giống 1.360.000 1.800.000 -440.000
- Phân bón 3.666.000 5.476.667 -1.810.667
- Fish emulsion 110.000 0 110.000
- Thuốc trừ rầy nâu và BPT 270.000 660.000 -390.000
+ Ometar 270.000 0
+ Chess 50WG 0 660.000
- Thuốc trừ sâu cuốn lá 320.000 435.000 -115.000
- Thuốc BVTV khác (trừ bệnh, ốc, cỏ) 2.527.500 2.600.167 -72.667
2. Chí phí lao động (đ/ha) 7.033.334 6.693.334 340.000 5,1
- Phun thuốc sinh học Ometar 80.000 0 80.000
- Phun thuốc BVTV 506.667 586.667 -80.000
- Trồng hoa bờ ruộng 600.000 0 600.000
- Công lao động khác 5.846.667 6.106.667 -260.000
II. Tổng thu 39.100.000 37.844.200 1.255.800 3,3
- Năng suất (kg/ha) 8.500 8.227 273
- Giá lúa (đ/kg) 4.600 4.600 0
III. Lợi nhuận 23.813.166 20.179.032 3.634.134 18,0
Ghi chú: Hạch toán kinh tế theo giá cả vụ Đông Xuân 2014 - 2015, dấu (-): MH thấp hơn ĐC
IV. KẾT LUẬN
Bọ phấn trắng phát triển và gia tăng mật số
trên giống lúa thơm Jasmine 85, các giống lúa
được lai tạo từ giống lúa thơm Jasmine 85
(OM4900 và OM6162) và giống lúa trồng phổ
biến IR50404. Sạ hàng với lượng giống 100 -
120 kg/ha và sạ lan 120 kg/ha có mật số bọ phấn
trắng thấp hơn và có năng suất cao hơn so với các
nghiệm thức sạ lan với lượng giống 150 - 250
kg/ha.
Thuốc sinh học M.a(1,2x109 bt/g),
B.b(1,5x109 bt/g) hoặc phối trộn của hai loại
thuốc này có hiệu lực trừ bọ phấn trắng tương
đối cao, trung bình đạt 60,0 đến 66,8% ở
10NSP. Thuốc hóa sinh Abamectin 1.8%
(Silsau 1.8EC) có hiệu lực trừ bọ phấn trắng
khá cao (khoảng 65,1 - 68,0% ở 10NSP); thuốc
hóa học Pymetrozine 500g/kg (Chess 50WG) có
hiệu lực cao trong việc phòng trừ bọ phấn trắng
hại lúa (đạt 70,5 đến 72,6% ở 10NSP).
Đề tài đã đề xuất được quy trình quản lý
tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa, khi áp dụng
quy trình này tại Long An và An Giang đã gia
tăng và bảo tồn thiên địch của sâu hại lúa;
ruộng mô hình có mật số bọ phấn trắng thấp
hơn so với ruộng đối chứng của nông dân đồng
thời tăng thu nhập so với ruộng đối chứng của
nông dân trung bình từ 11,0% đến 18,8%.
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp kinh
phí thực hiện đề tài “Nghiên cứu bọ phấn trắng
(rầy phấn trắng) hại lúa ở Đồng bằng sông
Cửu Long và biện pháp quản lý tổng hợp” giai
đoạn 2012 - 2015. Viện Lúa Đồng bằng sông
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
852
Cửu Long, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện
và hoàn thành tốt đề tài.
- Các cán bộ nông nghiệp của Sở, Ban,
Ngành thuộc hai tỉnh Long An và An Giang đã
hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này.
- Tiến sỹ Alberto Barrion, chuyên gia
phân loại côn trùng, Viện Lúa Quốc tế IRRI đã
định danh, xác định thành phần loài bọ phấn
trắng hại lúa tại ĐBSCL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdou S. (1992). “Report on the status of
research on plant protection in rice in Niger
[in French]”, Paper presented at the IPM
Task Force Meeting, 19-20 Feb 1992, West
Africa Rice Development Association,
Bouaké, Côte d’Ivoire.
Alam M. S., (1989). “Whitefly (Hemiptera:
Aleyrodidae) – a potential pest of rice in
West Africa”, International Rice Research
Newsletter (14), pp. 38–39.
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Báo cáo số
2420/BC-BNN-VP, ngày 28/7/2010 về
Công tác tháng 7 năm 2010 và nhiệm vụ
công tác tháng 8 năm 2010.
Nguyễn Văn Liêm (2010). “Hãy cảnh giác với sự
gây hại của rầy cánh phấn trên lúa”, Bản
tin Nông nghiệp và nông thôn Vĩnh Long
2010 (8).
ABSTRACT
Study on process of integrated management to rice whitefly Aleurocybotus indicus David &
Subramaniam in the Mekong Delta
In order to study on process of Integrated Management to whitefly attacking rice in the Mekong
Delta, this project was conducted from 2013 to 2015 at Cuu Long Delta Rice Research Institute, and in
Long An and An Giang provinces. The results showed that rice whitefly developed and increased their
density on fragrant rice variety of Jasmine 85, rice varieties bred from fragrant rice variety - Jasmine
85 (OM4900 and OM6162) and varieties widely planted IR50404. In treatments of row seeding with
seeds of 100 - 120 kg/ha and hand seeding of 120 kg/ha, the whitefly populations were lower and
offered higher yield as compared to the treatments of seed spread sowing of 150 - 250 kg/ha.
Biological insecticides, M.a(1.2x109 spores/g), B.b(1.5x109 spores/g) or mixing of these two
insecticides, were effective on controlling whitefly on average of 60.0 to 66.8% at 10 days after
spraying. Biochemical insecticide, Abamectin 1.8% (Silsau 1.8EC), was of rather high effect on
whitefly (about 65.1 to 68.0% at 10 days after spraying); chemical insecticide, Pymetrozine 500g/g
(Chess 50WG), was highly effective on controlling harmful whitefly on rice (70.5 to 72.6% at 10 days
after spraying). Field models that applied integrated management processes in Long An and An Giang
have helped to increase and preserve the natural enemies of rice pests; the whitefly populations in the
model were lower than in the control of farmers. The research theme has proposed integrated
management processes for whitefly on rice. When this procedure was applied in Long An, the model
has increased farm income on average of 11% in the Winter - Spring crop of 2014 - 2015 and 18.8%
in the 2015 Summer - Autumn as compared to the control of farmers. In An Giang, the income also
increased by 18.0% in the Winter - Spring crop of 2014 - 2015 and 17.5% in the 2015 Summer -
Autumn crop.
Keywords: income, management, process, rice whitefly
Người phản biện: GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_11_9261_2130098.pdf