Nghiên cứu xây dựng mô hình gây khối u dạ dày bằng benzo(a)pyren trên chuột nhắt trắng

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình gây khối u dạ dày bằng benzo(a)pyren trên chuột nhắt trắng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 210 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY KHỐI U DẠ DÀY BẰNG BENZO(A)PYREN TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG Lê Xuân Lộc*, Đỗ Thị Hồng Tươi* TÓM TẮT Mở đầu: Ung thư dạ dày là một bệnh phổ biến với tỷ lệ sống thấp. Thuốc hóa trị thường có giá cao, hiệu quả thấp và nhiều độc tính. Vì vậy, các thuốc từ dược liệu được quan tâm phát triển, dẫn đến sự cần thiết xây dựng mô hình gây khối u dạ dày trên động vật cho thử nghiệm tiền lâm sàng. Mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình gây khối u dạ dày bằng benzo(a)pyren [B(a)P] và kiểm tra khả năng đáp ứng của mô hình với thuốc kháng ung thư dạ dày (5-FU). Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Chuột Swiss albino đực gây giảm miễn dịch bằng cách ip cyclophosphamid (CYP) liều 100 mg/kg vào ngày thứ 1, 3. Sau đó vào ngày thứ 5, 19 cho mỗi con uống 3 mg B(a)P trong 0,25 ml dầu bắp để gây khối u dạ dày. Từ ngày 20 đến ngày 103, chuột được cho uống 0,2 ml dầu bắp ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình gây khối u dạ dày bằng benzo(a)pyren trên chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 210 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY KHỐI U DẠ DÀY BẰNG BENZO(A)PYREN TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG Lê Xuân Lộc*, Đỗ Thị Hồng Tươi* TÓM TẮT Mở đầu: Ung thư dạ dày là một bệnh phổ biến với tỷ lệ sống thấp. Thuốc hóa trị thường có giá cao, hiệu quả thấp và nhiều độc tính. Vì vậy, các thuốc từ dược liệu được quan tâm phát triển, dẫn đến sự cần thiết xây dựng mô hình gây khối u dạ dày trên động vật cho thử nghiệm tiền lâm sàng. Mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình gây khối u dạ dày bằng benzo(a)pyren [B(a)P] và kiểm tra khả năng đáp ứng của mô hình với thuốc kháng ung thư dạ dày (5-FU). Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Chuột Swiss albino đực gây giảm miễn dịch bằng cách ip cyclophosphamid (CYP) liều 100 mg/kg vào ngày thứ 1, 3. Sau đó vào ngày thứ 5, 19 cho mỗi con uống 3 mg B(a)P trong 0,25 ml dầu bắp để gây khối u dạ dày. Từ ngày 20 đến ngày 103, chuột được cho uống 0,2 ml dầu bắp ở lô chứng bệnh hoặc 5-FU 20 mg/kg/ngày ở lô điều trị. Vào ngày 104, chuột được giết, quan sát đại thể các cơ quan và tách lấy dạ dày để khảo sát mức độ tổn thương, tình trạng tạo khối u trên dạ dày, sau đó nhuộm HE để phân tích vi thể dạ dày. Kết quả: Sau 104 ngày, tỷ lệ tử vong ở lô chứng bệnh 46,7% và lô điều trị là 33,3%. Trọng lượng chuột ở lô chứng bệnh và lô điều trị tăng nhẹ, nhưng thấp hơn lô sinh lý. Tỷ lệ chuột có khối u dạ dày ở lô chứng bệnh và lô điều trị lần lượt là 87,5% và 40%. Chuột chứng bệnh có trung bình khoảng 2,45 khối u/con trong khi ở lô điều trị là 1,21. Về kích thước khối u trung bình, ở lô điều trị là 1,94 mm3 so với 4,44 mm3 ở lô chứng bệnh. Quan sát vi thể dạ dày sau khi nhuộm HE thấy tình trạng viêm mạn tính kèm theo tăng sản tế bào gai hoặc tế bào biểu mô nhiều lớp; tuy nhiên không có chuột nào xuất hiện tình trạng carcinom. Kết luận: Mô hình chuột nhắt tiêm phúc mô cyclophosphamid liều 100 mg/kg vào ngày 1, 3, sau đó cho uống benzo(a)pyren liều 3 mg/250 µl dầu bắp/chuột vào ngày 5, ngày 19 chỉ gây khối u dạ dày ở tình trạng viêm mạn tính kèm tăng sản tế bào gai hoặc tế bào biểu mô nhưng chưa gây carcinom sau 104 ngày. Từ khóa: benzo[a]pyren, cyclophosphamid, 5-fluorouracil, ung thư dạ dày, Swiss albino. ABSTRACT ESTABLISH A MOUSE MODEL OF BENZO[a]PYRENE-INDUCED GASTRIC TUMOR Le Xuan Loc, Do Thi Hong Tuoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 210 - 216 Background: Gastric cancer is a popular disease with low survival rate. Chemotherapy is an essential, but expensive and toxic treatment; however, its effect is still modest. Recently, herbal medicine has been researched and developed due to its low toxicity, resulting in the need of an animal model of gastric tumor for preclinical trials. The aim of this work was to establish a mouse model of benzo[a]pyren induced gastric tumor and to evaluate its response to 5-FU. Methods: Male Swiss albino mice were ip injected cyclophosphamide, 100 mg/kg on day 1, 3 to cause immune deficiency. On day 5 and 19, mice were fed 3 mg B(a)P in 0.25 ml corn oil to induce gastric tumor. From day 20 to 103, mice were fed 0.2 ml corn oil in pathological group or 5-FU 20 mg/kg in treatment group. On day *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoid99@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 211 104, mice were sacrificed and observed macroscopic changes. The fore stomach was then excised, evaluated lesion and presence of stomach tumors as well as histologically analyzed after HE staining. Results: After 104 days, mouse death rate in pathological group and treatment group were 46.7% and 33.3% respectively. Average body weight in pathological group and treatment group slightly increased but were lower than that of control group. Tumor rate in pathological group and treatment group were 87.5% and 40%. Approximately 2.45 tumors/mouse but only 1.21 tumors/mouse were counted from mice in pathological group and in treatment group respectively. Average tumor size in treatment groups was 1.94 mm3 compared to 4.44 mm3 in pathological group. Microscopic images indicated the chronic inflammation associated with the proliferation of squamous cells or epithelial cells; however, carcinoma cells were not seen. Conclusion: Mouse model involved ip injection of 100 mg/kg cyclophosphamide on day 1, 3 and oral administration of 3 mg benzo(a)pyrene in 0.25 ml corn oil on day 5, 19 only established stomach tumors at chronic inflammatory states associated with proliferation of squamous or epithelial cells and did not cause carcinoma after 104 days. Key words: benzo[a]pyrene, cyclophosphamide, 5-fluorouracil, gastric cancer, Swiss albino ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau các bệnh tim mạch. Trong đó, ung thư dạ dày là ung thư phổ biến thứ tư, tỷ lệ tử vong rất cao. Trên thế giới, số ca mắc mới là 989.600 và ước tính 738.000 ca chết trong năm 2008, chiếm 10% số trường hợp tử vong(13). Việt Nam thuộc khu vực nguy cơ ung thư dạ dày trung bình cao, tỷ lệ mắc mới là 21,8 ở nam và 10,0 ở nữ trên 100.000 dân(11). Các thuốc điều trị ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng giá thành còn cao nhưng chỉ cải thiện tiên lượng ở một số ít bệnh nhân có chọn lọc và nhiều độc tính(10). Do đó, các thuốc có nguồn gốc dược liệu được chú trọng nghiên cứu phát triển và sản xuất. Để phục vụ định hướng trên, cần phát triển các mô hình trên động vật cho các thử nghiệm tiền lâm sàng. Hiện nay, có ba loại mô hình gây khối u trên chuột: ghép dị/đồng loài; cảm ứng bằng hóa chất; chuột biến đổi gen; trong đó, tiêm phúc mô hoặc cho uống tác nhân gây ung thư, có thể kết hợp với chất kích thích khối u là mô hình tiền lâm sàng lâu đời và đa dạng nhất mô phỏng hiệu quả sinh bệnh học tiến triển theo thời gian của khối u liên quan đến chất gây ung thư và tác nhân thúc đẩy khối u. Benzo(a)pyren [B(a)P] là chất gây ung thư được dùng phổ biến trong các mô hình gây khối u dạ dày trên chuột nhắt bằng cách cho uống ở các liều khác nhau từ 1 đến 3 mg, 1 lần/tuần x 4 tuần, mổ sau từ 14 đến 20 tuần(2,7,12,14). Về cơ chế gây ung thư, B(a)P và sản phẩm chuyển hóa epoxidediol có thể liên kết cộng hóa trị với guanin ở vị trí N2 làm thay đổi cấu trúc ADN, phá vỡ quá trình sao chép ADN, gây đột biến dẫn đến ung thư da, phổi, dạ dày (4,7). Ngoài ra, B(a)P tương tác với lipid màng tế bào tạo gốc tự do gây peroxy hóa, tổn thương màng, ức chế enzym và chức năng tế bào hoặc ức chế lympho B(13,14). Các nghiên cứu thực hiện trên chuột bình thường hoặc chuột suy giảm miễn dịch để tăng khả năng gây khối u và ung thư hóa(1,8). Khi đó, có thể gây suy giảm miễn dịch của chuột Swiss albino (đực/cái) bằng tác nhân thích hợp, phổ biến nhất là tiêm phúc mô cyclophosphamid (CYP) ức chế tăng sinh tế bào, gây giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, lympho B, T ở các liều khác nhau từ 50 đến 200 mg/kg, 1 liều duy nhất hoặc 2 liều cách nhau 2 ngày hoặc 3 ngày liên tiếp(3,5,6,9). Xuất phát từ tình hình trên, đề tài này tiến hành xây dựng mô hình gây khối u dạ dày trên chuột nhắt bằng benzo(a)pyren sau khi gây suy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 212 giảm miễn dịch bằng CYP để ứng dụng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng về ung thư dạ dày. VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Động vật nghiên cứu Chuột Swiss albino đực, 7-8 tuần tuổi, khỏe mạnh, trọng lượng 20 ± 2 g, cung cấp bởi Viện vaccin và sinh phẩm y tế Nha Trang. Chuột nuôi ổn định trong môi trường thí nghiệm từ 3 - 5 ngày, được cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ trong suốt thời gian thử nghiệm. Hóa chất Benzo(a)pyren [B(a)P] (Sigma-Aldrich, Mỹ); dầu bắp (Arcor, Argentina); NaCl 0,9% (Bidiphar, Việt Nam); formalin (Guangdong Guanghua, Trung Quốc), cyclophosphamid (Endoxan® 500 mg, Baxter, Đức); 5-FU (Ebewe® 500 mg/10 ml, Ebewe Pharma, Áo). Thiết bị Cân phân tích Kern (Đức), thước kẹp Digitronic (Anh), máy siêu âm Misonix (Mỹ), tủ sấy Nuaire (Mỹ), tủ an toàn sinh học Trần Vũ (Việt Nam), tủ lạnh 4 oC Toshiba (Nhật). Xây dựng và đánh giá đáp ứng của mô hình gây u dạ dày trên chuột nhắt bằng benzo(a)pyren Dựa trên kết quả của một số thử nghiệm sơ bộ, đề tài chọn tiêm phúc mô (ip) cyclophosphamid liều 100 mg/kg vào ngày 1, 3 gây suy giảm miễn dịch trên chuột với số lượng bạch cầu thấp nhất vào ngày 5. Để gây khối u dạ dày, đề tài thực hiện theo mô hình của nhóm Shishu (2007): cho mỗi chuột uống 3 mg B(a)P pha trong 0,25 ml dầu bắp 2 lần cách nhau 2 tuần (vào ngày 5, 19) và điều trị bằng 5-FU, uống 20 mg/kg/ngày, 5 ngày/tuần ngay sau liều B(a)P cuối cùng trong 12 tuần(12). Chuột thí nghiệm được chia thành 3 lô theo trọng lượng cơ thể: Lô sinh lý (8 con): ip NaCl 0,9% liều 0,1ml/10g vào ngày 1, 3. Ngày thứ 5, 19 cho mỗi chuột uống 0,25 ml dầu bắp. Từ ngày 20 đến ngày 103 (12 tuần), cho mỗi chuột uống 0,2 ml dầu bắp. Lô chứng bệnh (15 con): ip CYP liều 100 mg/kg vào ngày 1, 3. Ngày thứ 5, 19 cho mỗi chuột uống 3 mg B(a)P trong 0,25 ml dầu bắp. Từ ngày 20 đến ngày 103 (12 tuần), cho mỗi chuột uống 0,2 ml dầu bắp từ cho uống dầu bắp. Lô điều trị (15 con): ip CYP 100 mg/kg ngày thứ 1, 3. Ngày thứ 5, 19 cho mỗi con uống 3 mg B(a)P trong 0,25 ml dầu bắp. Từ ngày 20 đến ngày 103, cho chuột uống 5-FU liều 20 mg/kg/ngày, 5 ngày/tuần, pha trong 0,2 ml dầu bắp. Chuột thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 3 lô theo trọng lượng cơ thể: Lô sinh lý (n = 8): ip NaCl 0,9% liều 0,1 ml/10 g vào ngày 1, 3. Ngày thứ 5, 19 cho mỗi chuột uống 0,25 ml dầu bắp. Từ ngày 20 đến ngày 103 (12 tuần), cho mỗi chuột uống 0,2 ml dầu bắp. Lô chứng bệnh (n =15): ip CYP 100 mg/kg vào ngày 1, 3. Ngày thứ 5, 19 cho mỗi chuột uống 3 mg B(a)P/0,25 ml dầu bắp. Từ ngày 20 đến ngày 103 (12 tuần), cho mỗi chuột uống 0,2 ml dầu bắp. Lô điều trị (n = 15): ip CYP 100 mg/kg ngày thứ 1, 3. Ngày thứ 5, 19 cho mỗi con uống 3 mg B(a)P trong 0,25 ml dầu bắp. Từ ngày 20 đến ngày 103 (12 tuần), cho chuột uống 5-FU liều 20 mg/kg/ngày, 5 ngày/tuần, pha trong 0,2 ml dầu bắp. Theo dõi trọng lượng cơ thể của chuột thử nghiệm Sự thay đổi trọng lượng cơ thể của chuột thí nghiệm được ghi nhận bằng cách cân chuột tại thời điểm tiêm CYP hoặc cho uống B(a)P và 1 lần/tuần vào các tuần sau đó. Đánh giá hiệu quả của mô hình gây u dạ dày Ngày 104, chuột được gây mê bằng đá CO2, mở khoang bụng và quan sát đại thể (ghi nhận đặc điểm về màu sắc, tình trạng bề mặt, tổn thương). Tách lấy dạ dày, cắt dọc để loại bỏ thức ăn, rửa bằng dung dịch NaCl 0,9% lạnh rồi ngâm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 213 trong formalin 10%. Sau 24-48 giờ, tiến hành đếm số khối u có kích thước lớn hơn 0,5 mm và đo kích thước khối u từng con mỗi lô bằng thước kẹp. Tính các kết quả(5): Hiệu suất gây u dạ dày (%) = [Số chuột có ít nhất một khối u dạ dày/số chuột còn sống] × 100%. Số lượng khối u trung bình trên chuột có khối u = Tổng số khối u trong lô/số chuột có khối u. Kích thước khối u: V (mm3) = 1/2 × a × b2; a, b lần lượt là đường kính lớn nhất, nhỏ nhất (mm) Kích thước khối u trung bình: Vtb = Tổng kích thước khối u trong lô/Tổng số khối u trong lô Tiến hành phân tích vi thể bằng phương pháp nhuộm hematoxylin - eosin tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Cấu trúc, hình thái tế bào dạ dày được quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá mức độ tổn thương (viêm, tăng sinh, carcinom). Xử lý kết quả và thống kê Kết quả được xử lý bằng phần mềm Excel, trình bày dưới dạng trung bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình (Mean ± SEM) và được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Với các biến số không theo quy luật phân phối chuẩn, sử dụng phép kiểm Mann - Whitney để kiểm định sự khác nhau có ý nghĩa. Sự khác nhau có ý nghĩa khi giá trị p < 0,05. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Tỷ lệ tử vong Tỷ lệ chuột tử vong theo thời gian thử nghiệm được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Tỉ lệ chết của chuột ở các lô thử nghiệm Giai đoạn Lô sinh lý (n = 8) Lô chứng bệnh (n = 15) Lô điều trị (n = 15) Tiêm CYP 0 0 0 Uống B(a)P 0 0 0 Theo dõi/ Điều trị 0 7 5 Tổng số chết 0 7 5 Tổng số sống 8 8 10 Tỷ lệ chết (%) 0 46,7 33,3 Sau 104 ngày, tỷ lệ tử vong ở lô sinh lý là 0% (0/8 chuột), lô chứng bệnh là 46,7% (7/15 chuột) và lô điều trị là 33,3% (5/15 chuột). Như vậy, tỷ lệ tử vong ở lô chứng bệnh cao hơn lô sinh lý do độc tính của B(a)P, có thể liên quan đến khả năng gây khối u dạ dày của tác nhân này vì chuột chủ yếu chết vào tuần thứ 5 sau khi uống B(a)P liều thứ 2. Sự thay đổi trọng lượng cơ thể chuột Kết quả trọng lượng theo thời gian của chuột còn sống sau thử nghiệm được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2: Kết quả theo dõi trọng lượng chuột ở các lô thử nghiệm Thời gian Trọng lượng chuột (g) Lô sinh lý (n = 8) Lô chứng bệnh (n = 8) Lô điều trị (n = 10) Ngày 1 (CYP/NaCl) 21,61 ± 0,76 21,55 ± 1,75 21,05 ± 1,65 Ngày 3 (CYP/NaCl) 22,48 ± 0,69 21,67 ± 1,75 21,14 ± 1,31 Ngày 5 (BaP/dầu bắp) 25,25 ± 0,49 21,74 ± 1,69 22,65 ± 0,95 Ngày 19 (BaP/dầu bắp) 27,30 ± 0,78 25,23 ± 3,73 23,68 ± 1,47 Ngày 26 28,60 ± 1,04 25,34 ± 3,71* 23,68 ± 1,35* Ngày 33 32,14 ± 1,49 26,89 ± 4,01* 25,08 ± 1,60* Ngày 40 33,49 ± 1,31 26,79 ± 3,77* 24,41 ± 1,19* Ngày 47 34,97 ± 1,29 26,94 ± 3,60* 25,01 ± 1,24* Ngày 54 36,21 ± 1,14 26,67 ± 3,59* 26,00 ± 1,15* Ngày 61 37,31 ± 1,12 26,77 ± 3,78* 25,39 ± 0,93* Ngày 68 40,41 ± 1,24 28,97 ± 4,24* 25,56 ± 1,23* Ngày 75 41,13 ± 1,50 28,63 ± 3,90* 26,04 ± 1,81* Ngày 82 41,71 ± 1,74 28,57 ± 3,84* 26,21 ± 2,08* Ngày 89 41,63 ± 1,15 29,94 ± 3,90* 26,43 ± 2,50* Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 214 Thời gian Trọng lượng chuột (g) Lô sinh lý (n = 8) Lô chứng bệnh (n = 8) Lô điều trị (n = 10) Ngày 96 41,96 ± 1,19 28,59 ± 3,76* 26,09 ± 2,07* Ngày 103 42,61 ± 1,48 27,89 ± 3,89* 25,19 ± 1,81* *: p < 0,05 so với lô sinh lý tại cùng thời điểm Kết quả cho thấy chuột sinh lý có trọng lượng cơ thể tăng đều. Chuột ở lô chứng bệnh và lô điều trị cũng tăng nhưng mức độ thấp hơn lô sinh lý. Đặc biệt, từ ngày 26 chuột ở 2 lô cho uống B(a)P có trọng lượng tăng không đáng kể và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với chuột sinh lý (p < 0,05). Trọng lượng cơ thể chuột ở lô điều trị bằng 5-FU và lô chứng bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở tất cả thời điểm khảo sát (p > 0,05). Sự tạo thành khối u trên dạ dày Quan sát đại thể cho thấy chuột ở lô sinh lý uống dầu bắp, dạ dày màu trắng xám nhạt, bề mặt nhẵn; ở chuột uống B(a)P, dạ dày màu trắng nâu nhạt, bề mặt có một số vị trí lồi lên. Tất cả dạ dày có mật độ mềm, không phù nề, không sung huyết. Tách lấy dạ dày, cắt dọc, loại bỏ thức ăn, quan sát thấy không có tình trạng xuất huyết. Rửa bằng NaCl 0,9%, ngâm trong formol 10%. Sau 48 giờ, khảo sát sự hình thành khối u trên dạ dày cho thấy ở lô sinh lý không có khối u dạ dày. Ở lô chứng bệnh và lô điều trị 5-FU, một số chuột có khối u dạ dày, tập trung chủ yếu ở mặt trong dạ dày trước (Hình 1). Khối u rắn, cứng, chắc, màu trắng xám. Ở lô chứng bệnh, thành dạ dày mỏng hơn, giảm các nếp gấp. Đếm số khối u có kích thước lớn hơn 0,5 mm và đo kích thước từng khối u bằng thước kẹp. Kết quả được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3: Kết quả khảo sát các khối u trên dạ dày của chuột ở các lô Lô Số chuột sống (con) Số chuột có khối u (con) Tỷ lệ chuột có khối u (%) Số khối u trung bình (trung bình ± SEM) Kích thước khối u trung bình (trung bình ± SEM) Sinh lý 8 0 0 0 0 Chứng bệnh 8 7 87,5 2,45 ± 0,41* 4,44 ± 1,01* Điều trị 10 4 40,0 1,21 ± 0,62* 1,94 ± 0,34* # *p < 0,05 khi so sánh với lô sinh lý; #p < 0,05 khi so sánh với lô chứng bệnh Tỷ lệ chuột có khối u dạ dày ở lô chứng bệnh và lô điều trị lần lượt là 87,5% và 40%. Chuột chứng bệnh có trung bình 2,45 khối u/con trong khi ở lô điều trị là 1,21. Về kích thước khối u trung bình, ở lô điều trị là 1,94 mm3 so với 4,44 mm3 ở lô chứng bệnh (p < 0,05). Như vậy, cả ba chỉ số tỷ lệ chuột có khối u, số khối u và kích thước khối u trung bình ở lô điều trị đều giảm khoảng 50% so với lô chứng bệnh. Kết quả này chứng tỏ uống 5-FU làm giảm tỷ lệ gây u và tổn thương dạ dày. Hình ảnh đại thể khối u dạ dày của chuột ở các lô được trình bày trong Hình 1. Lô sinh lý Lô chứng bệnh Lô điều trị Hình 1: Đại thể dạ dày chuột ở các lô thử nghiệm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 215 Phân tích vi thể dạ dày chuột Theo kết quả phân tích vi thể (Hình 2), 5/7 chuột có khối u (71,4%) ở lô chứng bệnh và 2/4 chuột có khối u (50%) ở lô điều trị có tình trạng viêm mạn tính thấm nhập bạch cầu đa nhân trung tính và lympho kèm theo tăng sản tế bào gai hoặc tế bào biểu mô nhiều lớp; các chuột còn lại có cấu trúc tế bào dạ dày bình thường; không có chuột nào xuất hiện tình trạng carcinom. Hình 2: Hình ảnh phân tích vi thể dạ dày chuột sau khi nhuộm HE (40X) Như vậy, cho chuột uống B(a)P chỉ gây khối u dạ dày ở tình trạng viêm mạn tính kèm tăng sản tế bào gai hoặc tế bào biểu mô, chưa gây carcinom. Uống 5-FU ngay sau liều B(a)P cuối cùng đến ngày 103 làm giảm số khối u dạ dày trên đại thể và tỷ lệ chuột viêm dạ dày mạn tính trên vi thể. BÀN LUẬN Để gây ung thư dạ dày trên thực nghiệm có thể dùng nhiều tác nhân gây khác nhau như B(a)P, DMBA [1,7-dimethyl benzo(a)anthracen] Đề tài chọn B(a)P vì chất này sinh ra từ quá trình cháy không hoàn toàn, có nhiều trong khí thải công nghiệp, ô tô và khói thuốc lá, đã được sử dụng để gây ung thư dạ dày trên chuột trong nhiều nghiên cứu ở nước ngoài(2,7,13,14). Điểm mới của đề tài là dùng chuột Swiss albino gây giảm miễn dịch bằng CYP. Theo kết quả thử nghiệm (kết quả không báo cáo), chuột yếu, lông xù nhưng hoạt động bình thường, không bị chết, lượng bạch cầu thấp nhất vào ngày thứ 5; đến ngày thứ 21 bạch cầu phục hồi đạt khoảng 33,3% ban đầu. Như vậy, cho chuột uống B(a)P vào ngày 5, 19 là khoảng thời gian chuột bị giảm miễn dịch có thể sẽ làm tăng khả năng gây u. Điều này có thể giải thích cho kết quả về hiệu suất gây khối u dạ dày; số lượng và kích thước khối u trung bình cao hơn báo cáo của Shishu (2007) mặc dù cùng sử dụng chế độ liều B(a)P 3 mg trong 0,25 ml dầu bắp x 2 lần(12). Tuy nhiên, đề tài có tỷ lệ chuột tử vong cao và hiệu suất gây u dạ dày thấp hơn một số báo cáo khác(6-8,10). Khác biệt này có thể do điều kiện thí nghiệm (phòng nuôi thú không có thiết bị điều hòa nhiệt độ), chủng thú vật (đề tài sử dụng chuột Swiss albino trong khi các báo cáo trên dùng chuột ICR, Balb/C hoặc A/J). So với lô chứng bệnh, việc uống 5-FU ngay sau liều B(a)P cuối cùng làm giảm tỷ lệ chuột có khối u dạ dày, số khối u và kích thước khối u trung bình. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Shishu và cộng sự năm 2007 (12). Kết quả vi thể cho thấy khối u trên chuột uống B(a)P chỉ ở tình trạng viêm mạn tính kèm tăng sản tế bào gai hoặc tế bào biểu mô nhiều lớp Dạ dày có cấu trúc bình thường Dạ dày có cấu trúc bình thường Dạ dày viêm mạn tính Tăng sản tế bào gai Tăng sản tế bào đáy nhiều lớp Thấm nhập bạch cầu lympho và đa nhân trung tính Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 216 nhưng chưa tạo được carcinom. Tình trạng viêm dạ dày mạn tính tạo điều kiện để ung thư dạ dày phát triển khi xuất hiện tác nhân gây ung thư. Điều này gợi ý có thể cải tiến mô hình theo hướng tăng thời gian thử nghiệm để tăng khả năng gây carcinom dạ dày. Thực tế, một số nghiên cứu gây khối u dạ dày có thời gian thử nghiệm đến 20 tuần(7,14). KẾT LUẬN Mô hình chuột nhắt tiêm ip cyclophosphamid 100 mg/kg vào ngày 1, 3; sau đó cho uống benzo(a)pyren liều 3 mg/0,25 ml dầu bắp/chuột vào ngày 5, ngày 19 chỉ gây khối u dạ dày ở tình trạng viêm mạn tính kèm tăng sản tế bào gai hoặc tế bào biểu mô nhưng chưa gây carcinom sau 104 ngày. Cần tăng thời gian thử nghiệm của mô hình để tăng khả năng gây carcinom dạ dày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carreno BM, Joel RG, Grant RK, Erin NJ, John AE, Becker- Hapak M, Gerald PL (2009). “Immunodeficient mouse strains display marked variability in growth of human melanoma lung metastases”, Clinical Cancer Research, 15(10): 3277-3286. 2. Deshpande SS, Ingle AD, Maru GB (1997), “Inhibitory effects of curcumin-free aqueous turmeric extract on benzo[a]pyrene- induced forestomach papillomas in mice”, Cancer Lett, 118, 79- 85. 3. Emadi A, Jones JR, Brodsky AR (2009), “Cyclophosphamide and cancer: golden aniversary”, Nature reviews clinical oncology, 6 (11): 638 - 647. 4. Ferlay J, Shin HR, Bray F, Forman D, Mathers C, Parkin DM (2010), “Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008”, International Journal of Cancer, 127, 2893- 2917. 5. Hattori K, Shimizu K, Takahashi M (1990), “Quantitative in vivo assay of human granulocyte colony-stimulating factor using cyclophosphamide-induced neutropenic mice”, Blood, 75(6), 1228 - 1233. 6. Huyan, Xiao-Hui (2011), “Immunosuppressive effect of cyclophosphamide on white blood cells and lymphocyte subpopulations from peripheral blood of Balb/c mice”, International immunopharmacology, 11(9): 1293-1297. 7. Lee WW, Judith BC, Luke KTL (1980), “Inhibitory Effects of Phenolic Compounds on Benzo(a)pyrene-induced neoplasia”, Cancer research, 40, 2820-282. 8. Leenders WH, Nijkamp MW, Rinkes IH (2008), “Mouse models in liver cancer research: A review of current literature”, World journal of gastroenterology, 14(45): 6915 - 6923. 9. Ohmori H, Kamo M, Yamakoshi K, Nitta MH, Hikida M (2001). Restoration of immunocyte functions by thymosin a1 in cyclophosphamide-induced immunodeficient mice. Immunopharmacol Immunotoxicol, 23:75–82 10. Ohtsu A (2008), “Chemotherapy for metastatic gastric cancer: past, present, and future”, Journal of Gastroenterology, 43, 256-264. 11. Phạm Duy Hiển (2007), Ung thư dạ dày, NXB Y học, tr. 20-86. 12. Shishu NG, Gupta N, Aggarwal N (2007), “Stomach-specific drug delivery of 5-fluorouracil using floating alginate beads”, AAPS PharmSciTech., 8(2): Article 48. 13. World Health Organization (2000), Pathology and Genetics of Tumours of the Digestive System, IARC Press, 3, 37-66. 14. Wu K, Shan YJ, Zhao Y, Yu JW, Liu BH (2001), “Inhibitory effects of RRR-a-tocopheryl succinateon benzo(a)pyrene (B(a)P-induced forestomach carcinogenesis in female mice”, World J Gastroenterol, 7(1), 60 - 65. Ngày nhận bài báo: 30/10/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf210_4366_2175604.pdf
Tài liệu liên quan