Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La - Phạm Anh Tuân: 90
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 90 - 98
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH SƠN LA
Phạm Anh Tuân
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên đa dạng, các hợp phần tự nhiên và cảnh quan (CQ) mang đặc thù
của miền núi, là hệ quả của mối tương tác phức tạp giữa các hợp phần và nhân tố thành tạo cảnh quan. Trên quan
điểm tiếp cận lãnh thổ, hệ thống và tổng hợp; bằng phương pháp phân tích nhân tố trội, so sánh theo đặc điểm riêng
biệt của các chỉ tiêu chuẩn đoán từng cấp phân vị, phân tích tổng hợp và liên hợp các bản đồ hợp phần để xác định
các đơn vị cảnh quan và thể hiện các khoanh vi cụ thể trên bản đồ. Ở tỉ lệ nghiên cứu 1:50.000, trên cơ sở tổ hợp
giữa 20 loại đất và 06 kiểu lớp phủ thực vật, lãnh thổ Sơn La phân hóa thành 03 lớp cảnh quan, 06 phụ lớp cảnh
quan, 02 kiểu cảnh quan, 06 phụ kiểu cảnh quan, 187 loại và 639 dạng cảnh quan. Đặc ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La - Phạm Anh Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 90 - 98
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH SƠN LA
Phạm Anh Tuân
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên đa dạng, các hợp phần tự nhiên và cảnh quan (CQ) mang đặc thù
của miền núi, là hệ quả của mối tương tác phức tạp giữa các hợp phần và nhân tố thành tạo cảnh quan. Trên quan
điểm tiếp cận lãnh thổ, hệ thống và tổng hợp; bằng phương pháp phân tích nhân tố trội, so sánh theo đặc điểm riêng
biệt của các chỉ tiêu chuẩn đoán từng cấp phân vị, phân tích tổng hợp và liên hợp các bản đồ hợp phần để xác định
các đơn vị cảnh quan và thể hiện các khoanh vi cụ thể trên bản đồ. Ở tỉ lệ nghiên cứu 1:50.000, trên cơ sở tổ hợp
giữa 20 loại đất và 06 kiểu lớp phủ thực vật, lãnh thổ Sơn La phân hóa thành 03 lớp cảnh quan, 06 phụ lớp cảnh
quan, 02 kiểu cảnh quan, 06 phụ kiểu cảnh quan, 187 loại và 639 dạng cảnh quan. Đặc điểm, cấu trúc các đơn vị
phân loại đã thể hiện được các quy luật phân hóa, động lực và chức năng của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên lãnh
thổ Sơn La.
Từ khóa: Phân loại cảnh quan Sơn La, bản đồ cảnh quan Sơn La
1. Mở đầu: Sự hình thành các đơn vị cảnh quan được quyết định bởi các quy luật tự nhiên. Xây
dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ
cảnh quan là khâu quan trọng nhất trong nghiên
cứu, đánh giá cảnh quan. Quan niệm về cảnh
quan có hai trường phái chính. Cảnh quan là đơn
vị phân kiểu có nghiên cứu của Nguyễn Thành
Long (1993) [6], Phạm Quang Anh (1996),
Phạm Hoàng Hải, và cộng sự (1997) [3,4]. Cảnh
quan là đơn vị cá thể có nghiên cứu của Vũ Tự
Lập (1976), Nguyễn Thế Thôn, (2000) [5]. Các
hệ thống phân loại có sự khác nhau về số lượng
các cấp phân vị cũng như chỉ tiêu phân loại
nhưng cơ bản vẫn được thực hiện trên nguyên
tắc phát sinh và tổng hợp. Sơn La là tỉnh có diện
tích lớn thứ ba cả nước, điều kiện tự nhiên phân
hóa đa dạng. Trong khoảng 10 năm qua (2005-
2015), biến đổi sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ, rủi
do thiên tai ngày càng tăng, đe dọa đến sinh kế
của một bộ phận dân cư. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ
cảnh quan tỉ lệ 1:50.000 ở tỉnh Sơn La là cần thiết nhằm phát hiện và làm sáng tỏ cơ
Ngày nhận bài: 22/6/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016
Liên lạc: Phạm Anh Tuân, e - mail phamtuantbu@gmail.com
91
chế của sự phân hóa tự nhiên, tạo lập cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá cảnh quan phục vụ các mục
đích ứng dụng thực tiễn tại tỉnh Sơn La.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu nghiên cứu chính
Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 [2] có các hệ tầng, đứt gãy và các phức hệ macma chủ yếu
(hình 2) nhằm xác định nền tảng rắn và dinh dưỡng trong cảnh quan. Bản đồ địa hình tỉ lệ
1:50.000 [8], được thể hiện bằng các đường bình độ và điểm độ cao, cơ sở xây dựng mô hình số
độ cao (hình 2), xác định lớp và phụ lớp cảnh quan.
Số liệu khí hậu tại 12 trạm [7], cơ sở để xác định kiểu sinh khí hậu ở các khu vực cụ thể, cơ
sở phân chia kiểu, phụ kiểu cảnh quan. Bản đồ thổ nhưỡng [9] và bản đồ hiện trạng lớp phủ thực
vật (hình 3), cơ sở phân chia loại cảnh quan. Bản đồ độ dốc và tầng dày đất, cơ sở phân chia dạng
cảnh quan. Phần mềm được lựa chọn để tính toán và thành lập các bản đồ chuyên đề là ArcGIS
10.5 và Mapinfo 12.0.
Hình 2. Bản đồ địa chất và địa hình tỉnh Sơn La.
Hình 3. Bản đồ lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng tỉnh Sơn La.
2.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
92
Phương pháp khảo sát cảnh quan ngoài thực địa: được tiến hành dựa trên các khảo sát chi
tiết các hợp phần cảnh quan và theo lát cắt cảnh quan. Đây là tiền đề đưa ra những phân tích, giúp
tìm ra quy luật chung của lãnh thổ. Trên cơ sở đó, khoanh vẽ thành lập bản đồ cảnh quan.
Phương pháp toán: Phương pháp toán cho phép tính toán các giá trị định lượng và bán định
lượng trong nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng cảnh quan. Trong nghiên cứu cảnh quan, phương
pháp toán xuất phát từ các mô hình tính toán các yếu tố: các độ đo độ phong phú, các độ đo độ đa
dạng và các độ đo khác (diện tích, biên, mật độ mảnh rời rạc, của cảnh quan).
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí: Phương pháp này được sử dụng nhằm thể hiện
mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trong không gian lãnh. Đồng thời, được tích hợp trong
xây dựng bản đồ cảnh quan giúp quá trình phân tích liên hợp các bản đồ thành phần được thực
hiện một cách chính xác và khách quan. Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã sử dụng phần
mềm MapInfo để xây dựng và biên tập các bản đồ hợp phần (sơ đồ địa chất, bản đồ địa mạo,
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất), bản đồ cảnh quan.
Phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ thành phần: Thực hiện phương pháp này, tác giả
tiến hành chồng xếp, phân tích liên hợp các bản đồ thành phần (địa chất, địa hình, thổ nhưỡng,
thảm thực vật). Từ đó, xác định được nhân tố trội, ranh giới và vị trí của các đơn vị cảnh quan.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Xây dựng chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân vị trong phân loại cảnh quan lãnh
thổ Sơn La
Chỉ tiêu chuẩn đoán là những dấu hiệu để nhận biết địa tổng thể đó thuộc cấp phân vị nào
[1,3]. Áp dụng hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và cộng sự [3] để xây dựng chỉ tiêu
chuẩn đoán các cấp phân vị trong phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La tỉ lệ 1:50.000. Hệ thống
phân loại gồm 06 cấp: Lớp cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Kiểu cảnh quan Phụ kiểu cảnh
quan Loại cảnh quan Dạng cảnh quan. (Bảng 1).
Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La
TT
Cấp
phân vị
Dấu hiệu phân loại, tên gọi và kí hiệu
1
Lớp Cảnh
quan
Dấu hiệu: Đặc trưng hình thái phát sinh của kiểu địa hình, quy định tính đồng nhất của
hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.
Tên gọi: Lớp CQ núi (L1); Lớp CQ cao nguyên (L2); Lớp CQ thung lũng (L3).
2
Phụ lớp
cảnh quan
Dấu hiệu: Được phân chia trong phạm vi lớp, dựa vào độ cao và phân cắt sâu.
Tên gọi: Phụ lớp núi cao (PL1); phụ lớp núi trung bình (PL2); Phụ lớp núi thấp (PL3);
Phụ lớp cao nguyên cao (PL4); Phụ lớp cao nguyên thấp (PL5); Phụ lớp thung lũng
(PL6).
3
Kiểu cảnh
quan
Dấu hiệu: Đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật
phát sinh.
Tên gọi: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (K1); rừng rậm thường xanh nhiệt
đới nửa rụng lá mưa mùa (K2).
93
TT
Cấp
phân vị
Dấu hiệu phân loại, tên gọi và kí hiệu
4
Phụ kiểu
cảnh quan
Dấu hiệu: Đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan, quyết định ngưỡng tới hạn
phát triển của loại thực vật.
Tên gọi: Á nhiệt đới gió mùa ẩm ướt trên núi cao (PK1); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên
núi trung bình (PK2); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên núi thấp (PK3); Á nhiệt đới gió mùa
ẩm trên cao nguyên cao (PK4); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên cao nguyên thấp (PK5);
Nhiệt đới gió mùa hơi ẩm dưới thung lũng (PK6); Nhiệt đới gió mùa hơi khô (PK7).
5
Loại cảnh
quan
Dấu hiệu: Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa lớp phủ thực vật với các loại đất.
Tên gọi: Bao gồm tổng số 187 loại CQ phát triển trên 6 kiểu lớp phủ thực vật và 20
loại đất. (số thứ tự 01 đến 187).
6
Dạng cảnh
quan
Dấu hiệu: Đơn vị cấu trúc hình thái cảnh quan, thông qua độ dốc và độ dày tầng đất.
Tên gọi: Bao gồm tổng số 639 dạng CQ phát triển trên 04 cấp độ dốc và 03 cấp độ
dày tầng đất thuộc 187 loại cảnh quan.
Hệ thống phân loại trên được thiết lập đã thể hiện:
Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan: Trên cơ sở nền tảng địa chất và kiến tạo địa mạo (nền
rắn - dinh dưỡng), đã phân hóa thành các kiểu địa hình: núi cao - núi trung bình - núi thấp - cao
nguyên cao - cao nguyên thấp - thung lũng. Sự phân hóa nhiệt ẩm của lãnh thổ trên nền hình thái
địa hình, hình thành 06 kiểu khí hậu khác nhau. Hệ quả đã tạo ra động lực và tác nhân cho quá
trình di chuyển - tích tụ và phân bố lại vật chất trong các chu trình sinh - địa - hóa cảnh quan tỉnh
Sơn La. Mặt khác, đã hình thành 20 loại đất khác nhau cùng với quá trình khai thác lãnh thổ đã
tạo nên 06 loại hình lớp phủ thực vật hiện tại trên lãnh thổ.
Thể hiện được cấu trúc ngang của cảnh quan: Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hóa cảnh
quan theo không gian lãnh thổ. Cấu trúc ngang chỉ rõ các mối liên quan trong biến động của mỗi
một đơn vị phân loại đối với cả hệ thống cảnh quan của lãnh thổ. Các đơn vị cảnh quan được
phân chia từ cấp cao đến cấp thấp, có mối liên hệ chặt chẽ, đặc biệt là sự phụ thuộc trong các đặc
điểm đặc trưng của cảnh quan ở các bậc phân chia thấp hơn đối với các cấp ở trên.
Thể hiện được chức năng sinh thái của cảnh quan: Các diễn thế sinh thái và các quá trình địa
lí tự nhiên thống trị trong lãnh thổ nghiên cứu thể hiện chức năng sinh thái của cảnh quan. Trong hệ
thống phân loại cảnh quan tỉnh Sơn La, cấp lớp cảnh quan thể hiện đặc trưng hình thái địa hình của
lãnh thổ. Cấp phụ lớp cảnh quan thể hiện đặc điểm của nền nham thạch và các dấu hiệu địa mạo
cùng quá trình xói mòn đất. Cấp loại cảnh quan phản ánh trạng thái hiện tại của cảnh quan trong
loạt diễn thế sinh thái.
3.2. Kết quả phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La
Lớp cảnh quan: Là cấp phân vị dựa dựa vào dựa vào sự phân dị của lãnh thổ thành các
kiểu địa hình theo quy luật kiến tạo địa mạo, đặc điểm phát sinh, kiến trúc hình thái mà chỉ tiêu
cơ bản là độ cao, độ phân cắt sâu. Xuất phát từ sự phân hóa của các kiểu địa hình, lãnh thổ Sơn
La được chia làm 03 lớp cảnh quan (hình 4): lớp cảnh quan núi (L1), lớp cảnh quan cao nguyên
(L2), lớp cảnh quan thung lũng (L3) (Bảng 2).
94
Bảng 2. Lớp cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La
TT Lớp Độ cao tuyệt đối (m) Phân cắt sâu (m/km2 ) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 Núi Trên 500 m Trên 250 m/1km2 966.316 68,75
2 Cao nguyên Trên 300 m Từ 40 - 250 m/1km2 326.567 23,23
3 Thung lũng Dưới 300 m Dưới 250 m/1km2 122.972 9,0
Tổng 1.412.350 100
Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong lớp cảnh quan,
dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình và sự phân hóa của nền nhiệt - ẩm theo độ
cao. Ở Sơn La, tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên trong hệ thống đai cao đã hình
thành thành 06 phụ lớp cảnh quan (Bảng 3), (Hình 4).
Bảng 3. Phụ lơp cảnh quan lãnh thổ tỉnh Sơn La
TT Phụ lớp Đai cao (m) Phân cắt sâu (m/km2 ) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 Núi cao > 1.700 > 400 32.399 2
2 Núi trung bình 700 - 1.700 250 - 400 493.054 35
3 Núi thấp 500 - 1.000 250 - 400 440.103 31
4 Cao nguyên cao > 700 40 - 250 146.456 10
5 Cao nguyên thấp 300 - 700 40 - 250 180.044 13
6 Thung lũng Dưới 300 < 250 122.972 9
Tổng 1.412.350 100
Hình 4. Bản đồ lớp và phụ lớp cảnh quan tỉnh Sơn La.
95
Kiểu cảnh quan:
Dựa vào sự phân hóa
tương quan nhiệt ẩm,
và tổng nhiệt độ phân
hóa theo đai cao trong
mối quan hệ kiểu thảm
thực vật phát sinh của
lãnh thổ. Dựa vào
tương quan nhiệt ẩm
của Xelianhinôp:
K=R/0,1*∑t [3]. Trong
đó: R: Lượng mưa
trung bình năm; ∑t:
Tổng nhiệt độ những
ngày có nhiệt độ trên
100C. Chỉ số K ở Sơn La dao động từ 1,47 đến 3,5. Theo đó, lãnh thổ Sơn La có 02 kiểu CQ.
Kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (kí hiệu - K1) và Kiểu CQ rừng rậm thường
xanh nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa (kí hiệu K2)
Phụ kiểu cảnh quan: Đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan, quyết định ngưỡng tới
hạn phát triển của loại thực vật. Dựa vào sự tổ hợp giữa kiểu cảnh quan và phụ lớp cảnh quan,
lãnh thổ Sơn La có 07 phụ kiểu cảnh quan.
Loại cảnh quan: Là cấp phận vị được phân chia từ các phụ lớp cảnh quan. Trên cơ sở tổ
hợp giữa 20 loại đất và 06 kiểu lớp phủ thực vật thuộc 06 phụ lớp, 02 kiểu khí hậu đã hình thành
187 loại cảnh quan (hình 5), thể hiện được các quy luật phân hóa, động lực và chức năng của các
thể tổng hợp địa lí tự nhiên trên lãnh thổ Sơn La.
Dạng cảnh quan: Là cấp phận vị thể hiện cấu trúc hình thái cảnh quan, được phân chia từ
các loại cảnh quan dựa trên sự đồng nhất về độ dốc, độ dày mỏng của tầng đất và mức độ nhân
tác của con người. Trên cơ sở tổ hợp giữa 04 cấp độ dốc và 03 cấp độ dày tầng đất trong từng loại
cảnh quan đã hình thành 639 dạng cảnh quan.
3.3. Thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ Sơn La
Bản đồ cảnh quan thể hiện đầy đủ các đặc điểm, mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần
tự nhiên trong từng đơn vị cảnh quan và giữa các đơn vị cảnh quan một cách khách quan. Đây là
sản phẩm quan trọng nhất của công tác nghiên cứu, đánh giá, cảnh quan (Hình 5).
Hình 5: Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La.
Chú giải bản đồ cảnh quan giải thích những yếu tố biểu thị trên bản đồ, là tài liệu chứa
đựng những thông tin cô đọng và chặt chẽ, đồng thời thể hiện rõ cấu trúc, chức năng và động
96
lực của cảnh quan. Trong bảng chú giải bản đồ cảnh quan Sơn La, các cấp phân vị của hệ thống
phân loại CQ được xếp thành 02 nhóm: nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng rắn - dinh dưỡng.
Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm: Kiểu cảnh quan, phụ kiểu cảnh quan được sắp xếp theo hàng
ngang thể hiện chế độ hoàn lưu, đặc điểm khí hậu và các đặc trưng cực đoan của khí hậu. Trong
nhóm này có 02 kiểu cảnh quan, 07 phụ kiểu cảnh quan.
Nền tảng rắn - dinh dưỡng bao gồm: Lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan được sắp xếp theo
cột hàng dọc thể hiện cấu trúc hình thái địa hình và tính phân tầng của các điều kiện tự nhiên. Từ
03 lớp CQ: núi, cao nguyên, thung lũng được phân chia thành 06 phụ lớp CQ: núi cao, núi trung
bình, núi thấp, cao nguyên cao, cao nguyên thấp, thung lũng (Hình 6).
Hình 6: Chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La.
Loại cảnh quan là kết quả giao thoa giữa hàng và cột trong bảng chú giải ma trận, được
đánh số từ 01 đến 187 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ trái sang phải từ trên xuống dưới và thể
hiện qua các gam màu sinh thái khác nhau. Dạng cảnh quan là cấp phân vị thấp nhất được
97
phân chia trong từng loại cảnh quan dựa trên sự phân hóa độ dốc và độ dày tầng đất, đánh số
thứ tự từ 01 đến 639, bố trí bảng chú giải riêng, dùng để đánh giá thích nghi sinh thái đối với
cây trồng lâu năm, không thể hiện trên bản đồ.
4. Kết luận
Hệ thống phân loại cảnh Sơn La quan bao gồm nhiều 06 cấp phân loại. Các cấp bậc cao
biểu hiện tính chất địa đới của tự nhiên, các cấp thấp hơn thể hiện quy luật phân hóa phi địa đới
và đặc điểm đặc trưng cho hiện trạng tự nhiên của lãnh thổ.
Mỗi cấp phân vị trong hệ thông phân loại đều có chỉ tiêu chuẩn đoán rõ ràng, có ranh giới
và được biểu hiện trên bản đồ.
Đặc điểm, cấu trúc của các đơn vị phân loại thể hiện mối quan hệ, các quy luật hình thành,
phát triển và sự phân bố theo lãnh thổ của các đơn vị cảnh quan một cách khách quan. Đây là dữ
liệu quan trọng để nghiên cứu các quy luật phân hóa tự nhiên của lãnh thổ phục vụ sử dụng hợp lí
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Armand D.L. (1975), Landscape Science, Mysl, Moscow, 288 pages.
[2] Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2005), Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000, Hà Nội.
[3] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan
học của việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Isachenko A.G., A.A. Shlyapnikov (1989), Landscapes, The World Nature series, Mysl,
Moscow. 504 pages.
[5] Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.
[6] Nguyễn Thành Long, (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỉ lệ trên lãnh
thổ Việt Nam, tài liệu lưu trữ Viện Địa lí, Hà Nội.
[7] Tổng cục khí tượng thủy văn (1989), Số liệu khí hậu Việt Nam, Chương trình tiến bộ khoa
học kĩ thuật cấp nhà nước 42A.
[8] Tổng cục Địa chính (2004), Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50 000, Nxb Bản đồ, Hà Nội.
[9] Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2005), Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỉ lệ
1:100.000, Hà Nội.
98
A STUDY ON BUILDING CLASSIFICATION SYSTEM AND
ESTABLISHING TERRITORIAL LANDSCAPE MAP
FOR SON LA PROVINCE
Pham Anh Tuan
Faculty of History and Geography, Tay Bac University
Abstract: Son La province has diverse natural condition, natural components and landscape bear
characteristics of the mountains, the result of the complex interaction between components and elements composing
landscape. From the viewpoint of territorial approach, systemize and summarize; by method of analyzing dominant
factors, comparison individual features of diagnosis standard for each level of division, analyzing summary and
conjugating component maps in order to determine the units of landscape then showing small concrete lines on the
map. At the rate of 1: 50.000, on the basis of the combination of 20 types of soil and 6 types of botanical cover
classes belong to 2 sub-layers, 2 types of climate, Son La territory divides into a system of landscape, a sub-system
landscape, 2 types of landscape, 3 classes of landscape, 6 sub-layers of landscape, 187 types sceneries, showing the
rule of division, motivation and functions of forms of synthesis natural geography in Son La territory.
Keywords: division of landscape, Son La territory, characteristics of Son La territory
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_0986_2136076.pdf