Tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình tính toán tháp giải nhiệt ứng dụng trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí: Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
59
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN THÁP GIẢI NHIỆT
ỨNG DỤNG TRONG KỸ THUẬT LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Lê Châu Thành*
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng
TÓM TẮT
Trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, tháp giải nhiệt đóng vai trò rất quan trọng để làm mát
nước trong bình ngưng. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, khi tháp giải
nhiệt làm việc kém hiệu quả sẽ gây ra những hạn chế cho tổ hợp hệ thống máy lạnh. Để giải quyết
những vấn đề này, cần phải nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm phù hợp với lượng
nhiệt thải bình ngưng của hệ thống lạnh, hay nói cách khác là tháp giải nhiệt phải thải được toàn
bộ lượng nhiệt do bình ngưng thải ra. Mặt khác, cần tính toán tối ưu về mặt kinh tế nghĩa là phải
chọn tháp giải nhiệt sao cho tổng thể tiêu tốn điện năng để sản xuất ra một đơn vị lạnh là thấp nhất.
Trong khi đó, ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng chương trình tính toán tháp giải nhiệt ứng dụng trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
59
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN THÁP GIẢI NHIỆT
ỨNG DỤNG TRONG KỸ THUẬT LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Lê Châu Thành*
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng
TÓM TẮT
Trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí, tháp giải nhiệt đóng vai trò rất quan trọng để làm mát
nước trong bình ngưng. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, khi tháp giải
nhiệt làm việc kém hiệu quả sẽ gây ra những hạn chế cho tổ hợp hệ thống máy lạnh. Để giải quyết
những vấn đề này, cần phải nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm phù hợp với lượng
nhiệt thải bình ngưng của hệ thống lạnh, hay nói cách khác là tháp giải nhiệt phải thải được toàn
bộ lượng nhiệt do bình ngưng thải ra. Mặt khác, cần tính toán tối ưu về mặt kinh tế nghĩa là phải
chọn tháp giải nhiệt sao cho tổng thể tiêu tốn điện năng để sản xuất ra một đơn vị lạnh là thấp nhất.
Trong khi đó, để xác định các đại lượng của tháp giải nhiệt có sử dụng nhiều thông số, công thức
phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy để thuận lợi cho việc này, chúng tôi xây dựng các lưu
đồ thuật toán và thiết lập chương trình tính toán mô phỏng tháp giải nhiệt. Chương trình cho phép
người sử dụng có nhiều lựa chọn với nhiều công suất khác nhau, giúp rút ngắn thời gian tính toán
và đạt độ chính xác cao nhất.
Từ khóa: Tháp giải nhiệt; hệ số trao đổi nhiệt; nhiệt độ; chương trình; hệ thống lạnh.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hiện nay, tháp giải nhiệt (TGN) là thiết bị
trao đổi nhiệt hỗn hợp loại dùng đệm được sử
dụng rộng rãi, trong các ngành như điện lạnh;
ngành nhựa; thủy hải sản; luyện kim; dược
phẩm ...Đối với hệ thống lạnh, TGN là một
thiết bị trao đổi nhiệt dùng để làm mát nước
tuần hoàn cho bình ngưng tụ bằng cách bay
hơi một phần nước vào không khí và trao đổi
nhiệt với không khí khi cho nước tiếp xúc
trực tiếp với không khí của môi trường. Cũng
như các thiết bị trao đổi nhiệt khác, năng suất
giải nhiệt của TGN không phải cố định mà
thay đổi theo điều kiện làm việc. Trong đó chi
phí điện năng cung cấp cho máy nén, bơm
nước, quạt gió, chi phí đầu tư ban đầu, chi phí
vận hành cần phải tính toán kỹ để vừa đảm
bảo về mặt kỹ thuật vừa mặt kinh tế. Nghĩa là
phải tính chọn tháp giải nhiệt sao cho tổng thể
tiêu tốn điện năng để sản xuất ra một đơn vị
lạnh là thấp nhất. Ở trong bài báo này, chủ
yếu đi sâu nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt
và trao đổi ẩm trong TGN kiểu tròn ứng dụng
trong kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí.
Dựa trên cơ sở từ các tài liệu, chúng tôi xây
*
Tel: 0989 296540, Email: nguyenlechauthanh@gmail.com
dựng sơ đồ thuật toán, giao diện chương trình
tính toán các thông số của tháp bằng ngôn
ngữ phần mềm Visual basic 6.0.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tháp
giải nhiệt
Hình 1. Cấu tạo tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là một thiết bị làm mát nước,
dựa theo nguyên tắc tạo mưa và làm mát bằng
gió. Luồng không khí theo hướng ngược với
lưu lượng nước. Nước nóng sau khi ra khỏi
bình ngưng được đưa lên cao rồi phun qua
các lỗ nhỏ tạo thành các giọt nước, các giọt
nước này rơi trên các lá chắn tạo thành các
hạt nhỏ hơn hoặc chảy thành từng lớp mỏng
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
60
qua lớp đệm từ trên xuống dưới. Mặt khác
không khí từ ngoài tháp (là không khí ẩm của
môi trường xung quanh chưa bão hòa, φ <
100%) nhờ quạt gió hút vào đi từ dưới lên và
ra khỏi tháp. Không khí tiếp xúc với nước sẽ
thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. Nước sẽ tỏa
nhiệt cho không khí, hạ thấp nhiệt độ và quay
về bình ngưng. Qúa trình truyền nhiệt giữa
nước và không khí được thực hiện bằng hai
cách: cách thứ nhất là truyền nhiệt bằng đối
lưu do chênh lệch nhiệt độ giữa nước và
không khí; và cách thứ hai là truyền nhiệt
bằng truyền ẩm nghĩa là do nước bay hơi vào
trong không khí. Thực tế trong TGN thì nhiệt
truyền từ nước vào không khí bằng cách bay
hơi là chủ yếu [1].
Cơ sở tính toán
Khi tính toán TGN chúng ta cần xem xét một
số giả thiết gần đúng và để tiện lợi trong quá
trình tính toán, tên các đại lượng và đơn vị
được ký hiệu như sau:
- Hệ số trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm cũng như
các thông số vật lý, nhiệt ẩn hóa hơi, nhiệt
dung riêng của không khí ẩm được xem là
không đổi trên toàn bộ diện tích (Fx) tiếp xúc
giữa không khí và nước.
- Nhiệt độ màng nước trên bề mặt cắt ngang
bất kỳ của tháp được xem là nhiệt độ trung
bình của nước trên tiết diện (F) này.
Qk- công suất bình ngưng (kW); η- hiệu suất
tháp (%); ∆t- hiệu nhiệt độ vào ra (0C); Ck-
nhiệt dung riêng của không khí (kJ/kg.K); Cn-
nhiệt dung riêng của nước (kJ/kg.K); t- nhiệt
độ (0C); ε- hệ số dính ướt của nước trên bề
mặt đệm; φ- độ ẩm tương đối (%); B- áp suất
khí trời (bar); I- entanpy (kJ/kg); d- độ chứa
ẩm (kg ẩm/kg kk); v- thể tích tự do khối đệm
(m
3
/m
3
); f- bề mặt của một đơn vị thể tích
khối đệm (m3/m2); μ- độ nhớt động lực của
không khí (N.s/m
2); ρ- khối lượng riêng
(kg/m
3
); g- gia tốc trọng trường (m/s2); νk -
độ nhớt động học của không khí (m2/s); pb-
phân áp suất (bar); Re- hệ số Reynold; Ar- hệ
số Arximed; M- mật độ tưới (m3/m2.h); Ψ- hệ
số tưới (m3/m2.h); ∆pk- trở kháng khối đệm
(mm H2O); β- hệ số truyền ẩm (kg/m
2.s); α-
hệ số tỏa nhiệt (W/m2.0K); ω- tốc độ không
khí (m/s).
Xác định các thông số của nước và không khí
Khi không khí vào tháp có độ ẩm φ ≤ 100%
thì nhiệt độ t’k ≥ tu , nghĩa là nhiệt độ thấp
nhất của không khí vào tháp t’k = tu. Vậy điều
kiện để kiểm tra chương trình, thì nhiệt độ
nước ra khỏi tháp t”n phải lớn hơn nhiệt độ
nhiệt kế ướt của không khí vào tháp tu và
được chọn như sau:
- Nhiệt độ của nước ra khỏi tháp:
Hình 2. Sơ đồ trao đổi nhiệt giữa nước và không
khí trong tháp giải nhiệt
t"n = tu + ∆t ; với ∆t = (3 ÷ 5) (1)
- Nhiệt độ nước vào tháp:
1
t
t't
un
(2)
- Lượng nước phun trong tháp chính là lượng
nước làm mát của bình ngưng:
nnn
k
n
"t'tC
Q
G
(3)
- Lượng không khí vào ra là bằng nhau:
kk0nkk
k
k
'd''dt.C'I''I
Q
G
(4)
- Lượng nước tưới bổ sung:
Gbs = Gk(dk” – dk’) (5)
Xác định các thông số của tháp
Để tính diện tích trao đổi nhiệt của bề mặt
đệm (F) ta phải biết hệ số truyền nhiệt kF.
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
61
Việc xác định thông số này khá phức tạp, bởi
vì ngoài quá trình trao đổi nhiệt bằng đối lưu
còn xảy ra quá trình trao đổi ẩm giữa không
khí và nước. Tuy nhiên, chúng ta có thể lý
luận dựa trên cơ sở là: lượng nhiệt trao đổi
giữa không khí và nước (Q) bao gồm lượng
nhiệt trao đổi bằng đối lưu của không khí khô
(Qđ) và lượng nhiệt trao đổi qua việc trao đổi
ẩm (Qa). Trên thực tế, vì (Qa) nhỏ hơn rất
nhiều so với Qđ [1], nên có thể xem gần đúng
Q = Qđ.
Qđ = Gk.Ck(t”k - tk’) (6)
- Mặt khác theo công thức Newton về trao đổi
nhiệt đối lưu giữa không khí và nước qua bề
mặt đệm F bằng:
Qđ = α.F.∆t (7)
- Diện tích của bề mặt khối đệm:
Hình 3. Trao đổi nhiệt hỗn hợp dùng đệm
t.
Q
.t.k
Q
F đ
F
(8)
- Thể tích khối đệm:
f
F
V (9)
- Chiều cao khối đệm:
2D.
V.4
h
(10)
- Đường kính khối đệm:
kk
k
..
G.4
D
(11)
Đường kính và chiều cao của tháp được tính
chọn trên cơ sở chiều cao và đường kính của
đệm đồng thời đảm bảo một số yêu cầu như:
khoảng cách để lắp đặt quạt hút, mô tơ,
khoảng trống để không khí hút vào, bố trí dàn
phun nước
- Tiêu chuẩn Reynold được xác định từ
phương trình chuẩn:
43,0
n
k57,0
e
G
G
Ar.045,0R
(12)
- Tiêu chuẩn Arximed:
2
nk
3
tđ
g...d
Ar
(13)
- Tốc độ khí đi qua lỗ rỗng được xác định
theo tiêu chuẩn Reynold:
k
.e
k
.4
.fR
'
(14)
- Đường kính tương đương của lỗ đệm:
f
v.4
d
tđ
(15)
- Hệ số tỏa nhiệt đối lưu tính theo công thức
gần đúng của Luic [1]. Quan hệ của Luic nêu
lên sự đồng dạng giữa quá trình truyền nhiệt
và quá trình truyền ẩm.
α = Ck.β (16)
- Hệ số truyền ẩm được xác định:
2,0
tđ
8,0
kk d.
v
.
0047,0
(17)
- Mật độ tưới được các định:
n
2
n
.D.
G.4
M
(18)
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
62
Hình 4. Lưu đồ thuật toán chương trình
- Hệ số tưới được xác định:
M.04,02,1 (19)
- Mật độ tưới tối thiểu theo kinh nghiệm:
Mmin = 0,12.f (20)
- Mật độ tưới tối đa theo kinh nghiệm:
Mmax = (4 ÷ 6).Mmin (21)
- Trở lực của dòng khí khi đi qua khối đệm
xếp tự do được xác định:
k
p.p (22)
- Trở kháng của khối đệm khi không khí đi
qua đệm không có nước:
8,1
tđ
2,0
k
2
kk
k
v.d.g
.'..6,7
.hp
khi Re < 7000 (23)
2
tđ
2,0
k
2
kk
k
v.d.g
.'..3,1
.hp
khi Re ≥ 7000 (24)
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Xây dựng lưu đồ thuật toán và giao diện
Trên cơ sở lý thuyết ở mục 2, chúng tôi chọn
phần mềm Visual Basic 6.0 để xây dựng lưu
đồ thuật toán tính toán, thiết kế giao diện của
chương trình. Chương trình gồm ba phần:
phần nhập số liệu ban đầu, phần xác định các
thông số của nước và không khí, phần xác
định các thông số của tháp [3].
Hình 5. Giao diện chính của chương trình
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
63
Chạy chương trình
Hình 6. Nhập thông số đầu vào Hình 7. Xác định các thông số của nước và không khí
Sau khi nhập hoặc chọn xong các dữ liệu ban đầu (hình 6) thì chương trình chuyển qua xác định
thông số trạng thái của nước và không khí (hình 7) và xác định các đại lượng cơ bản của tháp
(hình 8). So sánh các số liệu nhập vào và các kết quả thu được từ phần mềm, chúng tôi rút ra
được một số nhận xét sau đây:
Hình 8. Xác định các thông số của tháp
- Khi nhiệt độ không khí vào tháp không đổi nhưng độ ẩm tương đối φ của không khí tăng thì khả
năng hoạt động của tháp giảm, nghĩa là nhiệt độ nước ra khỏi tháp (vào bình ngưng) tăng lên và
làm giảm quá trình ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng [2]. Muốn nhiệt độ nước ra khỏi
tháp không đổi khi độ ẩm không khí vào tháp tăng, chúng ta phải tăng lượng không khí vào tháp
tức là điều chỉnh tốc độ gió. Khi nhiệt độ kế ướt càng nhỏ nghĩa là độ ẩm tương đối không khí
càng nhỏ, nước càng dễ bay hơi vào không khí và năng suất tháp tăng lên. Tuy nhiên điều này
phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
64
- Để đảm bảo tốt quá trình trao đổi giữa khí
và nước, cần có đủ lượng nước tưới trên bề
mặt đệm. Nếu thiếu nước, bề mặt đệm có chỗ
khô và làm giảm diện tích tiếp xúc giữa nước
và khí. Ngược lại nếu tưới quá nhiều nước sẽ
làm ngập từng vùng đệm, chất khí sẽ không đi
qua được và cũng làm giảm bề mặt tiếp xúc.
- Khi thay đổi nhiệt độ nước vào, nhiệt độ
nước ra khỏi tháp và hiệu nhiệt độ ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất của tháp. Năng suất tháp
càng cao khi nhiệt độ nước vào và ra càng cao
và hiệu nhiệt độ càng giảm.
- Khi nước đang tuần hoàn trong một thời
gian dài, các chất rắn hình thành và khi nồng
độ này tăng nó trở nên cần thiết để "xả tràn ra
ngoài" một lượng nước nhất định từ tháp
được biết đến như là một sự mất mát do tràn
ra ngoài. Điều này sẽ ngăn chặn sự tích tụ các
chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến cấu trúc
của tháp. Thực tế cho thấy lượng nước bổ
sung cần thiết cho tháp làm mát là khoảng 2%
lượng nước tuần hoàn.
- Để đảm bảo sự phân bố đều giữa không khí
và nước theo tiết diện [1], thì tỷ số giữa chiều
cao đệm và đường kính đệm phải nằm trong
khoảng 1,5 ÷ 2 ≤
D
h
≤ 5 ÷ 7 cũng như hiệu
suất của tháp giải nhiệt có sử dụng quạt đạt từ
(70% ÷ 80%) và kết quả chạy chương trình đã
phản ánh đúng yêu cầu.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với việc khoa học ngày càng phát
triển, thì việc ứng dụng các phần mềm tin học
để giải quyết các toán kỹ thuật nói chung và
kỹ thuật lạnh nói riêng, trong đó liên quan đến
quá trình tính toán các thông số của tháp giải
nhiệt là hết sức cần thiết. Các số liệu thu được
từ phần mềm cho thấy có thể xác định và
đánh giá được những yếu tố đặc trưng ảnh
hưởng đến hiệu quả trao đổi nhiệt của tháp.
Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ Visual
Basic 6.0 có giao diện bằng tiếng Việt; cấu
trúc đơn giản; dễ sử dụng và tiện lợi khi cập
nhật dữ liệu. Phần mềm đã phần nào đạt được
mục đích tự động hóa việc tính toán các của
thông số của tháp, trạng thái của nước và
không khí vào ra tháp. Từ đó có thể lựa chọn
phương án thiết kế tối ưu đảm bảo tiết kiệm
năng lượng và chi phí đầu tư ban đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Hà Mạnh Thư (1999),
Thiết bị trao đổi nhiệt, Nxb Khoa học Kỹ thuật.
2. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy (2007), Kỹ
thuật lạnh cơ sở, Nxb Giáo dục.
3. Đậu Quang Tuấn (2006), Tự học lập trình
Micorsoft Visual Basic 6.0, Nxb Giao thông Vận tải
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
65
ABSTRACT
THE STUDY OF BUILDING THE PROGRAM
CALCULATE THE COOLING TOWER THE APPLICATION
OF TECHNIQUES OF COLD AND AIR - CONDITIONING
Nguyen Cong Vinh, Nguyen Le Chau Thanh
*
University of Technology and Education – University of Danang
In cold and air-conditioning, cooling tower plays a very important role for cooling water in the
condenser. However, in the hot, humid climate of Vietnam, when the cooling tower work poorly
will cause the limitations for the air conditioning system. To solve these problems, the need to
study the process of the exchange of heat and moisture exchanger fit the amount of waste heat of
condenser system, or in other words is the cooling tower to be the entire amount of heat due to
condenser discharged. On the other hand, it should calculate the economically optimal means to
select the cooling tower stars for overall power to produce a unit of conditioning is the lowest.
When determining the quantities of cooling towers that use multiple parameters, complex formulas
and spend quite a long time. So to facilitate this, we built the Save Map algorithm and set the
program calculated simulation of the cooling tower. The program lets the user have more options
with many different capacities, to help shorten the time to calculate and achieve the highest
accuracy.
Key words: Cooling towers; heat exchange coefficient; temperature; program; cold system.
*
Tel: 0989 296540, Email: nguyenlechauthanh@gmail.com
Nguyễn Công Vinh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 59 - 65
66
Ngày nhận bài: 25/9/2018; Ngày hoàn thiện: 19/11/2018; Ngày duyệt đăng: 30/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 125_153_1_pb_8311_2125110.pdf