Tài liệu Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (Ueqi) và áp dụng cho một số đô thị tại Việt Nam - Trần Quang Lộc: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 93-102
93
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
(UEQI) VÀ ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
Trần Quang Lộc1, Phạm Khắc Liệu2
1Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế
2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Sự đô thị hóa “nóng” nhưng lại thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng đã dẫn đến nhiều
vấn đề môi trường tại các đô thị như: suy giảm chất lượng nước mặt, ô nhiễm không khí,
vấn đề thu gom chất thải rắn, cấp nước sinh hoạt... Do đó, quản lý môi trường khu vực đô
thị do đó cũng ngày càng trở thành một vấn đề bức thiết. Để hỗ trợ các nhà quản lý nhận
diện nhanh chóng, dễ dàng các vấn đề môi trường, công cụ chỉ số được xem là phù hợp.
Một số chỉ số môi trường như chỉ số chất lượng nước WQI, chất lượng không khí AQI đã
được nghiên cứu, tuy nhiên, một chỉ số tích hợp được nhiều yếu tố môi trường thành phần
sẽ tốt hơn. Bài báo trình bày nghiên cứu xây dựng chỉ số c...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (Ueqi) và áp dụng cho một số đô thị tại Việt Nam - Trần Quang Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 93-102
93
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
(UEQI) VÀ ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
Trần Quang Lộc1, Phạm Khắc Liệu2
1Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế
2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Sự đô thị hóa “nóng” nhưng lại thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng đã dẫn đến nhiều
vấn đề môi trường tại các đô thị như: suy giảm chất lượng nước mặt, ô nhiễm không khí,
vấn đề thu gom chất thải rắn, cấp nước sinh hoạt... Do đó, quản lý môi trường khu vực đô
thị do đó cũng ngày càng trở thành một vấn đề bức thiết. Để hỗ trợ các nhà quản lý nhận
diện nhanh chóng, dễ dàng các vấn đề môi trường, công cụ chỉ số được xem là phù hợp.
Một số chỉ số môi trường như chỉ số chất lượng nước WQI, chất lượng không khí AQI đã
được nghiên cứu, tuy nhiên, một chỉ số tích hợp được nhiều yếu tố môi trường thành phần
sẽ tốt hơn. Bài báo trình bày nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị
(UEQI) để đánh giá và phân hạng môi trường đô thị Việt Nam. Đồng thời áp dụng chỉ số
này để bước đầu đánh giá, phân hạng chất lượng môi trường đô thị cho thành phố Huế, Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu môi trường thu thập được.
Từ khóa: môi trường đô thị, chỉ số môi trường, UEQI.
1. Mở đầu
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng, tỷ lệ dân số
đô thị đã tăng từ 19,3% (năm 1986) lên 29,9% (năm 2010) và dự báo đến năm 2020 là
43 - 45% [3]. Sự đô thị hóa “nóng” nhưng lại thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng đã dẫn đến
chất lượng môi trường một số đô thị vừa và lớn đã và đang bị suy giảm [1], [3]. Quản lý
môi trường khu vực đô thị do đó cũng ngày càng trở thành một vấn đề bức thiết.
Hiện nay, việc quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam còn có nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Các ngành khác nhau có cách đánh giá môi trường đô thị theo từng tiêu chí
riêng biệt tùy vào lĩnh vực mình quản lý, chẳng hạn như ngành Tài nguyên, môi trường
dựa vào các số liệu quan trắc về các thành phần môi trường như nước, không khí, đất,
chất thải rắn; Hiệp hội Đô thị Việt Nam thì đánh giá, xếp hạng đô thị dựa vào 12 tiêu chí
liên quan đến cơ sở hạ tầng, phong trào bảo vệ môi trường,..nhưng lại chưa quan tâm
đến chất lượng nước, không khí. Như vậy, thực tiễn quản lý môi trường nói chung
trong đó có môi trường đô thị tại Việt Nam đang đặt ra nhu cầu cần có các công cụ đánh
giá tổng hợp, hợp lý thực trạng chất lượng môi trường.
Trên thế giới, chỉ số chất lượng môi trường (EQI) đã được xây dựng, phát triển
94 Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI)
và được xem là công cụ làm cho các vấn đề, các con số môi trường phức tạp trở nên đơn
giản và dễ hiểu hơn. Một số chỉ số môi trường thành phần như chỉ số chất lượng nước
(WQI), chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên,
một chỉ số tích hợp được nhiều yếu tố môi trường thành phần sẽ tốt hơn. Do vậy, chúng
tôi đã bước đầu nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (Urban
Environmental Quality Index, UEQI) và áp dụng đánh giá, phân hạng môi trường đô thị
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chỉ số UEQI sẽ là một công cụ hữu ích cho các nhà
quản lý đô thị cũng như cung cấp thông tin đến cộng đồng.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn tài
liệu có liên quan. Các nguồn tài liệu chính thức bao gồm các báo cáo chuyên ngành ở
các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; kết quả các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước; các nguồn sách báo, tạp chí; các tài liệu, kỷ yếu hội thảo khoa học.
2.2. Phương pháp tính toán một số chỉ số [6]
Một số chỉ số thành phần (như chỉ số WQI) sẽ được tính toán riêng theo các
phương pháp tính toán đã được công bố ở các tài liệu.
2.3. Phương pháp tính nội suy [4]
Phương pháp tính nội suy để chuẩn hóa dữ liệu về điểm số theo một thang điểm
cho trước.
Gọi x1 và x2 lần lượt là các giá trị chặn dưới và giá trị chặn trên. Giả sử ta có
P(x1) = A, P(x2) = B đã biết trước. Nếu có giá trị x nằm trong khoảng (x1, x2), muốn tính
giá trị P(x), sử dụng kỹ thuật tính nội suy có thể cho phép tính toán giá trị P(x) theo
công thức (1).
2 1
1 2 2 1
( ) x x x xP x A B
x x x x
(1)
2.5. Phương pháp chuyên gia trong xây dựng chỉ số UEQI
Phương pháp chuyên gia sẽ được thực hiện để lựa chọn các yếu tố, cũng như
trọng số của từng yếu tố thành phần trong chỉ số UEQI. Hình thức lấy ý kiến là sử dụng
phiếu theo mẫu. Hình thức gửi phiếu: qua thư tay và qua thư điện tử. Phiếu gửi đến các
chuyên gia sẽ in sẵn danh mục các yếu tố dự kiến được sử dụng trong việc đánh giá chất
lượng môi trường đô thị, các chuyên gia sẽ lựa chọn và cho điểm mức độ quan trọng
của mỗi yếu tố. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, sẽ lựa chọn được một số yếu tố và
x1 x2 x
P(x1)=A P(x2)=B P(x)
TRẦN QUANG LỘC, PHẠM KHẮC LIỆU 95
tính toán trọng số để đưa vào trong UEQI.
* Phần xác định trọng số wi được xác định như sau:
Bước 1: Xác định điểm xếp hạng của mỗi yếu tố đã lựa chọn (mi) thông qua
công thức (2)
Tæng ®iÓm cña mçi yÕu tè i
Tæng sè phiÕu tham vÊni
m (2)
Bước 2: Tính trọng số trung gian của mỗi yếu tố (w’')
+ Chấp nhận mi nhỏ nhất có wi’ bằng 1
+ Tính wi’ của các yếu tố khác bằng công thức (3)
i (max)
i
m
'
mi
w (3)
Bước 3: Tính trọng số chính thức của các yếu tố thành phần bằng công thức (4)
'
'
1
i
i n
i
ww
w
(4)
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Xây dựng chỉ số UEQI
3.1.1. Lựa chọn yếu tố thành phần
Dựa trên kết quả tham vấn ý kiến (theo mẫu) của 34 chuyên gia, chúng tôi đã
chọn ra 6 yếu tố thành phần (bảng 1) để sử dụng trong tính toán chỉ số UEQI.
Bảng 1. Các yếu tố thành phần được lựa chọn để tính toán chỉ số UEQI
STT Yếu tố thành phần Mô tả chỉ tiêu
1
Chất lượng không
khí (1)
- Nồng độ bụi TSP đo khu vực đô thị (mg/m3)
- Nồng độ NO2 đo khu vực đô thị (mg/m3)
- Nồng độ SO2 đo khu vực đô thị (mg/m3)
2
Chất lượng nước
mặt
Giá trị thông số pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4-N,
PO4-P, Coliform nước mặt
3
Hiệu quả quản lý
chất thải rắn
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị (%)
- Tỷ lệ tái chế chất thải tổng thể (%)
4 Tiếng ồn đô thị Mức ồn đo tại vị trí khu vực đô thị (dBA)
5 Cây xanh đô thị
Diện tích đất cây xanh công cộng trên đầu người (m2
/người) (2)
96 Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI)
6
Mức độ phục vụ
nước sạch
- Tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước từ nhà máy nước
sạch (%)
- Tỷ lệ thất thoát nước (%)
- Tỷ lệ nước cấp trên đầu người so với định mức của Bộ
Xây dựng (%) (3)
(1) Giá trị đo các thông số thành phần chất lượng môi trường không khí trung
bình theo giờ (trung bình giờ)
(2) Diện tích đất cây xanh công cộng bao gồm: cây xanh đường phố và cây xanh
công viên, vườn hoa
(3) Định mức cấp nước theo TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây dựng giai đoạn
2010-2015 đối với vùng nội đô thị là 165 lít/người/ngày. Cấp đủ 165 lít/người/ngày đạt
tỷ lệ 100%.
3.1.2. Tính toán trọng số các yếu tố
Trọng số của các yếu tố thành phần được tính toán theo điểm số mức độ quan
trọng mà chuyên gia đã cho trong các phiếu lấy ý kiến. Trọng số được tính theo các
công thức (1) đến (3).
Trọng số cho các chỉ tiêu được cho theo đánh giá chủ quan sau khi có tham khảo
ý kiến một số chuyên gia. Trọng số các yếu tố và chỉ tiêu được tổng hợp trong bảng 2.
Bảng 2. Trọng số của các chỉ tiêu và yếu tố thành phần trong UEQI
Yếu tố thành
phần
Mô tả chỉ tiêu
Trọng số
Chỉ tiêu
(bi)
Yếu tố
(wi)
Chất lượng không
khí
- Nồng độ NO2 khu vực đô thị (mg/m3)
- Nồng độ SO2 khu vực đô thị (mg/m3)
- Nồng độ TSP khu vực đô thị (mg/m3)
0,25
0,25
0,50
0,26
Chất lượng nước
mặt
Giá trị pH, TSS, DO, BOD5, COD, NH4-
N, PO4-P, Coliform tính theo WQI
1 0,21
Hiệu quả quản lý
chất thải rắn
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị (%)
- Tỷ lệ tái chế chất thải tổng thể (%)
0,70
0,30
0,16
Tiếng ồn đô thị Mức ồn tại khu vực đô thị (dBA) 1 0,12
Cây xanh đô thị (*)
Diện tích đất cây xanh công cộng trên
đầu người (m2 /người)
1 0,12
TRẦN QUANG LỘC, PHẠM KHẮC LIỆU 97
Mức độ phục vụ
nước sạch
- Tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước
từ nhà máy nước sạch (%)
- Tỷ lệ thất thoát nước (%)
- Tỷ lệ nước cấp trên đầu người so với
định mức của Bộ Xây dựng (%)
0,50
0,30
0,20
0,13
3.3.3. Tính toán chỉ số thành phần
3.3.3.1. Xác định giá trị biên
Chỉ số UEQI dùng để đánh giá chất lượng môi trường đô thị dựa trên việc so
sánh dữ liệu thu được với các chỉ tiêu chuẩn của các yếu tố thành phần. Do đó, trong
mỗi chỉ tiêu thu thập được sẽ chọn ra các giá trị biên (biên trên và biên dưới) để làm cơ
sở chuẩn hóa các dữ liệu thu thập của chỉ tiêu đó về thang điểm 1-100. Các giá trị biên
sẽ được lựa chọn dựa vào các quy định, hướng dẫn trong Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt
Nam hiện hành, trong một số trường hợp theo tình hình thực tế. Tổng hợp các giá trị
biên của các yếu tố thành phần được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Giá trị biên của các yếu tố thành phần trong chỉ số UEQI
Yếu tố thành
phần Chỉ tiêu
Biên
dưới
Biên
trên
Chất lượng không
khí
- Nồng độ bụi TSP trung bình giờ (µg/m3) 100 300
- Nồng độ khí SO2 trung bình giờ (µg/m3) 120 350
- Nồng độ khí NO2 trung bình giờ (µg/m3) 60 200
Tiếng ồn đô thị Mức ồn tại vị trí khu vực đô thị (dBA) 55 70
Cây xanh đô thị
Diện tích đất cây xanh công cộng trên đầu
người (m2 /người)
1 12
Hiệu quả quản lý
chất thải rắn
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị (%) 70 100
- Tỷ lệ tái chế chất thải tổng thể (%) 5 30
Mức độ phục vụ
nước sạch
- Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước từ nhà
máy nước sạch (%)
60 100
- Tỷ lệ thất thoát nước (%) 10 40
- Tỷ lệ nước cấp trên đầu người so với
định mức của Bộ Xây dựng (%)
70 100
3.3.3.2. Công thức tính chỉ số thành phần
Các chỉ tiêu thu thập sẽ được chuẩn hóa về thang điểm 1-100. Cơ sở chuẩn hóa
dữ liệu thành điểm số được trình bày tại mục 2.3. Riêng yếu tố chất lượng nước mặt
98 Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI)
được tính bằng chỉ số WQI theo Hướng dẫn của Tổng cục Môi trường (Quyết định
879/QĐ-TCMT). Trong chuẩn hóa dữ liệu thành điểm số sẽ có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu giá trị các chỉ tiêu thu thập được càng lớn phản ánh chỉ
tiêu đó càng tốt, điểm chỉ tiêu được tính theo công thức (5)
i
99 Gi¸ trÞ chØ tiªu Gi¸ trÞ biªn díi
§iÓm cña chØ tiªu (A ) = 1
Gi¸ trÞ biªn trªn Gi¸ trÞ biªn díi
(5)
- Trường hợp 2: Nếu giá trị các chỉ tiêu thu thập càng lớn phản ánh chỉ tiêu đó
càng không tốt, điểm chỉ tiêu được tính theo công thức (6)
i
99 Gi¸ trÞ chØ tiªu Gi¸ trÞ biªn díi
§iÓm cña chØ tiªu (A ) 101 1
Gi¸ trÞ biªn trªn Gi¸ trÞ biªn díi
(6)
Sau khi chuẩn hóa các chỉ tiêu về thang điểm 100 theo công thức (5) và (6); các
chỉ số yếu tố thành phần trong UEQI được tính theo công thức (7)
n
i i
i=1
§iÓm chØ sè thµnh phÇn (X ) = A bi (7)
Trong đó:
- Ai : điểm chỉ tiêu i trong yếu tố thành phần của UEQI
- bi: trọng số tương ứng của mỗi chỉ tiêu
3.3.4. Tính toán chỉ số UEQI
Áp dụng công thức (8) để tính toán chỉ số UEQI cuối cùng từ các chỉ số thành
phần
i i
1
ChØ sè UEQI
n
X w (8)
- Xi : điểm của các chỉ số thành phần trong UEQI
- wi: trọng số tương ứng của chỉ số thành phần
3.3.5. Đánh giá và phân hạng chất lượng môi trường đô thị dựa trên chỉ số
UEQI
Để có cơ sở đánh giá và phân hạng chất lượng môi trường đô thị dựa trên chỉ số
UEQI cần đưa ra một thang điểm, chúng tôi sử dụng cách đánh giá như sau:
Sử dụng các định mức bằng cách đưa ra tỷ lệ đạt được (%) của các chỉ tiêu thu
thập được so với mức tốt nhất của chỉ tiêu đó trong từng yếu tố thành phần tương ứng.
Từ các tỷ lệ này, áp dụng phương pháp tính toán UEQI đã được xây dựng để
tìm ra các khoảng giá trị UEQI, chúng được sử dụng làm căn cứ đánh giá, phân hạng
TRẦN QUANG LỘC, PHẠM KHẮC LIỆU 99
chất lượng môi trường đô thị. Riêng điểm chỉ số chất lượng nước WQI được tính theo
Hướng dẫn của Tổng cục Môi trường nên được đánh giá: WQI: 90-100 điểm - Rất tốt;
WQI: 75-90 điểm - Tốt; WQI: 50-75 điểm - Khá tốt; WQI: 25-50 điểm - Trung bình;
WQI <25 điểm - Kém.
Sau khi tính toán, điểm số phân hạng chất lượng môi trường đô thị dựa vào chỉ
số UEQI được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Phân hạng chất lượng môi trường đô thị dựa vào chỉ số UEQI
Tỷ lệ đạt được của các chỉ tiêu so
với mức tốt nhất Giá trị UEQI Phân hạng
Đạt từ 90%-100% 88 ≤ UEQI ≤ 00 Rất tốt
Đạt từ 80%- dưới 90% 63 ≤ UEQI < 88 Tốt
Đạt từ 65%- dưới 80% 49 ≤ UEQI < 63 Khá tốt
Đạt từ 50%-dưới 65% 38 ≤ UEQI < 49 Trung bình
Đạt <50% UEQI < 38 Kém
3.2. Áp dụng chỉ số UEQI đánh giá và phân hạng chất lượng môi trường đô
thị một số thành phố tại Việt Nam
3.2.1. Áp dụng cho 3 đô thị Huế, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh
Dựa vào số liệu môi trường thu thập được trong năm 2009-2010 điểm chỉ số
thành phần và chỉ số UEQI tổng hợp cho 3 đô thị Huế, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Chỉ
số UEQI cho 3 thành phố này được thể hiện tại hình 1 và hình 2.
0
25
50
75
100
Chất lượng
không khí
Chất lượng
nước mặt
Tiếng ồn
Cây xanh đô thị
Quản lý
chất thải rắn đô thị
Mức độ phục
vụ nước sạch đô thị
Thành phố Huế Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Hồ Chí Minh
60,5
40,6
77,8
20
40
60
80
100
Thành phố
Huế
Thành phố
Hồ Chí Minh
Thành phố
Đà Nẵng
Chỉ số UEQI
Hình 1. Chỉ số thành phần UEQI của 3 thành phố
Huế, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh năm 2010
Hình 2. Chỉ số UEQI 3 thành phố Huế, Đà
Nẵng và Hồ Chí Minh năm 2010
100 Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI)
Chỉ số UEQI của ba thành phố này có sự khác biệt đáng kể, điều này thể hiện
qua điểm của chỉ số UEQI của thành phố Huế (đạt 77,8 điểm) cao hơn so với thành phố
Đà Nẵng (đạt 60,5 điểm), thành phố Hồ Chí Minh (chỉ đạt 40,6 điểm). Do vậy, dựa vào
điểm số UEQI có thể thấy chất lượng môi trường đô thị của thành phố Huế được đánh
giá tốt hơn so với Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào đánh giá, phân hạng đã trình bày tại mục 3.1.3 thấy rằng, chỉ số
UEQI của thành phố Hồ Chí Minh đạt 40,8 điểm (nằm trong khoảng 38-49 điểm) nên
chất lượng môi trường được đánh giá ở mức “Trung bình”; thành phố Đà Nẵng đạt 60,5
điểm (nằm trong khoảng 49-63 điểm) nên được đánh giá ở mức “Khá”. Trong khi đó,
chỉ số UEQI của thành phố Huế đạt 77,8 điểm (nằm trong khoảng 63-88 điểm), do đó
chất lượng môi trường đô thị cho thành phố Huế được đánh giá ở mức “Tốt”.
Việc đánh giá chất lượng môi trường đô thị theo chỉ số UEQI phần nào cũng phù
hợp với thực tế hiện nay tại các đô thị này.
3.2.2. Áp dụng chỉ số UEQI đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đô thị cho
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010
Dựa vào số liệu môi trường thu thập được, chỉ số UEQI cho thành phố Đà Nẵng
được tính toán và được thể hiện tại hình 3 và hình 4.
0
25
50
75
100
Chất lượng
không khí
Chất lượng
nước mặt
Tiếng ồn
đô thị
Cây xanh
đô thị
Quản lý chất
thải rắn đô thị
Mức độ phục vụ
nước sạch đô thị
2006 2007 2008 2009 2010
59,3 60,5
48,0 50,2
53,8
20
40
60
80
100
2006 2007 2008 2009 2010
Chỉ số UEQI
Hình 3. Chỉ số thành phần UEQI của thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2010
Hình 4. Chỉ số UEQI của thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2006- 2010
Năm 2006, chỉ số UEQI của thành phố Đà Nẵng chỉ đạt 48 điểm (nằm trong
khoảng 38 - 49 điểm), chất lượng môi trường đô thị theo đánh giá dựa vào UEQI ở mức
“Trung bình”. Tuy được đánh giá ở mức “Trung bình” nhưng điểm số UEQI đã nằm
tiệm cận biên trên trong thang điểm.
Những năm tiếp theo, chỉ số UEQI đã bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ lên 50,2
điểm và sau đó có bước nhảy vọt nhanh chóng từ 50,2 lên 60,5 điểm trong vòng 3 năm
TRẦN QUANG LỘC, PHẠM KHẮC LIỆU 101
từ năm 2007-2010. Trong thời gian này, chỉ số UEQI đã tăng với biên độ khoảng 3 - 4
điểm/năm và chỉ số UEQI giai đoạn 2007-2010 nằm trong khoảng 49 - 63 điểm. Do đó,
chất lượng môi trường đô thị trong giai đoạn này đều được đánh giá ở mức “Khá tốt”,
các năm gần đây (năm 2009 và 2010) đang tiếp tục tăng điểm và tiệm cận biên trên
trong thang điểm đánh giá mức “Khá”. Nguyên nhân có thể nhờ các chương trình cải
thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, đầu tư vào quản lý đô
thị như thu gom rác, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, tăng cường phát triển các
mảng xanh trong đô thị.
4. Kết luận
Bài báo bước đầu đã nghiên cứu xây dựng được chỉ số UEQI bao gồm: lựa chọn
được các yếu tố tham gia vào UEQI cũng như các công thức tính toán, chuẩn hóa các dữ
liệu môi trường thu được về một chỉ số duy nhất - chỉ số UEQI để so sánh đánh giá,
phân hạng chất lượng môi trường đô thị. Chúng tôi nhận thấy, việc đánh giá và phân
hạng chất lượng môi trường đô thị dựa vào chỉ số UEQI bước đầu cho kết quả tương đối
phù hợp với thực tế tại các đô thị này.
Trong tương lai, nếu có điều kiện kinh phí và thời gian sẽ phát triển chỉ số UEQI
phù hợp hơn nữa với các điều kiện, các vấn đề môi trường mà các đô thị ở Việt Nam
đang đối mặt nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ các nhà quản lý nắm bắt diễn biến chất lượng
môi trường một các thuận lợi và dễ dàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện môi trường quốc gia 2010, Tổng quan
Môi trường Việt Nam, Hà Nội, 2009.
[2]. Chi cục Bảo vệ Môi trường miền Trung Tây nguyên, Kết quả quan trắc môi trường
vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ 2006-2010. Tp Đà Nẵng, 2011.
[3]. Phạm Ngọc Đăng, Các thách thức về bền vững môi trường trong quá trình đô thị hóa ở
Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Nxb. Khoa học Kỹ thuật,
Hà Nội, (2009), 462-470.
[4]. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và
phát triển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
[5]. Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Báo cáo Benchmarking Ngành Cấp nước đô thị Việt
Nam giai đoạn 2007-2009, Hà Nội, 2011.
[6]. Tổng Cục Môi trường, Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI), Hà
Nội, 2011.
[7]. Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học Huế, Báo cáo Quan
102 Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI)
trắc và phân tích chất lượng môi trường nước sông Hương năm 2010, 2011.
[8]. Viện Môi trường và Tài nguyên, Báo cáo Kết quả quan trắc môi trường vùng đất liền 3
– Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng sông Cửu Long) năm 2009, 2010.
DEVELOPMENT OF AN URBAN ENVIRONMENTAL QUAILITY INDEX
AND ITS APPLICATION TO SOME CITIES IN VIET NAM
Tran Quang Loc1, Pham Khac Lieu2
1Institute for Resource, Environment and Biotechnology, Hue University
2College of Sciences, Hue University
Abstract. Rapid urbanization with no infrastructural uniformity has put an increasing
pressure on urban environment in Vietnam. Urban environmental issues in Vietnam are of a
wide spectrum, including water, air and noise pollution as well as problems with water
supply, solid waste and sanitation system management. The significance of each issue
varies from city to city. In order to support urban managers and policy-makers in quick and
integrated assessment of urban environmental issues, an index tool is necessary. Some
specific indices such as water quality index, air quality index have been applied in Vietnam.
However, an index that integrates these indices as well as other urban environmental
components would be better. This paper presents the research on the development of an
urban environmental quality index (UEQI) and its application to some cites in Viet Nam.
Keywords: urban environment, environmental quality index, UEQI.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 96_8344_2019_2117972.pdf