Tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa protein và axít amin hồi tràng biểu kiến trên lợn của một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam: KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
N¤NG NGHIƯP Vµ PH¸T TRIĨN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 73
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HĨA PROTEIN VÀ
AXÍT AMIN HỒI TRÀNG BIỂU KIẾN TRÊN LỢN CỦA
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUƠI
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Văn Phú1, Lã Văn Kính1, Đồn Vĩnh1
TĨM TẮT
Hiện nay ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu tiêu hĩa hồi tràng trên lợn cịn tương đối ít và cịn hạn
chế trên một số ít nguyên liệu. Những kết quả đã đạt được chưa thể đáp ứng yêu cầu xây dựng khẩu phần
ăn cho lợn dựa trên các chất dinh dưỡng tiêu hĩa của rất nhiều loại nguyên liệu hiện nay. Nghiên cứu được
tiến hành trên 104 lợn đực thiến giống Yorkshire x Landrace cĩ khối lượng 32 3 kg. Thiết kế theo kiểu
hồn tồn ngẫu nhiên, chia làm nhiều đợt thí nghiệm, thời gian cho 1 đợt là 14 ngày. Mẫu dưỡng chấp được
lấy vào ngày thứ 14 sau khi cho ăn 9 giờ, lợn đã được giết và dịch hồi tràng được thu thập ngay lập tức ở 20
cm của đoạn cuối hồi tràng. Kết quả cho thấy các loại nguyên liệu cung cấp...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hóa protein và axít amin hồi tràng biểu kiến trên lợn của một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 73
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HÓA PROTEIN VÀ
AXÍT AMIN HỒI TRÀNG BIỂU KIẾN TRÊN LỢN CỦA
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Văn Phú1, Lã Văn Kính1, Đoàn Vĩnh1
TÓM TẮT
Hiện nay ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu tiêu hóa hồi tràng trên lợn còn tương đối ít và còn hạn
chế trên một số ít nguyên liệu. Những kết quả đã đạt được chưa thể đáp ứng yêu cầu xây dựng khẩu phần
ăn cho lợn dựa trên các chất dinh dưỡng tiêu hóa của rất nhiều loại nguyên liệu hiện nay. Nghiên cứu được
tiến hành trên 104 lợn đực thiến giống Yorkshire x Landrace có khối lượng 32 3 kg. Thiết kế theo kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên, chia làm nhiều đợt thí nghiệm, thời gian cho 1 đợt là 14 ngày. Mẫu dưỡng chấp được
lấy vào ngày thứ 14 sau khi cho ăn 9 giờ, lợn đã được giết và dịch hồi tràng được thu thập ngay lập tức ở 20
cm của đoạn cuối hồi tràng. Kết quả cho thấy các loại nguyên liệu cung cấp năng lượng có chất lượng tốt và
tỷ lệ xơ thấp sẽ có tỷ lệ tiêu hóa protein và axít amin cao hơn nguyên liệu có chất lượng kém và tỷ lệ xơ cao.
Các loại nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc động vật và có hàm lượng protein cao sẽ có kết quả tiêu
hóa protein và axít amin cao hơn các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và hàm lượng protein thấp. Trong
cùng loại nguyên liệu nhưng cách chế biến khác nhau sẽ có kết quả tiêu hóa khác nhau. Tỷ lệ tiêu hóa các
axít amin thiết yếu hồi tràng biểu kiến của nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng tương đương với nhóm
nguyên liệu cung cấp protein nhưng thấp hơn về tỷ lệ tiêu hóa protein.
Từ khóa: Axít amin, protein, lợn, tiêu hóa hồi tràng biểu kiến.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 10
McDonald và đồng tác giả (2002) thông báo
rằng lập khẩu phần thức ăn dựa vào tỷ lệ tiêu hoá các
axít amin qua hồi tràng có tương quan chặt chẽ với
tăng khối lượng của lợn hơn là tiêu hoá toàn phần (r2
= 0,76 so với r2 = 0,3). Ở Việt Nam, nghiên cứu về tiêu
hóa hồi tràng trên lợn còn ít và mới chỉ thực hiện từ
những năm gần đây. Phương pháp đặt ống dò trường
diễn sau van hồi-manh tràng (PVTC) đã được giới
thiệu vào những năm 1999-2000 (Lê Văn Thọ, 2000;
Ngoan và Lindberg, 2001; Phuc và Lindberg, 2001).
Các nghiên cứu tập trung xác định tỷ lệ tiêu hoá biểu
kiến protein và axít amin thiết yếu qua hồi tràng trên
một số nguyên liệu cơ bản như: đậu tương ép đùn,
đậu tương rang, khô dầu đậu tương Argentina và khô
dầu đậu tương Ấn Độ (Lê Văn Thọ, 2000); khô dầu
cao su, khô dầu dừa, lá sắn phơi khô, lá sắn ủ chua,
dây lạc và lá bình linh (Phuc, 2000); bột cá, bột đầu
tôm tươi, bột đầu tôm ủ chua (Ngoan và Lindberg,
2001); bắp, tấm, cám gạo, cám mỳ, sắn, cá sấy 60%
protein, khô dầu đậu tương các loại (Lã Văn Kính và
đồng tác giả, 2002); ngô vàng đồng bằng sông Hồng,
1Phân viện Chăn nuôi Nam bộ - Viện Chăn Nuôi
cám gạo tẻ, tấm gạo tẻ, sắn lát khô cả vỏ, bột cá nhạt
65% protein thô, khô dầu đỗ tương Ấn độ cả vỏ (Ninh
Thị Len và đồng tác giả, 2010).
Để nghiên cứu về tiêu hóa ngoài phương pháp
đặt ống dò van hồi manh tràng, hiện nay các nhà
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp giết mổ
(Donkoh và đồng tác giả, 1994; Nyachoti và đồng
tác giả, 1997a; Rutherfurd và Moughan, 2003). Ưu
điểm của phương pháp này là: thu dịch dễ dàng và
đầy đủ, có thể đánh giá được khả năng tiêu hóa hấp
thu ở từng phần trong toàn bộ đường tiêu hóa của
lợn; dễ thực hiện, không cần phẫu thuật, chuyên gia
phẫu thuật và sử dụng cannula (ống thông dò);
không có rủi ro; không gây ảnh hưởng đến sinh lý
của lợn nên kết quả sẽ có độ tin cậy cao hơn.
Những kết qủa nghiên cứu ban đầu rất đáng
khích lệ, tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ thực hiện
trên một số ít nguyên liệu. Theo Viện Chăn nuôi
(2001), nước ta có hơn 1.000 loại nguyên liệu làm
thức ăn cho lợn. Do đó, nghiên cứu xây dựng một cơ
sở dữ liệu về tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh
dưỡng và axít amin của các lọai nguyên liệu thức ăn
cho lợn là cần thiết để đánh giá một cách chính xác
giá trị dinh dưỡng thức ăn và đồng thời đáp ứng
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 74
những yêu cầu ngày càng cao của các nhà chăn nuôi
trong công việc lập khẩu phần tối ưu cho lợn.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi heo Bình Thắng
và phòng phân tích Viện Khoa học Nông nghiệp
miền Nam (nay là Phân viện Chăn nuôi Nam bộ) từ
tháng 11/2011 đến 5/2012.
2.1. Gia súc và thức ăn thí nghiệm
Gia súc thí nghiệm là 104 lợn đực thiến giống
Yorkshire x Landrace trong giai đọan sinh trưởng có
khối lượng ban đầu 32 ± 3 kg. Thức ăn thí nghiệm là
25 loại nguyên liệu thường dùng trong thức ăn cho
lợn.
2.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu mẫu hoàn
toàn ngẫu nhiên (CRD) với 26 nghiệm thức (khẩu
phần) và 4 lần lặp. Do quy mô lớn nên thí nghiệm
chia làm nhiều đợt, thời gian cho 1 đợt là 14 ngày,
tổng thời gian thí nghiệm là 70 ngày.
Lợn đã được nuôi cá thể trên cũi tiêu hóa chuyên
biệt với kích thước 1,6 m x 0,5 m x 0,4 m và có thể
điều chỉnh các chiều cho phù hợp với chiều cao lợn
thí nghiệm theo từng giai đoạn. Cũi được bố trí máng
ăn, núm uống. Cũi tiêu hóa được bố trí trong dãy
chuồng kiểu thông thoáng tự nhiên, nhiệt độ chuồng
trong thời gian thí nghiệm được ghi nhận hàng ngày.
2.3. Khẩu phần và nuôi dưỡng
Khẩu phần cơ sở (KPCS):
Tinh bột ngô: 74,64%; Cazein: 0,8%; DCP: 3,75%;
Muối: 0,51%; Premix khoáng vitamin: 0,3%.
Khẩu phần được cân đối khóang, vitamin theo
nhu cầu, tỷ lệ protein thô 18% (theo NRC, 1998).
Khẩu phần thí nghiệm: KPCS + 20% nguyên liệu
thí nghiệm.
Chất chỉ thị: Xelit, được trộn vào khẩu phần với
tỷ lệ 1,5%.
Cách cho ăn: Lợn được cho ăn 2 lần/ngày vào
các thời điểm 8:00 và 15:00 h, chế độ ăn bằng 90% so
với lượng cho ăn tự do. Thức ăn được trộn đều với
nước theo tỷ lệ 1:1. Nước uống được cung cấp tự do
bằng nguồn nước giếng khoan với núm uống tự
động.
2.4. Lấy mẫu dưỡng chấp
Thu dưỡng chấp tiêu hóa: Mẫu dưỡng chấp
được lấy theo phương pháp của Donkoh và đồng tác
giả (1994), Nyachoti và đồng tác giả (1997a),
Rutherfurd và Moughan (2003). Ở ngày thí nghiệm
thứ 14, sau khi cho ăn 9 giờ lợn sẽ được giết và dịch
hồi tràng sẽ được thu thập ngay lập tức ở 20 cm của
đoạn cuối hồi tràng (tính từ van hồi manh tràng trở
lên) và được cân khối lượng. Sau đó, dịch dưỡng
chấp được bảo quản lạnh ngay ở nhiệt độ -200C.
Cuối cùng, các mẫu được sấy khô ở 600C trong 48
giờ, nghiền mịn để phân tích.
2.5. Phân tích hóa học
Các mẫu dịch và thức ăn đều được nghiền trong
máy với kích thước lỗ rây là 0,1 mm, sau đó tiến hành
phân tích hóa học.
Các chỉ tiêu VCK theo TCVN 4801-89, protein
thô được phân tích theo phương pháp Kjeldahl, axít
amin được xác định bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng
cao (HPLC) tại Phòng Phân tích thức ăn chăn nuôi
thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam bộ.
Hàm lượng xelit trong mẫu thức ăn và dưỡng
chất được xác định bằng chỉ tiêu khoáng không tan
trong axít tại Phòng Phân tích thức ăn chăn nuôi
thuộc Phân Viện Chăn nuôi Nam bộ.
2.6. Tính toán kết quả
Tỷ lệ tiêu hóa (%) của các chất dinh dưỡng trong
khẩu phần cơ sở (KPCS) và khẩu phần thí nghiệm
được tính toán dưạ vào tỷ lệ các chất dinh dưỡng và
xelit trong thức ăn (TĂ) và trong dịch tiêu hóa theo
công thức của Fan và đồng tác giả (1994) như sau:
%CT trong TĂ * %DC trong dịch tiêu hóa
TLTH (%) = 100- (100 * ---------------------------------------------------------)
%CT trong dịch tiêu hóa * %DC trong TĂ
Trong đó: TLTH – Tỷ lệ tiêu hóa. CT – Chất chỉ thị. DC – Dưỡng chất.
Tỷ lệ tiêu hóa (%) của nguyên liệu thí nghiệm
được tính toán theo phương pháp sai biệt theo công
thức sau :
Y = ax + bz hay z = (Y- ax)/b
Trong đó:
Y = TLTH của hỗn hợp có nguyên liệu thử
nghiệm (%).
x = TLTH của khẩu phần cơ sở (%).
z = TLTH của thức ăn thử nghiệm (%).
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 75
a = TLTH KPCS sử dụng trong hỗn hợp có
nguyên liệu thử nghiệm (%).
b = tỷ lệ nguyên liệu thử nghiệm có trong hỗn
hợp có nguyên liệu thử nghiệm (%).
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu thập được trong thí
nghiệm được phân tích ANOVA bằng GLM trên
chương trình MINITAB phiên bản 16.1. Phân tích sai
khác giữa các số trung bình các nghiệm thức bằng
phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần hoá học của nguyên liệu
Bảng 1. Hàm lượng protein (%) và các axít amin thiết yếu (g/kg) của khẩu phần cơ sở và các nguyên liệu
thí nghiệm
Protein His Thr Val Met Lys Iso Leu Phe Try
KPCS 18,12 5,68 7,76 12,58 5,45 14,81 10,27 17,74 9,46 2,30
Sắn lát 2,95 0,18 0,83 1,01 0,36 0,91 0,73 1,23 0,66 0,17
Ngô vàng tốt 9,38 2,72 3,01 4,19 1,66 2,41 3,06 11,19 4,22 0,45
Ngô vàng thường 8,43 2,67 2,74 3,78 1,67 2,33 2,64 9,51 3,69 0,35
Cám gạo tốt 12,54 2,91 4,17 6,12 2,71 5,14 4,17 8,23 5,11 1,4
Cám gạo thường 11,23 2,53 3,93 5,52 2,01 4,43 3,58 7,09 4,51 1,33
Cám mỳ tốt 15,14 4,25 5,3 7,21 1,96 6,12 5,11 9,76 6,12 2,68
Cám mỳ thường 14,12 3,66 4,31 6,04 2,29 5,67 4,01 8,34 4,82 2,16
Tấm 8,82 1,68 3,02 4,66 2,45 3,01 3,37 6,87 4,28 0,88
Bã sắn 1,87 0,19 0,59 0,69 0,26 0,79 0,63 0,92 0,48 0,13
Cám gạo trích ly 15,35 4,26 5,31 7,37 2,29 6,61 5,03 10,09 7,55 1,44
Lúa mạch 10,68 2,17 3,38 4,91 1,72 3,61 3,67 6,78 4,88 1,33
Bột lúa mỳ 10,83 2,42 3,14 4,49 1,74 3,13 7,09 3,4 4,64 1,33
KĐT CV 44
(India)
45,01 12,32 17,19 19,55 6,15 27,16 19,12 34,12 23,27 6,39
KĐT KV 47 (USA) 48,65 12,23 18,48 20,34 6,71 27,98 19,56 34,48 22,96 6,58
Bột cá 50 50,34 9,69 18,35 21,35 11,34 30,08 18,21 31,96 15,01 4,47
Bột cá 65 65,14 10,87 23,34 30,19 15,54 45,71 22,01 42,74 22,71 6,41
Bột thịt 57,89 9,06 19,23 24,99 7,69 30,43 15,45 34,48 11,56 4,17
KD dừa 19,14 3,72 5,32 8,84 2,65 5,14 5,64 11,18 6,53 1,62
KD vừng 38,94 7,49 12,97 15,54 9,01 9,05 11,84 23,45 13,83 6,03
KD lạc 42,11 9,01 9,95 14,88 5,16 13,33 11,27 24,49 16,74 3,17
DDGS 25,95 0,70 0,96 1,20 0,49 0,77 0,91 2,93 1,22 0,21
Đậu tương hạt
rang
35,85 7,71 12,32 13,73 4,58 21,07 13,62 23,86 15,41 4,72
Bột thịt xương 48,07 7,86 15,67 21,78 5,58 23,62 13,76 28,28 15,97 2,04
KD cọ 13,58 2,34 4,22 6,61 2,74 3,73 4,51 8,66 5,73 1,15
Khô dầu cải 35,47 9,59 12,78 15,25 6,08 16,47 11,32 22,69 14,28 4,17
Ghi chú: His=histidin; Thr=threonin; Val=valin; Met=methionin; Lys=lyzin; Iso=isoleuxin; Leu=leuxin;
Phe=phenylalanin; Try=tryptophan; KĐT CV=khô đậu tương có vỏ; KĐT KV= khô đậu tương không vỏ;
KD=khô dầu
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 76
Kết quả phân tích hàm lượng protein và các axít
amin của khẩu phần cơ sở và các nguyên liệu được
thể hiện ở bảng 1. Chúng ta thấy rằng hàm lượng
protein và các axít amin thiết yếu của các nguyên liệu
khác nhau thì khác nhau và kết quả này cũng phù
hợp với các kết quả của Viện Chăn nuôi (2001) và Lã
Văn Kính (2003). Hàm lượng protein và các axít amin
của khẩu phần cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu của lợn thí
nghiệm theo tiêu chuẩn NRC (1998).
3.2. Tỷ lệ tiêu hóa protein và các axít amin thiết
yếu hồi tràng biểu kiến của một số loại nguyên liệu
cung cấp năng lượng
Bảng 2. Tỷ lệ tiêu hóa protein và các axít amin thiết yếu ở hồi tràng biểu kiến của một số loại nguyên liệu
cung cấp năng lượng (%)
Protein His Thr Val Met Lys Iso Leu Phe Try
Sắn lát 70,0abc 81,0a 74,7a 76,8a 75,0ab 75,7a 75,1a 72,3ab 74,7a 81,7a
Ngô vàng
tốt
72,2a 81,4a 73,4a 78,1a 80,7a 80,3a 75,5a 78,6a 77,0a 84,3a
Ngô vàng
thường
70,4ab 73,3b 72,2a 78,6a 76,8ab 79,4a 72,4a 77,5a 77,6a 84,3a
Cám gạo
tốt
62,2cde 81,4a 73,8a 77,7a 76,7ab 77,5a 73,1a 72,3ab 76,1a 83,7a
Cám gạo
thường
60,9de 81,8a 74,5a 75,8a 75,9ab 76,4a 74,6a 73,7a 75,8a 83,2a
Cám mỳ tốt 62,2cd 80,4a 75,8a 75,2ab 77,9ab 77,3a 76,3a 74,6a 78,2a 84,7a
Cám mỳ
thường
54,2e 81,8a 75,3a 75,4a 74,7ab 77,5a 73,6a 74,9a 77,6a 81,3a
Tấm 63,9bcd 81,3a 79,3a 77,0a 72,6b 77,5a 74,8a 73,4a 76,8a 83,7a
Bã Sắn 62,7bcd 80,9a 61,0b 67,9b 63,9c 60,8b 57,4b 63,4b 53,7b 65,0b
Cám gạo
trích ly
65,8abcd 81,5a 79,0a 77,2a 76,1ab 75,2a 76,1a 77,2a 78,2a 83,0a
Lúa mạch 65,0abcd 82,1a 75,8a 74,9ab 73,5ab 77,7a 74,8a 79,8a 76,5a 83,0a
Bột lúa mỳ 67,0abcd 81,7a 74,7a 80,2a 76,4ab 78,0a 72,7a 76,7a 77,5a 84,1a
TB 64,7 80,7 74,1 76,2 75,0 76,1 73,0 74,5 75,0 81,8
SEM 3,25 1,46 3,57 2,99 3,10 3,42 3,88 3,89 2,91 2,05
P <0,001 <0,001 <0,001 0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001
Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
His=histidin; Thr=threonin; Val=valin; Met=methionin; Lys=lyzin; Iso=isoleuxin; Leu=leuxin;
Phe=phenylalanin; Try=tryptophan; KĐT CV=khô đậu tương có vỏ; KĐT KV= khô đậu tương không vỏ;
KD=khô dầu
Các loại nguyên liệu cung cấp năng lượng khác
nhau sẽ có tỷ lệ tiêu hóa protein khác nhau, tương
đối thấp từ 54,2% ở cám mỳ thường đến 72,2% ở ngô
vàng loại tốt (bảng 2). Trong cùng một loại nguyên
liệu thì nguyên liệu nào có chất lượng tốt hơn sẽ có
tỷ lệ tiêu hóa protein cao hơn (ngô vàng loại thường
có tỷ lệ tiêu hóa protein là 70,4% thấp hơn so với ngô
vàng loại tốt có tỷ lệ tiêu hóa protein là 72,2%, tương
tự cám gạo loại tốt là 62,2% so với cám gạo loại
thường là 60,9% và cám mỳ loại tốt là 62,2% so với
cám mỳ loại thường là 54,2%). Chúng ta thấy rằng,
các loại nguyên liệu có tỷ lệ xơ cao thì sẽ có tỷ lệ tiêu
hóa protein thấp và ngược lại. Điều này hoàn toàn
phù hợp với kết luận của Petterson (1996) là thành
phần và hàm lượng chất xơ cao có ảnh hưởng đến sự
tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở hồi tràng. Cũng do
các nguyên liệu cung cấp năng lượng có hàm lượng
chất xơ cao và hàm lượng protein thấp nên tỷ lệ tiêu
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 77
hóa protein của chúng nói chung tương đối thấp
(<65%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
kết quả của Ninh Thị Len đồng tác giả, 2010 (>65%).
Điều này có thể là do phương pháp nghiên cứu của
Ninh Thị Len sử dụng ống dò van hồi manh tràng
(PVTC) còn của chúng tôi là sử dụng phương pháp
thu dịch trực tiếp bằng giết mổ gia súc.
Tương tự kết quả về tiêu hóa protein, tỷ lệ tiêu
hóa các axít amin thiết yếu trong cùng một loại
nguyên liệu cũng có sự sai khác nhau, nguyên liệu
loại tốt có tỷ lệ tiêu hóa các axít amin có xu hướng
cao hơn loại thường và giữa các nguyên liệu cũng có
sự sai khác nhau, nguyên liệu có tỷ lệ xơ cao có tỷ lệ
tiêu hóa axít amin thấp và ngược lại (bảng 2). Điều
này có thể là do tỷ lệ xơ cao trong nguyên liệu đã làm
giảm sự tiêu hóa hấp thu của protein và axít amin.
Trong 9 axít amin thiết yếu thì tryptophan có tỷ lệ
tiêu hóa cao nhất (81,8%%) và thấp nhất là isoleuxin
(73%). Trong nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng
thì bã sắn có tỷ lệ tiêu hóa các axít amin thấp hơn cả
(P<0,05).
3.3. Tỷ lệ tiêu hóa protein và các axít amin thiết
yếu hồi tràng biểu kiến của một số loại nguyên liệu
cung cấp protein
Bảng 3. Tỷ lệ tiêu hóa protein và các axít amin thiết yếu hồi tràng biểu kiến của một số loại nguyên liệu
cung cấp protein (%)
Protein His Thr Val Met Lys Iso Leu Phe Try
KĐT CV 44
(India)
81,9ab 82,4 77,9abcd 77,4 78,8 79,5ab 77,9ab 79,8abc 79,8ab 83,1
KĐT KV 47
(USA)
82,1ab 81,1 81,2ab 79,3 79,2 80,8a 79,6ab 81,8a 80,5a 84,4
Bột cá 50 81,9ab 81,2 80,5abcd 79,0 78,4 80,7ab 78,9ab 82,9a 80,7a 84,8
Bột cá 65 85,0a 80,2 81,7a 80,6 79,1 81,5a 80,5ab 82,5a 81,7a 85,6
Bột thịt 73,6cd 82,4 80,0abcd 77,1 76,6 80,4ab 77,8ab 81,4ab 78,2ab 85,6
KD dừa 68,9de 81,7 76,1abcd 75,4 73,6 75,5b 76,0ab 74,1d 77,9ab 82,5
KD vừng 74,7bcd 81,7 73,9d 77,7 74,0 79,8ab 72,6b 76,0bcd 78,1ab 81,6
KD lạc 69,2de 81,9 79,2abcd 74,5 76,9 76,4ab 76,5ab 75,4cd 77,8ab 83,9
DDGS 70,8de 81,6 76,0abcd 77,5 75,7 78,8ab 76,2ab 76,0bcd 76,2ab 82,8
Đậu tương hạt
rang
80,3abc 81,9 80,8abc 80,2 79,7 80,0ab 80,6a 82,4a 80,7a 84,4
Bột thịt xương 77,0abcd 81,5 78,8abcd 75,9 78,1 79,7ab 78,2ab 80,5abc 77,5ab 83,8
KD cọ 63,4e 81,5 74,4cd 75,1 76,9 77,3ab 76,2ab 80,2abc 74,5b 84,1
KD cải 75,7bcd 81,9 74,8bcd 79,0 73,9 78,3ab 75,4ab 78,4abcd 77,3ab 84,8
TB 75,7 81,6 78,1 77,6 77,0 79,1 77,4 79,3 78,5 84,0
SEM 3,24 1,47 2,65 2,99 3,39 2,20 3,19 2,17 2,33 2,33
P <0,001 0,822 <0,001 0,089 0,128 0,01 0,054 <0,001 0,004 0,461
Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
His=histidin; Thr=threonin; Val=valin; Met=methionin; Lys=lyzin; Iso=isoleucin; Leu=leucin;
Phe=phenylalanin; Try=tryptophan; KĐT CV=khô đậu tương có vỏ; KĐT KV= khô đậu tương không vỏ;
KD=khô dầu
Tỷ lệ tiêu hóa protein hồi tràng biểu kiến của
một số loại nguyên liệu cung cấp protein có sự khác
nhau giữa các nguyên liệu (bảng 3). Các loại nguyên
liệu cung cấp protein có nguồn gốc động vật (bột cá,
bột thịt, ) có tỷ lệ tiêu hóa protein cao hơn các
nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc thực vật
và trong cùng một loại nguyên liệu, loại nào có tỷ lệ
protein cao hơn sẽ có tỷ lệ protein tiêu hóa cao hơn.
Trong các loại khô dầu: khô dầu đậu tương, khô dầu
dừa, khô dầu vừng, khô dầu lạc, khô dầu cọ và khô
dầu hạt cải thì khô dầu đậu tương có tỷ lệ tiêu hóa
protein cao hơn cả (82%) và thấp nhất là khô dầu cọ
(63,4%). Kết quả này phù hợp với kết luận của Green
và đồng tác giả (1988) là hệ số tiêu hóa biểu kiến của
protein và axít amin của khô dầu đậu tương cao hơn
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 78
khô dầu lạc và bột hoa hướng dương (P<0,05). Trong
cùng loại sản phẩm hạt đậu tương thì khô dầu có tỷ
lệ tiêu hóa protein cao hơn đậu tương hạt rang (81,9
và 82,1% so với 80,3%). Kết quả này cũng phù hợp với
kết quả của Marty và Chavez (1995); Fan và đồng tác
giả (1995) là tiêu hóa biểu kiến ở hồi tràng của
protein thô và axít amin ở khô dầu đậu tương cao hơn
có ý nghĩa so với đậu tương ép đùn và đậu tương
rang. Tỷ lệ tiêu hóa protein trung bình của các
nguyên liệu cung cấp protein đạt khá cao (>75%).
4. KẾT LUẬN
Các loại nguyên liệu cung cấp năng lượng có
chất lượng tốt và tỷ lệ xơ thấp sẽ có tỷ lệ tiêu hóa
protein và các axít amin thiết yếu hồi tràng biểu kiến
cao hơn nguyên liệu có chất lượng kém và tỷ lệ xơ
cao. Tỷ lệ tiêu hóa protein hồi tràng biểu kiến của
chúng tương đối thấp (<65%).
Các loại nguyên liệu cung cấp protein có nguồn
gốc động vật và có hàm lượng protein cao sẽ có kết
quả tiêu hóa cao hơn của nguyên liệu có nguồn gốc
thực vật và hàm lượng protein thấp. Trong cùng loại
nguyên liệu nhưng cách chế biến khác nhau có kết
quả tiêu hóa khác nhau. Tỷ lệ tiêu hóa protein của
chúng khá cao (>75%).
Tỷ lệ tiêu hóa các axít amin thiết yếu hồi tràng
biểu kiến của nhóm nguyên liệu cung cấp năng
lượng tương đương với nhóm nguyên liệu cung cấp
protein nhưng thấp hơn về tỷ lệ tiêu hóa protein.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Donkoh, P. J. Moughan, W. C. Smith,
1994. Comparison of the slaughter method and
simple T-piece cannulation of the terminal ileum for
determining ileal amino acid digestibility in meat and
bone meal for the growing pig. Animal Feed Science
and Technology. Volume 49. Issue 1. Pages 43-56.
2. Bui Huy Nhu Phuc, 2000. Tropical Forages
for Growing Pigs. PhD thesis, SLU, Agraria 247.
3. Fan M. Z., W. C. Sauer, C. F. M. de Lange,
1995. Amino acid digestibility in soybean meal,
extruded soybean and full-fat canola for early-weaned
pigs. Anim. Feed Sci. and Tech., 52, pp. 189-203.
4. Fan M. Z., W. C. Sauer, R. T. Hardin and K.
A. Lien, 1994. Determination of apparent ileal amino
acid digestibility in pigs: effect of dietary amino acid
level. J. Anim. Sci. 72:2851-2859.
5. Green S., S. L. Bertrant, M. J. C. Duron and
R. Maillard, 1988. Digestibility of amino acids in
soybean, sunflower and groundnut meal, measured
in pigs with Ileo-rectal anastomosis and isolation of
the large intestine. J. Sci. Food Agri. 42, pp. 119-128.
6. Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Nguyễn Văn Phú,
Vương Nam Trung, 2002. Xác định tỷ lệ tiêu hoá hồi
tràng của một số nguyên liệu thức ăn phổ biến cho
lợn thịt. Báo cáo tổng kết nghiệm thu đề tài độc lập
cấp Nhà nước về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.
Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam.
7. Lã Văn Kính, 2003. Thành phần hoá học và
giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc gia
cầm. NXB Nông nghiệp.
8. Le Duc Ngoan, 2000. Evaluation of Shrimp
By-products for Pigs in Central Vietnam. PhD thesis,
Swedish Univ of Agric. Sci. Agraria 248.
9. Lê Văn Thọ, 2001. Nghiên cứu áp dụng
phương pháp phẫu thuật đặt ống dò (cannula) sau
van hồi-manh tràng để xác định sự tiêu hóa protein
và axít amin của một số sản phẩm đậu tương của lợn.
Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Chuyên ngành chăn
nuôi động vật. Trường Đại học Nông-Lâm TP. Hồ
Chí Minh.
10. Livingstone, R. M., Fowler V. R., White F. &
Wenham G., 1977. Annealed glass cannulae for use
in digestion studies with pigs. The Veterinary
Record, 101, 368.
11. Marty B. J. and E. R. Chavez, 1995. Ileal
digestibility and urinary losses of amino acids in pigs
fed heat processed soybean products. Lives Prod.
Sci. 43, pp. 37-48.
12. Ngoan L. D. and Lindberg J. E., 2001. Ileal
and total tract digestibility in wing pigs fed cassava
root meal and rice bran diets with inclusion of fish
meal and fresh or ensiled shrimp by-products. Asian-
Aust. J. Anim. Sci. 12: 216-223.
13. Nguyen Thi Thuy and Ly J., 2002. A short-
term study of growth and digestibility indices in
Mong Cai pigs fed rubber seed meal. Livestock
Research for Rural Development. Volume 14.
Number 2.
14. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên
và Nguyễn Thị Hồng, 2010. Hệ số tiêu hóa axit amin
hồi tràng biểu kiến và tiêu chuẩn của một số loại
thức ăn dùng chủ yếu cho lợn ở Việt Nam. Tạp chí
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N - kú 2 - Th¸ng 9/2014 79
Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 26-Tháng
10/2010. Tr. 35-43.
15. NRC, 1998. Nutrient Requirements of Swine.
Tenth Revised Edition.
16. Nyachoti C. M., de Lange C. F. M., McBride
B. W. & Schulze H., 1997a. Significance of
endogenous gut nitrogen losses in the nutrition of
growing pigs: A review. Can. J. Anim. Sci. 77(1), 149-
163.
17. Petterson A., 1996. Ileal and total tract
digestibility of barley and oats in pigs and predictions
of nutritive value. Doctoral thesis Swedish University
of Agricultural Sciences Uppsala, p12.
18. Phuc B. H. N. and Lindberg J. E., 2001.
Ileal digestibility of amino acids in growing pigs fed a
cassava root meal diet with inclusion of cassava
leaves, leucaena leaves and groundnut foliage. Anim.
Sci. 72 (2001) 511-517.
19. S. M. Rutherfurd and P. J. Moughan, 2003.
The rat as a model animal for the growing pig in
determining ileal amino acid digestibility in soya and
milk proteins. Journal of Animal Physiology and
Animal Nutrition. Volume 87, Issue 7-8, pages 292–
300.
20. Sauer W. C., Jørgensen H. and Berzins R.,
1983. A modified nylon bag technique for
determining apparent digestibilities of protein in
feedstuffs for pigs. Can. J. Anim. Sci. 63: 233–237.
21. Viện Chăn nuôi, 2001. Thành phần và giá trị
dinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. NXB
Nông nghiệp.
APPARENT ILEAL DIGESTIBILITY OF PROTEIN AND AMINO ACIDS OF SOME COMMON
FEED 3..STUFFS ON GROWING PIGS
Nguyen Van Phu1, La Van Kinh1, Doan Vinh1
1Institute of Animal Sciences for Southern Vietnam - National Institute of Animal Sciences
Summary
Currently in Vietnam, the research on pig ileal digestibility is relatively small and new, and there are a few
restrictions on raw ingredients. The achieved results are not able to meet the requirements for formulating
diets based on digestible nutrients. The study was conducted on 104 castrated male pigs (Yorkshire x
Landrace) weighing 32 ± 3 kg. The experiment was designed by completely random, divided into
experimental series; each series was 14 days, digesta was taken in 14th day after feeding 9 hours, pigs were
killed and intestinal juice was collected immediately at the last 20 cm of intestine. The results showed that
the ingredients of good quality and low fiber level had apparent ileal digestibility rate of protein and amino
acids higher than ingredients of poor quality and high fiber level. The protein ingredients of animal origin
and high protein content will have digestibility of protein and amino acids higher than the protein
ingredients of plant origin and low protein content. The same ingredient, depend on processing methods,
apparent ileal digestibility of its protein and amino acids were different.
Keywords: Amino acids, protein, pigs, ileal apparent digestibility.
Người phản biện: GS.TS. Vũ Duy Giảng
Ngày nhận bài: 13/5/2014
Ngày thông qua phản biện: 13/6/2014
Ngày duyệt đăng: 20/6/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_28_2074_2134326.pdf