Nghiên cứu xác định liều lượng đạm, lân và kali hợp lý cho xà lách (lactuca sativa l.) trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng - Đoàn Thị Hồng Cam

Tài liệu Nghiên cứu xác định liều lượng đạm, lân và kali hợp lý cho xà lách (lactuca sativa l.) trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng - Đoàn Thị Hồng Cam: 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG ĐẠM, LÂN VÀ KALI HỢP LÝ CHO XÀ LÁCH (lactuca sativa L.) TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG TẠI BẢO LỘC, LÂM ĐỒNG Đoàn Thị Hồng Cam, Nguyễn Đình Thi, Lê Diệu Tâm Trường Đại học Nông Lâm, đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định liều lượng đạm, lân và kali thích hợp cho cây rau xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây xà lách trồng trong nhà màng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) sử dụng đạm, lân và kali với liều lượng 60 kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, 20 kg K2O/ha có tác dụng tốt nhất cho cây xà lách trồng ở đây sinh trưởng phát triển và tạo năng suất; 2) năng suất xà lách tăng 7,64 – 27,80 % o với đối chứng; 3) chỉ số VCR đạt 11,11-13,39. Từ khoá: đạm, lân, kali, sinh trưởng và năng suất xà lách 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, ngành rau quả ở tỉnh Lâm Đồng phát triển khá mạnh, nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng vào th...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định liều lượng đạm, lân và kali hợp lý cho xà lách (lactuca sativa l.) trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng - Đoàn Thị Hồng Cam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG ĐẠM, LÂN VÀ KALI HỢP LÝ CHO XÀ LÁCH (lactuca sativa L.) TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG TẠI BẢO LỘC, LÂM ĐỒNG Đoàn Thị Hồng Cam, Nguyễn Đình Thi, Lê Diệu Tâm Trường Đại học Nông Lâm, đại học Huế TÓM TẮT Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định liều lượng đạm, lân và kali thích hợp cho cây rau xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây xà lách trồng trong nhà màng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) sử dụng đạm, lân và kali với liều lượng 60 kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, 20 kg K2O/ha có tác dụng tốt nhất cho cây xà lách trồng ở đây sinh trưởng phát triển và tạo năng suất; 2) năng suất xà lách tăng 7,64 – 27,80 % o với đối chứng; 3) chỉ số VCR đạt 11,11-13,39. Từ khoá: đạm, lân, kali, sinh trưởng và năng suất xà lách 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, ngành rau quả ở tỉnh Lâm Đồng phát triển khá mạnh, nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất trong đó có kỹ thuật trồng cây trong nhà màng [10]. Trong các đối tượng cây trồng trong nhà màng, xà lách là loại rau ăn lá được gieo trồng với diện tích lớn do giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng và đặc biệt là giá trị kinh tế to lớn của nó [3], [6]. Tuy nhiên, liều lượng đạm, lân và kali bón cho cây xà lách trồng trong nhà màng hiện nay còn chủ yếu là áp dụng như quy trình trồng rau ngoài đồng ruộng. Lượng phân bón cho 1 ha xà lách hiện đang được áp dụng là: 16 tấn phân chuồng hoai mục + 2 tấn vôi bột + 90 kg N + 80 kg P2O5 + 20 kg K2O [4], [9]. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng rau do điều kiện giữa 2 hình thức canh tác trên (trong và ngoài nhà màng) là khác nhau [1]. Đề tài này được tiến hành tại Bảo Lộc, Lâm Đồng nhằm xác định liều lượng đạm, lân và kali thích hợp cho cây xà lách trồng trong nhà màng. Từ đó làm cơ sở để xây dựng quy trình thâm canh xà lách năng suất và chất lượng cao trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng và những vùng khác có điều kiện tương tự. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới của đề tài. 6 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu - Giống: xà lách Dún HN313 đang được sản xuất phổ biến trong nhà màng [2], [8]. - Phân bón: đạm urê, supe lân, kali. - Xà lách được trồng và chăm sóc theo quy trình chung [3], [7]. 2.2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm, lân, kali đến thời gian sinh trưởng phát triển, các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón trên cho xà lách. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Mỗi thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 4,5 m2. Các thí nghiệm cụ thể như sau: + Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng đạm cho xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho 1 ha như sau: 1. 0 kg N + nền 1 2. 30 kg N + nền 1 3. 60 kg N + nền 1 4. 90 kg N + nền 1 5. 120 kg N + nền 1 6. 150 kg N + nền 1 Nền 1: 80 kg P2O5 + 20 kg K2O + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục + Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng lân cho xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho 1 ha như sau: 1. 0 kg P2O5 + nền 2 2. 20 kg P2O5 + nền 2 3. 40 kg P2O5 + nền 2 4. 60 kg P2O5 + nền 2 5. 80 kg P2O5 + nền 2 7 6. 100 kg P2O5 + nền 2 Nền 2: 90 kg N + 20 kg K2O + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục + Thí nghiệm 3: Xác định liều lượng kali cho xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho 1 ha như sau: 1. 0 kg K2O + nền 3 2. 10 kg K2O + nền 3 3. 20 kg K2O + nền 3 4. 30 kg K2O + nền 3 5. 40 kg K2O + nền 3 6. 50 kg K2O + nền 3 Nền 3: 90 kg N + 80 kg P2O5 + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục - Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: thời gian sinh trưởng phát triển (ngày), chiều cao cây (cm), đường kính tán cây (cm), chiều dài lá (cm), chiều rộng lá (cm), số lá xanh trên cây (lá), khối lượng 1 cây (g), năng suất (tấn/ha), VCR. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp nghiên cứu tương ứng, đang được sử dụng cho xà lách [5]. Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình Excel và MSTATC. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế xà lách Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các chỉ tiêu thân lá và thời gian sinh trưởng xà lách Lượng đạm (kg N/ha) Số lá (lá/cây) Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Thời gian sinh trưởng (ngày) 0 (đ/c) 13,20c 18,39c 14,78c 23,89c 28,17c 32 30 14,73b 20,07b 15,75b 24,91bc 31,67b 31 60 16,27a 21,42ab 17,74a 25,59ab 33,75a 30 90 16,22a 21,48ab 17,69a 26,04ab 32,95ab 30 120 16,20a 21,52a 17,13ª 26,09a 32,01ab 30 150 16,13ab 21,55a 16,97ª 26,19a 31,94ab 30 LSD0,05 1,434 1,447 0,917 1,140 2,014 - 8 Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây xà lách trồng trong nhà màng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, kết quả thu được trình bày ở các bảng 1 – 3 cho thấy: Tăng liều lượng đạm bón đã tăng các chỉ tiêu thân lá xà lách, cây rau tốt hơn so với đối chứng không bón, theo đó thời gian sinh trưởng của cây rau cũng được rút ngắn 1 – 2 ngày. Giữa các công thức bón 60 – 150 kg N/ha không có sự sai khác thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá. Nhờ sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá, khối lượng vật chất cây xà lách tích luỹ ở các công thức có bón đạm đều lớn hơn so với đối chứng, đặc biệt là từ mức bón 60 kg N/ha trở lên. Năng suất thực thu xà lách tăng 12,71 – 28,95% so với đối chứng. Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất xà lách Lượng đạm (kg N/ha) KLTB 1 cây (g/cây) KLTB ăn được 1 cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) % so đ/c 0 (đ/c) 102,67c 85,00c 16,43c 11,33c 100,00 30 114,03bc 97,67bc 18,25bc 12,77b 112,71 60 123,33ab 103,38ab 19,73ab 14,48a 127,80 90 124,33ab 103,67ab 19,89ab 14,53a 128,24 120 126,37ab 113,35ab 20,22ab 14,59a 128,77 150 135,39ª 117,37ª 21,66a 14,61a 128,95 LSD0,05 17,530 16,253 2,805 1,304 - Từ năng suất thực thu, kết quả sơ bộ tính hiệu quả kinh tế trình bày ở bảng 3 cho thấy: cây xà lách khi được bón đạm với liều lượng thích hợp đã cho hiệu quả kinh tế cao, chỉ số VCR đều > 5. Trong đó công thức bón 60 kg N/ha có chỉ số VCR đạt tới 12,08. Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả kinh tế sản xuất xà lách Lượng đạm (kg N/ha) NSTT (tấn/ha) Tăng thu (1000đ/ha) Tăng chi (1000đ/ha) Lãi tăng (1000đ/ha) VCR Tổng So đ/c 0 (đ/c) 11,33 - - - - - 30 12,77 1,44 7.200 652 6.548 11,04 60 14,48 3,15 15.750 1.304 14.446 12,08 90 14,53 3,20 16.000 1.957 14.043 8,18 9 120 14,59 3,26 16.300 2.609 13.691 6,25 150 14,61 3,28 16.400 3.261 13.139 5,03 Theo quy trình khuyến cáo bón đạm cho xà lách trồng trong nhà màng tại đây là 90 kg N/ha. Theo chúng tôi, có thể khi được trồng trong điều kiện có che chắn, sự hao hút đạm do bay hơi hoặc rửa trôi giảm. Vì vậy chỉ cần bón 60 kg N/ha cây xà lách đã cho năng suất cao và cho hiệu quả kinh tế lớn nhất. 3.2. Ảnh hưởng của lân đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế xà lách Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng lân đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế cây xà lách trồng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng trình bày ở bảng 4 – 6 cho thấy: Tăng lượng lân bón cho xà lách cũng có ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu thân lá. Thời gian sinh trưởng ở các mức bón 60 – 80 kg P2O5/ha ngắn hơn so với đối chứng và các công thức có liều lượng bón thấp hơn 1 ngày. Từ liều lượng bón 40 kg P2O5/ha trở lên, có chỉ tiêu thân lá xà lách có sự tăng mạnh, sai khác ở mức có ý nghĩa so với đối chứng. Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các chỉ tiêu thân lá và thời gian sinh trưởng xà lách Lượng lân (kg P2O5/ha) Số lá (lá/cây) Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Thời gian sinh trưởng (ngày) 0 (đ/c) 16,53c 19,69c 16,74c 25,63c 31,09c 31 20 16,87bc 20,37b 17,36b 26,45bc 32,65bc 31 40 18,07ab 20,42b 17,46b 27,26abc 34,40ab 31 60 19,40a 20,68ab 18,54a 28,20ab 35,46a 30 80 19,33a 21,13a 18,55a 28,90a 35,75a 30 100 19,27a 21,15a 18,56a 29,11a 35,90a 30 LSD0,05 1,393 0,657 1,026 2,340 2,544 - Theo số liệu ở bảng 5, chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất xà lách tăng khá rõ ở những công thức có liều lượng bón 40 kg P2O5/ha trở lên. Theo đó, năng suất thực thu tăng 9,59 – 14,42 % so với đối chứng. Nếu so với mức tăng khi thay đổi liều lượng bón đạm, việc bón lân ít có tác dụng tăng khối lượng cây tích luỹ được. Nhưng với vai trò sinh lý của P, bón lân sẽ giúp cây rau sinh trưởng cân đối hơn. 10 Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất xà lách Lượng lân (kgP2O5/ha) KLTB 1 cây (g/cây) KLTB ăn được 1 cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) % so đ/c 0 (đ/c) 145,33c 128,67c 23,25c 13,87c 100,00 20 163,70b 131,07c 26,25b 14,53bc 104,76 40 164,03b 135,00bc 26,67b 15,20ab 109,59 60 186,15a 149,73ab 29,78a 15,87a 114,42 80 186,33a 150,77ab 30,27a 15,87a 114,42 100 186,38a 150,67a 30,30a 15,81a 113,99 LSD0,05 16,270 16,138 1,893 1,225 - CV% 10,18 8,67 10,26 6,57 - Kết quả ở bảng 6 cho thấy tại các công thức bón 20 – 60 kg P2O5/ha, chỉ số VCR đạt 11,00 – 11,11 đây là kết quả khá lý tưởng trong sản xuất. Tuy nhiên so sánh với năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy bón 60 kg P2O5/ha cho cây rau xà lách trồng trong nhà màng ở Bảo Lộc, lâm Đồng là thích hợp nhất vì vừa cho chỉ số VCR cao, vừa cho năng suất lớn. Bên cạnh đó, mức đầu tư này vẫn còn thấp hơn so với mức khuyến cáo chung tới 20 kg P2O5/ha. Bảng 6 Ảnh hưởng của liều lượng lân đến hiệu quả kinh tế sản xuất xà lách Lượng lân (kgP2O5/ha) NSTT (tấn/ha) Tăng thu (1000đ/ha) Tăng chi (1000đ/ha) Lãi tăng (1000đ/ha) VCR Tổng So đ/c 0 (đ/c) 13,87 - - - - - 20 14,53 0,66 3.300 300 3.000 11,00 40 15,20 1,33 6.650 600 6.050 11,08 60 15,87 2,00 10.000 900 9.100 11,11 80 15,87 2,00 10.000 1.200 8.800 8,33 100 15,81 1,94 9.700 1.500 8.200 6,47 3.3. Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế xà lách Kali là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với thực vật, vì vậy việc bón kali cho cây trồng để cân đối dinh dưỡng là cần thiết. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm thu được ở 11 bảng 7 cho thấy thay đổi liều lượng kali bón cho xà lách ít có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thân lá. Khi bón kali, thời gian sinh trưởng của xà lách được rút ngắn 1 – 3 ngày. Bảng 7. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các chỉ tiêu thân lá và thời gian sinh trưởng xà lách Lượng kali (kg K2O/ha) Số lá (lá/cây) Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Thời gian sinh trưởng (ngày) 0 (đ/c) 18,07b 18,21b 16,47b 24,23b 31,50b 34 10 19,27a 21,13a 18,24a 27,38a 34,22a 33 20 19,33a 21,17a 18,25a 27,99a 34,31a 33 30 19,40a 20,99a 18,28a 26,51a 33,77a 32 40 19,47a 21,01a 17,96a 27,25a 33,82a 32 50 19,53a 21,03a 18,08a 27,04a 33,81a 31 LSD0,05 1,062 1,44 1,032 1,963 1,830 - Do ảnh hưởng không lớn đến việc tăng sinh trưởng thân lá nên khi bón kali, năng suất cây rau ít tăng hơn so với bón đạm và lân. Có lẽ đó là một trong những lý do mà người dân trồng rau ăn lá thường ít chú ý bón kali cho cây, đặc biệt vào những tháng có nhiệt độ cao. Ở liều lượng bón 30 – 50 kg K2O/ha, năng suất thực thu tăng 8,57 – 10,50 % và có sai khác thống kê so với đối chứng. Bảng 8. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất xà lách Lượng kali (kg K2O/ha) KLTB 1 cây (g/cây) KLTB ăn được 1 cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) % so đ/c 0 (đ/c) 132,37b 106,75b 21,18b 14,00b 100,00 10 147,04ab 127,37a 23,53ab 14,40ab 102,86 20 146,33ab 128,70a 23,41ab 15,07ab 107,64 30 147,69ab 130,03a 23,63ab 15,20a 108,57 40 151,70a 129,95a 24,27a 15,33a 109,50 50 151,70a 130,37a 24,27a 15,47a 110,50 LSD0,05 18,177 9,524 2,908 1,186 - Kết quả ở bảng 9 cho thấy ở các công thức có bón kali chỉ số VCR đạt 7,35 – 13,39. Kết hợp so sánh với chỉ tiêu năng suất thực thu ở bảng 8, chúng tôi nhận thấy 12 bón 20 kg K2O/ha cho xà lách trồng trong nhà màng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng cho hiêu quả cao nhất. Kết quả này tương tự như quy trình trồng xà lách đang được khuyến cáo ở đây. Bảng 9. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hiệu quả kinh tế sản xuất xà lách Lượng kali (kg K2O/ha) NSTT (tấn/ha) Tăng thu (1000đ/ha) Tăng chi (1000đ/ha) Lãi tăng (1000đ/ha) VCR Tổng So đ/c 0 (đ/c) 14,00 - - - - - 10 14,40 0,40 2.000 200,4 1.799,6 9,98 20 15,07 1,07 5.350 399,6 4.950,4 13,39 30 15,20 1,20 6.000 600,0 5.400,0 10,00 40 15,33 1,33 6.650 800,4 5.849,6 8,31 50 15,47 1,47 7.350 999,6 6.350,4 7,35 Như vậy, bón kali cho xà lách trồng trong nhà màng tuy ít có tác dụng tăng sinh khối rau nhưng có thể kali đã ảnh hưởng lớn đến các quá trình trao đổi chất khác diễn ra trong cây. Vì thế khi bón kali chỉ số VCR đạt được ở mức cao, lượng kali xà lách cần là không lớn. 4. Kết luận và kiến nghị Từ các kết quả thu được, chúng tôi có một số kết luận và đề nghị như sau: 4.1. Kết luận - Tăng liều lượng đạm có xu hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng của xà lách. Từ mức bón 60 - 150 kg N/ha, xà lách có sự sinh trưởng thân lá tăng ở mức sai khác ý nghĩa so với mức bón thấp hơn. Tại mức bón 60 kg N/ha, năng suất xà lách tăng 27,80% so với đối chứng và chỉ số VCR đạt cao nhất (VCR = 12,08). Ở mức bón 60 kg N/ha không có sự sai khác thống kê với mức bón cao hơn. - Thay đổi liều lượng lân từ 0 đến 100 kg P2O5/ha có thể rút ngắn thời gian từ trồng đến thu hoạch xà lách 1 ngày. Giữa các mức bón 60 – 100 kg P2O5/ha không có sự sai khác thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Năng suất xà lách tăng 13,99 – 14,42 % so với đối chứng. Chỉ số VCR đạt cao nhất ở mức bón 60 kg P2O5/ha (VCR = 11,11). - Tại liều lượng bón 20 kg K2O/ha, các chỉ tiêu sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất không có sự sai khác thống kê so với các liều lượng bón kali nhiều hơn, năng suất thực thu tăng 7,64 % so với đối chứng, chỉ số VCR đạt 13,39. - Dựa vào chỉ số VCR có thể nhận thấy bón hợp lý đạm, lân, kali cho xà lách 13 trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao, VCR đều > 10, trong khi một kỹ thuật mới được xem là rất thành công khi VCR > 3. 4.2. Kiến nghị - Bước đầu khuyến cáo người dân áp dụng mức bón 60 kg N/ha + 60 kg P2O5/ha + 20 kg K2O/ha cho xà lách trồng trong nhà màng ở Bảo lộc, Lâm Đồng - Tiếp tục nghiên cứu sử dụng hợp lý các loại phân bón đa lượng, vi lượng khác cho cây xà lách, từ đó hoàn thiện quy trình thâm canh cây xà lách ở đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Bộ, Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, 2008. [2]. Tạ Thu Cúc, Giáo trình kỹ thuật trồng rau, NXB Hà Nội, 2005. [3]. Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Duy Điềm, Hướng dẫn trồng rau sạch, NXB Phụ nữ, 2007. [4]. Nhiều tác giả, Quy trình sản xuất rau xà lách huyện Đức Trong, Sở NN và PTNT Lâm Đồng, 2009. [5]. Nhiều tác giả, Sổ tay phương pháp nghiên cứu khoa học ngành Nông học, Trường đại học Nông Lâm Huế, 1998. [6]. Lê Thị Khánh, Giáo trình cây rau, NXB Đại học Huế, 2009. [7]. Phạm Thị Thuỳ, Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), NXB Nông nghiệp, 2006. [8]. [9]. [10]. STUDY ON NITROGEN, PHOSPHORUS AND POTASSIUM APPLICATION RATES FOR LETTUCE CULTIVATION IN NET HOUSE AT BAOLOC TOWN, LAMDONG PROVINCE Doan Thi Hong Cam, Nguyen Dinh Thi, Le Dieu Tam College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY This research was carried out to identify the best rates of nitrogen, phosphorus and potassium application for lettuce growing in net house at Baoloc town, Lamdong province. The 14 finding can then be used to improve the productivity of lettuce cultivation. The results showed that: 1) the best rates of nitrogen, phosphorus and potassium application for lettuce are 60 kg N/ha, 60 kg P2O5/ha and 20 kg K2O/ha respectively; 2) The yield could increase up to 7,64 – 27,80 % when comparing with control; 3) VCR index = 11,11-13,39. Key words: nitrogen, phosphorus, potassium, growth and yield of lettuce.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf63_1_4142_3146_2117811.pdf
Tài liệu liên quan