Tài liệu Nghiên cứu về khả năng chi trả chi phí y tế của người dân tại Quận 2, Quận 4 và Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 184
NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI QUẬN 2, QUẬN 4 VÀ QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạ Thị Kim Ngân*, Nguyễn Thị Thanh Phương*, Lương Khánh Duy*, Nguyễn Thành Luân*,
Trịnh Thị Hoàng Oanh*, Trần Thiện Thuần*
TÓM TẮT
Mở đầu: Đánh giá khả năng chi trả chi phí y tế của người dân là việc làm cần thiết nhằm giúp các nhà quản
lý y tế có thông tin để quyết định chi phí của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân.
Mục tiêu: Tìm hiểu khả năng chi trả chi phí y tế của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân Phú, thành
phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2015.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
với bộ câu hỏi bán cấu trúc trên mẫu chọn có chủ đích.
Kết quả: Hầu hết đối tượng nghiên cứu cho rằng chi phí khám chữa bệnh là tương đối phù hợp. Người bệnh
có khả năng chi trả chi phí khám chữa ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về khả năng chi trả chi phí y tế của người dân tại Quận 2, Quận 4 và Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 184
NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI QUẬN 2, QUẬN 4 VÀ QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạ Thị Kim Ngân*, Nguyễn Thị Thanh Phương*, Lương Khánh Duy*, Nguyễn Thành Luân*,
Trịnh Thị Hoàng Oanh*, Trần Thiện Thuần*
TÓM TẮT
Mở đầu: Đánh giá khả năng chi trả chi phí y tế của người dân là việc làm cần thiết nhằm giúp các nhà quản
lý y tế có thông tin để quyết định chi phí của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân.
Mục tiêu: Tìm hiểu khả năng chi trả chi phí y tế của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân Phú, thành
phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2015.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
với bộ câu hỏi bán cấu trúc trên mẫu chọn có chủ đích.
Kết quả: Hầu hết đối tượng nghiên cứu cho rằng chi phí khám chữa bệnh là tương đối phù hợp. Người bệnh
có khả năng chi trả chi phí khám chữa bệnh dao động lớn từ vài chục nghìn đồng cho đến hai triệu đồng một đợt
điều trị. Chi phí điều trị của bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) thường thấp hơn nhiều so với bệnh nhân điều
trị dịch vụ.
Kết luận: Nhu cầu sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình (BSGĐ) là khá lớn và bệnh viện cần truyền thông đến
người dân để họ có cơ hội chăm sóc sức khỏe tốt hơn và góp phần hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn.
Từ khóa: khả năng chi trả, chi phí y tế, kinh tế y tế
ABSTRACT
STUDY ON PAYMENT ABILITY OF MEDICAL COST OF PEOPLE IN DISTRICT 2, DISTRICT 4 AND
TAN PHU DISTRICT, HO CHI MINH CITY
Ta Thi Kim Ngan, Nguyen Thi Thanh Phuong, Luong Khanh Duy, Nguyen Thanh Luan,
Trinh Thi Hoang Oanh, Tran Thien Thuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 184-192
Background: Evaluation ability to pay medical expenses of people is essential to help health managers have
information to determine the cost of health care services.
Objectives: To identify payment ability of medical cost of people in district 2, district 4 and Tan Phu
district, Ho Chi Minh city for the year of 2015
Methods: Qualitative study was conducted deep interviews and focus group discussion sessions based on
the semi-structural questionnaire with purposely selected sample.
Results: Most of the participants involved in the research said that the cost of health care is relatively
consistent. The patient can afford to pay the cost of health care catastrophe from several thousand Vietnam dong to
2 million Vietnam dong per course of treatment. The cost treatment of patients with health insurance are often
much lower than patients used service.
Conclusion: The need of using household doctor services is quite large and the hospitals need to
communicate to people so that they have opportunities to better health care and contribute to limit
* Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS Tạ Thị Kim Ngân ĐT: 090.2807.836 Email: ngan2804@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 185
overcrowding problem in hospitals.
Key words: affordability, medical costs, health economics
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá khả năng chi trả cho các dịch vụ y
tế của người dân là việc làm cần thiết nhằm giúp
các nhà quản lý y tế có cái nhìn thực tế, phân loại
các đối tượng và khả năng chi trả, để từ đó có
thể cung cấp được các dịch vụ y tế tương ứng,
phù hợp, đảm bảo tính công bằng nhưng vẫn
đạt được hiệu quả cao trong vấn đề chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Thêm vào đó, hoạt
động Bác sĩ gia đình ở nước ta hiện nay là mô
hình mới, còn nhiều hạn chế và bất cập (1). Vì
vậy, nghiên cứu “Khả năng chi trả chi phí y tế
của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân
Phú” và tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ Bác sĩ
gia đình có tính cấp thiết trong thời điểm hiện
nay.
Mục tiêu
Nghiên cứu “Khả năng chi trả chi phí y tế
của người dân tại quận 2, quận 4 và quận Tân
Phú” được thực hiện với 3 mục tiêu sau:
Tìm hiểu sự đánh giá về chất lượng dịch vụ
y tế cung cấp tại bệnh viện và các yếu tố liên
quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ theo quan
điểm của người bệnh và người cung cấp dịch vụ.
Tìm hiểu về khả năng chi trả của người bệnh
khi sử dụng các dịch vụ y tế tại bệnh viện Quận
theo quan điểm của người bệnh và người cung
cấp dịch vụ.
Tìm hiểu nhu cầu của người bệnh về dịch vụ
Bác sĩ gia đình.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu định tính.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 11/2015 đến tháng 03/2016 tại bệnh
viện quận 2, bệnh viện quận 4, bệnh viện quận
Tân Phú.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn vào
Người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh
viện đa khoa quận.
Người từ 18 tuổi.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra
Đối tượng gặp các vấn đề về sức khoẻ: câm,
điếc, không đủ minh mẫn hay dưới 18 tuổi.
Phương pháp thu thập số liệu
Cỡ mẫu
Phỏng vấn sâu (PVS): 16 người, gồm có
Bệnh nhân ngoại trú có BHYT: 06 người,
Bệnh nhân ngoại trú không có BHYT: 02
người,
Bệnh nhân nội trú có BHYT: 04 người,
Bệnh nhân nội trú không có BHYT: 03 người,
Cán bộ quản lý: 01 người,
Thảo luận nhóm (TLN): 3 nhóm,
1 nhóm đối tượng ngoại trú (có và không có
BHYT): 06 người,
2 nhóm đối tượng nội trú (có và không có
BHYT): 11 người.
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu có chủ đích. Đối tượng đích của
nghiên cứu định tính là bệnh nhân đến bệnh
viện vào thời điểm nghiên cứu. Việc thu thập số
liệu sẽ dừng lại khi thông tin đã bão hòa.
Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
Phỏng vấn sâu đối tượng bằng bản hướng
dẫn phỏng vấn sâu.
Thảo luận nhóm bằng bản hướng dẫn thảo
luận nhóm.
KẾT QUẢ
Mẫu nghiên cứu bao gồm 33 đối tượng,
phần lớn là nữ (24/33), có 23/33 đối tượng có
BHYT. Ngoại trừ đối tượng cán bộ quản lý,
nghiên cứu đã phỏng vấn 14 đối tượng đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 186
khám ngoại trú và 18 đối tượng đến khám nội
trú.
Đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế và yếu tố
liên quan tiếp cận dịch vụ của người bệnh và
người cung cấp dịch vụ
Nhân viên y tế
Đa số bệnh nhân hài lòng với bác sĩ điều trị
và điều dưỡng/y tá vì chuyên môn tốt, thái độ
tận tình “các cô y tá đối đãi tận tình lắm, bác sĩ
khám cũng vui vẻ, niềm nở với bệnh nhân” (PVS
bệnh nhân ngoại trú không có BHYT).
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ý kiến trái
chiều về thái độ của cán bộ y tế khi giao tiếp với
người dân không được phù hợp. “Đa số bị cho là
xấu ở dưới là các hộ lý, có khi là không đồng tình với
bệnh nhân” (TLN bệnh nhân ngoại trú); “nhân
viên thì không nhiệt tình lắm thôi, còn gì cũng
đượccó nhân viên nó hơi ấy xíu thôi, còn bác sĩ thì
nhiệt tình” (PVS bệnh nhân nội trú không có
BHYT).
Cơ sở vật chất
Đề cập đến điều kiện cơ sở vật chất, đa số
đối tượng nghiên cứu đánh giá từ tương đối đầy
đủ cho đến tốt. “Trang thiết bị ở đây, thì cũng nói
chung, mấy năm nay thì hiện đại rồi, mấy năm về
trước thì mới mà, thành ra không có gì, thấy giờ cũng
hiện đại rồi, cũng được, trang thiết bị cũng tốt” (PVS
bệnh nhân nội trú có BHYT). “Mình chỉ so sánh, có
nút bấm, có chuông báo, mỗi lần mình cần thì sẽ có y
tá, bác sĩ liền, cơ sở vật chất cũng sạch sẽ và khang
trang. Mấy lần trước nội soi đại tràng, bao tử, siêu
âm, chụp hình có đủ hết” (TLN bệnh nhân nội trú).
Chỉ có vài ý kiến cho rằng cơ sở vật chất
không đầy đủ, cũ kỹ, xuống cấp hay ở mức
trung bình “có một cái vật chất cơ sở của mình
cũng đã hơi cũ, như là quạt, toilet cũng hơi cũ” (PVS
bệnh nhân nội trú có BHYT). Tuy nhiên điều này
có thể lý giải do đây là bệnh viện quận không
phải là bệnh viện chuyên khoa nên không có
những máy móc thuộc chuyên khoa sâu.
“Thường chuyển viện là những bệnh vượt ngoài khả
năng chuyên môn, những bệnh đi vào chuyên khoa
sâu, những bệnh mãn tính như lọc thận thì ở đây
chưa có máy móc phục vụ bệnh nhân (PVS Cán bộ
quản lý).
Chất lượng khám chữa bệnh/Hiệu quả điều trị
Đa số đối tượng nghiên cứu đều nhận định
rằng bệnh tình có tiến triển tốt, việc điều trị có
hiệu quả. “Thấy nhanh, thì bác sĩ nói sốt kéo dài đến
mấy ngày mới hết, trong khi mới vào đây 1 ngày đêm
đến ngày hôm sau là thấy bớt” (TLN bệnh nhân nội
trú). Ngoài ra, người bệnh cho rằng chất lượng
khám điều trị của dịch vụ BSGĐ tốt hơn hẳn
khám thông thường vì bác sĩ theo dõi và hiểu
tình trạng bệnh tật hơn. “Bác sĩ gia đình theo dõi
bệnh mình, cho uống thuốc nước đường nó không có
lên, còn bác sĩ kia không biết bệnh mình nay cho uống
thuốc này mai cho uống thuốc kia cho nên tụt đường
mình cứ mệt hoài. Nó đói nó sót ruột còn bác sĩ theo
dõi mình thì không có” (PVS bệnh nhân ngoại trú
có BHYT).
Chi phí y tế
Phần lớn bệnh nhân nhận xét chi phí y tế
phù hợp với chất lượng dịch vụ y tế hiện nay:
“Tiền thuốc men này kia nọ tui thấy cũng đúng,
khám tui thấy ba mươi mấy ngàn, hồi nãy hết ba
mươi mấy ngàn” (PVS bệnh nhân ngoại trú có
BHYT). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng là họ
không quan tâm đến vấn đề chi phí y tế, quan
trọng là có phát hiện ra bệnh tật và chữa khỏi
bệnh hay không: “Không, thấy bình thường, tiền
bệnh mình bỏ ra, mấy trăm tiền bệnh đâu có quan
trọng đâu, đồng tiền mấy trăm không có quan trọng,
quan trọng là mình bệnh đó tìm ra cái bệnh mình
không, mấy trăm bạc Nó cao hay thấp, tiền không
thành vấn đề Nằm đó sao mạnh giỏi là được à, tiền
bạc không thành vấn đề, nó khỏe mạnh, tốn nhiêu tốn,
dành dụm đó trị bệnh mà”(PVS bệnh nhân nội trú
không có BHYT).
Thủ tục hành chính/thời gian chờ đợi khám
chữa bệnh
Đa số bệnh nhân có sử dụng BHYT phải chờ
đợi do đông bệnh nhân: “Khám, chữa bệnh chờ hơi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 187
lâu, đông quá nên chờ lâu vậy thôi” (PVS bệnh
nhân ngoại trú có BHYT). Tuy phải chờ đợi lâu
để khám chữa bệnh hay lấy thuốc nhưng thủ tục
giấy tờ hành chính đơn giản: “Thủ tục hành chính
không yêu cầu nhiều, đơn giản” (PVS bệnh nhân
ngoại trú có BHYT).
Quy mô, cách tổ chức
Ở những bệnh viện cũ, mọi hoạt động đã
đi vào nề nếp và tổ chức đã ổn định nên đa số
bệnh nhân hài lòng. Đối với bệnh viện mới
xây, các khu vực được mở rộng và bệnh viện
có chỉ dẫn bệnh nhân rõ ràng: “Chị hài lòng với
những cái sắp xếp, tổ chức ở bệnh viện” (PVS
bệnh nhân ngoại trú có BHYT).
Một số ý kiến cho rằng cách bố trí khoa
phòng và các khu vực chưa hợp lý hay không có
chỗ gửi xe cho bệnh nhân: “Mình thấy bố trí không
thuận lợi cho bệnh nhân. Cái chỗ mà cái chỗ bảo
hiểm, lấy số thứ tự phát thuốc bảo hiểm thì ở đó đặt 1
cái chậu hướng người đi ra đi vô ký tên và lấy số thứ
tự rất là rối, không có ghế ngồi chờ thuốc, bố trí không
hài hòa.” (TLN bệnh nhân nội trú).
Mức độ hài lòng về dịch vụ y tế
Hầu hết đối tượng nghiên cứu hài lòng với
chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần phục vụ
và thái độ/chuyên môn của nhân viên y tế. “Cho
10 điểm luôn chứ đâu thấy khuyết điểm gì đâu.
Người ta đâu có la rầy mình hay gì đâu” (PVS bệnh
nhân nội trú không có BHYT).
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ý kiến cho rằng
họ chưa cảm thấy thoả mãn về dịch vụ y tế của
bệnh viện, đặc biệt là khi sử dụng thẻ BHYT.
“Nói chung chị suy nghĩ sơ sơ vậy thôi chứ chị chưa
biết là thế nào, bảo hiểm y tế thì nói chung hơi chậm
một chút thôi, BHYT lúc nào cũng vậy đó, dịch vụ thì
rất là nhanh, còn BHYT thì nó hơi chậm cho mình 1
chút, cũng không được thỏa đáng nữa” (PVS bệnh
nhân nội trú có BHYT).
Sự tiếp cận dịch vụ y tế/ Sự đa dạng các loại
dịch vụ và tính tiếp cận
Hầu hết bệnh nhân đều không gặp khó
khăn, trở ngại gì khi đến bệnh viện: “Tiếp cận
bình thường” (TLN bệnh nhân nội trú). Các loại
dịch vụ khá đa dạng và đáp ứng khá đầy đủ nhu
cầu của bệnh nhân: “Tóm lại bác đánh giá chung ở
đây thì đáp ứng đủ các yêu cầu các dịch vụ, nhu cầu
mà bác cần” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT).
Chỉ có một số ý kiến cho rằng bệnh viện nên
có máy MRI hay dịch vụ mổ theo yêu cầu bệnh
nhân. Tuy nhiên, đối với nhu cầu về dịch vụ
thuộc chuyên khoa sâu hay chuyên môn cao
hơn, bệnh viện sẽ chuyển tuyến khám chữa
bệnh: “Thường chuyển viện là những bệnh vượt
ngoài khả năng chuyên môn, những bệnh đi vào
chuyên khoa sâu, những bệnh mãn tính như lọc thận
thì ở đây chưa có máy móc phục vụ bệnh nhân, hay
những bệnh ung thư, những bệnh đòi hỏi chuyên
khoa kỹ thuật sâu.” (PVS cán bộ quản lý).
Khả năng chi trả của người bệnh khi sử dụng
dịch vụ y tế tại bệnh viện quận theo quan điểm
người bệnh và người cung cấp dịch vụ.
Tiền khám bệnh
Hầu hết các bệnh nhân khám ngoại trú có
BHYT được miễn phí hay miễn giảm tiền
khám bệnh. Nếu số tiền một lần khám chữa
bệnh vượt quá 100 ngàn/lần khám thì BHYT
thanh toán 80%, bệnh nhân chỉ trả 20%, hoặc
BHYT chi trả 100% cho một số bệnh nhân
thuộc đối tượng được thụ hưởng 100% chi phí
điều trụ theo luật định. “Tui có bảo hiểm tui đi
nội soi ruột tràng, chụp X-quang, nội soi bụng, đi
nội soi mũi viêm xoang này mà không có tốn tiền”
(TLN bệnh nhân nội trú); “Bảo hiểm thì người ta
giảm được như vậy là hết 80%, mình còn như vậy
là mình đóng có 20% thôi” (PVS bệnh nhân
ngoại trú có BHYT); “Nếu mà không có thử máu
là tui, lúc nào tui cũng 75 ngàn, 80 ngàn trở lại
thôi, chứ không tới 100 ngàn” (PVS bệnh nhân
nội trú có BHYT).
Đối với bệnh nhân nội trú, sau khu xuất viện
họ mới biết được tổng chi phí khám chữa bệnh,
trước đó bệnh nhân chỉ đóng tạm ứng trước từ
1-2 triệu đồng tiền nhập viện. “Không có thuốc,
không có gì, chỉ có tốn lần nằm viện mấy bữa thôi,
tạm ứng 2 triệu, trả lại cho chị đâu triệu mốt, nói
chung hết 1 nửa vậy đó, có lần đó 1 triệu thôi” (PVS
bệnh nhân nội trú có BHYT); “Nhưng mà chị tạm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 188
ứng trước 1 triệu. Mình chưa xuất viện nên mình
cũng chưa biết nó như thế nào” (TLN bệnh nhân
nội trú).
Những trường hợp không có thẻ BHYT và
phải nằm viện, tổng chi phí khám chữa bệnh của
họ tương đối cao hơn so với người bệnh có thẻ
BHYT “ một quá trình bệnh mà không có bảo hiểm
thì phải 500~600 ngàn với liệu trình 7 ngày” (TLN
bệnh nhân nội trú); “Đối với bệnh nhân nội trú mỗi
đợt điều trị mỗi ngày tương đương khoảng 1 triệu
đồng” (PVS cán bộ quản lý).
Tiến thuốc/ Tiền giường
Hầu hết các bệnh nhân khám ngoại trú có
BHYT được hỗ trợ tiền thuốc, một số trường
hợp đặc biệt được miễn phí tiền thuốc, các loại
thuốc này đều trong danh mục thuốc được
quy định BHYT chi trả. “Thuốc men thì tùy
nhưng già này thì nhà nước cấp hết, có người đóng
20%” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT). Họ
chỉ phải trả thêm tiền thuốc nếu như vượt quá
mức bảo hiểm y tế đồng chi trả và khoản tiền
này người dân có thể chi trả. “Có khi đóng mấy
chục thôi, có khi không có đóng. Mà thường đi nửa
tháng thì cho thuốc Việt Nam nhiều, nên ít khi là
đóng” (TLN bệnh nhân ngoại trú).
Chi phí giường bệnh của đối tượng nội trú
có bảo hiểm y tế là 95 ngàn/ngày, của đối tượng
không có thẻ bảo hiểm y tế là 150 ngàn/ngày: Tại
vì phòng đó mỗi 1 giường là 1 trăm 50 ngàn nhưng
mà bảo hiểm chi cho mình 55 ngàn là còn 95 ngàn 1
giường (TLN bệnh nhân nội trú).
Tổng số tiền/số tiền trung bình khám chữa
bệnh trong năm
Tổng số tiền khám chữa bệnh trong năm của
bệnh nhân đi khám ngoại trú có BHYT dao động
từ vài trăm đến dưới 5 triệu. “Thì cứ tháng đi lần,
1 tháng là 58 ngàn, 58 ngàn nhân cho 12 tháng”
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Thì cô tính
1 lần khám 33 ngàn và mua thuốc ngoài luôn thì con
phải tính đi 1 ngày cô uống 2 viên tiểu đường 3 ngàn
8 một viên là 7 ngàn mấy thì 1 năm cầu phải mấy
triệu Thì nếu tiền thuốc không với tiền khám bệnh
này kia khoảng 5 triệu đổ lại. Vì cô uống thuốc ngoài
thường xuyên luôn” (TLN bệnh nhân ngoại trú).
Có sự chênh lệch đáng kệ về tổng số tiền
khám chữa bệnh có BHYT và khám tư/khám
không có BHYT. “Chị tính 1 triệu tư đi ha, ở đây
chưa tới 100 ngàn, thôi cho nó 100 ngàn mà 1 năm
12 tháng 1 triệu 2, mà bên kia đi 1 tháng 1 triệu tư,
em thấy mất bao nhiêu tiền” (PVS bệnh nhân nội
trú có BHYT). Một số bệnh nhân không
nhớ/không tính tổng số tiền hay không tốn tiền
do bảo hiểm y tế chi trả 100% “Đâu có tính đâu mà
nhớ” (TLN bệnh nhân ngoại trú); “Cũng không
nhớ nữa. Bệnh thì lo chữa cho xong lấy thuốc uống”
(PVS bệnh nhân nội trú).
Tính phù hợp của mức chi trả
Đa số bệnh nhân đều cho rằng chi phí y tế
phù hợp và ở mức họ có thể chi trả vì họ có
BHYT đồng chi trả: “Phù hợp chứ, không có mắc,
thời buổi này nó... cái gì lên giá, ai cũng vậy hết ráo,
ai cũng vậy” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT);
“Thấy nó cũng bình thường và không có đắt đỏ gì”
(TLN bệnh nhân nội trú); “Hai đối tượng thì đối
tượng bảo hiểm y tế nguời ta sẽ bảo đảm quyền lợi và
sự chung tay đóng góp đồng chi trả của bảo hiểm y tế
có lẽ tương đối phù hợp với mức sống của nguời dân
ví dụ như một đợt diều trị bệnh nhân vào đây phải trả
hơn 1 triệu đồng thì thấy rằng đại đa số là phù hợp
với người dân” (PVS Cán bộ quản lý).
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp người
bệnh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì mức chi
phí y tế đối với bệnh nhân không có BHYT là
vượt khả năng chi trả, đặc biệt với bệnh nhân
điều trị nội trú. “Nếu như làm công nhân thì cũng
khó khăn, cũng trả, trong thời gian dài không xoay sở
nổi” (PVS bệnh nhân nội trú không có BHYT);
“đương nhiên trong số đó cũng còn rất nhiều
người khó khăn khi phải bỏ ra 2-3 trăm ngàn hay 1
triệu đồng thì đó là số ít, còn lại đối với bệnh nhân
không có bảo hiểm y tế hiện nay mức chi phí tương
đối là khó khăn cho người dân vì một đợt điều trị nội
trú của một toa khám ngoại trú của một bệnh nhân
không có thể trung bình khoảng 7-8 trăm ngàn cho
mỗi ngày tương đương gần 1 trăm ngàn tiền thuốc
đối với ngoại trú.” (PVS Cán bộ quản lý).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 189
Khả năng chi trả
Một số đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời
rằng họ sẽ cố gắng tiết kiệm, đi vay/mượn của
người khác hoặc được người thân trong gia đình
hỗ trợ tài chính nếu như viện phí cao hơn mức
chi phí mà họ có thể trả. “Không đủ cũng phải
ráng, tại mình bệnh mà phải hà tiện lại mà uống
thuốc chứ (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT);
“Con nó cho thôi chứ mình giờ già rồi, muốn lao động
cũng đâu có được” (TLN bệnh nhân ngoại trú);
“Nếu mà khám nhiều tiền quá, mà không có tiền,
ráng chạy, chứ bây giờ” (PVS bệnh nhân nội trú
có BHYT); “Thì bây giờ thì nói luôn là vậy, thành ra
còn có anh em, chị em, tấm lòng của gia đình, thì thấy
bệnh hoạn thì anh chị em có thể cưu mang một phần
nhỏ nào đó mọi người đóng góp vô thì mình lấy cái
khoản đó để mà mình trị bệnh.” (PVS bệnh nhân
ngoại trú có BHYT).
Tùy thuộc vào tình hình tài chính của mỗi
gia đình người bệnh, một số bệnh nhân có khả
năng chi trả từ vài chục nghìn đến vài trăm/ngày
hay thậm chí có bệnh nhân có khả năng chi trả
dưới hai triệu cho một đợt điều trị. “Mấy trăm
ngàn xài còn được, chứ triệu mấy ngày cũng chết”
(PVS bệnh nhân nội trú không có BHYT); “Dưới
2 triệu thôi chứ nhà đâu có ai làm ra tiền, nhà nhỏ em
gái cũng bị bệnh á. Dưới 2 triệu thì được, ít nữa thì
càng tốt” (PVS bệnh nhân nội trú không có
BHYT).
Nhu cầu của người bệnh về dịch vụ Bác sĩ Gia đình
Dịch vụ BSGĐ của bệnh viện
Đa số đối tượng tham gia phỏng vấn
không biết hay không nghe đến dịch vụ BSGĐ
vì họ không/ít quan tâm hay chưa tìm hiểu
dịch vụ này: “Chưa. Chị hổng có quan tâm về
BSGĐ, tại vì chị nghĩ mình có bảo hiểm, thí dụ có
bệnh hoạn mình xách tới bảo hiểm, tới đúng cái
tuyến mình thôi, còn hổng có tới bác sĩ gia đình gì
hết” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT); “Chưa,
chú chưa nghe, không quan tâm đến dịch vụ đó
luôn à.” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT).
Thậm chí một số bệnh nhân có sử dụng dịch
BSGĐ mà không biết mình đang sử dụng dịch
vụ này hay không hiểu BSGĐ, hay hiểu sai
BSGĐ là bác sĩ đến khám tại nhà: “Không. Cô
đang thắc mắc đó, đi BSGĐ mà không biết BSGĐ là
gì hết đó. Đi nhưng mà không hiểu BSGĐ là gì, thấy
cô bác đi cái mình bắt chước đi theo” (PVS bệnh
nhân ngoại trú có BHYT); “Bác sĩ tới nhà khám chứ
gì? Bác sĩ tới nhà khám, điện thoại là tới chứ gì?”
(PVS bệnh nhân nội trú không có BHYT). Một số
đối tượng trả lời họ biết nơi họ khám chữa bệnh
có dịch vụ BSGĐ: “Tui nghe có, có bác sĩ gia đình
đấy” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT).
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng mô hình BSGĐ
hiện nay chỉ mới đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh và tư vấn cho người dân, chứ chưa thực sự
quản lý, theo dõi sức khỏe của người dân: “
mô hình bác sĩ gia đình ở đây vì sơ khai, là nền tảng
thôi bác sĩ gia đình thì phải theo sát ở phường, ở
khu phố chứ không phải ở đây, ở đây quản lý là chính
nhưng ở đây đang làm thay cho địa phương vừa
khám vừa tư vấn, về công tác quản lý sức khoẻ là cái
quan trọng nhất. Về cái quản lý sức khỏe ở đây chưa
đạt được, mà chủ yếu đi vào dịch vụ khám tư vấn là
nhiềuCòn bây giờ mục đích của bác sĩ gia đình là
quản lý sức khỏe và tư vấn sức khỏe thì ở đây rõ ràng
quản lý là đang hạn chế vì để làm được quản lý sức
khỏe thì phải có một hệ thống tổng thể quản lý từ địa
phương tới khu phố, liên thông lên đây và liên thông
đến bệnh viện khác, đúng ý nghĩa của nó như vậy
nhưng hiện nay mình chưa làm được điều đó giống
như đang trong giai đoạn sơ khai” (PVS cán bộ
quản lý).
Kinh nghiệm và lý do sử dụng/không sử dụng
BSGĐ
Đa số bệnh nhân chưa từng sử dụng dịch
vụ BSGĐ do không biết, do thói quen khám
theo bảo hiểm hay tự mua thuốc về uống: “Cô
thường thường cô khám bảo hiểm không cứ tới
ngày đi khám bảo hiểm, ngày bảo hiểm đi khám”
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Chưa,
hồi giờ 65 năm đây là lần đầu tiên nằm nhà
thương. Bình thường có sốt nóng lạnh, nhức đầu
sơ sài thì cũng chỉ uống thuốc thôi” (PVS bệnh
nhân nội trú không có BHYT).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 190
Khi hỏi lý do sử dụng dịch vụ BSGĐ, thì đa
số bệnh nhân không muốn chờ đợi, hay vì sức
khỏe không tốt: “Chỉ khám bệnh nhanh thôi, đã
bệnh rồi ngồi lâu quá chịu hổng nổi, chỉ mong mau
mau chút thôi.” (PVS bệnh nhân nội trú có
BHYT); “Tại bữa nay mệt quá nên khám dịch vụ
con” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT).
Họ mong muốn có một bác sĩ quan tâm theo
dõi sức khỏe của mình, mong muốn được tư
vấn. “Chờ lâu với lại bảo hiểm con biết sao không?
Chuyến này mình đi khám phòng số 1 thì bác sĩ này,
chuyến sau mình khám phòng số 3 thì bác sĩ khác, thì
không phải 1 bác sĩ quan tâm mình nên thích đi dịch
vụ là vì 1 người nên thích, là BSGĐ.”. (TLN bệnh
nhân ngoại trú); “Kĩ, đôi khi người ta cũng dặn dò
này nọ rồi cáikhi khám ra người ta dặn dò kĩ lắm.”
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT).
Thậm chí, một số bệnh nhân có thói quen sử
dụng dịch vụ BSGĐ “Lần nào cô cũng khám
BSGĐ, cô cũng dẫn nhiều người lên đây lắm rồi”
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Chú khám
đây từ 2011, cũng 5-6 năm” (TLN bệnh nhân
ngoại trú).
Sự cần thiết của BSGĐ
Phần lớn các đối tượng đều trả lời dịch vụ
BSGĐ cần thiết vì tiết kiệm thời gian cho bệnh
nhân và bác sĩ quan tâm và nắm rõ sức khỏe của
bệnh nhân hơn: “Cần thiết chứ, cô thấy cần thiết
như là người bệnh không có đi nhiều nơi, được vô 1
bác sĩ vậy là bác sĩ lo hết luôn cho mình, tổng quát hết
những thứ bệnh gì mình cần, mình khỏi đi qua chỗ
này chỗ kia đó. như vậy cũng mất thời gian nữa”
(PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Dịch vụ nó
tốt hơn. Không phải cái tiếng chờ, mà cái quan trọng
là 1 bác sĩ theo mình, có gì thấy không xong là ổng
chuyển đi, quản lý toàn bộ bệnh án của mình” (TLN
bệnh nhân ngoại trú).
Thậm chí, dịch vụ BSGĐ thoả mãn nhu cầu
khám chữa bệnh và có chất lượng tương đương
với dịch vụ y tế tư nhân. “Khám bệnh nhưng theo
yêu cầu của bệnh nhân dĩ nhiên bên kia nói chung
mức độ vừa thôi, còn bên này chi tiết hơn thỏa mãn
nhu cầu hơn. Dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người ta
mới tồn tại được chứ, bên này thì giải quyết những
thắc mắc thành ra người ta hỏi nhiều, còn bên kia thì
chỉ nói những cái cơ bản thôi, đây hỏi tới đâu thì bác
sĩ cũng nói tới đó giống bác sĩ tư vậy đó” (PVS bệnh
nhân ngoại trú có BHYT); “Thứ nhất là nhanh, thứ
2 là bệnh nhân người ta bằng lòng với bác sĩ điều trị,
cái đó cái quan trọng tôi thấy cái đó là cái tiến bộ, đó
thì nên xây dựng thêm bác sĩ gia đình. Để chi? Bớt
bệnh nhân đợi chờ, đôi khi lớn tuổi rồi bệnh nhân mệt
mỏi bệnh hoạn đó mà phải đợi chờ thì người ta cũng
hơi phiền” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT).
Nhu cầu về BSGĐ
Một số bệnh nhân nói rằng họ/người dân
sẽ không sử dụng dịch vụ BSGĐ vì không có
tiền/tốn tiền, chi phí dịch vụ quá cao hay do
yêu cầu công việc phải đi công tác nhiều:
“Mình thấy cái đó như vậy là cần thiết đó chứ,
nhưng với điều kiện là chi phí phải phù hợp với
mức lương hàng tháng của mình” (TLN bệnh
nhân nội trú); “Không cần vì tui đi tỉnh hoài, nằm
bệnh viện tỉnh hoài sao ông đó theo khám cho tui
được” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT).
Một số bệnh nhân dù chưa bao giờ sử dụng
dịch vụ BSGĐ nhưng họ có nhu cầu có một bác
sĩ gia đình theo dõi sức khỏe: “Ừ, nếu được vậy
cũng mong muốn, bác sĩ ruột ra người ta lo mình đầy
đủ hơn” (PVS bệnh nhân nội trú không có
BHYT); “Cần. Tại một ngườichỉ có sức khỏe của
mình đó, mình biết mình dễ ấy hơn, dễ khám bệnh, dễ
có gì bác sĩ biết hết sức khỏe của mình ” (PVS
bệnh nhân nội trú không có BHYT.
Một số đối tượng cho rằng BSGĐ phải là một
bác sĩ giỏi thì mới theo dõi được sức khỏe bệnh
nhân và phải khám 2-3 ngày/tuần hay mở
rộng/mở thêm phòng khám BSGĐ tại bệnh viện
để tránh việc quá tải bệnh viện: “ dịch vụ
BSGĐ là phải có mà BSGĐ là phải giỏi, chứ có
BSGĐ mà yếu thì vô cũng như không, vô làm BSGĐ
làm chi. BSGĐ là phải vừa khám và biết cái gì ra cái
gì, BSGĐ là phải trực tiếp theo dõi gia đình chứ
không phải là cứ đổi luân phiên thì nó cũng vậy nữa
”(TLN bệnh nhân ngoại trú); “1 tuần lễ khám 1
ngày thì ít quá”(TLN bệnh nhân ngoại trú).
Tuy nhiên, một số bệnh nhân chỉ mong
muốn khám và chữa hết bệnh cho mình: “Không,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 191
không cần, bác sĩ nào cũng là bác sĩThí dụ như bây
giờ này nè, bà thì bà cũng nghèo, không có tiền, mà
bác sĩ nào chữa bệnh cho bà hết bệnh, khỏe mạnh thì
bà chữa thôi” (PVS bệnh nhân nội trú có BHYT).
Mức chi trả và khả năng chi trả dịch vụ BSGĐ
Nhiều bệnh nhân cho rằng bệnh viện chỉ nên
thu mức phí dịch vụ BSGĐ tối đa là 100 ngàn
đồng/lần khám, nếu như cao hơn thì những
người có hoàn cảnh khó khăn sẽ không sử dụng
dịch vụ BSGĐ: “Theo cô cho nó thì cao lắm là chừng
100.000đ đổ lại, chứ cô thấy cao hơn nữa thì khó
khăn. Tại vì cô thấy những chỗ khác cao lắm cũng
100.000đ, thí dụ vậy đi. Chừng 100.000đ cũng được
chứ còn cao quá cũng thấy thiệt thòi cho những bệnh
nhân kém về tài chính.” (PVS bệnh nhân ngoại trú
có BHYT).
Một số bệnh nhân trả lời là có khả năng chi
trả ở mức ‘vài trăm’ cho một đợt khám chữa
bệnh: “Khả năng thì thấp, thí dụ như vài trăm thì
có” (PVS bệnh nhân ngoại trú có BHYT); “Thí
dụ như vài trăm ngàn thì chị thấy nó cũng được,
chứ còn cái đó cũng tùy theo thôi” (PVS bệnh
nhân nội trú có BHYT).
Theo quy định của Sở Y tế, chi phí một lần
khám BSGĐ là 45 ngàn đồng/người, và mức
giá này hoàn toàn hợp lý: “Chi phí mỗi lần khám
theo bác sĩ gia đình là 45 ngàn theo đúng quy định
của Sở Y tế, khám thông thường là 40 ngàn.” (PVS
cán bộ quản lý); “Đương nhiên so với bên ngoài
thì quá phù hợp, quá phù hợp” (PVS bệnh nhân
nội trú có BHYT).
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các
nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân khi
khám chữa bệnh ở các bệnh viện như nghiên
cứu của Hồ Thanh Phong năm 2010(3), Nguyễn
Đình Việt năm 2014(6), Nguyễn Văn Chung năm
2014(5) về khảo sát sự hài lòng cho thấy tỉ lệ hài
lòng của người bệnh khá cao, từ 80% trở lên ở
các mục nhân viên y tế, thủ tục khám chữa bệnh
và BHYT. Kết quả này có được là do Bộ Y tế quy
định tỉ lệ hài lòng của người bệnh là tiêu chí
quan trọng đánh giá uy tín, chất lượng phục vụ
của bệnh viện trong những năm gần đây. Phần
lớn bệnh nhân nhận xét chi phí y tế là phù hợp.
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Trịnh Hoàng Hà là tỉ lệ người bệnh cho rằng giá
cả khám chữa bệnh hợp lý cao gấp 4 lần giá cả
chưa hợp lý(7).
Kết quả tổng chi phí của nghiên cứu này
chênh lệch đáng kể so với tổng chi phí mà một
bệnh nhân phải chi trả cho một đợt điều trị là
45.564.000 đồng trong nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thùy Anh (2014)(4). Sự khác biệt này có thể là
do các bệnh viện của nghiên cứu này là bệnh
viện quận, được hỗ trợ kinh phí từ nhà nước;
còn ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Anh,
bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh là
bệnh viện công lập tự chủ tài chính nên chi phí
cao hơn.
Đa số đối tượng trong nghiên cứu này có
khả năng chi trả chi phí y tế bằng cách tiết kiệm,
đi vay/mượn của người khác hoặc được người
thân trong gia đình hỗ trợ tài chính nếu như viện
phí cao hơn mức chi phí mà họ có thể trả. Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hồ
Thanh Phong năm 2010 là 61,5% người bệnh có
sẵn tiền trả ngay và 9,2% người bệnh phải vay
toàn bộ để chi trả viện phí(3).
Mặc dù thông tư 16/2014/TT-BYT Hướng
dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám
bác sĩ gia đình của Bộ Y tế được ban hành và
có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm
2014(2), cho đến thời điểm tiến hành thu thập
dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít
người dân biết về dịch vụ này. Điều này một
lần nữa chứng tỏ rằng hoạt động bác sĩ gia
đình ở nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa
được quan tâm đầu tư tương xứng, chưa có
chức danh bác sĩ gia đình ở các cơ sở y tế, hoạt
động còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập,
chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả
chưa cao(1).
KẾT LUẬN
Đây là nghiên cứu thăm dò về khả năng chi
trả chi phí y tế của người dân tại quận 2, quận 4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 192
và quận Tân Phú. Kết quả nghiên cứu cho thấy
bệnh nhân đến bệnh viện quận hầu hết là người
cao tuổi và có BHYT. Phần lớn các đối tượng hài
lòng với chất lượng dịch vụ y tế ở bệnh viện
quận và dễ dàng tiếp cận với những dịch vụ này.
Vì có BHYT nên chi phí y tế đối với họ là phù
hợp, chỉ có một số ý kiến cho rằng nếu không có
BHYT thì người nghèo không thể chi trả. Đối với
dịch vụ BSGĐ, nhu cầu sử dụng dịch vụ này là
khá nhiều.
KIẾN NGHỊ
Bệnh viện cần tăng cường và nâng cao chất
lượng các buổi truyền thông về dịch vụ BSGĐ
đến người dân để nhiều người có cơ hội chăm
sóc sức khỏe tốt hơn và góp phần hạn chế tình
trạng quá tải ở các bệnh viện lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng
khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020, trang 2
2. Bộ Y tế (2014). Thông tư Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình
và phòng khám bác sĩ gia đình.
3. Hồ Thanh Phong, Võ Văn Thắng (2010). Nghiên cứu khả năng
chi trả và sự hài lòng của người bệnh có bảo hiểm y tế điều trị
tại khoa ngoại – Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y
học thực hành số 7/2011: 117-122.
4. Nguyễn Thị Thùy Anh (2014). Chi phí điều trị nội trú của
người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính tại bệnh viện Đại học
Y dược TPHCM đứng trên góc độ bệnh nhân năm 2012-2013.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng. Đại học Y dược
TPHCM, trang 35-37.
5. Nguyễn Văn Chung (2014). Khảo sát sự hài lòng của người
bệnh và thân nhân người bệnh đến khám và điều trị nội trú tại
Bệnh viện Quân y 110 năm 2014. Hội nghị khoa học điều dưỡng –
Bệnh viện Quân y 103.
6. Nguyễn Đình Việt (2014). Sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú
sử dụng bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Nam
Bình Thuận. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng. Đại học
Y dược TPHCM, trang 27-32
7. Trịnh Hoàng Hà, Phạm Trung Kiên (2012). Phân tích chi phí
điều trị bệnh nội khoa tại bệnh viện bưu điện Hà Nội. Tạp chí Y
học thực hành số 5/2012: 19-22.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_ve_kha_nang_chi_tra_chi_phi_y_te_cua_nguoi_dan_ta.pdf