Tài liệu Nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến điện từ гмд-1 trong ngòi nổ 9э249 lắp trên tên lửa Igla: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 123
NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘ NHẠY CỦA CẢM BIẾN ĐIỆN TỪ ГМД-1
TRONG NGÒI NỔ 9Э249 LẮP TRÊN TÊN LỬA IGLA
Nguyễn Hòa Bình1*, Phạm Đức Hùng2, Đinh Văn Minh1,
Chu Văn Tùng3, Cao Như Kỷ1
Tóm tắt: Độ nhạy của cảm biến ГМД-1 ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu diệt
mục tiêu sau khi ngòi nổ 9Э249 đã mở bảo hiểm hoàn toàn. Bài báo tập trung
nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về mối tương quan giữa tín hiệu tác động
cơ học ở đầu vào với suất điện động cảm ứng ở đầu ra của cảm biến ГМД-1 nhằm
xây dựng cơ sở thiết kế cho các cảm biến tương tự có thể sử dụng cho các loại ngòi
nổ trên tên lửa.
Từ khóa: Cơ khí-Vũ khí, Tên lửa, Cảm ứng điện từ, Cảm biến.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cảm biến điện từ ГМД-1 (Hình 1) là một cảm biến mục tiêu tác động va chạm.
Độ nhạy của cảm biến ГМД-1 được hiểu là độ cảm nhận mục tiêu và kích hoạt
ngòi nổ tin cậy và được đặc trưng bởi tỷ số giữa tín hiệu xung điệ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến điện từ гмд-1 trong ngòi nổ 9э249 lắp trên tên lửa Igla, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 123
NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘ NHẠY CỦA CẢM BIẾN ĐIỆN TỪ ГМД-1
TRONG NGÒI NỔ 9Э249 LẮP TRÊN TÊN LỬA IGLA
Nguyễn Hòa Bình1*, Phạm Đức Hùng2, Đinh Văn Minh1,
Chu Văn Tùng3, Cao Như Kỷ1
Tóm tắt: Độ nhạy của cảm biến ГМД-1 ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu diệt
mục tiêu sau khi ngòi nổ 9Э249 đã mở bảo hiểm hoàn toàn. Bài báo tập trung
nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về mối tương quan giữa tín hiệu tác động
cơ học ở đầu vào với suất điện động cảm ứng ở đầu ra của cảm biến ГМД-1 nhằm
xây dựng cơ sở thiết kế cho các cảm biến tương tự có thể sử dụng cho các loại ngòi
nổ trên tên lửa.
Từ khóa: Cơ khí-Vũ khí, Tên lửa, Cảm ứng điện từ, Cảm biến.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cảm biến điện từ ГМД-1 (Hình 1) là một cảm biến mục tiêu tác động va chạm.
Độ nhạy của cảm biến ГМД-1 được hiểu là độ cảm nhận mục tiêu và kích hoạt
ngòi nổ tin cậy và được đặc trưng bởi tỷ số giữa tín hiệu xung điện áp (đáp ứng) ở
đầu ra và tín hiệu xung vận tốc (hoặc gia tốc) va chạm (kích thích) ở đầu vào của
cảm biến.
Hình 1. Nguyên lý cấu tạo của cảm biến ГМД1.
1- Cụm ống dây; 2- Nam châm; 3- Lõi từ; 4- Ách từ; 5- Đĩa phần ứng; 6- Ách từ;
7- Ống vỏ; 8- Đệm cách điện; 9- Ống ghen; 10- Cốt dây;
11- Nắp. A- Khe hở không khí.
Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của ngòi nổ 9Э249 (lắp trên tên lửa Igla) đã
được nêu rõ trong các tài liệu [1, 6, 7]. Trong đó, cảm biến điện từ ГМД-1 hoạt
động dựa trên nguyên lý của hiện tượng cảm ứng điện từ. Tại thời điểm va chạm
khi tên lửa lao trúng mục tiêu, phản lực từ mục tiêu sẽ được lan truyền tới cảm
biến dưới dạng sóng ứng suất biến dạng đàn hồi trên phần thân tên lửa và thân
ngòi, làm dịch chuyển cụm chuyển động gồm lõi từ (3) và đĩa phần ứng (5) trong
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
N. H. Bình, , “Nghiên cứu về độ nhạy của ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.” 124
từ trường của nam châm vĩnh cửu (2). Tốc độ dịch chuyển của cụm chuyển động
trên sẽ gây ra sự biến thiên từ trở trong mạch từ của cảm biến và tạo ta xung điện
cảm ứng trong cụm ống dây (1) bao quanh nó. Xung điện cảm ứng sinh ra sẽ mở
khóa Tranzito của mạch điện trong ngòi [1], nối mạch chiến đấu và kích hoạt mạch
nổ. Cảm biến điện từ ГМД-1 còn được gọi là cảm biến tác động va đập [1, 7].
Theo nguyên mạch điện nguyên lý trong ngồi nổ 9Э249 [2], cảm biến ГМД-1
phải sẵn sàng tạo ra một xung điện áp đủ lớn (U ≥ 0,6V, τ ≥ 0,7ms) đảm bảo mở
khóa (Tranzito 2T321E) cho mạch điện chiến đấu, sau khi ngòi nổ đã được mở bảo
hiểm cơ khí hoàn toàn trên đường bay. Như vậy, trong ngòi nổ 9Э249, nó được
xem như một cơ cấu bảo hiểm điện cho ngòi.
Độ an toàn không bị kích hoạt của cảm biến ГМД-1 trước khi tên lửa va chạm
với mục tiêu được bảo đảm sao cho khối chuyển động trong nó luôn được giữ
nguyên ở trạng thái lắp ráp dưới lực hút Fnc (7 N ≤ Fnc ≤ 11 N [2]) của nam châm
vĩnh cửu 2. Theo [8], ngòi nổ được mở bảo hiểm cơ khí hoàn toàn trong khoảng
thời gian (1÷1,9)s sau khi phóng tên lửa – khi đó, động cơ hành trình đã chuyển
sang chế độ làm việc thứ hai và duy trì vận tốc bay của tên lửa khoảng 570m/s.
Mặt khác, với khối lượng của cụm chuyển động là 5,02g [2], điều kiện thử nghiệm
nghiệm thu sản phẩm ngòi 9Э249 ở điều kiện rung lắc với gia tốc cực đại là amax =
500 m/s2 [3] thì lực quán tính lớn nhất tác động lêm cụm chuyển động khi đó Fqtmax
= 2,51 N – nhỏ hơn nhiều so với lực hút Fnc của nam châm vĩnh cửu. Cảm biến
ГМД-1 đảm bảo tuyệt đối không bị kích hoạt trước khi va chạm với mục tiêu.
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 tại thời
điểm va chạm với mục tiêu đã được nhóm tác giả thực hiện một cách nghiêm túc,
dựa trên cơ sở các tài liệu chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật được tham khảo. Trong
phạm vi bài báo, chúng tôi xin trình bày tóm tắt một số phương pháp và kết quả đã
đạt được khi nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 trong phòng thí nghiệm.
2. TÍNH TOÁN LÝ THUYẾT
2.1. Phương pháp kỹ thuật xác định độ nhạy của cảm biến ГМД-1 khi bắn
2.1.1. Xác định vận tốc nảy của cụm chuyển động trong cảm biến ГМД-1
Cơ sở phân tích về bản chất các giai đoạn hình thành, lan truyền sóng trong vật
thể đàn hồi cùng hiệu ứng nảy tác dụng lên mặt đầu của lõi từ 3 (Hình 1) đã được
trình bày chi tiết trong tài liệu [4]. Theo đó, tốc độ nảy nv của cụm chuyển động
trong cảm biến ГМД-1 được xác định theo biểu thức:
0
. ( ).txn l
S
v t dt
m
(2.1)
Trong đó: nv - Tốc độ nảy của cụm chuyển động tại thời điểm sau va chạm, m/s;
- Khoảng thời gian truyền xung sóng biến dạng đàn hồi theo l , s;
c
l2
c- Tốc độ âm thanh trong vật liệu thân tên lửa, m/s
l - Khoảng cách từ mũi tên lửa đến vị trí lắp cảm biến, m;
txS - Diện tích mặt cắt ngang của lõi từ, m
2;
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 125
m - Khối lượng của cụm chuyển động, kg;
)(tl - Biên độ xung sóng ứng suất biến dạng đàn hồi tại mặt đầu
của lõi từ sau khoảng thời gian t (ở khoảng cách l tính từ mũi tên lửa), N/m2.
. ( )l tr mk x (2.2)
Với: trk - Hệ số truyền, tính đến tổn hao khi truyền xung sóng ứng suất biến
dạng đàn hồi trên thân tên lửa có biên độ m (x) tại vị trí tương ứng với cảm biến
ГМД-1 (Với các đạn tên lửa cỡ 70 ÷ 90 mm có thể lấy trk = 0,3÷0,5 [4]).
)(xm – Biên độ xung ứng suất biến dạng đàn hồi trên thân tên lửa tại tọa độ x
tính từ mũi tên lửa. Giá trị của )(xm phụ thuộc vào vật liệu và bề dày mục tiêu,
vật liệu và bề dày thân tên lửa, tốc độ va chạm giữa tên lửa với mục tiêu, hệ số
hình dạng phần đầu của tên lửa, tốc độ truyền âm trong vật liệu thân tên lửa.
Theo [4], với bề dày mục tiêu: δ = 2mm; tốc độ va chạm trung bình của tên lửa
với mục tiêu: Vc = 300 m/s, vị trí lắp ngòi cách mũi tên lửa l = 0,66m, vận tốc nảy
nhận được cho cụm chuyển động trong cảm biến ГМД-1 trên tên lửa Igla sẽ là:
smvn /10 .
2.1.2. Xác định suất điện động cảm ứng trong cảm biến ГМД-1
Sau khi va chạm với mục tiêu, cụm chuyển động gồm lõi từ và đĩa phần ứng
trong cảm biến ГМД-1 sẽ bật khỏi vị trí ban đầu với vận tốc nảy nv . Khoảng cách
δ của khe hở không khí A trong cảm biến cũng thay đổi với tốc độ như trên, làm
biến thiên độ dẫn từ trong mạch từ của cảm biến. Theo định luật Lenx, suất điện
động cảm ứng suất hiện ở hai đầu của cuộn dây được xác định theo biểu thức:
dt
d
(2.3)
Để xác định được suất điện động này người ta phải sử dụng một số các giả
thiết sau:
- Từ thông trong mạch chỉ được tạo nên bởi nam châm vĩnh cửu, bỏ qua ảnh
hưởng của từ trường trái đất, sự nhiễm từ thứ cấp của lõi sắt từ và các bộ phận
khác của mạch từ.
- Sự phân bổ từ thông trong mạch từ là đồng đều trên mỗi phần của mạch từ.
- Từ trường của nam châm vĩnh cửu được bảo toàn trong mạch từ
- Từ thông hình thành từ nam châm đến lõi từ hoàn toàn đi qua cuộn dây.
- Ảnh hưởng của dòng Fuco trong quá trình làm việc của cơ cấu là không đáng kể.
Khi đó, công thức (2.3) có thể được viết lại như sau:
dt
dB
Sw vm .. (2.4)
Thực hiện phép đổi biến của vi phân.
d
dB
v
dt
d
d
dB
dt
dB v
l
vv .. (2.5)
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
N. H. Bình, , “Nghiên cứu về độ nhạy của ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.” 126
Suất điện động cảm ứng được tính như sau:
d
dB
vSw vnm .. (2.6)
Trong đó:
w - số vòng dây của cuộn dây;
Sm- tiết diện mỗi vòng dây, m
2;
Bv- từ thông trên mỗi đơn vị diện tích của cuộn dây, wb;
ε- Suất điện động cảm ứng, v;
vn – vận tốc nảy của cụm chuyển động, m/s;
δ – bề dày không khí (của khe hở A) giữa ách từ và lõi từ, m.
Việc xác định độ biến thiên từ thông theo khe hở không khí
d
dBv được thực
hiện thông qua việc xây dựng mô hình mạch từ trong cảm biến ГМД-1 dựa trên cơ
sở cấu tạo của cơ cấu. Theo [5] độ biến thiên từ thông theo khe hở không khí có
giá trị )wb/m(4
d
dBv .
Với các tham số kết cấu của cuộn dây cảm ứng trong ГМД-1 (w = 400 vòng; Sm
= π.(0,14*10-3)2 m2), giá trị vận tốc nảy: vn = 10m/s (Theo 2.1.1), ta có thể tính
được giá trị suất điện động cảm ứng trên đầu ra của cảm biến ГМД-1: ε = - 2,24 V
(Theo (2.6)).
Như vậy, theo phương pháp kỹ thuật nêu trên, chúng ta đã nghiên cứu về độ
nhạy của cảm biến ГМД-1 ở trạng thái động (Sđ) theo tín hiệu kích thích đầu vào
là vận tốc va chạm của tên lửa Igla với mục tiêu (300m/s):
)/.(10.5,7
300
24,2 3max msV
V
U
S
c
đ
(2.7)
Mặt khác, khi so sánh điện áp đầu ra ở trạng thái va chạm với mục tiêu với yêu
cầu của cảm biến để mở mạch điện chiến đấu (U ≥ 0,6V), thấy rằng việc trang bị
cảm biến va chạm ГМД-1 trong ngòi nổ 9Э249 trên tên lửa Igla đảm bảo tin cậy
kích hoạt cho mạch điện chiến đấu của ngòi.
2.2. Phương pháp mô phỏng thực nghiệm
Độ nhạy của cảm biến ГMД-1 được nghiên cứu theo một phương pháp khác, đó
là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu xung gia tốc va chạm tác động
lên bề mặt cảm biến với suất điện động cảm ứng do cảm biến sinh ra khi chịu tác
động của xung trên. Phương pháp mô phỏng thực nghiệm được tiến hành theo yêu
cầu thử nghiệm nghiệm thu sản phẩm ngòi nổ 9Э249 [3]. Trong đó, cảm biến ГМД-
1 được thử nghiệm trên thiết bị thử tạo xung gia tốc va chạm ПP-239 (Hình 2).
Đặc tính của thiết bị [3]: Tạo được xung gia tốc (280000 ÷ 520 000) m/s2.
Cảm biến ГМД-1 được lắp trên thiết bị và phải tạo được điện áp giữa hai đầu
dây ra của nó ≥ 2V khi thả rơi tự do quả nặng có khối lượng 65 (g), từ độ cao
(140±2) mm [2].
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 127
Hình 2. Thiết bị thử tạo xung gia tốc
va chạm ПP-239.
1- Bệ thiết bị; 2- Giá đỡ; 3- Bệ giữ ;
4- Trục dẫn hướng; 5- Chốt giữ; 6-
Trục; 7- Quả nặng; 8- Cụm truyền
xung ứng suất biến dạng đàn hồi; 9-
Cảm biến ГMД-1.
Phương pháp sử dụng để mô phỏng thực nghiệm là phương pháp tính toán mô
phỏng trên phần mềm Ansoft Maxwell V14.5.
- Thiết lập mô hình tính toán, đặt các vật liệu theo bản vẽ sản phẩm [2] và chia
lưới mô hình, số phần tử, số nút trong Ansoft Maxwell được trình bày trên hình 3:
Hình 3. Mô hình tính toán và chia lưới.
1- Nam châm vĩnh cửu; 2- Cuộn dây;
3- Cụm chuyển động (lõi từ và đĩa phần ứng).
- Đặt điều kiện đầu vào: Vị trí ban đầu của cụm chuyển động; Vận tốc và
quãng đường chuyển động; Điều kiện về nam châm, hướng phân cực theo trục
thẳng đứng
- Điều kiện biên: Vận tốc ban đầu của cụm chuyển động bằng 0,;
- Tiến hành giải xác định sự thay đổi của từ thông theo thời gian từ đó xác định
suất điện động cảm ứng do cuộn dây sinh ra.
6
9
2
5
1
7
4
8
3
2
3
1
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
N. H. Bình, , “Nghiên cứu về độ nhạy của ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.” 128
- Kết quả sau khi giải được thể hiên trên hình 4:
Hình 4. Biến thiên từ thông qua cuộn dây trước và sau khi thử nghiệm.
Từ kết quả sự biến thiên của từ thông qua cuộn dây theo thời gian ta xác định
được suất điện động cảm ứng như hình 5:
Hình 5. Suất điện động cảm ứng trong cảm biến khi cụm chuyển động bật ra.
Từ kết quả tính toán ta thấy, suất điện động cảm ứng do cuộn dây trong cảm
biến ГMД-1 sinh ra là 2,17 V (giá trị biên độ max).
Như vậy, theo phương pháp mô phỏng thực nghiệm trên, chúng ta đã nghiên
cứu về độ nhạy (St) của cảm biến ГМД-1 được lắp trên thiết bị thử nghiệm ở trạng
thái tĩnh theo tín hiệu kích thích đầu vào là xung gia tốc va chạm trung bình
(atb≈400 000 m/s
2) giữa quả nặng (7) với bề mặt của cụm truyền xung ứng suất
biến dạng đàn hồi (8).
)/.(10.45,5
10.400
17,2 26
3
max msV
a
U
S
tb
t
(2.8)
V
t(μs)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 129
3. THỰC NGHIỆM KIỂM TRA
3.1. Chuẩn bị và tiến hành thử nghiệm
Thiết bị và dụng cụ đo:
- Thiết bị thử nghiệm kiểu ПP-239, chế tạo tại VN;
- Cảm biến điện từ ГМД-1, chế tạo tại VN;
- Dụng cụ đo: Ôxilo nhãn hiệu Protek 5200;
Tiến hành thử nghiệm kiểm tra
- Lắp cảm biến ГМД-1 lên thiết bị thử nghiệm sao cho hết ren kiên kết giữa
cảm biến và đồ gá (liên kết này không được phép rơ lỏng);
- Nối hai đầu dây ra của cảm biến với thiết bị đo;
- Đưa quả nặng 65g lên độ cao 140mm cách mặt trên của đồ gá lắp cảm biến
ГМД-1. cài chốt giữ quả nặng;
- Hiệu chỉnh thiết bị đo;
- Rút chốt giữ sao cho quả nặng được rơi tự do lên đồ gá của thiết bị;
- Tín hiệu điện áp nhận được sẽ thể hiện trên màn hình ô xilo.
3.2. Kết quả thử nghiệm và thảo luận
Sau khi tiến hành thử nghiệm trên sản phẩm, kết quả đo trên ôxillo được thể
hiện trên hình 6. Trong đó, xung điện áp lớn nhật nhận được là: VEc 4,2max
Như vậy, qua thực nghiệm kiểm tra, chúng ta thấy rằng: độ nhạy (St) của cảm
biến ГМД-1 được lắp trên thiết bị thử nghiệm ở trạng thái tĩnh theo tín hiệu kích
thích đầu vào là xung gia tốc va chạm trung bình (atb≈400 000 m/s
2) giữa quả nặng
(7) với bề mặt của cụm truyền xung ứng suất biến dạng đàn hồi (8).
)/.(10.00,6
10.400
4,2 26
3
max msV
a
U
S
tb
t
(2.9)
- Mặt khác, kết quả trong thực nghiệm kiểm tra VEc 4,2max và kết quả tính lý
thuyết mô phỏng thực nghiệm VEc 17,2max cho thấy: Sai số giữa thực nghiệm và
mô phỏng trong giới hạn cho phép (≤ 10%) đều đáp ứng giá trị điện áp theo yêu
cầu (≥ 2V);
Hình 6. Kết quả đo sức điện động cảm ứng của cảm biến ГМД-1.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
N. H. Bình, , “Nghiên cứu về độ nhạy của ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.” 130
- So sánh giữa các kết quả mô phỏng thực nghiệm (2.8) và thực nghiệm kiểm tra
(2.9), ta thấy, sai số độ nhạy của cảm biến ГМД-1 theo gia tốc xung va chạm ở
trạng thái tĩnh xấp xỉ 9,1%, cho thấy phương pháp mô phỏng thực nghiệm đã được
xây dựng hợp lý để có kết quả gần đúng với thực nghiệm.
- Sự khác nhau giữa đồ thị nhận được trên ôxilo (Hình 6) và trên kết quả mô
phỏng thực nghiệm (Hình 4) không làm ảnh hưởng đến kết quả nhận được về giá
trị xung điện áp cực đại ở đầu ra của cảm biến ГМД-1 (Do đấu dây giữa các đầu ra
của cảm biến với đầu đo của ôxilo trong quá trình thực nghiệm).
4. KẾT LUẬN
- Phương pháp tính toán kỹ thuật cho trường hợp cảm biến ГМД-1 được lắp
trên tên lửa Igla khi va chạm mục tiêu với vận tốc trung bình 300m/s cho kết quả
xác định độ nhạy ở trạng thái động Sđ = 7,5.10
-3 (V.s/m) hoàn toàn là kết quả lý
thuyết, chưa có thực nghiệm nào kiểm tra được. Song, giá trị tín hiệu đáp ứng của
cảm biến (ε=2,24V) khi so sánh với giá trị tối thiểu (ε=0,6V) để mở khóa cho
mạch điện chiến đấu của ngòi nổ 9Э249 đã cho thấy độ tin cậy kích hoạt ngòi nổ
của cảm biến khi đạt đến giá trị độ nhạy như trên;
- Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, mô phỏng thực nghiệm đối với cảm
biến ГМД-1 ở trạng thái độc lập khi thả rơi vật nặng 65g trên thiêt bị để tìm được
điện áp đầu ra của nó đáp ứng yêu cầu chiến kỹ thuật đã khẳng định tính đúng
đắn khi áp dụng chúng để nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 trong
ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla nói riêng và các loại cảm biến ngòi nổ khác
có kết cấu tương tự như ГМД-1 đối với tác động va chạm đầu vào là vận tốc hay
xung gia tốc;
- Trong điều kiện khắt khe về độ an toàn và độ tin cậy mở bảo hiểm khi tính
toán, thiết kế các cơ cấu bảo hiểm cho ngòi nổ, đặc biệt là các ngòi nổ dùng cho
tên lửa (có gia tốc dọc trục và gia tốc ly tâm nhỏ) thì cảm biến ГМД-1 sẽ là một cơ
cấu ưu việt, bởi kich thước nhỏ gọn, độ nhạy va đập cao, độ suy giảm từ xác định
độ bền làm việc, độ tin cậy làm việc lớn...;
- Nội dung nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 được đưa ra trong bài
báo này là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trong suốt quá trình thực hiện
nhiệm vụ đề tài thuộc Đề án KC-I: “Nghiên cứu chế tạo các bản mạch điện và các
cảm biến ГМД-1, ГМД-2 trong ngòi nổ 9Э249 cho tên lửa Igla”. Để xây dựng bài
toán thiết kế cho cảm biến ГМД-1 là một công việc phức tạp, đòi hỏi có sự tìm tòi
trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu: vũ khí đạn, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết va chạm,
từ học,.... Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên
cứu và thiết kế ngòi nổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Ngòi nổ 9Э249 - Thuyết minh kỹ thuật”, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP, 2012.
[2]. “Ngòi nổ 9Э249 – Bản vẽ sản phẩm, Tập 1”, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP, 2012.
[3]. “Ngòi nổ 9Э249 – Điều kiện kỹ thuật, Tập 3”, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP, 2012.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 131
[4]. Phạm Đức Hùng, Hoàng Tuấn Anh, “Tính toán tín hiệu phát hỏa ngòi va đập
tác dụng sóng ứng suất”, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, 2015
[5]. Cao Như Kỷ, “Tìm hiểu hệ thống mạch từ trong các cảm biến của ngòi nổ
9Э249”, Báo cáo kết quả thực tập kỹ sư”. Viện Tên lửa, 2014.
[6]. Г.А. Сулин, “Сенсорные системы боеприпасов”, Учеь. пособие/ БГТУб
1998.
[7].Г.А. Сулин, “Теоретические основы расчета сенсорных систем”,
Министерство образованя Российской Федерации Балтийский
государственный технический уиверситет Военмех. Санкт-Петербург,
2000.
[8].Министерство Обороны СССР “Преносный зенитный ракетный комплекс
Игла (9К38) – Техническое описание и инструкция по эксплуатация 9К38
ТО”, Москва Военное издательство, 1987.
ABSTRACT
RESEARCH ON SENSITIVITY OF ELECTROMAGNETIC SENSORS ГМД-1
IN FUZE 9Э249 MOUNTED ON MISSLE IGLA
Sensitivity of the sensor ГМД-1 greatly influences to effective of destroy
the target after the fuze 9Э249 fully opened the insurance. The article
focused on the theoretical basis and experiments on correlation between the
mechanical impact’s signals in the input and the induced electromotive force
at the output of the sensor ГМД-1 for construction of facilities designed for
similar sensors can be used for all kinds of fuzes on missiles
Keywords: Mechanical-Weapons, Missiles, Electromagnetic Induction, Sensors.
Nhận bài ngày 15 tháng 6 năm 2016
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2016
Địa chỉ: 1Viện Tên lửa, Viện KH-CN quân sự;
2Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật quân sự;
3Viện Vũ khí/Tổng cục CNQP;
*Email: binhngatula@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_binh_3076_2150225.pdf