Tài liệu Nghiên cứu vật liệu composite trên nền nhựa polyetylene tỉ trọng cao gia cường bằng sợi đay: Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
252
NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU COMPOSITE TRÊN NỀN NHỰA
POLYETYLENE TỈ TRỌNG CAO GIA CƯỜNG BẰNG
SỢI ĐAY
INVESTIGATING COMPOSITE MATERIALS BASED ON HIGH DENSITY
POLYETYLENE REINFORCED WITH JUTE FIBRES
SVTH: NGUYỄN TRỌNG VIỆT
Lớp: 03H4, Trường Đại học Bách khoa
GVHD: TS.ĐOÀN THỊ THU LOAN
Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa
TÓM TẮT
Sợi tự nhiên và vật liệu composite của nó đã và đang thu hút sự quan tâm của giới Khoa học
trên thế giới nhờ những đặc tính ưu việt như: nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng tái sinh,
nhẹ và các tính chất cơ lý riêng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự sử dụng sợi tự nhiên
trong composite vẫn còn hạn chế do tồn tại một số nhược điểm. Để cải thiện tính chất của
composite sợi đay/nhựa polyethylene, sợi được xử lý bằng dung dịch NaOH.
SUMMARY
Natural fibres and their composites have attracted the attention of scientists worldwide
because of ...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu vật liệu composite trên nền nhựa polyetylene tỉ trọng cao gia cường bằng sợi đay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
252
NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU COMPOSITE TRÊN NỀN NHỰA
POLYETYLENE TỈ TRỌNG CAO GIA CƯỜNG BẰNG
SỢI ĐAY
INVESTIGATING COMPOSITE MATERIALS BASED ON HIGH DENSITY
POLYETYLENE REINFORCED WITH JUTE FIBRES
SVTH: NGUYỄN TRỌNG VIỆT
Lớp: 03H4, Trường Đại học Bách khoa
GVHD: TS.ĐOÀN THỊ THU LOAN
Khoa Hóa, Trường Đại học Bách khoa
TÓM TẮT
Sợi tự nhiên và vật liệu composite của nó đã và đang thu hút sự quan tâm của giới Khoa học
trên thế giới nhờ những đặc tính ưu việt như: nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng tái sinh,
nhẹ và các tính chất cơ lý riêng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự sử dụng sợi tự nhiên
trong composite vẫn còn hạn chế do tồn tại một số nhược điểm. Để cải thiện tính chất của
composite sợi đay/nhựa polyethylene, sợi được xử lý bằng dung dịch NaOH.
SUMMARY
Natural fibres and their composites have attracted the attention of scientists worldwide
because of their renewable resources, recycleability, low density and acceptable specific
properties. However, the application of natural fibres to composites is limited by some
disadvantages. To enhance the properties of jute/polyethylene composites, therefore, the
fibres are treated by NaOH solution.
1. Giới thiệu
Sợi tự nhiên đã và đang được sử dụng làm vật liệu gia cường trong lĩnh vực composite. Ưu
điểm của sợi tự nhiên như là độ mài mòn thấp, tỉ trọng thấp, giá rẻ, nguồn sử dụng vô tận và
thân thiện với môi trường nên được khuyến khích sử dụng trong composite. Những chuyên gia
nghiên cứu cho rằng vật liệu sợi tự nhiên nhất định có khả năng để cạnh tranh với sợi thủy tinh
trong ngành vật liệu composite. Tuy nhiên, sợi tự nhiên có độ hút ẩm cao, tương hợp kém với
đa số nhựa nền dẫn đến tính chất cơ lý hóa của sản phẩm composite không cao. Nhựa nền sử
dụng ở đây là polyethylene tỉ trọng cao (HDPE) là loại nhựa nhiệt dẻo được sử dụng rộng rãi
nhất trên thế giới. HDPE có nhiều ưu điểm như giá thành tương đối rẻ, không độc hại trong
quá trình gia công, cho sản phẩm tính chất cơ lý khá tốt. Đặc biệt HDPE là nhựa nhiệt dẻo
nên có khả năng tái sinh, do đó nó rất thân thiện với môi trường. Nhưng HDPE cũng có nhược
điểm trong ứng dụng làm nhựa nền cho vật liệu composite sợi tự nhiên là HDPE không phân
cực trong khi sợi tự nhiên phân cực do đó độ tương hợp giữa HDPE và sợi tự nhiên kém. Để
tăng sự bám dính giữa sợi và nhựa nền thì nhiều phương pháp khác nhau như là xử lý corona,
xử lý plasma, xử lý nhiệt, quá trình copolymer ghép, xử lý silane, xử lý kiềm và xử lý với
nhiều hóa chất khác đã được báo cáo về hiệu quả tương hợp trong composite sợi tự nhiên. Tuy
nhiên, những phương pháp này hầu hết sử dụng các thiết bị và hóa chất đắt tiền. Phương pháp
xử lý kiềm là phương pháp rẻ tiền phù hợp với điều kiện nước ta mà nó vẫn cho tính chất cơ lý
hóa vật liệu composite khá tốt. Phương pháp này được ứng dụng trên sợi đay, là loại tự nhiên
phong phú và được trồng nhiều nơi ở nước ta. HDPE là nhựa nhiệt dẻo nên khi gia công phải
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
253
ở dạng nóng chảy. Do điều kiện của phong thí nghiệm nên phương pháp ép áp lực có gia nhiệt
được chọn để gia công vật liệu composite ở đây.
2. Thực nghiệm
thời gian khác nhau: 1/6, 1, 3, 4, 5, 12 giờ.
Sợi ngâm xong được vớt ra rửa bằng nước lạnh nhiều lần. Sau đó rửa trong dung dịch axit
axêtic 1%. Việc rửa sợi được coi là đạt yêu cầu khi nước rủa sau cùng có pH = 7. Sợi rửa xong
để ráo nước sau đó đem sấy. Sợi được sấy trong 6 giờ ở 800C và 30 phút sau cùng ở 1000C để
nước được tách ra hoàn toàn.
2.3 Gia công mẫu composite
2.3.1 Chuẩn bị
- HDPE được ép ở dạng tấm mỏng và cắt định kích thướt
- Sợi đay sau khi xử lý xong cũng được cắt định kích thướt tương ứng với kích thướt của
tấm HDPE
- Sau cùng xếp xen kẻ các tấm HDPE và tấm sợi. Cứ 1 tấm HDPE thì 2 tấm sợi
- Mẫu composite ở đây gồm có 6 lớp nhựa và 5 cặp lớp sợi
- Làm sạch khuôn và kiểm tra máy ép
- Khởi động máy ép và gia nhiệt cho máy ép lên 1400C.
2.3.2 Gia công
Sau khi chuẩn bị xong thì tiến hành lắp khuôn vào thớt máy ép. Vật liệu lớp nhựa và sợi
được đặt giữa hai tấm khuôn kim loại. Điều chỉnh thớt dưới đi lên chạm thớt trên và điều
chỉnh đến đạt nhiệt độ khảo sát. Khi nhiệt độ máy ép đạt 1600C thì nhựa lúc này đã nóng
chảy. Ta bắt đầu ép nâng thớt lên từ từ cho khi độ dày sản phẩm đạt yêu cầu. Duy trì mẫu ở
nhiệt độ và thời gian khảo sát. Điều chỉnh nhiệt độ đến khi giảm còn 800C thì hạ thớt xuống
và lấy khuôn mẫu ra ngoài, làm nguội bằng không khí rồi tháo khuôn.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Điều kiện gia công
3.1.1 Nhiệt độ gia công: Mẫu sau khi gia công xong để ổn định khoảng 8-12 giờ, cắt đúng
kích thướt chuẩn đem đi đo thu được kết quả đồ thị (1) và (2).
Từ các đồ thị (1) và (2) trên ta thấy, khi tăng nhiệt độ gia công thì độ bền kéo, uốn, va
đập của vật liệu composite đều tăng. Khi tiếp tục tăng nhiệt độ thì độ bền giảm xuống, vậy
HDPE
Các đặc tính kỹ thuật và tính chất của
nhựa HDPE F00952 (sản xuất ở Saudi
Arabia) sử dụng được trình bày trong
bảng 2
Bảng 2. Các thông số của HDPE
Loại nhựa HDPE F00952
Chỉ số nóng chảy 0,05 g/10 min
(ASTM D-1238)
Nhiệt độ chảy
mềm
125
0
C
Khối lượng riêng 0,952 g/cm3
Khoảng nhiệt độ
gia công
160-200
0
C
2.1 Nguyên liệu
sợi đay
Sợi đay sử dụng được đan ở dạng vải mua
trên thị trường
Bảng 1. Một số thông số của sợi đay
Tính chất
Mật độ sợi dọc (bó sợi/m2)
Mật độ sợi ngang ( bó sợi/m2)
Khối lượng 1 m2 (g)
Giá trị
336
336
184,5
2.2 Xử lý sợi bằng NaOH
Sợi được ngâm trong dung dịch NaOH ở
hai nồng độ 1% và 5% trong những khoảng
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
254
đường cong đi qua một cực đai, đó là giá trị cực đại của các độ bền tại nhiệt độ gia công
160
0
C. Ở nhiệt độ gia công thấp sự thấm ướt của nhựa nền đối với sợi thấp nên độ bền vật liệu
thấp. Nhiệt độ càng cao thì khả thấm ướt của nhựa vào sợi càng tốt nhưng khi nhiệt độ cao
quá và mẫu được lưu ở nhiệt độ đó một thời gian thì độ bền của sợi bắt đầu giảm do sự phân
hủy sợi xảy ra. Do vậy nhiệt độ càng cao làm cho độ bền của vật liệu composite giảm. Từ đó
ta kết luận độ bền của vật liệu composite cao nhất khi được gia công ở nhiệt độ 1600.
Từ đồ thị (3) và (4) trên ta thấy, khi tăng thời gian ép thì độ bền kéo, uốn và va đập của
vật liệu composite đều tăng, nhưng khi tăng thời gian ép đến một giới hạn nhất định thì độ bền
giảm xuống, vậy đường cong đi qua một điểm cực đại, đó là giá trị cực đại của các độ bền ở
thời gian ép là 25 phút.
Có thể giải thích chung cho tất cả các độ bền trên như sau: khi tăng thời gian ép thì tăng
khả năng thấm ướt của nhựa vào sợi, đồng thời tăng thời gian cũng tạo điều kiện để thoát khí
từ trong mẫu vật liệu ra ngoài, hạn chế hiện tượng bọt khí. Cho nên khi tăng thời gian ép ban
đầu thì nó làm tăng các độ bền cơ lý của vật liệu. Nhưng khi ép với thời gian quá lâu (>25
phút) ở một nhiệt độ gia công nhất định sẽ làm cho giảm độ bền của sợi. Có thể ở đây có sự
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
150 160 170 180 190
Nhiệt độ (oC)
Độ
b
ền
(M
Pa
)
Độ bền uốn
Độ bền kéo
Đồ thị 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ gia
công đến độ kéo, uốn
0
100
200
300
400
500
600
150 160 170 180 190
Nhiệt độ (0C)
Đ
ộ
bề
n
va
đ
ập
(N
/m
m
)
Đồ thị 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ gia
công đến độ bền va đập
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
15 20 25 30 35 40
Thời gian (phút)
Đ
ộ
bề
n
(M
Pa
)
Độ bền kéo
Độ bền uốn
Đồ thị 3. Ảnh hưởng của thời gian gia
công đến độ bền kéo, uốn
500
510
520
530
540
550
560
15 20 25 30 35 40
Thời gian (phút)
Đ
ộ
bề
n
va
đ
ập
(N
/m
m
)
Đồ thị 4. Ảnh hưởng của thời gian gia
công đến độ bền va đập
3.1.2 Thời gian: Khảo sát gia công mẫu composite ở nhiệt độ 1600C trong thời gian gia
công khác nhau kết quả thể hiện ở đồ thị (3) và (4).
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
255
phân hủy hemicelulose bắt đầu xảy ra. Khi đó trên mẫu vật liệu có sẫm màu của sợi và xuất
hiện rất nhiều bọt khí.
Từ đây có thể kết luận: Độ bền của vật liệu composite có độ bền cao nhất khi được ép
trong vòng 25 phút.
Từ tất cả các điều trên ta có thể đưa ra chế độ gia công để cho mẫu vật liệu composite có
độ bền cơ lý cao nhất: nhiệt độ gia công 1600C và thời gian gia công ở nhiệt độ đó là 25 phút.
Ảnh hưởng của chế độ gia công bán thành phẩm
Độ bền cơ lý của vật liệu composite còn phụ thuộc vào thiết bị máy ép, chế độ làm nguội,
và mức độ vô định hình của HDPE bán thành phẩm sử dụng. Ở đây tấm bán thành phẩm
HDPE được sử dụng có độ kết tinh thấp, mức độ vô định hình cao. Tấm HDPE bán thành
phẩm có mức độ vô đinh hình cao được tạo ra bằng cách ép ở nhiệt độ cao (1600C) sau đó làm
nguội nhanh bằng nước lạnh. Điều này được giải thích là do nhựa HDPE đang ở nhiệt độ gia
công thì nó ở dạng chảy, lúc đó các phân tử đang ở trạng thái linh động và sắp xếp hỗn độn
nhưng khi được làm nguội nhanh bằng nước lạnh thì thì các phân tử chưa kịp sắp xếp chặt khít
để tạo cấu trúc kết tinh thì nó đã đông cứng lại rồi.
Tấm HDPE bán thành phẩm có mức độ vô định hình càng lớn thì cho mẫu vật liệu
composite thu được có độ bền càng cao và tăng khả năng khắc phục được hiện tượng bọt khí ở
vật liệu. Điều này có thể giải thích như sau: khi tấm HDPE bán thành phẩm có mức độ vô định
hình lớn nó tăng khả năng thấm ướt của nhựa vào sợi. Điều này được thấy rõ ở mẫu composite
sử dụng tấm HDPE bán thành phẩm có mức độ vô định hình thấp và mức độ vô định hình cao.
Mẫu composite sử dụng tấm HDPE có mức độ vô định hình thấp thì xuất hiện nhiều bọt khí.
Còn mẫu composite sử dụng tấm HDPE có mức độ vô định hình cao thì không có bọt khí.
Chế độ làm nguội cũng ảnh hưởng đến độ bền vật liệu composite. Do nhựa nền là HDPE
có khả năng kết tinh sẽ cho mẫu có độ bền cơ lý cao nên khi gia công ta làm nguội từ từ bằng
không khí. Sở dĩ là để các phân tử HDPE có đủ thời gian sắp xếp trật tự tăng độ kết tinh do đó
tăng độ bền cho vật liệu.
Với dung dịch 5%, quá trình xử lý khó điều chỉnh hơn, với thời gian ngâm ngắn (1/6 giờ)
thì độ bền có tăng nhưng không nhiều lắm. Nếu tiếp tục kéo dài thời gian ngâm thì độ bền
giảm nhiều.
Như đã trình bày độ bền của vật liệu composite phụ thuộc vào độ bền của vật liệu gia
cường, sự phân tán của của nhựa nền vào vật liệu gia cường và liên kết giữa nhựa nền và vật
liệu gia cường. Ở đây mục đích xử lý sợi là tăng độ bền của sợi và sợi có bề mặt nhám hơn tạo
điều kiện cho sự bám dính giữa nhựa nền và sợi.
3.2 Xử lý kiềm
Việc loại bỏ hemicellulose và một phần
lignin có ảnh hưởng lớn đến độ bền của vật
liệu composite. Kết quả đo được ở các điều
kiện xử lý khác nhau được thể hiện ở các đồ
thị (5), (6) và (7). Từ đồ thị này ta thấy khi
xử lý sợi bằng dung dịch 1% thì độ bền tăng
theo thời gian xử lý cho đến 4 giờ, nếu tiếp
tục kéo dài thời gian ngâm thì độ bền tăng
không đáng kể.
0
10
20
30
40
50
60
0 5 10 15
Thời gian (giờ)
Độ
bề
n k
éo
(M
Pa
)
NaOH 1%
NaOH 5%
Đồ thị 5. Ảnh hưởng của điều kiện xử lý
kiềm đến độ bền kéo
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
256
Đối với dung dịch NaOH 1% thì khi tăng dần thời gian ngâm thì độ bền của sợi của sợi
cũng dần tăng theo bởi vì các thành phần vô đinh hình trong sợi như hemicellulose và một
phần lignin bị tách ra làm tăng mật độ kết bó của cellulose. Do vậy độ bền của vật liệu
composite tăng. Nhưng thời gian ngâm kéo dài thì cùng với hemicellulose, và một phần lignin
được tách ra thì một phần cellulose cũng bị phân hủy nên độ bền sợi giảm. Vậy nên độ bền
của vật liệu composite giảm.
Đối với dung dịch NaOH 5% thì khả năng tách các thành phần vô định hình trong sợi lớn
hơn và khả năng phân hủy cellulose cũng lớn hơn. Do vậy khi ngâm sợi trong thời gian ngắn
thì độ bền sợi tăng. Nhưng khi tăng lên hơn 1 giờ thì độ bền sợi giảm. Điều này là do một
phần cellulose cũng bị phân hủy nên độ bền sợi giảm. Cho nên độ bền của vật liệu composite
giảm.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
0 5 10 15
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
bề
n
uố
n
(M
Pa
)
NaOH 1%
NaOH 5%
Đồ thị 6. Ảnh hưởng của điều kiện xử
lý kiềm đến độ bền uốn
460
470
480
490
500
510
520
530
540
550
560
0 5 10 15
Thời gian (giờ)
Đ
ộ
bề
n
va
đ
ập
, N
/m
m
NaOH 1%
NaOH 5%
Đồ thị 7. Ảnh hưởng của điều kiện xử
lý kiềm đến độ bền va đập
Ban đầu khi tăng hàm lượng sợi và vẫn đảm bảo sự thấm ướt đủ của nhựa vào sợi thì
độ bền mẫu composite tăng. Nhưng khi hàm lượng sợi vượt quá 40% thì nhựa không đủ
thấm ướt sợi để tạo hệ liên tục. Do vậy làm giảm kết dính giữa sợi và nhựa dẫn đến giảm độ
bền của vật liệu composite. Đồng thời khi gia công vật liệu composite có hàm lượng sợi
càng cao thì ta dùng lực ép càng lớn nên nó làm giảm độ bền của sợi gia cường và có thể
làm dứt sợi. Từ đó nó làm giảm độ bền của vật liệu composite.
Và độ bền của vật liệu composite cũng được
tăng khi sử dụng sợi được xử lý. Điều này được
giải thích là do sợi xử lý có bề mặt nhám hơn nên
tăng khả năng bám dính cơ học giữa sợi và nhựa
nền. Do vậy tăng độ bền của vật liệu composite.
Từ các đồ thị thì ta thấy các đường cong đều
có điểm cực đại và giá trị cực đại đó là tại nồng độ
NaOH 1% ngâm trong thời gian 4 giờ. Vậy điều
kiện xử lý kiềm NaOH 1% trong 4 giờ được xem
là tối ưu.
3.3 Hàm lượng sợi:
Từ đồ thị (8) và (9) ta thấy, khi hàm lượng sợi
tăng thì độ bền kéo, uốn và va đập của vật liệu
composite đều tăng, nhưng nếu hàm lượng sợi
tăng vượt quá một giá trị nhất định thì độ bền giảm
xuống, vậy đường cong đi qua một cực đại, đó là
giá trị cực đại của các độ bền tại hàm lượng sợi là
40%.
Điều này có thể được giải thích như sau: Độ
bền của vật liệu composite phụ thuộc vào độ bền
của sợi gia cường và độ bám dính, phân tán của
nhựa và sợi.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
257
Kết luận: Từ trên ta có thể gia công mẫu composite tối ưu với các điều kiện:
Nhiệt độ gia công 1600C
Thời gian gia công 25 phút
Sợi xử lý ở NaOH 1% trong 4 giờ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Eichhorn SJ, Baillie CA, Zafeiropoulos N, Mwaikambo LY, Ansell MP, Dufresne A, et
al. Review international research into cellulosic fibres and composite. J Mater Sci
2001;36:2107-31.
[2] Doan T-T-Loan, Mãder E. Performance of jute fibre reinforced polyprylene. In 7th
international AVK-TV conference, September 28-29; 2004. Baden-Baden.
[3] Ray D, Sarkar BK, BA RK, Rân AK. Study of thermal behaviour of alkali-treated jute
fibres. J Appl Polym Sci 2002;85: 2594-9.
[4] Ray, Sakar BK, Basak RK, Rana AK. Fracture behavior of vinylester resin matrix
composite reinforced with alkali-treated jute fibres. Appl Polym Sci 2002;85:2588-93.
[5] Gasan J, Bledzki AK. The influence of fiber surface treatment on the creep behavior of
jute-polypropylene-based composites. Composites Part A 1997;28A(12):2001-5.
[6] Joseph PV, Joseph K, Thomas S, Pollai CKS, Prasad VS, Groeninckx G, et al. The
thermal and crystallization studies of short sisal fibre reinforced polypropylene
composites reinforced with. Composites Part A 2003;34:253-66
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
30 35 40 45 50 55
Hàm lượng sợi (%)
Ứ
ng
su
ất
k
éo
(M
Pa
)
Độ bền kéo
Độ bền uốn
Đồ thị 8 Ảnh hưởng của hàm lượng sợi
đến độ bền kéo, uốn
538
540
542
544
546
548
550
552
554
30 35 40 45 50 55
Hàm lượng sợi (%)
Đ
ộ
bề
n
va
đ
ập
(N
/m
m
)
Đồ thị 9. Ảnh hưởng của hàm lượng sợi
đến độ bền va đập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10R.vietNguyen Trong Viet.doc.pdf