Tài liệu Nghiên cứu vai trò hợp tác giữa trường Đại học và doanh nghiệp đối với khả năng tuyển dụng của sinh viên sau khi tốt nghiệp: P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615 ECONOMICS - SOCIETY
No. 53.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 113
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG
CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
THE EFFECT OF UNIVERSITY-BUSINESS COLLABORATION ON EMPLOYABILITY OF GRADUATES
Vũ Đình Khoa*, Nguyễn Thị Mai Anh
TÓM TẮT
Giáo dục đại học có vài trò quan trọng trong việc đào tạo người lao động có
trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu xã hội. Để đáp ứng tốt yêu cầu này rất
cần sự hợp tác giữa đơn vị đào tạo (trường đại học) với người sử dụng lao động
(doanh nghiệp). Sự hợp tác này sẽ giúp các bên hiểu rõ về nhu cầu của nhau và
hướng sự phát triển của các bên liên quan. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm
tra việc hợp tác trong đào tạo, dịch vụ tư vấn, nghiên cứu khoa học sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến khả năng sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm được những công việc
phù hợp. Thông qua khảo sát 275 sinh viên, nhà quản lý, lãnh đạo trường đại...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu vai trò hợp tác giữa trường Đại học và doanh nghiệp đối với khả năng tuyển dụng của sinh viên sau khi tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615 ECONOMICS - SOCIETY
No. 53.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 113
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG
CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
THE EFFECT OF UNIVERSITY-BUSINESS COLLABORATION ON EMPLOYABILITY OF GRADUATES
Vũ Đình Khoa*, Nguyễn Thị Mai Anh
TÓM TẮT
Giáo dục đại học có vài trò quan trọng trong việc đào tạo người lao động có
trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu xã hội. Để đáp ứng tốt yêu cầu này rất
cần sự hợp tác giữa đơn vị đào tạo (trường đại học) với người sử dụng lao động
(doanh nghiệp). Sự hợp tác này sẽ giúp các bên hiểu rõ về nhu cầu của nhau và
hướng sự phát triển của các bên liên quan. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm
tra việc hợp tác trong đào tạo, dịch vụ tư vấn, nghiên cứu khoa học sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến khả năng sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm được những công việc
phù hợp. Thông qua khảo sát 275 sinh viên, nhà quản lý, lãnh đạo trường đại
học, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có sự hợp tác giữa trường đại học với
doanh nghiệp, tác giả áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA,
kết hợp với hồi quy bội, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm quan trọng của
những hợp tác lần lượt là: (i). Hợp tác liên quan đến đào tạo và giáo dục; (ii). Hợp
tác lực liên quan đến dịch vụ và tư vấn, (iii). Hợp tác liên quan đến nghiên cứu.
Từ khóa: Hợp tác đào tạo; trường đại học và doanh nghiệp; khả năng được
tuyển dụng; hợp tác dịch vụ tư vấn; hợp tác nghiên cứu.
ABSTRACT
Grad education has a vital role in training highly qualified workers. In order
to meet employers’need and improve the employability of graduates,
educational institutions (university) need to collaborate with businesses. This
collaboration will help parties understand each other's needs, and drive the
development of stakeholders. The purpose of this study is to examine how
collaboration in training, advisory services, and scientific research will affect the
employability of graduates. Through the survey of 275 students, managers,
leaders of universities and firms in Hanoi, the author employed exploratory
factor analysis (EFA) and multiple regression to test the hypotheses. The results
indicated that collaboration between universities and firms plays an important
role in facilitating graduates to find a suitable job. The findings also revealed
three types of collaboration which have positive influences on the enhancement
of graduates’ employability: (i). Collaborative training; (ii). Collaborative
consulting, (iii). Collaborative research.
Keywords: Employability; collaboration, universities-business; collaborative
training; collaborative consulting; collaborative research.
Khoa Quản lý kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
*Email: khoa.haui@gmail.com
Ngày nhận bài: 06/01/2019
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/4/2019
Ngày chấp nhận đăng: 15/8/2019
1. GIỚI THIỆU
Năm 2015, trong báo cáo phát triển Việt Nam nhấn
mạnh các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp ở Việt Nam
đang phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt lao động có tay
nghề và trình độ kỹ năng phù hợp. Báo cáo này cho thấy
doanh nghiệp ở Việt Nam đang gặp phải những khó khăn
trong việc tuyển dụng lao động. Một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến trở ngại trên chính là tình trạng sinh
viên tốt nghiệp làm việc kém hiệu quả. Mbah, M.F. (2014)
trong nghiên cứu về lao động trong bối cảnh các quốc gia
đang phát triển cho rằng các nước đang phát triển như Việt
Nam đang phải đối mặt với những thách thức liên quan
đến thất nghiệp. Theo đó, một số lượng lớn những người
có trình độ học vấn cao đang thất nghiệp. Tình trạng này
có liên quan đến việc thiếu các kỹ năng cạnh tranh được
yêu cầu trong thị trường lao động (Nuwagaba, 2012). Sự
thiếu hụt kỹ năng trong chuỗi giá trị của ngành nghề được
coi là một thách thức cho các tổ chức đào tạo như trường
đại học. Để đáp ứng kỳ vọng của các doanh nghiệp, các
trường đại học cần phải liên kết mật thiết với doanh nghiệp
để tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu lao động đồng thời tạo việc
làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Để giúp cung cấp sinh viên có năng lực phù hợp với các
tiêu chuẩn ngành nghề, một số trường đại học ở các nền
kinh tế mới nổi thiết lập hợp tác giữa đơn vị đào tạo với
người sử dụng lao động. Những mối liên kết này có thể
được định nghĩa là sự tương tác giữa các bộ phận của hệ
thống giáo dục đại học với yêu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp trong nền kinh tế. Nhiều học giả (Brimble và Doner,
2007); Feng và cộng sự, 2011) cho rằng quan hệ đối tác
giữa các trường đại học và doanh nghiệp là điều kiện tiên
quyết để giúp đẩy lùi tình trạng thất nghiệp, giúp tận dụng
tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hơn nữa, những thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu đã
cho phép yêu cầu về tính linh hoạt, khả năng thích ứng và
đổi mới, dẫn đến nhu cầu giáo dục và đào tạo mới để cạnh
tranh (Ramdass, 2012). Nhiều nghiên cứu về hợp tác giữa
trường đại học và doanh nghiệp chỉ ra rằng sự liên kết các
cơ sở đào tạo và doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 53.2019 114
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615
tác động của việc liên kết đào tạo với ngành nghề được
thực hiện tại các nước có nền công nghiệp hóa cao. Tuy
nhiên theo nghiên cứu của nhóm tác giả Ankrah (2013)
cung cấp danh sách 57 nghiên cứu thực nghiệm về sự gắn
kết học thuật với ngành từ năm 1990 đến 2013 và không có
nghiên cứu nào trong số này áp dụng trong bối cảnh các
nước đang phát triển. Các nghiên cứu chủ yếu được thực
hiện ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật
Bản, nơi có cơ sở vật chất hạ tầng tương đối hoàn thiện và
giáo dục được đầu tư tương tối lớn (Brimble và Doner
(2007), Afonso và cộng sự (2012)). Hầu hết các trường đại
học ở các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam có cơ
sở hạ tầng học tập và nghiên cứu hạn chế, nhận thức của
các bên liên quan chính (tức là sinh viên, giảng viên và
doanh nghiệp về các tác động khác nhau của các hoạt
động liên kết hợp tác giữa các trường đại học và doanh
nghiệp còn chưa đầy đủ (Nguyễn và Phạm, 2017)). Các
nghiên cứu về vai trò của hợp tác đào tạo giữa trường đại
học và doanh nghiệp còn khá hạn chế. Ví dụ, nghiên cứu
điển hình của nhóm tác giả Nguyễn và Phạm (2017) về thực
trạng hợp tác của các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp
theo mô hình hệ sinh thái bao gồm 5 cấp độ (cấp độ tác
động, cấp độ sản phẩm, cấp độ kết quả, cấp độ yếu tố, cấp
độ hành động). Nghiên cứu của tác giả Phạm (2016) tìm
hiểu các phương thức hợp tác với các doanh nghiệp du lịch
và khách sạn tại một số trường đại học và cao đẳng trên địa
bàn Hà Nội cũng như kinh nghiệm của một số trường đại
học nổi tiếng trên thế giới. Trong nghiên cứu này tác giả đã
tổng hợp các phương thức hợp tác giữa các cơ sở đào tạo
và các doanh nghiệp du lịch - khách sạn trong quá trình
đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh
hiện nay. Tuy nhiên nghiên hai cứu này chỉ mới dừng lại ở
việc tổng hợp lý thuyết mà chưa đi vào nghiên cứu mô hình
thực nghiệm. Một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của
tác giả Vũ (2016), Nguyễn (2015) cũng chỉ dừng lại ở mức
độ tổng hợp lý thuyết về vai trò của việc liên kết trường đại
học và doanh nghiệp từ đó đưa ra các khuyến nghị cho
doanh nghiệp và nhà trường. Do đó, mục đích của bài báo
này là nghiên cứu tổng hợp lý thuyết, đề xuất mô hình
nghiên cứu và nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa
việc liên kết hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp
tác động đến khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt
nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp
các trường đại học và doanh nghiệp đẩy mạnh quan hệ
hợp tác hướng tới đẩy lùi tình trạng thất nghiệp của sinh
viên tốt nghiệp.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng nghiên cứu về vai trò của hợp tác đào
tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu về hợp tác đào tạo giữa trường
đại học và doanh nghiệp ở các nước đang phát triển đã tập
trung vào các yếu tố quyết định bản chất và sự hiện diện của
của mối liên kết này. Trong nghiên cứu đánh giá sức mạnh
của hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp ở
Nigeria của Oyebisi và cộng sự (1996) đã nhận định rằng các
việc hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp đã
được hình thành nhưng rất hạn chế trong các hoạt động
nghiên cứu gắn liền với mục đích của doanh nghiệp và thiếu
sự tin tưởng cũng như cam kết giữa các tổ chức. Nghiên cứu
của Schiller và Liefner (2007) đã tìm hiểu nguyên nhân thành
công của sự hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh
nghiệp ở Thái Lan cho rằng việc cắt giảm chi tiêu công trong
các trường đại học đã kích thích sự phát triển của hợp tác
đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp, mặc dù lợi ích
tài chính cho các trường đại học và lợi ích công nghệ cho
ngành này bị hạn chế nhưng điều này đã phần nào thúc đẩy
các trường đại học nỗ lực tìm kiếm sự hợp tác lâu dài với các
doanh nghiệp. Ngoài ra, dựa trên một cuộc khảo sát của các
giảng viên trong các trường đại học Bolivian, Vega-Jurando
và cộng sự (2008) cũng xác định các hạn chế cản trở thành
công của hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh
nghiệp là do những thách thức phải đối mặt khi thiết lập
quan hệ hợp tác.
Các nghiên cứu thực nghiệm khác về hợp tác đào tạo
giữa trường đại học và doanh nghiệp cho thấy sự vai trò
quan trọng của mối liên kết hợp tác với sự phát triển kinh
tế. Nghiên cứu của Goosen và cộng sự (2001) chỉ ra rằng sự
hiện diện của mối quan hệ hợp tác đào tạo giữa trường đại
học và doanh nghiệp thúc đẩy sự đầu tư vào cơ sở vật chất
hiện đại vào các trường đại học và thiết kế các chương trình
đào tạo kết hợp chính sách đào tạo sẽ tạo ra nguồn lao
động thiết thực phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh
nghiệp. Một nghiên cứu khác của Rabayah và Sartawi
(2008) dựa trên khảo sát 80 sinh viên tại các trường đại học
được lựa chọn ở Palestine, đã chỉ ra rằng sự hợp tác đào tạo
giữa trường đại học và doanh nghiệp trong chương trình
đào tạo thực tế về công nghệ thông tin và truyền thông đã
giúp sinh viên nâng cao tay nghề và nâng cao sự đảm bảo
có việc làm trong tương lai. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của họ chỉ ra rằng rằng chương trình đào tạo thực
tế có tác động tích cực đến việc làm, vì hơn 50% học viên
có được việc làm sau khóa đào tạo. Dựa trên một cuộc khảo
sát của 120 tổ chức cung cấp vị trí việc làm có địa chỉ cho cơ
sở đào tạo ở Ghana, Ayarkwa và cộng sự (2012) đánh giá
cao hiệu quả của sinh viên trong quá trình đào tạo có sự
hợp tác giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động.
Những tác giả này cho rằng việc cung cấp những yêu cầu
và đào tạo cho sinh viên những kỹ năng phục vụ công việc
trong thực tế sẽ năng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của
công việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên hai nghiên cứu này
đều chỉ tập trung vào một thành phần của các hoạt động
hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp là
đào tạo thực tế trong một dự án nhất định chứ không dựa
trên mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Các trường đại học truyền thống xây dựng cho sinh viên
các kỹ năng, cả về lý thuyết và thực tế, thông qua các bài
giảng, hướng dẫn, hội thảo và hội thảo truyền thống. Các lý
thuyết hàn lâm được kết nối với các mô phỏng thực hành
và các trường hợp thực tế; Tuy nhiên, mô hình này đã nhận
được sự chỉ trích nặng nề là không đủ để chuẩn bị cho sinh
viên làm việc hiện đại (Ball, 1995). Đồng tình với nhận định
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615 ECONOMICS - SOCIETY
No. 53.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 115
này các tác giả như Nuwagaba (2012), Afonso và cộng sự
(2012), tất cả đều cho rằng đào tạo đại học được đặt ra với
một thách thức ngày càng tăng trong việc điều chỉnh bằng
cấp, nội dung giảng dạy và phương pháp đào tạo để đáp
ứng nhu cầu của ngành. Những người khác cho rằng mặc
dù các chương trình này cung cấp cho sinh viên tốt nghiệp
sự kết hợp các kỹ năng và năng lực theo yêu cầu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên một số lượng lớn các doanh nghiệp có
một loạt các yêu cầu khác nhau, do đó, không thể đáp ứng
đầy đủ nhu cầu đào tạo của tất cả các ngành (Vega-Jurando
và cộng sự, 2008). Do đó, cần có sự linh hoạt điểu chỉnh các
hình thức hợp tác hợp tác đào tạo giữa trường đại học và
doanh nghiệp nhằm tìm kiếm sự tối ưu hóa trong việc tạo
ra việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
2.2. Các hình thức của hợp tác giữa trường đại học với
doanh nghiệp
Theo Goosen và cộng sự (2001) về các mối liên kết hợp
tác đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp bao gồm
ba lĩnh vực hoạt động: Một là phát triển dự án nghiên cứu,
hai là đào tạo kỹ thuật và cuối cùng là các khóa học ngắn hạn
và giáo dục sau đại học. Brimble và Doner (2007) tuân theo
cách phân loại tương tự bằng cách đề xuất ba nhóm phương
thức liên kết hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh
nghiệp tương ứng với ba nhiệm vụ rộng lớn của ngành đại
học: Hoạt động liên quan đến đào tạo và giáo dục, cung cấp
dịch vụ và các hoạt động tư vấn khác và các hoạt động liên
quan đến nghiên cứu. Nhiều quan điểm khác nhau trong
việc phân loại hình thức hợp tác giữa trường đại học với
doanh nghiệp, trong pham vi nghiên cứu của bài báo này,
nhóm tác giả đề xuất phân loại, như sau:
(i). Hoạt động hợp tác liên quan đến đào tạo và giáo dục:
Việc liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp
trong đào tạo đại học theo các mô hình khác nhau tùy
thuộc vào điều kiện, năng lực của mỗi trường mà lựa chọn
cho phù hợp, nhưng tựu trung gồm các hoạt động, như:
(1) Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, góp ý về đề
cương chi tiết học phần; (2) Tạo điều kiện giảng viên tham
gia thực tế doanh nghiệp, trao đổi kinh nghiệm, tiếp nhận
giảng viên có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp tham
gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệp; (3) Tổ chức chuyến
thăm sinh viên đến các cơ sở công nghiệp và tổ chức các
buổi nói chuyện nghề nghiệp của các nhà chuyên môn
thực tiễn cho sinh viên tốt nghiệp đại học, tạo cơ hội làm
việc hoặc thực cho tập sinh viên đại học tại chính công ty
trong vài tháng dưới sự giám sát của khoa hoặc học viện
(Goosen và cộng sự, 2001; Ayarkwa và cộng sự, 2012). Từ
đây sinh viên tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế, trau
dồi kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên có thêm động lực học
tập, nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu người sử
dụng lao động.
(ii). Hoạt động hợp tác liên quan đến dịch vụ và tư vấn:
Nội dung của hợp tác liên quan đến cung cấp dịch vụ và
tư vấn bao gồm các sáng kiến trường đại học cung cấp các
giảng viên có kinh nghiệm thực tế như thăm quan doanh
nghiệp, hợp tác làm việc hoặc các giảng viên dành thời
gian ngắn làm việc trong doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt
động mà giảng viên đó có chuyên môn. Các giảng viên có
thể đảm nhận tư vấn công nghệ đơn giản cho các công ty
hoặc làm công việc phân công phân, giám sát, hoặc phân
tích tài chính, kế toán. Ngoài ra nhà trường và doanh
nghiệp có thê liên kết tổ chức các hội thảo, hội nghị để bàn
về các vấn đề của doanh nghiệp đang phải đối mặt. Những
hoạt động cung cấp dịch vụ về lâu dài giúp giảng viên có
trải nghiệm thực tế, sử dụng năng lực thực tế truyền đại lại
cho sinh viên lĩnh hội, phát triển.
(iii). Hoạt động hợp tác liên quan đến nghiên cứu:
Hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ giữa các
trường đại học với doanh nghiệp, bao gồm nghiên cứu
chung, nghiên cứu theo hợp đồng và trao đổi nhân sự
nghiên cứu. Doanh nghiệp có thể chia sẻ tài sản vật chất
với nhà trường như thiết bị, phương tiện và các ứng dụng
giữa theo thỏa thuận để nâng cao hiệu quả hoạt động của
cả trường đại học và doanh nghiệp. Thông qua những hợp
tác này trường đại học được cung cấp cơ sở vật chất, thiết
bị, tài liệu phục vụ đào tạo cho giảng viên và sinh viên.
Ngược lại, doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn chất xám
của các giảng viên giỏi trong trường. ngoài ra còn được
hưởng lợi từ nguồn lực chất lượng cao của nhà trường đào
tạo phục vụ sự phát triển doanh nghiệp.
2.3. Khả năng được tuyển dụng của sinh viên sau khi ra
trường
Khả năng được tuyển dụng là một khái niệm liên quan
đến một số năng lực nhất định của người lao động đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Các năng lực của cá
nhân có tính bắt buộc và các thuộc tính cá nhân của người
lao động có thể được áp dụng trong công việc. Ở mỗi giai
đoạn tuyển dụng khác nhau, doanh nghiệp có những yêu
cầu về năng lực khác nhau đối với người được tuyển dụng
(Bhanugopan và Fish, 2009). Do đó, rất khó để sắp xếp các
chương trình/ nội dung giảng dạy phù hợp với việc làm trong
mọi bối cảnh, điều kiện của doanh nghiệp (Bhanugopan và
Fish, 2009). Để đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội nói chung,
doanh nghiệp nói riêng, hay nói cách khách là tạo điều kiện
cho sinh viên tốt nghiệp có nhiều khả năng được tuyển dụng,
trường đại học cần nắm bắt kịp thời yêu cầu của doanh
nghiệp. Nhà trường trang bị cho sinh viên năng lực làm việc
sau khi tốt nghiệp; năng lực tự học, tự nghiên cứu để phát
triển, thích với sự biến động của môi trường.
Ngoài ra, Lindsay (2009) cho rằng: Khả năng được tuyển
dụng được định nghĩa là cá nhận sở hữu những khả năng
mà người sử dụng lao động có nhu cầu, duy trì việc làm và
phát triển nghề nghiệp trong khi làm việc.
2.4. Mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học với doanh
nghiệp để tăng khả năng được tuyển dụng của sinh
viên tốt nghiệp
Khả năng được tuyển dụng của sinh viên sau khi tốt
nghiệp đại học ngày càng khắt khe hơn để phù hợp với yêu
cầu của đơn vị sử dụng lao động. Một số nghiên cứu gần
đây đã nhấn mạnh lợi ích của việc liên kết đào tạo giữa các
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 53.2019 116
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615
trường đại học và doanh nghiệp đối với mục tiêu cải thiện
tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp
(Mbahftime, 2014; Nuwagaba, 2012). Một số nghiên cứu
khác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác đào
tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao
năng lực của sinh viên, bên cạnh kiến thức môn học và kỹ
năng nghề nghiệp, để sau khi tốt nghiệp sinh viên trở nên
có giá trị ngay lập tức đối với các nhà tuyển dụng tiềm
năng (Nuwagaba, 2012, Phuong 2016). Do đó, khoảng cách
giữa đào tạo và thực tế có thể được giảm bằng hợp tác đào
tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa
lý thuyết và thực tế có thể được giảm trực tiếp thông qua
các hoạt động hợp tác giáo dục và đào tạo; hoạt động hợp
tác liên quan đến cung cấp dịch vụ và các hoạt động hợp
tác liên quan đến nghiên cứu khoa học (Mbah.M.F, 2014).
Tóm lại, việc liên kết đào tạo giữa trường đại học và
doanh nghiệm nhằm nâng cao uy tín, chất lượng của
trường đại học điều này thể hiện thông qua khả năng sinh
viên tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao sau khi tốt
nghiệp, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các
nước đang phát triển.
Dựa vào những gợi ý từ nghiên cứu trước đây, nhóm tác
giả của bài báo này đề xuất các giả thuyết và mô hình
nghiên cứu (hình 1) như sau:
H1. Các hoạt động hợp tác liên quan đến đào tạo và giáo
dục làm tăng khả năng được tuyển dụng của sinh viên
H2. Các dịch vụ và các hoạt động tư vấn được tổ chức
thường xuyên trong chương trình đào tạo sẽ làm tăng khả
năng được tuyển dụng của sinh viên
H3. Các hoạt động hợp tác liên quan đến nghiên cứu sẽ
làm tăng khả năng được tuyển dụng của sinh viên.
Hình 1. Mô hình hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp nhằm tăng
khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp (Nguồn: Tác giả, 2018)
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu khái quát về hợp tác giữa trường
đại học với doanh nghiệp và tác động của sự hợp tác này
đối với khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp,
nhóm tác giả tiến hành các bước nghiên cứu như trình bày
trong bảng 1.
Bảng 1. Các bước thực hiện nghiên cứu
Bước Hoạt động
Bước 1: Hình thành ý
tưởng nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu
- Xác định câu hỏi nghiên cứu
- Xác định giả thuyết nghiên cứu
Bước 2: Thiết kế nghiên
cứu
- Lựa chọn phương pháp luận
- Phát triển lý thuyết, xác định biến
- Xây dựng mô hình lý thuyết
- Xác định mẫu
- Đánh giá tính thực tiễn của nghiên cứu
Bước 3: Thu thập dữ liệu
- Chuẩn bị phiếu khảo sát
- Khảo sát thử, chỉnh sửa, hoàn thiện phiếu
khảo sát
- Tiến hành khảo sát chính thức
- Mã hóa và nhập dữ liệu
Bước 4: Phân tích dữ liệu
- Chuẩn hóa và sàng lọc dữ liệu
- Mô tả mẫu nghiên cứu
- Kiểm định thang đo
- Phân tích nhân tố khám phá
- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bước 5: Viết báo cáo
- Phân tích đánh giá, kết luận và đề xuất kiến
nghị
- Hoàn thiện theo quy định.
Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu, nhóm tác giả
xây dựng mô hình nghiên cứu, bao gồm các biến độc lập:
(i). Hợp tác liên quan đến đào tạo và giáo dục; (ii). Hợp tác liên
quan đến dịch vụ và tư vấn; (iii). Hợp tác liên quan đến nghiên
cứu khoa học), biến phụ thuộc là “Khả năng được tuyển
dụng của sinh viên sau khi tốt nghiệp”.
Để thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu, nhóm nghiên
cứu lựa chọn hình thức chọn mẫu phi xác suất. Quá trình
điều tra được thực hiện trong giai đoạn từ 08/2018 đến
12/2018, đối tượng khảo sát là sinh viên, giảng viên, quản lý
doanh nghiệp, quản lý và lãnh đạo trường đại học trên địa
bàn Hà Nội có nhiều hoạt động liên kết hợp tác giữa nhà
trường với doanh nghiệp.
Tổng số phiếu phát ra là 275 phiếu. Sau khi nhập dữ liệu
vào phần mềm SPSS và xử lý sơ bộ còn 205 phiếu hợp lệ
được đưa vào phân tích.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy thông qua
hệ số tin cậy Cronbach’s alpha. Kết quả tính toán hệ số
Cronbach’s Alpha cho từng khái niệm cho biết 3 nhóm yếu
tố nghiên cứu có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 (bảng
2). Điều này cho thấy 3 nhóm yếu tố nghiên cứu với các
biến quan sát sử dụng là phù hợp và đáng tin cậy.
Hợp tác
liên quan đến
đào tạo và
giáo dục
Hợp tác liên
quan đến dịch
vụ và tư vấn
Hợp tác liên
quan đến
nghiên cứu
khoa học
Khả năng được
tuyển dụng
của sinh viên
sau khi tốt
nghiệp
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615 ECONOMICS - SOCIETY
No. 53.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 117
4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis)
Kết quả phân tích cho thấy giá trị trị số KMO = 0,814
(0,5 ≤ KMO ≤1).
Ngoài ra, giá trị kiểm định Bartlett’s test với giả thuyết
(H0) là “các biến không tương quan với nhau” bằng 105 với
mức ý nghĩa thống kê (Sig.) = 0,000 < 1% kết quả đó đã bác
bỏ giả thuyết trên đồng nghĩa với việc các biến có tương
quan với nhau trong tổng thể và việc áp dụng phân tích
nhân tố là thích hợp.
Kết quả EFA có 3 nhóm hợp tác được rút trích ra từ 15
chỉ báo ban đầu (vì có 8 nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 và
tổng phương sai rút trích của 3 nhân tố chính, các nhân tố
rút trích ra giải thích được 63,896% biến thiên của dữ liệu
điều tra, nên có thể khẳng định dữ liệu phù hợp để thực
hiện phân tích nhân tố (bảng 3).
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Biến quan sát Hệ số tải
1 2 3
TV_2 Hỗ trợ các trường đại học phát triển, mô hình
hóa các chương trình giảng dạy gắn với nhu cầu
công việc
0,849
TV_3 Hỗ trợ trong việc tiếp cận nắm bắt công nghệ và
các sản phẩm trí tuệ 0,845
TV_5 Hỗ trợ tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên
đề với mục đích phát triển kiến thức nền tảng 0,841
TV_4 Khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động thực
tế tại doanh nghiệp 0,768
TV_1 Đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thương
mại hóa kết quả nghiên cứu 0,744
DT_3 Sinh viên dành phần lớn thời gian cho học phần
gắn liền với doanh nghiệp cụ thể 0,830
DT_4 Chương trình thực hành cho sinh viên gắn liền với
mục đích làm quen với công việc sau khi tốt nghiệp 0,809
DT_1 Hợp tác trong việc phát triển và vận hành chương
trình, mục tiêu gắn với chiến lược doanh nghiệp 0,796
DT_2 Hỗ trợ sinh viên làm chủ và tiếp cận các nguồn
thông tin thông qua các bài tập và luận văn
khích lệ sinh viên trong phạm vi doanh nghiệp.
0,783
DT_5 Tổ chức các buổi giảng dạy thực tế do thành viên
của doanh nghiệp đảm nhận 0,668
NC_2 Khuyến kích trường đại học thực hiện hợp đồng
nghiệp cứu cho doanh nghiệp cụ thể 0,842
NC_1 Tham gia hoặc hợp tác nghiên cứu các dự án bằng
cách thường xuyên thực hiện các thử nghiệm 0,825
NC_3 Sắp xếp giảng viên vừa tham gia giảng dạy và
nghiên cứu với doanh nghiệp 0,757
NC_5 Doanh nghiệp thường xuyên hỗ trợ trường đại
học thông qua việc sử dụng máy móc thiết bị
phục vụ nghiên cứu.
0,703
NC_4 Doanh nghiệp và trường đại học có cam kết dài
hạn trong việc hỗ trợ phát triển hoạt động
nghiên cứu
0,574
4.3. Phân tích hồi quy
Để xác định vai trò của các loại hợp tác đào tạo, nhóm tác
giả sử dụng phương pháp hồi quy bội. Kết quả phân tích cho
R = 0,797 và R2 = 0,635, điều này có nghĩa mối quan hệ giữa
Bảng 2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
(Scale Mean if Item Deleted)
Phương sai thang đo nếu loại biến
(Scale Variance if Item Deleted)
Tương quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correlation)
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
(Cronbach's Alpha if Item Deleted)
1. Hợp tác giáo dục và đào tạo - Hệ số Cronbach's Alpha = 0,855
DT_1 15,17 5,711 0,660 0,828
DT_2 15,09 5,706 0,682 0,824
DT_3 15,26 4,950 0,712 0,813
DT_4 15,32 4,975 0,710 0,814
DT_5 14,97 5,580 0,600 0,842
2. Hợp tác liên quan đến dịch vụ và tư vấn - Hệ số Cronbach's Alpha = 0,869
TV_1 17,03 4,179 0,621 0,859
TV_2 17,01 3,894 0,749 0,827
TV_3 16,95 3,993 0,736 0,831
TV_4 16,95 3,928 0,637 0,857
TV_5 17,06 4,005 0,734 0,832
3. Hợp tác liên quan đến nghiên cứu khoa học - Hệ số Cronbach's Alpha = 0,819
NC_1 16,13 4,411 0,662 0,768
NC_2 16,14 4,565 0,713 0,756
NC_3 16,32 4,577 0,627 0,779
NC_4 16,37 5,026 0,501 0,814
NC_5 16,29 4,676 0,563 0,798
XÃ HỘI
Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Số 53.2019 118
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615
các biến độc lập giải thích được 63,5% kết quả của hoạt
động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp với khả
năng được tuyển dụng của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Với hệ số Durbin-Watson = 1,991, nên có thể khẳng định
mô hình không có hiện tượng tương quan. Qua kết quả
phân tích hồi quy tuyến tính bội, vì F =123,864 và p(F) =
0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa
các phương pháp hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp với khả năng được tuyển dụng của doanh nghiệp.
Bảng 4. Hệ số Beta sau khi thực hiện hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
t Sig. B Sai số chuẩn Beta
(Constant) 0,741 0,194 3,821 0,000
DT 0,375 0,032 0,532 11,868 0,000
TV 0,174 0,034 0,213 5,114 0,000
NC 0,270 0,034 0,355 7,945 0,000
Nguồn: Tác giả, 01/2019
Theo kết quả phân tích, tất cả các giá trị Sig của các biến
đều nhỏ hơn 0,05. Do vậy, có thể khẳng định các biến số
này có ý nghĩa trong mô hình và mô hình thực tế được thiết
lập như sau:
Khả năng được tuyển dụng
của sinh viên tốt nghiệp = 0,532.DT + 0,213.TV + 0,355 NC
Qua phương trình trên, cho thấy 3 nhóm hợp tác giữa
doanh nghiệp và trường đại học có ảnh hưởng tới khả
năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp là “Hợp tác
liên quan đến đào tạo và giáo dục” với giá trị Beta = 0,532;
Tiếp theo là “Hợp tác lực liên quan đến dịch vụ và tư ấn” với
giá trị Beta = 0,213; Tiếp theo là các nhóm “Hợp tác liên
quan đến nghiên cứu” với giá trị Beta = 0,355 (bảng 4).
Theo kết quả này, có thể nhận thấy rằng: “Hợp tác liên
quan đến đào tạo và giáo dục” được đánh giá cao nhất, nếu
cải thiện một cấp độ thì khả năng được tuyển dụng của
sinh viên tốt nghiệp cải thiện 0,5332.
5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Nâng cao khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt
nghiệp là một trong những vấn đề đang được xã hội quan
tâm. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
tránh lãng phí chi phí đào tạo lại sau khi tuyển dụng, việc
hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các các doanh
nghiệp và các trường đại học là một yêu cầu tất yếu. Tuy
nhiên tùy thuộc vào hoàn cảnh và tính chất của mỗi công
việc và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, việc lựa chọn
mô hình hợp tác nào là hợp lý sẽ nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đồng thời giúp sinh viên phát huy được
những gì đã học trong nhà trường vào thực tế công việc.
Phát huy hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa trường đại
học với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng được
tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp, các bên liên quan cần
có chiến lược hợp tác phù hợp.
Thứ nhất, tăng cường hợp tác đào tạo giữa trường đại
học với doanh nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu, hợp tác đào tạo giữa trường
đại học với doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhất đối với
khả năng được tuyển dụng của sinh viên tốt nghiệp. Do đó,
các bên liên quan có trách nhiệm xã hội cần quan tâm phát
triển một số lĩnh vực hợp tác đào tạo, như:
- Song song với việc mời chuyên gia, chuyên viên giỏi
chuyên môn về chia sẻ kinh nghiệm, đối với những lĩnh vực
có nhu cầu tuyển giảng viên, trường đại học có thiên
hướng ứng dụng cũng cần đưa các tiêu chí về số năm kinh
nghiệm vào điều kiện tuyển dụng.
- Trường đại học cần định kỳ 2 năm/lần rà soát chương
trình tiến hành thay đổi nhỏ (facelift), định kỳ 4 ÷ 5 năm/lần
tiến hành rà soát cập nhật chỉnh sửa chương trình đào tạo.
Mỗi lần chỉnh sửa phải tiến hành phỏng vấn chuyên sâu
người sử dụng lao động, sinh viên tót nghiệp từ 2 - 5 năm
(đã từng bước vận dụng kiến thức được học tại nhà trường
vào công việc) nhằm đánh giá vai trò của các năng lực cần
thiết và đánh giá năng lực của lao động được đào tạo tại
trường đại học để có cái nhìn chính xác về chất lượng,
chương trình đào tạo. Trên cơ sở đó khoa chuyên môn tiến
hành cập nhật, chỉnh sửa học phần cho phù hợp với nhu
cầu, đối tượng đào tạo.
- Trường đại học cần có cơ chế chính sách, hợp tác, vận
dụng sự hỗ trợ của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động
đào tạo như tổ chức các chương trình ngoại khóa, hội thảo
thăm quan doanh nghiệp nhằm giúp giảng viên và sinh
viên có thêm kinh nghiệm thực tế.
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên cần được
kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng sao chép. Trường đại
học nên đổi mới nội dung, yêu cầu, đánh giá quá trình thực
tập của sinh viên, thực tập gắn với sản phẩm, hoạt động cụ
thể dưới sự hướng dẫn của giảng viên trường đại học và
đơn vị thực tập.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm
xã hội của mình và hỗ trợ tối đa trong khả năng để giúp
nhà trường tiếp cận được hệ thống thông tin, công nghệ
cần thiết để hỗ trợ trong quá trình đào tạo nhân lực.
Thứ hai, tăng cường hợp tác liên quan đến dịch vụ và
tư vấn giữa trường đại học với doanh nghiệp
- Đẩy mạnh mô hình hợp tác thông qua gắn kết điều
hành nhân sự và tham gia quá trình đào tạo bằng cách
hàng năm, giữa các kỳ học chính 15% - 20% giảng viên cơ
hữu được cử đi thực tế tại doanh nghiệp, trao đổi kinh
nghiệm với doanh nghiệm, và cập nhật vào chương trình
giảng dạy, bài giảng cho sinh viên trên lớp.
- Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên tham dự các hội
thảo khoa học chuyên ngành với tư cách là người trình bày
hoặc người tham gia để giảng viên được tiếp xúc, trao đổi
các kiến thức mới.
- Chương trình đào tạo gắn với yêu cầu hội nhập, phù
hợp với định hướng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia,
quốc tế, trường đại học đầu tư cho giảng viên thi chứng chỉ
nghề nghiệp và tạo điều kiện giảng viên vận dụng kiến
thức tham gia cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp với tư
cách là thành viên của nhà trường.
- Khuyến kích các đơn vị chuyên môn trong trường
đại học cử người tham gia hiệp hội nghề nghiệp để cập
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9615 ECONOMICS - SOCIETY
No. 53.2019 ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 119
nhật kiến thức thực tiễn vào hoạt động giảng dạy cho
sinh viên.
Thứ ba, phát triển hợp tác nghiên cứu khoa học giữa
giữa trường đại học với doanh nghiệp
- Trường đại học chủ động tích cực liên hệ, nắm bắt
những yêu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Trên
cơ sở đó xúc tiến hợp tác theo phương thức doanh nghiệp
đặt hàng, trường đại học nghiên cứu chuyển giao cho
doanh nghiệp.
- Trường đại học trọng điểm xây dựng các vườn ương
công nghệ theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Song
song với thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường, vườn ươm
kết nối doanh nghiệp, phát triển các dịch vụ hỗ trợ chuyên
nghiệp cho các doanh nghiệp.
- Hiệp hội doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp kết hợp với
trường đại học thành lập các trung tâm nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong ngành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Hương, 2017. Thực trạng hợp tác của cá
trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học. Tập 14, Số 4
(2017): 29-41
[2]. Vũ Tiến Dũng, 2016. Một số giải pháp tăng cường liên kết đào tạo giữa
trường đại học và doanh nghiệp. Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5.
[3]. Nguyễn Đình Luận, 2015. Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam: Thực
trạng và khuyến nghị. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 22 (32).
[4]. Phạm Thị Thu Phương, 2016. Các phương thức hơp tác giữa cơ sở đào tạo
với doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Tạp chí Kinh tế phát triển số 19.
[5]. Nguyễn Hồng Sơn, 2015. Tham luận: Liên kết giữa trường ĐH và doanh
nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực tại Đại hội VCCI lần thứ VI. Truy cập ngày
3/3/2017 tại
truong- %C4%91ai-hoc-kinh-te--%C4%91hqghn-tham-gia-ban-chap-hanh-
vcci-khoa-vi.htm?p=7
[6]. Afonso, A., Ramirez, J. and Diaz-Puente, J.M., 2012. University-industry
cooperation in the education domain to foster competitiveness and employment.
Procedia - Social and Behavioral Sciences, Vol. 46 No. 2012, pp. 3947-3953.
[7]. Ankrah, S.N., Burgess, T.F., Grimshaw, P. and Shaw, N.E., 2013. Asking
both university and industry actors about their engagement in knowledge transfer.
What single-group studies of motives omit. Technovation, Vol. 22 No. 2013, pp.
50-65.
[8]. Ayarkwa, J., Adinyira, E. and Osei-Asibey, D., 2012. Industrial training of
construction students: perceptions of training organizations in Ghana. Education
and Training, Vol. 54
[9]. Ball, S., 1995. Enriching student learning through innovative real-life
exercises. Education+Training, Vol. 37 No. 4, pp. 18-25.
[10]. Bhanugopan, R. and Fish, A., 2009. Achieving graduate employability
through consensus in the South Pacific island nation. Education +Training, Vol. 51
No. 2, pp. 108-123.
[11]. Brimble, P. and Doner, R.F., 2007. University-industry linkages and
economic development: the case of Thailand. World Development, Vol. 35 No. 6,
pp. 1021-1036.
[12]. Feng, C., Ding, M. and Sun, B., 2011. A comparison research on industry-
university-research strategic alliances in countries. Asian Social Science, Vol. 7 No.
1, pp. 102-105.
[13]. Goosen, M.F.A., Al-Hinai, H. and Sablani, S., 2001. Capacity-building
strategies for desalination: activities, facilities and educational programs in Oman.
Desalination,Vol.14 No. 1, pp. 181-189.
[14]. Lindsay, C.D., 2009. The concept of employability and the experience of
unemployment. PhD thesis, The Business School, Edinburgh Napier University,
Edinburgh.
[15]. Mbah, M.F., 2014. The dilemma of graduate unemployment within the
context of poverty, scarcity and fragile economy: are there lessons for the
university?. International Journal of Economics and Finance, Vol. 6 No. 12, pp. 27-
36.
[16]. Nuwagaba, A., 2012., Toward addressing skills development and
employment crisis in Uganda: the role of public private partnerships. Eastern Africa
Social Science Research Review, Vol. 28 No. 1, pp. 91-116.
[17]. Oyebisi, T.O., Ilori, M.O. and Nassar, M.L., 1996. Industry-academic
relations: an assessment of the linkages between a university and some enterprises
in Nigeria. Technovation, Vol. 16 No. 4, pp. 203-209.
[18]. Rabayah, K.S. and Sartawi, B., 2008. Enhancing the labour market
prospects of ICT students in a developing country. Education +Training, Vol. 50 No.
3, pp. 244-259.
[19]. Ramdass, K., 2012. Programme re-curriculation: an experience at the
university of Johannesburg. International Journal of Business and Social Science,
Vol. 3 No. 8, pp. 204-36.
[20]. Ramudu Bhanugopan, Alan Fish, 2009. Achieving graduate
employability through consensus in the South Pacific island nation. Education
+ Training, Vol. 51 Issue: 2, pp.108-123.
[21]. Schiller, D. and Liefner, I., 2007. Higher education funding reform and
university-industry links in developing countries: the case of Thailand. Higher
Education, Vol. 54 No. 4, pp. 543-556.
[22]. Vega-Jurando, J., Fernández-de-Lucio, I. and Huanca, R., 2008.
University-industry relations in Bolivia: implications for university transformations
in Latin America. Higher Education, Vol. 56 No. 2, pp. 205-220.
AUTHORS INFORMATION
Vu Dinh Khoa, Nguyen Thi Mai Anh
Faculty of Business Management, Hanoi University of Industry
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42572_134722_1_pb_2766_2179527.pdf