Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ Ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàng

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ Ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 92 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NGUY CƠ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TRONG THỰC TẾ LÂM SÀNG Võ Hoàng Bảo Anh*, Nguyễn Thị Hồng Nhung**, Vũ Quang Huy**, Nguyễn Văn Ân***, Phùng Khánh Lâm**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Việc định lượng nồng độ PSA (Prostate Specific Antigen) hoặc thăm khám trực tràng (DRE – Digital Rectal Examination) là phương pháp thiết yếu cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư TTL. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm PSA hoặc DRE không có giá trị cao về độ nhạy và độ đặc hiệu. Bằng hướng tiếp cận mới, sơ đồ dự đoán ung thư TTL đã được xây dựng bằng cách kết hợp các thông số như tuổi, nồng độ fPSA, tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) và thể tích TTL. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL. Đánh giá khả năng phát hi...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ Ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 92 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NGUY CƠ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT TRONG THỰC TẾ LÂM SÀNG Võ Hoàng Bảo Anh*, Nguyễn Thị Hồng Nhung**, Vũ Quang Huy**, Nguyễn Văn Ân***, Phùng Khánh Lâm**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Việc định lượng nồng độ PSA (Prostate Specific Antigen) hoặc thăm khám trực tràng (DRE – Digital Rectal Examination) là phương pháp thiết yếu cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư TTL. Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm PSA hoặc DRE không có giá trị cao về độ nhạy và độ đặc hiệu. Bằng hướng tiếp cận mới, sơ đồ dự đoán ung thư TTL đã được xây dựng bằng cách kết hợp các thông số như tuổi, nồng độ fPSA, tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) và thể tích TTL. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL. Đánh giá khả năng phát hiện ung thư TTL của sơ đồ chẩn đoán khi kết hợp với phương pháp thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nam giới trên 40 tuổi được phân thành ba nhóm gồm nhóm bình thường, tăng sản lành tính và nhóm ung thư TTL. Ở nhóm bệnh nhân không mắc bệnh TTL, tiến hành thu thập các thông tin về tuổi, nồng độ tPSA, fPSA, tỷ lệ %fPSA, kết quả siêu âm TTL, DRE. Ở nhóm bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh ung thư TTL, tiến hành thu thập thêm kết quả sinh thiết TTL. Kết quả: Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ khi phân biệt nhóm người bình thường với nhóm bệnh nhân mắc bệnh TTL tương ứng là 39,7%; 100%; 100%; 14,6%. Các giá trị này lần lượt là 22,4%; 66,9%; 18,6%; 71,9% khi phân biệt những bệnh nhân mắc bệnh ung thư TTL và tăng sản lành tính TTL. Tỷ lệ bỏ sót ung thư là 77,6%. Tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 33,1%. Khi kết hợp thêm DRE, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính của sơ đồ tương ứng là 77,6%; 64,8%; 39,6%; 90,7%. Tỷ lệ bỏ sót ung thư là 22,4%. Tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 60,4%. Kết luận: Có thể sử dụng sơ đồ chẩn đoán như một công cụ hỗ trợ cho việc tầm soát ung thư TTL ở những người không có triệu chứng biểu hiện của bệnh TTL, góp phần củng cố thêm tính chính xác của bác sĩ lâm sàng khi kết luận một bệnh nhân không mắc bệnh TTL. Từ khoá: ung thư tuyến tiền liệt, sơ đồ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ABSTRACT RESEARCH ON THE APPLICATION OF THE RISK OF PROSTATE CANCER DETECTING DIAGRAM IN CLINICAL REALITY Vo Hoang Bao Anh, Nguyen Thi Hong Nhung, Vu Quang Huy, Nguyen Van An, Phung Khanh Lam * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 92 - 97 Background: Prostate cancer, a malignant disease, is common in elderly men. Prostate Specific Antigen (PSA) or DRE (Digital Rectal Examination), an essential method, is applied in prostate cancer diagnosis and early detection; however, their test results are not high in sensitivity and specificity. With the new approach, prostate cancer prediction diagram combining parameters, listing as age, fPSA and tPSA level, ratio of * Trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Tháp, **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh *** Bệnh viện Bình Dân, **** Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (BV Nhiệt Đới TPHCM) Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Hồng Nhung ĐT: 0919530069 Email: nguyenthihongnhung@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 93 fPSA/tPSA (%) and prostate volume, has been developed. Objectives: Determining sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value of prostate cancer prediction diagram. Evaluating detecting ability in prostate cancer prediction diagram in combination with digital rectal examination (DRE). Patients and methods: Over-40-year-old men are classified into three groups: normal, benign prostatic hyperplasia and prostate cancer. Cross-sectional description. Collecting information in age, tPSA and fPSA level, ratio of fPSA/tPSA (%), prostatic ultrasound and DRE results in patients without prostate disease. In patients with suspected prostate cancer, additional prostate biopsy results are collected. Results: Sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value are used to distinguish between normal people and patients with prostate disease as 39.7%; 100%; 100%; 14.6%, respectively. Similarly, same values are used to differentiate between patients with prostate cancer and benign prostatic hyperplasia as 22.4%; 66.9%; 18.6%; 71.9%, respectively. The missed rate for prostate cancer is 77.6%. The rate of unnecessary biopsy is 33.1%. By adding DRE results, sensitivity, specificity, positive predictive values and negative predictive values of the prediction diagram are 77.6%; 64.8%; 39.6%; 90.7%, respectively. The missed rate for cancer is 22.4%. Unnecessary biopsy rate is 60.4%. Conclusions: That prostate cancer prediction diagram can be used as screening aid in those without prostate cancer symptoms does strengthen doctors’ conclusion accuracy for patients without prostate disease. Keywords: prostate cancer, prostate cancer prediction diagram ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới lớn tuổi. Việc định lượng nồng độ PSA (Prostate Specific Antigen) hoặc thăm khám trực tràng (DRE – Digital Rectal Examination) là phương pháp thiết yếu cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư TTL(6). Tuy nhiên, kết quả của xét nghiệm PSA hoặc DRE không có giá trị cao về độ nhạy và độ đặc hiệu. Tất cả bệnh lý trên tuyến tiền liệt như viêm, tăng sản lành tính đều có thể làm gia tăng nồng độ PSA huyết thanh(2). Đồng thời, cũng có một số bệnh nhân ung thư TTL nhưng nồng độ PSA huyết thanh lại không tăng dẫn đến kết quả xét nghiệm PSA có thể là dương tính giả hay âm tính giả, đồng nghĩa với việc bệnh nhân bị ung thư TTL nhưng không được phát hiện và bệnh nhân không mắc bệnh thì lại bị nghi ngờ là có nguy cơ ung thư. Số này sẽ phải trải qua các cuộc sinh thiết không cần thiết và tốn kém(3). Bằng hướng tiếp cận mới, với hy vọng giảm thiểu các trường hợp dương tính giả và âm tính giả trong chẩn đoán sớm ung thư TTL đồng thời hạn chế các cuộc sinh thiết không cần thiết cho bệnh nhân, một sơ đồ dự đoán ung thư TTL đã được xây dựng bằng cách kết hợp các thông số như tuổi, nồng độ fPSA, tPSA, tỷ lệ fPSA/tPSA (%) và thể tích TTL(3). Để kiểm chứng xem việc ứng dụng sơ đồ chẩn đoán này vào lâm sàng có hiệu quả hay không, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng sơ đồ xác định nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt trong thực tế lâm sàng”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định độ nhạy, độ dặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính, giá trị tiên đoán âm tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL dựa trên kết quả sinh thiết. Đánh giá khả năng cải thiện của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL khi kết hợp với phương pháp thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (DRE). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kết nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Nam giới trên 40 tuổi đến kiểm tra sức khỏe định kỳ, được bác sĩ lâm sàng chẩn đoán là không mắc bệnh TTL. Nam giới trên 40 tuổi đến khám bệnh vì triệu chứng rối loạn tiểu tiện, được chỉ định theo dõi chỉ số PSA hay có dấu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 94 hiệu của bệnh TTL bao gồm tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL tại bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh Tiêu chuẩn chọn mẫu Nhóm người bình thường: nam giới trên 40 tuổi, không có triệu chứng rối loạn tiểu tiện, siêu âm TTL không phì đại, được xác định là không mắc bệnh TTL bởi các bác sĩ tiết niệu bệnh viện Bình Dân. Nhóm bệnh nhân tăng sản lành tính TTL: được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và siêu âm thấy TTL to rõ, kết quả giải phẫu bệnh không thấy tế bào ung thư. Nhóm bệnh nhân ung thư TTL: được chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh có tế bào ung thư. Cách thu thập số liệu Thu thập các thông tin về tuổi của bệnh nhân, kết quả xét nghiệm tPSA, fPSA, %fPSA, kết quả siêu âm TTL, kết quả thăm khám TTL qua trực tràng (DRE). Riêng những bệnh nhân bị nghi ngờ ung thư TTL và được bác sĩ lâm sàng chỉ định sinh thiết TTL, chúng tôi thu thập thêm kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh học của bệnh nhân. Hình 1. Sơ đồ dự đoán ung thư TTL Phương pháp đánh giá Từ các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành nhập các số liệu trên vào sơ đồ nghiên cứu của đề tài, sau đó đánh giá khả năng dự đoán ung thư TTL của sơ đồ dựa vào độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính và âm tính. KẾT QUẢ Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và dương tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và dương tính của sơ đồ chẩn đoán ở giai đoạn phân biệt nhóm người bình thường và nhóm người mắc bệnh TTL Độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên đoán âm tính (NPV), giá trị tiên đoán dương tính (PPV) được tính như sau: Se = 194 77 x 100 = 39,7%, Sp = 20 20 x 100 = 100% PPV= 77 77 x100=100%, NPV= 137 20 x100=14,6% Bảng 1. Kết quả phân loại người bình thường với người bị bệnh tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL Thăm khám lâm sàng và sinh thiết Tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL Bình thường Tổng S ơ đ ồ c h ẩ n đ o á n Tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL 77 0 77 Bình thường 117 20 137 Tổng 194 20 214 Có 117 trường hợp thật sự có bệnh nhưng lại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 95 không được sơ đồ phát hiện nên tỷ lệ bỏ sót bệnh là 60,3% (117/194). Như vậy, dù độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương tính của sơ đồ chẩn đoán ở giai đoạn này đạt mức tối đa là 100% nhưng độ nhạy vẫn còn rất thấp, nhất là tỷ lệ bỏ sót bệnh quá cao. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và dương tính của sơ đồ chẩn đoán ở giai đoạn phân biệt những bệnh nhân tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL dựa trên kết quả sinh thiết Có 48 trường hợp là tăng sản lành tính TTL nhưng lại bị nhận diện lầm là ung thư TTL nên tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 33,1% (48/145), tỷ lệ bỏ sót ung thư là 77,6% (38/49) (Bảng 2). Bảng 2. So sánh kết quả phân biệt nhóm bệnh nhân ung thư TTL với nhóm người bình thường và tăng sản lành tính TTL của sơ đồ chẩn đoán và sinh thiết Kết quả sinh thiết Ung thư TTL Tăng sản lành tính TTL Tổng S ơ đ ồ c h ẩ n đ o á n Ung thư TTL 11 48 59 Bình thường và tăng sản lành tính TTL 38 97 135 Tổng 49 145 194 Độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên đoán âm tính (NPV), giá trị tiên đoán dương tính (PPV) được tính như sau: Se = 49 11 x 100 = 22,4%, Sp = 145 97 x100=66,9%, PV= 59 11 x100=18,6%. NPV= 135 97 x100=71,9%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và dương tính của toàn bộ sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL Có 48 trường hợp là tăng sản lành tính TTL nhưng lại bị nhận diện lầm là ung thư TTL nên tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 29,1% (48/165), tỷ lệ bỏ sót ung thư là 77,6% (38/49). Mặc dù độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán âm tính của sơ đồ chẩn đoán tương đối tốt nhưng độ nhạy và tỷ lệ sinh thiết dương tính trên toàn bộ sơ đồ vẫn rất thấp, nhất là tỷ lệ bỏ sót ung thư vẫn còn quá cao (77,6%) (Bảng 3). Bảng 3. Kết quả phân biệt nhóm bệnh nhân ung thư TTL với nhóm người bình thường và tăng sản lành tính TTL trên toàn bộ sơ đồ chẩn đoán Thăm khám lâm sàng và sinh thiết Ung thư TTL Bình thường và tăng sản lành tính TTL Tổng S ơ đ ồ c h ẩ n đ o á n Ung thư TTL 11 48 59 Bình thường và tăng sản lành tính TTL 38 117 155 Tổng 49 165 214 Độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên đoán âm tính (NPV), giá trị tiên đoán dương tính (PPV) được tính như sau: Se = 49 11 x 100 = 22,4%, Sp = 165 117 x 100 = 70,9%, PPV= 59 11 x100=18,6%, NPV= 155 117 x100=75,5%. Phối hợp kết quả DRE với sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL Để gia tăng độ nhạy trong chẩn đoán ung thư TTL, chúng tôi kết hợp DRE với sơ đồ chẩn đoán theo cách sau: Bước 1: Sử dụng DRE Nếu DRE bất thường: gợi ý chẩn đoán ung thư TTL (dương tính). Nếu DRE bình thường: thực hiện bước 2 bằng cách sử dụng sơ đồ chẩn đoán. Bước 2: Sử dụng sơ đồ chẩn đoán Nếu sơ đồ chẩn đoán cho ra kết quả ung thư: gợi ý chẩn đoán ung thư TTL và cần phải sinh thiết (dương tính). Nếu sơ đồ chẩn đoán cho ra kết quả bình Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 96 thường hoặc tăng sản lành tính TTL: gợi ý chẩn đoán không ung thư TTL và không cần sinh thiết (âm tính). Tỷ lệ ung thư bị bỏ sót là 22,4% (11/49). Tỷ lệ sinh thiết không cần thiết là 60,4% (58/96). Như vậy, khi kết hợp DRE vào sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL thì độ nhạy được nâng lên đáng kể, giá trị tiên đoán âm tính được nâng lên rất cao, tỷ lệ sinh thiết dương tính được cải thiện, tỷ lệ bỏ sót ung thư ung thư cũng giảm xuống đáng kể, tỷ lệ sinh thiết không cần thiết cao hơn so với trước khi kết hợp sơ đồ chẩn đoán với DRE (bảng 4). Bảng 4. Kết quả phối hợp DRE với sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL Thăm khám lâm sàng Test và sinh thiết chẩn đoán Ung thư TTL Bình thường và tăng sản lành tính TTL Tổng Dương tính 38 58 96 Âm tính 11 107 118 Tổng 49 165 214 Se = 49 38 x 100 = 77,6%, Sp = 165 107 x 100 = 64,8%, PPV = 96 38 x 100=39,6%, NPV= 118 107 x 100=90,7%. BÀN LUẬN Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và dương tính của sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL Từ những kết quả đạt được có thể thấy rằng không có giai đoạn nào trong sơ đồ chẩn đoán cho khả năng phân biệt tốt giữa nhóm ung thư TTL với nhóm tăng sản lành tính TTL và nhóm người bình thường. Điều đáng nói ở đây là độ nhạy và giá trị tiên đoán dương tính (hay tỷ lệ sinh thiết dương tính) của sơ đồ quá thấp, chỉ ở con số 22,4% và 18,6%, dù rằng độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán âm tính ở mức tạm chấp nhận được. Với kết quả mà chúng tôi đã ghi nhận sau khi khảo sát trên các nhóm đối tượng nghiên cứu, ngoài những bất cập về độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ lệ sinh thiết dương tính còn chưa cao thì song song theo đó là tỷ lệ sinh thiết không cần thiết vẫn chưa đạt đến mức thấp nhất có thể và điều đáng nói là tỷ lệ bỏ sót ung thư lại quá cao, lên đến con số 77,6%. Kết quả này có khác biệt lớn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung(3) khi cho kết luận rằng độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ lệ sinh thiết dương tính, tỷ lệ sinh thiết không cần thiết và tỷ lệ ung thư bỏ sót lần lượt là 95,1%; 84,6%; 58%; 15,4%; 4,9%. Tuy nhiên, ngoài những hạn chế trình bày ở trên, sơ đổ chẩn đoán ung thư TTL cũng có ưu điểm trong việc phân loại nhóm người bình thường với nhóm bệnh nhân tăng sản lành tính TTL và ung thư TTL, sơ đồ đã nhận diện chính xác 20 trường hợp bình thường trong quần thể nghiên cứu, không có trường hợp nào bị nhận diện lầm là mắc bệnh TTL, vì vậy mà độ đặc hiệu trong giai đoạn này đạt giá trị tối đa là 100%. Do đó, bên cạnh những phương pháp chẩn đoán và sàng lọc ung thư TTL của lâm sàng, chúng ta có thể ứng dụng sơ đồ trong việc dự đoán khả năng mắc bệnh TTL ở một người hoàn toàn không có triệu chứng nghi ngờ của bệnh TTL. Đồng nghĩa với việc có thể ứng dụng khả năng dự đoán này của sơ đồ như một công cụ hỗ trợ cho việc tầm soát ung thư TTL ở những người không có triệu chứng biểu hiện của bệnh TTL trong cộng đồng. Hiệu quả của việc kết hợp DRE với sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng DRE có vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư TTL(4,0). Một kết quả DRE bất thường, ngay cả khi nồng độ PSA trong giới hạn bình thường, đòi hỏi phải được xem xét kĩ càng. Cũng theo nghiên cứu của Walsh và cộng sự(5), DRE có độ nhạy 81% trong việc phát hiện ung thư TTL. Vì vậy, với mong muốn cải thiện độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và dương tính của sơ đồ chẩn đoán, chúng tôi đã tiến hành kết hợp DRE với sơ đồ chẩn đoán theo các bước tiến hành như đã trình bày ở trên. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 97 Khi chỉ sử dụng đơn lẻ sơ đồ chẩn đoán thì độ nhạy đạt được có giá trị thấp (22,4%) trong chẩn đoán ung thư TTL. Tỷ lệ sinh thiết dương tính cũng rất thấp, chỉ có 18,6%. Đồng thời, tỷ lệ bỏ sót ung thư lại quá cao (77,6%). Tuy nhiên, khi kết hợp sơ đồ chẩn đoán với DRE, độ nhạy trong chẩn đoán ung thư TTL đã được nâng lên 77,6% dù độ đặc hiệu có giảm đi một chút so với lúc đầu (70,9% giảm xuống còn 64,8%). Tỷ lệ sinh thiết dương tính cũng được cải thiện hơn so với lúc chưa kết hợp DRE (từ 18,6% lên 39,6%), giá trị tiên đoán âm tính được nâng lên rất cao 90,7%. Tỷ lệ bỏ sót ung thư giảm xuống đáng kể (77,6% giảm xuống còn 22,4%). Tuy nhiên, tỷ lệ sinh thiết không cần thiết lại tăng lên gần như gấp đôi so với lúc chưa kết hợp DRE (29,1% tăng lên 60,4%). Như vậy, sau khi kết hợp DRE với sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL, độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này có giá trị tương đối khá trong việc chẩn đoán ung thư TTL, giá trị tiên đoán dương tính có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, giá trị tiên đoán âm tính ở mức cao, tỷ lệ ung thư bỏ sót được giảm xuống. Hạn chế của việc kết hợp DRE với sơ đồ chẩn đoán là làm tăng tỷ lệ sinh thiết không cần thiết lên đến 60,4%. Tuy nhiên, với những lợi ích mà DRE mang lại khi kết hợp cùng với sơ đồ chẩn đoán ung thư TTL, chúng tôi chấp nhận hạn chế trên để cải thiện được độ nhạy, tỷ lệ sinh thiết dương tính và nhất là giảm thiểu tỷ lệ bỏ sót ung thư. Cân nhắc giữa việc giảm tỷ lệ bỏ sót ung thư so với việc không cải thiện được số trường hợp sinh thiết không cần thiết, chúng tôi nhận thấy rằng việc giảm thiểu tỷ lệ bỏ sót ung thư là điều quan trọng hơn. Như vậy, việc kết hợp DRE với sơ đồ chẩn đoán là vô cùng cần thiết vì những ưu điểm mà nó mang lại, dù rằng tỷ lệ sinh thiết không cần thiết chưa được cải thiện và tỷ lệ bỏ sót ung thư chưa giảm xuống mức thấp nhất có thể. KẾT LUẬN Từ kết quả trên có thể thấy rằng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi, sơ đồ có khả năng nhận diện chính xác những người bình thường hoàn toàn không mắc bệnh về TTL. Như vậy, bên cạnh các phương pháp chẩn đoán của lâm sàng, có thể sử dụng sơ đồ chẩn đoán như một công cụ hỗ trợ cho việc tầm soát ung thư TTL ở những người không có triệu chứng biểu hiện của bệnh TTL, cũng là góp phần củng cố thêm tính chính xác của bác sĩ lâm sàng khi kết luận một bệnh nhân không mắc bệnh TTL. DRE có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và dương tính của sơ đồ chẩn đoán, giúp làm giảm tỷ lệ bỏ sót ung thư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agyei-Frempong MT, Frempong NY, Aboah K, Boateng KA (2008). “Correlation of serum free/total prostate specific antigen ratio with histological features for differential diagnosis of prostate cancer”. J Med Sci, 8(6):pp.540-546. 2. Gretzer MB, Partin AW (2003). “PSA markers in prostate cancer detection”. Urologic Clinics of North America, 30(4)pp.677- 686. 3. Nguyễn Thị Hồng Nhung và cs (2015). “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của xét nghiệm PSA (Prostate Specific Antigen) huyết thanh trong tầm soát và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt”. Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học khoa học tự nhiên TPHCM. 4. Naji L, Randhawa H, Sohani Z, Dennis B, Lautenbach D, Kavanagh O, Bawor M, Banfield L, Profetto J (2018). "Digital Rectal Examination for Prostate Cancer Screening in Primary Care: A Systematic Review and Meta-Analysis". The Annals of Family Medicine, 16(2):pp.149-154. 5. Walsh AL, Considine SW, Thomas AZ, Lynch TH, Manecksha RP (2014). "Digital rectal examination in primary care is important for early detection of prostate cancer: a retrospective cohort analysis study". Br J Gen Pract, 64(629):pp.783-787. 6. Wolf A, Wender RC, Etzioni RB, Thompson IM, D'Amico AV, Volk RJ, Brooks DD, Dash D, Guessous I, Andrews K (2010). "American Cancer Society guideline for the early detection of prostate cancer: update 2010". CA: A cancer journal for clinicians, 60(2):pp.70-98. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_so_do_xac_dinh_nguy_co_ung_thu_tuyen_tie.pdf
Tài liệu liên quan